Chia sẻ

Tre Làng

TỰ SƯỚNG


1. "Tự sướng” chưa được đưa vào từ điển vì đang là sản phẩm ngôn ngữ phát sinh từ các cuộc tếu táo, luận trào không chính thống. Không có trong từ điển, không được diễn giải, phân tích một cách khoa học nhưng tự sướng (hay tự thoả mãn) có ở khắp nơi, không chỉ thuộc về cá nhân mà còn được tập thể nhất trí cao, ví dụ như đã tổ chức hội nghị hay đại hội thì dứt khoát phải thành công - không giới hạn ở mức bình thường mà phải "thành công rực rỡ”.

Hoa tươi bày la liệt khắp các cuộc họp hành, từ cơ sở đến các cấp cao hơn cũng là một dạng "tự sướng”. Hoa tươi (bất kể hoa thật hay làm bằng nhựa) luôn "đi trước, đón đầu” khẳng định kiểu gì cuộc họp, cuộc đón tiếp cũng thành công rực rỡ như hoa. Hoa trong đám cưới là đại hỷ, trong đám tang là đại buồn…Chung quy lại, con người đang thông qua hoa để được sướng. Tự sướng nhờ hoa không gây thảm họa nhưng lại gây tổn thất lớn về kinh tế. Chưa có cuộc thống kê đầy đủ xem một ngày cả nước chi bao nhiêu tiền cho hoa nhưng việc UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành quy định cấm cơ quan, đoàn thể, cán bộ công chức mang vòng hoa đi viếng đám tang nhằm tránh lãng phí có thể xem như thông điệp cảnh báo sự lạm chi tiền của cho hoa đã ở mức báo động. 

2. Tự sướng là căn bệnh đã mắc (hoặc cố tình mắc) vào thì khó sửa ví dụ như bệnh thành tích trong giáo dục. Cứ đến mùa thi cử là trường này, trường nọ đua nhau khoe thành tích dạy và học. Trường nào cũng cố gắng để có tỷ lệ học sinh thi đỗ "năm sau cao hơn năm trước”. Sự tranh đua thành tích bị đẩy đến cao trào khi hiệu trưởng một trường học phía Nam cho dán dòng chữ "tất cả đều đỗ, không cần xem kết quả” trước cổng trường... 

Hệ lụy của căn bệnh thành tích, nhồi nhét kiến thức kéo dài nhiều năm trong giáo dục đã phải trả giá rất đắt. Thực tế xã hội đang có những người tự huyễn hoặc về kết quả thi cử hay bằng cấp mà xem nhẹ giá trị đạo đức vốn là nền tảng căn cơ, là gốc rễ của xã hội. Ngay cả khi cần lên tiếng về đạo đức, về chân - thiện - mỹ; những người này luôn nói một cách trôi chảy - thậm chí còn hay hơn sách vở, tuy nhiên nhưng lời nói của họ không hề đi đôi với việc làm. 

Bệnh thành tích nhìn ở góc độ khác, còn là căn nguyên của sự giả dối đang góp phần làm băng hoại, tha hóa, trì kéo sự phát triển của xã hội. Tại Hội nghị do UBTƯ Mặt trận Tổ quốc tổ chức, bàn về thực trạng KT – XH cuối tháng 9-2012; nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - TS Nguyễn Viết Chức - mạnh mẽ lên tiếng cho rằng "Cần phải chữa bệnh giả dối. Nhìn thẳng vào sự thật, nói thật, làm thật. Chúng ta đang khát khao sự thật. Cần trở về với bài học đổi mới 1986…”

Căn bệnh trầm kha trong giáo dục cũng được nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đề cập đến bằng lời lẽ đầy trăn trở, tâm huyết trên phương tiện thông tin đại chúng: Giáo dục chưa thực sự chuyển biến. Tình trạng yếu kém, lạc hậu về giáo dục đang là nỗi bức xúc của cả xã hội và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém, lạc hậu trong phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Để có thể đạt mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục mà Đại hội Đảng XI đặt ra, theo bà Nguyễn Thị Bình: Điều cốt lõi rất cần phải nhấn mạnh lúc này là "Dạy và học làm người, làm người lương thiện và công dân có trách nhiệm” chứ không thể lấy thi cử, bằng cấp làm cứu cánh!

3. Ý kiến trên đây của bà Nguyễn Thị Bình phần nào cho thấy đang có những con người rời ghế nhà trường, đảm đương trách nhiệm xã hội trong tình trạng "no thông tin nhưng đói nhận thức”. 

Mọi so sánh đều khập khiễng nhưng cứ nhìn hình ảnh nước Nhật đứng dậy sau "thảm họa kép” (sóng thần, động đất tháng 3 - 2011) với sự bình tĩnh đáng kinh ngạc (không cướp bóc, không hôi của, không hãm hiếp), sẽ thấy đạo đức, trách nhiệm công dân của người Nhật đáng để cả thế giới phải cúi đầu. Trách nhiệm công dân, hay đúng hơn là ý chí kiên cường của người Nhật chỉ có được qua nền giáo dục truyền thống. 

Nhận thức hay cũng có thể hiểu là tri thức nếu thiếu đi trong mỗi con người được trang bị đầy đủ bằng cấp, giống như chiếc ghế gãy chân nhưng vẫn đứng được vì dựa vào đâu đó. Nói khác đi, nó chỉ là hình ảnh của ông "Tiến sỹ giấy” trong thơ trào phúng của cụ Nguyễn Khuyến: 

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai/Cũng gọi ông nghè có kém ai.../Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ/Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Ông "Tiến sỹ giấy” còn là đồ chơi Trung thu thể hiện mơ ước của trẻ con. Tiếc thay, giấc mơ ấy đã và đang sắp…biến mất cùng rất nhiều trò chơi dân gian khắc sâu trong tâm khảm mỗi con người Việt Nam. Khi thi cử và bằng cấp còn là cứu cánh; khi "tự sướng” còn được nâng niu, ưu ái thì khó mong có được thật nhiều những công dân ưu tú làm rạng danh đất nước, giống nòi…

DƯƠNG THANH TÙNG

7 nhận xét:

  1. chừng nào giáo dục còn đặt nặng thành tích thì chừng đó xh còn sản sinh ra kẻ thích "tự sướng"

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh08:10 2/10/12

    Tự sướng bây giờ còn gọi là "tự phê". Bản chất la tự thỏa mãn> Mình đông fys với bạn Mai Du con, đó đúng là bệnh. Bệnh này hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và từ trên cao xuống dưới thấp.
    Cơ quan nào cũng có, lĩnh vực nào cũng thế. Nó k chỉ diễn ra ở lĩnh vực giáo dục.
    Suy rộng ra đó là lừa đảo. Làm ăn chả ra cái con mả mẹ gì nhưng vẫn lừa dân rằng lãi to.
    Cái này có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân là mình vẫn còn hèn quá, không dám vỗ vào mặt những thằng tự sướng.

    Trả lờiXóa
  3. Cái này ăn sâu vào máu của nền giáo dục rồi, ngày 1 ngày 2 thay đổi thì khó đấy

    Trả lờiXóa
  4. tự sướng nó đa nghĩa nhể?
    mình chỉ nghĩ đc mấy nghĩa thôi.
    ức nhất là cái bọn vì thành tích mà gây hậu quả nghiêm trọng ấy

    Trả lờiXóa
  5. tự sướng trong nghành giáo dục.bênh thành tích khiến cho nhiều trường lấy có chỉ tiêu đậu tôt nghiệp lớnhơn 99%,thử hỏi những học sinh không biết gì điểm vân cao chót vót sao mà không đậu

    Trả lờiXóa
  6. giờ giới trẻ còn có kiểu tự sướng ảnh tột độ.đăng lên mạng xã hội.có nhiều hình ảnh không phù hợp.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog