Chia sẻ

Tre Làng

TÁC GIẢ ĐOẠN THƠ "CANH GÀ THỌ XƯƠNG" LÊN TIẾNG

Lời dẫn: Chuyện mang yếu tố giả tưởng, nhưng không nhất thiết phải khác với sự thật. Các bạn tin thì tin, không tin không sao. Have fun!
Tranh không dùng để minh họa
Nhân câu chuyện về cô giáo trường Lomonoxop và học trò gây xôn xao và tranh cãi trong dư luận về đúng sai của câu thơ "Canh gà Thọ Xương". Sau khi lễ lạt hương khói phóng viên phối hợp với các nhà ngoại cảm đến tận làng Thọ Xương xưa (nay nằm trong Quận Tây Hồ) mời VONG HỒN người được cho là tác giả lên nói chuyện. 

Để khách quan xin trân trọng công bố đoạn ghi âm cuộc phỏng vấn giữa tác giả đoạn thơ và phóng viên:

Phóng viên: Xin chào cụ. Cụ vẫn khoẻ?

Tác giả: Không dám, chết lâu rồi khoẻ gì nữa. Chào anh.

PV: Xin lỗi cụ vì thất lễ nhưng con nhìn cụ không giống nhà thơ. Bởi nhà thơ thời đại con đang sống trông phong thái lắm, đi đứng khoan thai, nói năng như đài cơ ạ, còn cụ thì...

TG: Sư bố anh, chắc anh nói tôi như thằng thuyền chài chứ gì. Anh không phải xin lỗi, tôi là thằng thuyền chài bảy mươi đời ở cái đầm này rồi, nhà thơ nhà thiếc gì.

PV: Xin cụ cho phép con được đi luôn vào câu chuyện chính bởi thời gian không nhiều. Vừa rồi cụ có thấy hay hắt hơi xỉ mũi bởi người đời nhắc nhiều đến tác phẩm để đời của cụ không ạ?

TG: Bậy nào, ai bảo tác phẩm đó là của riêng tôi.

PV: Ô, thế sao mọi người bảo tác phẩm của cụ? Thế xin cụ kể lại hoàn cảnh ra đời của mấy câu thơ được không ạ.

TG: Được, nhưng kể xong có rượu không? hehe, tôi đùa đấy. Lát đốt cho tôi ít vàng mã là được.

Chuyện như này:

Vào một buổi chiều như mọi buổi chiều, tôi chuẩn bị thuyền lưới để ra đầm đánh cá thì bà vợ chạy vào báo là nhà có khách phương xa đến xin tá túc.

Thời đó có khách đến nhà là quý lắm, tôi chạy ra thì thấy ba người thư sinh nho nhã và một tiểu đồng mặt mũi sáng láng theo hầu. Tôi cũng hơi bất ngờ vì nhà tôi chưa bao giờ tiếp khách sang trọng như vậy. Chưa kịp định thần thì một người trong nhóm lên tiếng:
“Thưa ngài, chúng tôi là học trò từ miền Trung ra, thấy cảnh đẹp sông nước nên lạc bước tới nơi đây, giờ đã chiều tà, quay về phố thị thì bất tiện nên xin phép gia đình cho chúng tôi tá túc đêm nay”.

“Vâng, vâng, chúng tôi rất vui mừng được các anh ghé nhà, mời các anh vào nhà uống ngụm nước cho mát đã. Bà nó ơi, dọn dẹp chỗ cho các anh đây cất đồ rồi làm cơm đãi khách nhé”. Tôi luống cuống tay chân chỉ trỏ, mồm quát tháo vợ inh ỏi.

Bữa cơm chiều diễn ra ven hồ thật thân mật, chúng tôi như những người bạn lâu ngày mới gặp, chén chú chén anh, chuyện trò rôm rả. Cũng nói thêm, hôm đó tôi lôi bình rượu pín hổ ngâm 9 tháng 10 ngày ra chiêu đãi.

Mấy anh thư sinh học trò thấy cảnh thì đẹp, rượu thì ngon nên uống say mèm, tôi cũng biêng biêng cho dù tửu lượng của tôi vào loại tương đối khá.

Một anh có vẻ là anh cả đứng dậy ra khóm trúc cạnh bờ hồ đứng đái, bỗng tự nhiên cất giọng ngâm khe khẽ: GIÓ ĐƯA CÀNH TRÚC LA ĐÀ. Ngâm xong anh đứng thần một lúc rồi quay lại nói: Hôm nay tức cảnh sinh tình, tôi muốn mỗi anh em ở đây phát biểu một cảm nghĩ ấn tượng của mình để cảm ơn thịnh tình của chủ nhà. Chúng ta là văn sĩ, cảnh, người thế này mà không có đôi câu thì chẳng phí hoài sự học bấy lâu chăng.

Người thứ hai nghĩ ngợi rồi hỏi tôi: Chẳng hay gần đây có nhà chùa nào? Tôi liền nói: Có chùa Trấn Võ. Anh ta nghe xong liền hậc lên: TIẾNG CHUÔNG CHÙA TRẤN VÕ.

Anh thứ ba say mềm đang nửa ngồi, nửa nằm húp bát nước vợ tôi bưng ra để giã rượu lè nhè hỏi: Xin hỏi bà chủ đây là món gì mà uống vào tỉnh táo vậy? Vợ tôi nhanh nhảu: Các bác uống nữa em lấy hầu các bác, còn một nồi trong kia, đó là nước luộc gà em vắt thêm ba quả chanh vào, em biết các bác uống rượu em chuẩn bị trước đấy. 

Anh say liền nói: Tổ cha, món NƯỚC LUỘC GÀ này sao kì lạ vậy, tôi kết món này nhất, miền Trung quê tôi gọi là canh gà, đúng rồi: CANH GÀ ĐẤT THỌ XƯƠNG, CANH GÀ ĐẤT THỌ XƯƠNG. Nói xong anh ta vật ra chiếu ngáy o o luôn.

PV: Cái gì? Cụ nói lại đi, sao lại nước luộc gà ở đây?

TG: Thế anh nghĩ là cái đéo gì? NƯỚC LUỘC GÀ miền trung gọi là CANH GÀ là đúng u nó rồi có gì mà phải xoắn lên thế? Trật tự nghe kể tiếp đây.

Anh thứ nhất tiếp tục bảo tôi, đến lượt bác chủ nhà. Chết cha, bảo tôi kéo lưới bắt cá tôi thạo chứ cái đất này tôi thấy có gì hay ho đâu, tôi đang muốn bỏ chỗ này vào trong thị để buôn bán cho đỡ khổ. Anh kia giục, bác cho ý kiến đi. Nghĩ mãi, tôi chợt nhớ hôm nay phải sang làng Yên Thái phục vụ bà hai, có lẽ giờ này nó tắm rửa sạch sẽ nằm dạng háng chờ tôi rồi í chứ. Hihi, kể lại ngại bỏ mẹ, nhưng thật tình, rượu vào rồi là tôi hay nghĩ đến chày cối, tôi buột miệng: NHỊP CHÀY ĐẤT YÊN THÁI, hehe. Dê cụ nhờ, cậu chớ có kể cho ai nghe đấy nhé.

Đấy, hoàn cảnh ra đời của mấy câu nó thế.

PV: Từ từ, cụ đừng thăng vội, hình như cụ kể thiếu về câu cuối.

TG: Câu nào? À, đúng rồi, đó là của thằng cu tiểu đồng, nó ngồi hầu rượu nhưng mắt cả buổi cứ nhìn ra hồ, sau nó xin phát biểu cảm nghĩ một câu đó là: MẶT GƯƠNG HỒ TÂY. Thằng cu nhỏ người mà nghĩ lớn hơn cả người lớn. Khá khen, sau không biết nó theo cách mạng không? Nó theo cách mạng nếu không hi sinh chắc làm nên nghiệp lớn.

Đây, tôi tổng hợp lại toàn bộ cho anh nghe lại nhé:

Của anh thứ nhất: Gió đưa cành trúc la đà (rượu say vào nhìn cái gì chả la đà)
Của anh thứ hai: Tiếng chuông chùa Trấn Võ
Của anh thứ ba say rượu: Canh gà (nước luộc gà) Thọ Xương.
Của tôi: Nhịp chày Yên Thái (chày cối nháy nháy nhé)
Của chú tiểu đồng: Mặt gương Hồ Tây.

Sau đó mấy vị thư sinh có bàn bạc tranh luận điều chỉnh khác đi một chút cho vần điệu, hehe, tôi nhớ đéo. Thôi tôi thăng đơi, mệt rồi, nhớ đốt vàng mã nha. Bái bai, bái bai.

Tôi (PV) cũng giật mình tỉnh giấc, xung quanh, mấy nhà ngoại cảm đang dọn dẹp đồ lễ để đi về. Miên man với câu chuyện giữa tôi và người được cho là tác giả bài thơ bất hủ, tôi nghĩ người xưa họ thực tế nhưng có lẽ sau này người đời huyền thoại hoá nên mới xảy ra việc tranh cãi hôm nay.

Theo nghiệp vụ được dạy ở trường, cẩn thận hơn tôi liên hệ với các nhà sử học tìm trong đống thư tịch cổ, chỉ thấy duy nhất từ "Canh gà" chỉ tiếng gà gáy sang canh trong một câu văn của nhà văn Nguyễn Tuân “..Thế rồi nó khuyết ở đầu ngọn tre, những lúc gió sớm giục canh gà gọi nước bể dâng lên..”. Còn lại toàn bộ từ “CANH GÀ” được chỉ một món ăn khoái khẩu của người dân Trung Bộ nước ta.

Có lẽ, chúng ta phải tìm hiểu lại kĩ hơn người xưa họ nghĩ gì trước khi đưa ra dạy người nay. Không thể nhét nghĩa hiện đại vào các câu thơ, ca dao, tục ngữ ngày xưa được. Hãy để nó đơn giản như nó vẫn thế, đó chính là hồn nước, hồn sông vĩnh cửu của đất nước vậy. 

THE END.

P/S: Trong toàn bộ câu chuyện không thấy tác giả nhắc đến câu "MỊT MÙ KHÓI TỎA NGÀN SƯƠNG". Theo phỏng đoán, nhẽ câu này của bà vợ, nhưng thôi, quan trọng đéo gì, vấn đề mấu chốt là CANH GÀ xác định được là đủ rồi. Đơn giản nó chỉ là nước luộc gà vắt thêm ít nước chanh, dùng để giã diệu, hị hị...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog