Chia sẻ

Tre Làng

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN - THƯỚC ĐO LÒNG YÊU NƯỚC CỦA MỖI NGƯỜI DÂN VIỆT NAM

Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn của dân tộc là nhiệm vụ tối thượng của mọi chính phủ và mọi công dân.

Một là, cần có nhận thức đúng đắn về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Trong các diễn đàn trao đổi, tranh luận về nội hàm các khái niệm ''an ninh quốc gia'', ''an ninh truyền thống'' và “an ninh phi truyền thống ”, học giả Trung Quốc Lục Trung Vĩ đã có ý kiến xác đáng được nhiều người đồng tình: ''Từ khi ra đời quốc gia dân tộc và chủ nghĩa tư bản cận đại cho đến nay, cái lớn nhất của quốc gia là dân số và lãnh thổ, lợi ích lớn nhất mà an ninh quốc gia bảo vệ là bảo đảm lãnh thổ và quốc dân của mình không bị ngoại lai xâm phạm''.

Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn của dân tộc là nhiệm vụ tối thượng của mọi chính phủ và mọi công dân. Đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc, trước hết phải có không gian để sinh tồn và phải bảo vệ được nó, sau đó mới nói đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Từ năm 179 trước công nguyên (mở đầu thời kỳ Bắc thuộc) đến nay, hàng triệu người Việt Nam đã anh dũng hy sinh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ không gian sinh tồn cho dân tộc Việt Nam với gần 330.000 km2 đất liền và các đảo trên biển, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa.

Hiến chương Liên Hợp quốc 1945 và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 đã xác nhận Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải với diện tích khoảng một triệu km2 trên Biển Đông.

Đây là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, là vấn đề trường tồn vĩnh viễn, và không ai, kể cả những người lãnh đạo tối cao của Nhà nước, có quyền mặc cả với nước ngoài về vấn đề này. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là ''Dĩ bất biến”, phương châm ''láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai'' và ''bốn tốt'' chỉ là ''ứng vạn biến'' và thuộc phạm trù chiến lược, chính sách, mà mọi chiến lược, chính sách đều có hiệu lực trong một thời gian nhất định, hoàn toàn không phải là trường tồn, vĩnh viễn.

Hơn ai hết, những người có trọng trách với quốc gia và dân tộc phải hiểu vấn đề này, quan trọng là phải có chiến lược, sách lược sáng suốt, đúng đắn để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Hai là, bằng mọi cách và sử dụng mọi phương tiện có thể để làm cho mọi người dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước hiểu rõ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và những thách thức và nguy cơ đối với an ninh quốc gia Việt Nam hiện nay.

Việc kích động chủ nghĩa dân tộc và nói rõ cho người dân biết các mối đe dọa đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là hai việc hoàn toàn khác nhau. Người dân có quyền được biết và Nhà nước có trách nhiệm phải cho người dân biết những vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông như: Lịch sử thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đối với Hoàng Sa, Trường Sa; những hòn đảo nào của Việt Nam đã bị nước ngoài cướp đoạt; thế lực ngoại bang nào đã và đang vừa cướp đoạt tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vừa gây áp lực, xua đuổi, thậm chí dùng vũ lực cản trở Việt Nam khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đâu là cơ sở lịch sử, cơ sở văn hóa, cơ sở pháp lý đối với chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hơn hai ngàn năm trăm năm, Việt Nam nhiều lần bị các thế lực ngoại bang xâm chiếm, thôn tính và Việt Nam chưa đi xâm lược bất cứ quốc gia nào. Người Việt hiền hoà, cởi mở và muốn làm bạn tin cậy của bạn bè quốc tế gần xa. Nhà nước Việt Nam không kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi để chống nước khác, không liên kết với các nước ngoài khu vực chống lại các nước láng giềng.

Nhưng việc giáo dục lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, cho người dân biết rõ nguy cơ, thách thức đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ để họ phát huy truyền thống chống ngoại xâm vẻ vang của lớp lớp cha ông, sẵn sàng đoàn kết, quyết bảo vệ không gian sinh tồn của tổ tiên để lại và được cộng đồng quốc tế xác nhận thông qua các định chế quốc (Liên Hợp quốc và hệ thống pháp quốc tế...) là nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam (không chỉ là Nhà nước Việt Nam, bất kể nhà nước nào trên thế giới cũng phải làm như vậy).

Để làm cho hơn 90 triệu người Việt Nam ở trong và ngoài nước có hiểu biết cần thiết về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và các mối đe dọa đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cần thực hiện đồng thời các việc sau:

1 - Phát thanh và truyền hình có chương trình biển, đảo ổn định (ba buổi trong một tuần), các báo mỗi tuần có ít nhất 3 bài về biển đảo;

2 - Xây dựng chương trình biển, đảo đưa vào giảng dạy chính khóa trong hệ thống các trường phổ thông, trung học, đại học, các lớp bồi dưỡng kiến thức cho quan chức, công chức từ sơ cấp đến cao cấp trong các học viện, nhà trường (các loại lớp từ 2 tháng đến 2 năm);

3 - Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho việc in, phát hành các kết quả nghiên cứu về biển đảo để phổ biến rộng rãi với giá ưu đãi (dùng kinh phí của Nhà nước để hỗ trợ).

Ba là, Nhà nước cần chỉ đạo việc nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, cơ bản về biển, đảo theo 3 kênh; 1 - Các trường đại học, viện nghiên cứu, học viện trong cả nước cần tăng chỉ tiêu nghiên cứu cao học và làm luận án tiến sĩ về chủ đề biển, đảo. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho các đề tài loại này và tạo điều kiện, kể cả hỗ trợ tài chính, cho các luận văn, luận án về biển, đảo thực hiện ở nước ngoài;

2 - Đầu tư tập trung cho các chương trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu một cách cơ bản về biển, đảo (hàng ngàn tỷ đồng, thậm chí hàng chục ngàn tỷ đồng): 3 - Tổ chức hợp tác quốc tế nghiên cứu về biển, đảo với các nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế. Tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn kỹ thuật và hỗ trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế, tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về biển, đảo;

4 - Nhà nước cần có chính sách mới các học giả người Việt định cư ở nước ngoài về nước tham gia các chương trình, dự án nghiên cứu biển, đảo. Các học giả người Việt định cư ở nước ngoài có trình độ cao, hiểu biết sâu và có nhiều thông tin, tư liệu quý về biển, đảo và họ có tâm huyết với chủ đề này, có lòng yêu nước và muốn đóng góp cho sự trường tồn và phát triển của đất nước.

LÊ VĂN CƯƠNG (CÔNG AN NGHỆ AN)

8 nhận xét:

  1. Yêu nước là quyền và cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân.

    Trả lờiXóa
  2. Yêu nước nhớ nguồn - đó là lời cha ông dạy từ khi lọt lòng mà ai cũng phải nhớ

    Trả lờiXóa
  3. dù đi đâu tôi vẫn luôn nhớ mình là người Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  4. Mọi người dân đều phải ý thức được rằng yêu nước phải thể hiện qua những hành động thực tế chứ không phải chỉ nói xuông

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nhưng hành động làm sao cho đúng lại là chuyện khác.

      Xóa
  5. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng sẽ đánh bại bất kỳ thế lực xâm lược nào.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi ủng hộc chủ trương này của Nhà nước. Đưa bài giảng về biển đảo vào giáo dục là rất cần thiết

    Trả lờiXóa
  7. với chính sách và đường lối rõ ràng cũng sự đoàn kết của nhân dân cả nước, tôi tin rằng chúng ta sẽ làm cho mọi kẻ thù phải lui bước.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog