Chia sẻ

Tre Làng

NGHE LÉN ĐIỆN THOẠI ĐỂ CHỐNG TIÊU CỰC - GÓC NHÌN PHÁP LÝ

LâmTrực@

Trên trang Pháp Luật có bài "Nghe lén điện thoại để chống tiêu cực...". Đây là vấn đề hết sức nghiêm túc. Lâm Trực xin đăng lại để các bạn thêm về cách nhìn nhận vấn đề.

Thiết nghĩ không cần phải dẫn luật ra đây, bởi ai cũng hiểu tự do thông tin và quyền bảo vệ bí mật thông tin của cá nhân. Nghe lén hay còn gọi là nghe trộm các cuộc gọi của công dân là vi phạm pháp luật, trừ khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền và việc tổ chức nghe ghi các cuộc gọi đó phải tuân thủ quy trình đặc biệt nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.

Tại Hội nghị tổng kết mùa giải 2012, bầu Đệ của CLB Thanh Hóa tố cáo VPF bỏ ra 2 tỉ đồng để nghe lén điện thoại của các ông bầu khác và của trọng tài.

Tố cáo của bầu Đệ đã bị các thành viên VPF phản ứng kịch liệt vì sổ sách và quyết toán ở VPF không có khoản chi 2 tỉ đồng để thuê người nghe lén điện thoại. Giải thích tố cáo của bầu Đệ, Phó Chủ tịch HĐQT VPF Lê Hùng Dũng nói: “VPF không có chủ trương đó và cũng không chi tiền để làm chuyện phạm pháp đấy. Còn chuyện cá nhân ai làm điều đó thì người đấy phải chịu trách nhiệm…”.

Bầu Đệ không vu khống

Chuyện ông Đệ tố cáo thực ra không phải là chuyện mới lạ gì bởi nó đã từng được biết đến qua cuộc họp sơ kết giai đoạn 1 V-League. Tại cuộc họp đó, bầu Kiên đã chỉ mặt đọc tên bảy ông bầu, trong đó có bầu Đệ và cảnh cáo: “Các anh làm bóng đá chuyên nghiệp mà còn liên hệ đến các trọng tài để nhờ vả và cho tiền là vi phạm quy chế. Tôi đề nghị các anh chấm dứt chuyện này ngay và nếu còn tái phạm thì chúng tôi sẽ xử lý và thậm chí là đánh xuống hạng theo điều lệ…”. Để tăng tính thuyết phục, ông Kiên nói rằng ông đã hợp tác với bộ phận an ninh để xác minh được các ông bầu trên đã điện thoại nhờ vả và cho tiền trọng tài. Thậm chí là ông Kiên còn nói là nếu cần ông sẽ cung cấp cả thời điểm, ngày giờ, nói với ai và nói điều gì. Tất nhiên trong buổi sơ kết đấy các ông bầu bị chỉ mặt đều nín thinh và sợ hãi vì quá đúng.


Bầu Đệ (phải) tố cáo VPF nghe lén điện thoại qua việc bầu Kiên chỉ tận mặt các ông bầu từng nhờ và chi tiền cho trọng tài tại hội nghị sơ kết. Ảnh: XUÂN HUY

Cũng với phương pháp trên, vào giai đoạn cuối mùa trước sáu vòng đấu, bầu Kiên đã đề nghị Ban Trọng tài không phân công hai trọng tài quốc gia vi phạm quy chế. Lý do ông Kiên đưa ra là hai trọng tài này đã liên lạc với đội bóng vòi vĩnh tiền vì đã thổi có lợi cho đội bóng. Ông Kiên không đưa ra bằng chứng nhưng rất kiên quyết với Ban Trọng tài và đề nghị nếu các trọng tài đấy phản ứng thì nói lên gặp ông Kiên và lúc đó thì không loại trừ khả năng sẽ khởi tố.

Nghe lén điện thoại là phạm pháp

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, các luật sư am hiểu về luật và về lĩnh vực bóng đá đã đưa ra những ý kiến sau:

Nếu việc nghe lén ai đó do những người ở VPF tổ chức là vi phạm pháp luật 100%. Điều đó vi phạm Luật Dân sự, quyền bảo mật cá nhân và nhiều vấn đề đề mang tính pháp lý khác.

Việc nghe lén chỉ được thực hiện khi có lệnh đặc biệt từ cơ quan chức năng như cơ quan công an, cơ quan điều tra hoặc tòa án…

Giả thiết đặt ra nếu như những lời tố cáo của bầu Đệ mà có cơ sở thì những người tổ chức nghe lén, cài đặt thiết bị nghe lén đã vi phạm pháp luật.

Việc nghe lén chỉ được thực thi khi cơ quan chức năng có trình lệnh đặc biệt yêu cầu các nhà dịch vụ mạng điện thoại hợp tác về điều đó vì vấn đề an ninh quốc gia hay phục vụ cho công tác điều tra. Thường thì các nhà dịch vụ mạng lưu lại những cuộc đối thoại của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Việc trích ra danh mục số điện thoại mà cơ quan chức năng muốn nghe lại cũng chỉ thực thi không quá 5 phút. Mục đích của việc này chính là để chứng minh trong thời điểm nào đó hai phía mà cơ quan chức năng cần xác định có liên lạc với nhau. Trường hợp tổ chức cài đặt các thiết bị nghe lén khi không có lệnh đặc biệt từ các cơ quan chức năng là đã vi phạm pháp luật 100%.

Một luật sư từng soạn thảo luật giúp LĐBĐ VN cho biết: “Riêng trong trường hợp bóng đá, có thể có cuộc chơi riêng quy định qua văn bản. Nhưng theo tôi được biết thì cũng chẳng có văn bản nào quy định vấn đề được phép nghe lén hay cài đặt thiết bị nghe lén. Nếu như có văn bản quy định phổ biến trong cuộc chơi của bóng đá Việt Nam từ lãnh đạo CLB đến lực lượng trọng tài… yêu cầu những người liên quan như đã nêu không được phép gọi điện thoại đến các đội bóng khác yêu cầu mang hình thức tiêu cực mà họ vi phạm thì lại là chuyện khác. Lúc đó băng nghe lén sẽ là chứng cứ để hành xử theo quy chế của cuộc chơi. Việc bầu Đệ của CLB Thanh Hóa tố cáo VPF chi tiền nghe lén điện thoại của nhiều thành viên trong gia đình bóng đá Việt Nam thực chất cũng chưa có chứng cứ cụ thể mà chỉ là lời của bầu Kiên trong cuộc họp sơ kết giữa mùa giải. Nếu ông Đệ trưng ra được chứng cứ cụ thể bằng văn bản về việc ai đó của VPF tổ chức nghe lén điện thoại thì hoàn toàn có thể khởi tố…”.

Có luật sư còn đề cập cụ thể hơn là kể cả việc nghe lén điện thoại ấy phát giác ra những hành vi tiêu cực của trọng tài hay quan chức bóng đá nào đó thì vấn đề lại chuyển sang một góc độ khác. Người có hành vi tiêu cực qua lời nói từ số điện thoại của mình sẽ bị xử lý theo quy định của cuộc chơi và pháp luật. Còn hành vi nghe lén thì được nhìn nhận dưới một khung hình khác.

4 nhận xét:

  1. Nếu cần thiết và phục vụ cho mục đích tốt thì theo tôi cứ tiến hành!

    Trả lờiXóa
  2. nhưng mà nếu nghe lém điện thoại mà không chứng minh được gì thì sao??

    Trả lờiXóa
  3. nghe lén công nhận là không hợp pháp nhưng nếu là cơ quan cso thẩm quyền vẫn được chứ

    Trả lờiXóa
  4. Quan trọng là phải có chứng cứ cụ thể để khăng định tội thôi còn việc nghe lén chỉ là để khẳng định thêm chứng cứ chứ đây là hành động sai pháp luật

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog