Chia sẻ

Tre Làng

MỘT GÓC NHÌN VỀ TRUNG QUỐC

Lâm Trực


Nhiều người cho rằng nhắc đến Trung Quốc là nhắc tới một cường quốc đang nổi về kinh tế và quân sự. Mình không bàn đến những gì mà Trung Quốc làm được trong vòng 4 thập niên vừa qua. Chỉ trong vòng 4 thập đó, Trung Quốc đã thay đổi từ một quốc gia thuộc loại nghèo trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới - Điểm này nhiều chuyên gia không nhất trí vì Trung quốc đất rộng người đông và bình quân đầu người thuộc dạng bết bát nhất thế giới. Mặt khác, cái gọi là cường quốc kinh tế cũng không đúng và họ chỉ thể hiện được khả năng tập trung tiềm lực tài chính. Cũng giống như một gia đình đông con, việc cho các con ăn mặc đói rét, thiếu thốn để cố gắng giành tiền không nói lên sự giàu có của họ. Từ góc nhìn quân sự mình không cho rằng đó là một cường quốc quân sự vì vì thực ra Trung quốc không thể có tiềm lực quân sự đủ mạnh để vượt trội Hàn Quốc, Nhật bản, một số nước châu Âu chứ chưa nói đến Mỹ. Hầu hết công nghệ mà Trung quốc có được hiện nay về quân sự chủ yếu là từ nguồn ăn cắp và chắp vá, kết hợp với lối tư duy tiểu nông của người Trung Hoa đã làm cho công nghệ đó bị biến dạng và vũ khí quân sự của họ không thể phát huy tác dụng. Có thể lấy Tàu sân bay bãi rác Thi Lang làm minh chứng điển hình... 
Tuy nhiên mình cho rằng, sức mạnh của Trung quốc cả kinh tế và quân sự đều vượt trội hơn các nước láng giềng nhỏ bé bên cạnh. Và cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, sự đầu tư tăng tốc vào quân sự, quốc phòng với mục đích mở rộng lãnh thổ, các thế hệ cầm quyền Bắc KInh càng lúc càng tự tin, tiếng nói của họ trên thế giới càng ngày càng bộc lộ cái vị thế nước lớn, mạnh về tiền, tham vọng bành trướng của họ cũng ngày càng rõ rệt hơn. 
Không những thế, họ còn khuyến khích, thậm chí kích động tinh thần tự tôn dân tộc trong nhân dân, khiến một bộ phận người dân cũng bắt đầu có những ảo tưởng về sức mạnh của Trung Quốc, về khả năng vượt qua Hoa Kỳ để trở thành cường quốc số một lãnh đạo toàn cầu trong một tương lai rất gần. Nhiều chuyên gia cho rằng, người Trung Hoa có khiếu hài hước, bởi họ biệt mơ những giấc mơ xa xỉ như thế.
Tuy nhiên, giữa thời buổi mà thế giới trở nên quá nhỏ bé, chẳng quốc gia nào có thể che dấu được mọi thông tin, mọi vấn đề của nước mình, Trung quốc cũng vậy. Và từ những thông tin, sự kiện được phơi bày ra hàng ngày hàng giờ, hình ảnh một cường quốc mạnh mẽ, giàu có, ổn định về mặt chính trị-xã hội, một cường quốc thân thiện, “trỗi dậy trong hòa bình”…như cái cách mà Bắc Kinh muốn thế giới nghĩ và hiểu về họ lại không được như thế, thậm chí trái ngược.
Ảo tưởng về sự ổn định chính trị, sức mạnh nội tại của họ đã nhiều lần bị phá vỡ, gần đây nhất là hai vụ bê bối chính trị xảy ra liên tiếp trong một thời gian ngắn, bắt đầu một cách hết sức tình cờ bởi hai nhân vật khác nhau cùng chạy trốn vào Tòa Đại sứ Mỹ, Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Trung quốc, cùng cầu xin sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ.
Người thứ nhất, phó thị trưởng kiêm giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân (Wang Lijun) lẻn tìm đến tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Ðô vào tháng Hai năm nay, dẫn đến sự sụp đổ của một trong những nhân vật đầy quyền lực, ngôi sao đang lên trong tập đoàn lãnh đạo tối cao ở Trung Quốc - Bí thư đảng ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai (Bo Xilai), là một vụ động đất chính trị thực sự. 
Ba tháng sau, nhà hoạt động nhân quyền, luật sư mù Trần Quang Thành (Chen Guangcheng) đã đào thoát khỏi sự quản thúc tại gia ở tỉnh Sơn Đông và chạy tới Sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. 
Từ hai cuộc chạy trốn này, những khía cạnh khác của hệ thống chính trị ở Trung quốc một lần nữa bị phơi bày - Sự bất ổn, không minh bạch, những cuộc đấu đá; quyền lực vô hạn tạo cơ hội cho những tội ác kinh khủng trong hậu trường chính trị; số phận những con người tử tế bị khủng bố, vây hãm, xéo nát trong một guồng máy tàn bạo từ trên xuống dưới…
Thêm hai vụ bẽ mặt, ê chề cho nhà cầm quyền Bắc Kinh trước Hoa Kỳ và thế giới. Nhưng với người dân Trung quốc, nếu đang sống trong nước thì chắc sẽ không biết rõ bao nhiêu nội tình của hai sự việc này, cũng như tất cả những vụ “xấu mặt” khác của chính phủ của họ. Bắc Kinh, như người ta quá hiểu, có trăm ngàn cách để bưng bít, bẻ quẹo thông tin đối với nhân dân như họ vẫn thường làm thế với cộng đồng quốc tế.
Những câu chuyện bên trong của họ là như vậy, nhưng chuyện bên ngoài thì sao? Trung Quốc luôn bị nhìn nhận là một kẻ tham lam, bỉ ổi, bẩn thỉu và bạo tàn vào loại bậc nhất thế giới. Liên tục theo chiều dài lịch sử, họ đã không ngừng mở rộng lãnh thổ bằng cách xâm lược các quốc gia bên ngoài bằng mọi cách có thể. Hậu quả là Trung quốc ngày càng rộng lớn và lãnh thổ các quốc gia khác đang dần bị thu hẹp. Tuy nhiên, hệ lụy là người Trung quốc hay hẹp hơn là người Hán luôn bị nhìn nhận với con mặt khinh rẻ của cộng đồng. Từ Âu đến Á, từ Châu Mỹ đến châu Phi, châu Úc, ai ai cũng cảnh giác với Trung Quốc. Trên vùng biển Đông, Trung Quốc từ lâu đã có nhưng hành động xâm lược để tưng bước khẳng định đường lưỡi bò phi lý của họ. Mở đầu là cuộc tấn công chiếm giữ Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 từ tay chính quyền Sài Gòn, tiếp theo là chiếm thêm một số đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988. Từ đó đến nay, Trung Quốc sử dụng thủ đoạn răn đe theo kiểu xã hội đen với các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Mới đây nhất, trong khi những vụ bê bối chính trị đang xảy ra, thì trên biển Đông, kể từ tháng Tư, vụ đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực bãi cạn Scarborough lại cho thế giới thấy rõ hơn tính hung hăng, hiếu chiến, nói một đằng làm một nẻo của Bắc Kinh.
Nhìn một cách khách quan từ bên ngoài, ai cũng thấy Trung Quốc đã hoàn toàn sai trong vụ đụng độ này. Từ việc 8 tàu đánh cá của Trung Quốc đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn Scarborough mà trên thực tế, chỉ cách cách đảo Luzon của Phi 230 km nhưng lại cách vùng duyên hải Hoa Lục 1.200 km. Khi tàu chiến lớn nhất của Philippine đến khu vực để kiểm tra tàu thuyền Trung Quốc, chưa kịp hành động thì hai tàu hải giám của Trung Quốc đã nhanh chóng xuất hiện để ngăn không cho Philippine bắt giữ các ngư dân của họ. Vụ việc còn chưa được giải quyết thì sau đó, tàu nghiên cứu khảo cổ của Philippine lại “tố” bị tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quốc quấy nhiễu và ngăn cản không cho làm nhiệm vụ ở bãi cạn Scarborough. Mọi chuyện cứ thế càng lúc càng căng, kéo dài cho đến nay.
Thật ra việc ngư dân Trung Quốc ngang nhiên đánh bắt cá tại những vùng lãnh hải thuộc chủ quyển của nước khác đã không còn là chuyện lạ gì. Thỉnh thoảng người ta lại đọc thấy những tin tức như Nhật Bản, Hàn Quốc bắt giữ ngư dân Trung quốc đánh cá trái phép, đôi khi ngư dân của họ còn tấn công ngược lại, như vụ “Ngư phủ Trung Quốc tấn công tuần duyên Hàn Quốc khi bị chận bắt vì đánh cá trái phép” (RFI) ngày 30.4.2012 mới đây. Còn chuyện ngư dân Trung Quốc ngang nhiên đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển của Việt Nam thì là chuyện thường ngày, chỉ có điều cách xử lý của nhà nước Việt Nam “khác” hẳn với các nước khác. Kiên quyết nhưng mềm mỏng, có lý có tình. Việt Nam luôn coi trọng tình hữu nghị với nhân dân các nước và vì thế sự việc được xử lý một cách ôn hòa. Điểm này, Bắc KInh luôn thất vọng vì Việt Nam không rơi vào bẫy khiêu khích của Trung Quốc. Philippine thì nược lại, họ nhanh chóng bị rơi vào Bẫy của Trung Quốc dù Bắc Kinh 
Trong vụ Scarborough, càng theo dõi diễn biến của vụ việc, người ta càng thấy chính Trung Quốc mới là bên hùng hổ, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ nước lớn bắt nạt nước nhỏ, khi đưa cả mấy chục chiếc tàu các loại đến khu vực tranh chấp trong lúc Philippines chỉ có hai tàu neo đậu tại đây; sử dụng truyển thông lớn tiếng đòi sử dụng vũ lực, gây chiến tranh với nước láng giểng nhỏ yếu hơn rất nhiều lần; trả đũa bằng cách thi hành những biện pháp trừng phạt kinh tế với Philippines như ngừng tour du lịch đến Philippines, ngừng nhập khẩu hoa quả Philippines vv…
Cũng giống như đối với Việt Nam lâu nay, ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông của Bắc Kinh thì rất hiếu chiến, khinh thường nước nhỏ. Hàng loạt tướng Trung Quốc thông qua các diễn đàn của CCTV, Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo, Giải phóng quân đã bày tỏ những quan điểm hết sức hiếu chiến đối với Philippines, thậm chí còn ám chỉ luôn cả các nước khác có tranh chấp với Trung quốc trên biển Đông. Không chỉ hiếu chiến, mà còn ngược ngạo nói lấy được khi trong bài phát biểu tại Liên hiệp các hội hữu nghị nhân dân Trung Quốc sáng 15.5, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Đới Bình Quốc (Dai Bingguo) còn bảo Philippines ăn hiếp Trung Quốc!! ( “Căng thẳng biển Đông, Đới Bỉnh Quốc: “Philippines ăn hiếp Trung Quốc” , báo Giáo dục VN).
Một mặt, Bắc KInh tuyên truyền với thế giới về sự “trỗi dậy hòa bình”, về sự nhân nhượng, khiêm nhường của nước này đối với các nước láng giềng nhỏ bé hơn nhưng khi có chuyện, như vụ Philippines, chưa gì họ đã đưa đủ loại tàu hải giám, ngư chính, tàu chiến, tên lửa…sẵn sàng cho một trận chiến tranh.
Thế giới thấy gì về Trung quốc qua một vụ đụng độ với láng giềng này? Rằng đó là một nước lớn nhưng hành xử chưa xứng tầm nước lớn, thường có tham vọng và tranh chấp về lãnh thổ lãnh hải với nước khác, thói hung hăng, lu loa, sẵn sàng làm ngược lại những điều họ vẫn thường xuyên tuyên bố…
Thế giới còn thấy gì nữa? Rằng Trung Quốc chưa thật sự mạnh mẽ như nước này vẫn cố tỏ ra, cũng không thật sự tự tin vào lẽ phải của mình trong những vụ tranh chấp về chủ quyền, bởi nếu ngược lại, hoặc Trung Quốc đã đánh cho Philippines một trận chứ không dọa suông, hoặc chấp nhận đưa vụ việc ra tòa án quốc tế như yêu cầu của phía Philippines.
Một khía cạnh khác, cũng làm cho “khuôn mặt” của Trung Quốc bị lem luốc không kém là những vụ tai tiếng từ bao lâu nay về chất lượng hàng hóa, lương tâm đạo đức của người kinh doanh. Từ lâu thế giới đã nghe tiếng Trung quốc trong những vụ bê bối dính tới độ an toàn thực phầm, hàng hóa, từ vụ sữa nhiễm melamine, giá sống và đậu đũa gây ung thư, heo siêu nạc nuôi bằng “bột tạo nạc”, gạo nhiễm cadmium…
Một vụ khác cũng chấn động dư luận là vụ thuốc bổ làm từ thịt thai nhi bắt nguồn từ sự điều tra, lên tiếng của truyền thông và cả cảnh sát Hàn Quốc. ( “Hàn Quốc thu giữ hàng ngàn viên thuốc thịt thai nhi từ Trung Quốc” , Báo Dân Trí). Trước đó, “Ngày 6-8-2011, Đài truyền hình SBS - một trong ba đài truyền hình lớn nhất Hàn Quốc - đã cho phát sóng một đoạn phóng sự gây chấn động dư luận. Đoạn ghi hình cho thấy một số bệnh viện của Trung Quốc đã bán thi thể các thai nhi sinh non hoặc bị nạo thai cho các cơ sở bào chế loại dược liệu “thuốc thịt người”. SBS gọi đây là “tội ác phản nhân loại”. (“Thuốc thịt người” của Trung Quốc chấn động dư luận ", báo Tuổi Trẻ).
Còn Việt Nam, đất nước láng giềng có chung đường biên giới phía Bắc với Trung quốc thì lãnh đủ loại hàng hóa thực phẩm độc hại tuồn qua theo những con đường nhập lậu khác nhau. Nào thịt thối, rau củ nhiễm chất độc, huyết vịt giả rất có hại cho gan và thận, tai lợn giả làm bằng chất gây ung thư, bắp cải có phun chất ướp xác formol…
Thương lái Trung quốc thì tha hồ qua làm ăn mua bán với bà con nông dân, ngư dân Việt Nam và làm cho bà con điêu đứng không dưới hàng chục lần. Từ những vụ mua móng guốc trâu bò, mua ốc bươu vàng, ồ ạt thu mua nguyên liệu nông hải sản…trước kia cho đến mới đây là vụ thương lái Trung quốc quỵt nợ tiền mua cua của người dân tại tỉnh Cà Mau lên tới hơn 10 tỷ đồng, vụ ngưng thu mua khoai lang đột ngột khiến người dân miền Tây “chết đứng”- một chiêu trò rất cũ, đã được họ xài rất nhiều lần trong nhiều mặt hàng khác nhau nhưng không hiểu sao bà con vẫn không cảnh giác, cứ bị hoài. Hồ sơ những kiểu làm ăn lửa đảo này rất nhiều mà bài báo “Cạch mặt thương lái Trung Quốc ”, báo Người Lao Động chỉ mới kể ra một phần. Trách bà con nông/ngư dân một phần thì ta càng thương họ và trách nhà nước Việt Nam mười phần, bởi chính sự quản lý lỏng lẻo, không có những biện pháp, chính sách hữu hiệu để ngăn chặn thương lái nước ngoài làm ăn lừa đảo hoặc hỗ trợ cho nông dân của nhà nước Việt Nam đã góp phẩn gây ra tình trạng này.
Chưa kể, ngày 19.5.2012, báo cáo thường niên của Lầu Năm góc trình lên Quốc hội Mỹ tố cáo Trung quốc đã sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để hiện đại hóa quốc phòng, canh tân quân đội, từ mua hay “ăn cắp”, sao chép những bí mật công nghệ quân sự của Mỹ và phương Tây qua những hoạt động gián điệp trên không gian ảo….( “Bắc Kinh mua hay đánh cắp công nghệ Tây phương để canh tân quân đội” , RFI).
Nói tóm lại, hình ảnh của “cường quốc” Trung Quốc trong mắt thế giới (nhất là, trong cái nhìn của những nước láng giềng vì ở gần nên quá hiểu nước này), là một hình ảnh chẳng có gì đẹp đẽ, nếu không muốn nói, hoàn toàn ngược lại.
Nếu cứ tiếp tục con đường phát triền, cung cách phát triển như hiện nay, thì Trung quốc còn xa lắm mới thu phục thiện cảm của các nước, tạo dựng được quyền lực mềm (soft power) với thế giới. Không những thế, khả năng tự sụp đổ của nhà nước Trung quốc là rất cao.
Với bộ mặt vừa nanh ác vừa bẩn thỉu, với thái độ hung hãn kiểu Tàu, thử hỏi rằng Trung quốc có thể nào làm người khác tin?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog