Chia sẻ

Tre Làng

VỤ HIỆP SĨ BÌNH DƯƠNG

LâmTrực@

Thực ra, các hiệp sĩ nếu làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình thì đáng quý lắm lắm. Nghe đến Hiệp Sĩ, ai cũng mến mộ, tôi cũng thế. Nói đến các anh là người ta nghĩ ngay đến những người có nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, nếu không được đào tạo bài bản về chuyên môn, luật pháp và các nguyên tắc tác nghiệp, các anh dễ bị sai. Khi đã bị sai thì hậu quả là khó lường. Hậu quả đối với các anh là nhẹ và hậu quả đối với xã hội là rất lớn. Khi các anh làm sai, người dân có quyền nghĩ "Hiệp sĩ" chỉ là sự biến tướng tiêu cực. Vấn đề này Lâm Trực đx có bài "Biến Tướng" (Xem tại đây: :http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2012/10/bien-tuong.html.

Việc 10 thành viên CLB Phòng, chống tội phạm phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) tham gia vào việc giải quyết tranh chấp chiếc xe ô tô được các chuyên gia coi là quá đà. Theo đó, dù là “hiệp sĩ” thì cũng chỉ được quyền hành xử như người bình thường. có ý kiến còn cho rằng không cần tạo thêm hành lang pháp lý cho “hiệp sĩ” vì sẽ gây chồng chéo chức năng với lực lượng công an. Nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng hành vi của các “hiệp sĩ” vượt quá quyền công dân, có dấu hiệu cấu thành tội phạm. để rộng đừng dư luận, Lâm trực xin trích giới thiệu ý kiến của những nhà chuyên môn.

#1. Không được tham gia vào việc dân sự

Trong vụ này ban đầu đây là vụ tranh chấp về dân sự, quan hệ dân sự do các bên tự quyết định, vì vậy các “hiệp sĩ” không nên tham gia. Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có thể tham gia bắt giữ người phạm tội quả tang, hoạt động của các “hiệp sĩ” chỉ nên giới hạn trong phạm vi này như mọi công dân khác thì mới có cơ sở pháp lý, mới được pháp luật bảo vệ.

Vậy có cần hành lang pháp lý nào để “hiệp sĩ” hoạt động trong khi đã có lực lượng công an hay không? Theo tôi không cần vì chỉ cần dựa vào các quy định của pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, bắt người phạm tội quả tang… là đã có cơ sở pháp lý rồi, vượt quá các quy định này sẽ xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của các công dân khác trong xã hội.

Về hành vi cụ thể của các “hiệp sĩ”, Điều 135 Bộ luật Hình sự quy định về tội cưỡng đoạt tài sản là người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này, các “hiệp sĩ” không hề có mục đích chiếm đoạt tài sản nên không thể phạm tội cưỡng đoạt tài sản.

ThS PHAN ANH TUẤN
Trưởng BM Luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM


#2. Không cần hành lang pháp lý cho “hiệp sĩ”

Việc tạo ra hành lang pháp lý cho “hiệp sĩ” hoạt động là hoàn toàn không cần thiết vì đã có lực lượng công an làm việc này rồi. Nếu lực lượng công an thiếu người, để trộm cướp lộng hành thì Nhà nước sẽ tăng cường tuyển dụng người vào ngành chứ không cần thiết phải có song song hai lực lượng cùng làm một việc dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn nhau.

Dù là vụ án hình sự hay dân sự đi chăng nữa thì vụ việc phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. “Hiệp sĩ” không được phép tham gia áp giải ông Hiệp đến công an phường vì đây không phải là hành vi phạm tội quả tang. “Hiệp sĩ” không phải là lực lượng chuyên trách hay bán chuyên trách nên không được phép can thiệp vào những vụ việc tương tự như thế này bất kể xảy ra ở địa bàn nào.

Vì bị những “hiệp sĩ” áp giải đến công an phường nên ông Hiệp bị Lộc giật mất túi tiền. Hành vi này của Lộc đã cấu thành tội cướp tài sản do đó những “hiệp sĩ” giúp sức cho Lộc trong vụ này cũng trở thành đồng phạm. Tuy nhiên, khi xét thấy những “hiệp sĩ” này có động cơ giúp đỡ người khác một cách trong sáng thì các cơ quan tố tụng có thể không truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự hoặc giảm nhẹ hình phạt.

Luật sư NGUYỄN THANH LƯƠNG
Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre


Giấy thỏa thuận giao xe, nhận tiền gữa Đinh Đắc Lộc và anh Hiệp. Việc các “hiệp sĩ” áp giải anh Hiệp về công an phường giữa khuya là quá đà, vượt quá quyền của một công dân bình thường. Ảnh: QUỲNH ANH


#3. Hoạt động của “hiệp sĩ” đường phố là tự phát

Nếu cơ quan điều tra xác định hành vi của Lộc có dấu hiệu hình sự thì những “hiệp sĩ” này cũng có thể bị khởi tố với vai trò giúp sức, dù có thể chứng minh được động cơ của mình hoàn toàn trong sáng. Bởi vì hành vi của họ đã tạo điều kiện cho Lộc thực hiện hành vi phạm tội.

Hoạt động của “hiệp sĩ” đường phố hoàn toàn không có cơ sở pháp lý mà chỉ là hoạt động tự phát không có ai kiểm tra giám sát. Vì vậy, nếu để lực lượng này hoạt động thì lằn ranh giữa “người hùng” và “tội phạm” là hết sức mong manh.

Pháp luật quy định việc người có liên quan đến vụ án bị cơ quan điều tra triệu tập là điều hoàn toàn bình thường. Mọi công dân phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin khi được cơ quan điều tra yêu cầu để làm sáng tỏ vụ việc. Việc triệu tập này cũng không làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người bị triệu tập.

Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO
Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM


#4. Triệu tập “hiệp sĩ”: Chuyện bình thường

“Hiệp sĩ” là tên gọi chỉ những người có hành vi dũng cảm ngăn chặn, chống tội phạm. Nhưng đây là nghĩa vụ của toàn công dân (kể cả “hiệp sĩ”) chứ không phải quyền. Quyền của họ chính là báo cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền để xử lý.

Đối với trường hợp này, cần làm rõ hai yếu tố: Nếu 10 “hiệp sĩ” này tham gia một cách vô ý, tức vô tư, khách quan, giúp đỡ thì chỉ cần nhắc nhở họ, phân tích, định hướng lại hoạt động của CLB này. Còn nếu thấy có dấu hiệu cố ý, vì động cơ cá nhân, trục lợi thì phải xử lý nghiêm. Tùy hướng xác minh, điều tra của cơ quan điều tra để xác định hành vi phạm tội là gì.

Trên thực tế, các “hiệp sĩ” đang được người dân ca tụng, việc họ bị công an triệu tập sẽ có những luồng ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, về mặt pháp luật, họ cũng là công dân và hơn nữa họ lại bị tố cáo có liên quan đến việc cưỡng đoạt tài sản thì họ bị công an triệu tập lên làm việc là chuyện bình thường. Hiện chưa cơ quan nào quy kết họ nên không thể nói họ bị mất danh dự.

Thẩm phán VŨ PHI LONG
Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM


#5. Các “hiệp sĩ” có dấu hiệu phạm tội

Việc phòng, chống tội phạm là nghĩa vụ của toàn dân. Nhưng một khi đã thành lập một CLB thì cần có quy chế hoạt động rõ ràng quy định quyền và nghĩa vụ và có một cơ quan thẩm quyền giám sát.

Cụ thể, các “hiệp sĩ” này thuộc CLB Phòng, chống tội phạm của phường thì phải chịu sự quản lý trực tiếp của công an phường và phải xem công an phường có đưa ra phương hướng hoạt động hay quyền và nghĩa vụ của những “hiệp sĩ” này hay không. Nếu đây là một tổ chức hợp pháp, có quy chế rõ ràng, có quy định quyền của họ nhưng họ lại tham gia vào giao dịch dân sự và tham gia ngoài địa bàn hoạt động thì các “hiệp sĩ” có dấu hiệu lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Nhưng nếu họ có động cơ vụ lợi thì họ có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản hoặc cướp tài sản.

Kiểm sát viên cao cấp VÕ VĂN THÊM
Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao


#6. Chưa cấu thành tội phạm nhưngcần cẩn trọng

Thông qua lời khai của anh Hiệp và lời trình bày của các “hiệp sĩ” thì trong vụ việc này các “hiệp sĩ” khó có yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản của anh Hiệp. Bởi mặt khách quan của tội này là hành vi đe dọa sử dụng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Còn ở đây sau khi hành động, các “hiệp sĩ” đã đưa ngay anh Hiệp, ông Lộc cùng số tiền trên về trụ sở công an phường.

Mặt khác, bất kỳ người dân nào cũng đều có quyền và nghĩa vụ tham gia phòng, chống tội phạm. Trên tinh thần này, các thành viên của CLB có quyền tham gia các hoạt động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Chính vì vậy để khẳng định được các “hiệp sĩ” có lạm quyền hay không khi việc gì cũng tham gia thì đòi hỏi phải xác định được vụ việc cụ thể mà các “hiệp sĩ” tham gia, mức độ tham gia như thế nào mới có thể khẳng định đúng đắn được.

Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU
Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM

1 nhận xét:

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog