Chia sẻ

Tre Làng

THÁI LAN CHƠI BÀI HAI MẶT VỚI TÀU KHỰA

Nhiều năm qua, Thái Lan và Trung Quốc luôn giữ quan hệ quân sự khá khắng khít. Hồi cuối tháng 4/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Sukumpol Suwanatat thăm chính thức Trung Quốc và ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác trong đó có cả hợp tác về kỹ thuật quân sự...

Đến cuối tháng trước, 2 nước còn tổ chức tập trận chung ở Quảng Đông. Trong khi đó, tuy có phần mờ nhạt trong thời gian qua nhưng quan hệ Thái Lan - Mỹ cũng khá nồng ấm khi Bangkok vẫn là một khách hàng quốc phòng quen thuộc của Washington từ nhiều năm nay.

Bà Catharin E.Dalpino, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Thái Lan thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) nhận định rằng hợp tác quân sự Mỹ - Thái Lan sẽ được tăng cường trong thời gian tới, bởi cả hai nhận thấy sự cần thiết của việc phục hồi quan hệ đồng minh trong bối cảnh Trung Quốc có những động thái gây quan ngại trong khu vực.
Chính điều này khiến nhiều người nghĩ rằng Thái Lan đang chơi con bài 2 mặt với Trung Quốc, một mặt thì cố gắng giữ “ấm” với cường quốc hàng đầu khu vực, một mặt tiếp tục củng cố mối quan hệ đồng minh thân cận với người Mỹ.
Sân bay U-Tapao của Thái Lan nằm ở vị trí rất quan trọng trên tuyến đường thông thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương...
Sân bay U-Tapao của Thái Lan nằm ở vị trí rất quan trọng trên tuyến đường thông thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương...
Vào năm ngoái, Thái Lan vẫn còn xây dựng kế hoạch cùng nghiên cứu phát triển hệ thống vũ khí chiến lược với Trung Quốc, thậm chí là giữa 2 quốc gia này còn ký kết nhiều thỏa ước hỗ trợ và trao đổi quân sự lẫn nhau.
Thế nhưng, có lẽ hơn ai hết Thái Lan đã có nhiều bài học “tiền nhãn” về việc chơi với Trung Quốc không khác gì “nghịch dao phay”, về trước mắt có thể sự hợp tác Trung – Thái diễn ra xuôi chèo mát mái, nhưng về lâu dài mối quan hệ đó không thể bền chặt được bởi quan điểm của họ quá khác nhau.
Là một quốc gia Đông Nam Á thuộc khối Asean, lẽ dĩ nhiên Thái Lan có lợi ích từ khối nếu bảo vệ quan điểm chính đáng về chủ quyền quốc gia, nhưng điều này sẽ đồng nghĩa với việc Bangkok sẽ chống lại Bắc Kinh...
Trong một khía cạnh nào đó, các quốc gia nhỏ hơn đều mong muốn giải quyết sự việc liên quan đến tranh chấp thông qua cộng đồng quốc tế và Thái Lan luôn tỏ ra ủng hộ điều đó. Vậy nên không quá khó hiểu khi Bắc Kinh đã tỏ ra hết sức nóng mắt với Thái Lan.
Ở một động thái gần đây, Thái Lan và Mỹ được xem như đã chắc chán về một bản thỏa thuận trong việc cho phép Mỹ sử dụng sân bay quân sự U-Tapao (Thái Lan) cho các hoạt động của trung tâm Giảm nhẹ Thiên tai và Hỗ trợ Nhân đạo.
Hình ảnh sân bay U-Tapao (Thái Lan)
Hình ảnh sân bay U-Tapao (Thái Lan)
Thế nhưng theo nhiều chuyên gia phân tích đứng sau chiêu bài này là việc Mỹ muốn “đóng quân” lâu dài tại Đông Nam Á, và U-Tapao chính là một lựa chọn cực kỳ nhạy cảm của người Mỹ để “nắn gân” cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ...
Sân bay quân sự U-Tapao nằm tại tỉnh Rayong, miền Trung của Thái Lan, cách thủ đô Bangkok gần 200 km. Vào những năm 1960, đây là địa điểm tập kết chính máy bay ném bom B52 của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam với 27.000 quân và hơn 300 máy bay quân sự, cho đến tận năm 1976, quân đội Mỹ mới rút quân hoàn khỏi khu vực này.
U-Tapao được coi là một trong những sân bay của lực lượng Hải quân Thái Lan, đồng thời cũng là một sân bay dân dụng quốc tế và nội địa. Sân bay U-Tapao được xây dựng vào năm 1961, ban đầu chỉ có một đường băng dài 1200 m.
Hiện tại, Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ một lời bình luận nào về việc làm trên của Thái Lan, nhưng rõ ràng mối quan hệ được cho là bền chặt giữa Trung Quốc và Thái Lan thời gian qua đang dần bị rạn vỡ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog