Chia sẻ

Tre Làng

HÔM NAY, 8/1 NHÓM TAY SAI CỦA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN RA TÒA TẠI NGHỆ AN

Bài từ GOOGLE.TIENLANG

Lời dẫn: Anh Nguyễn An Ninh - Một tác giả đã trở nên quen thuộc với bạn đọc ở Google.tienlang vừa gửi đến bài viết cùng một số tài liệu liên quan đến vụ án “Hồ Đức Hòa cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” sẽ được đưa ra ra xét xử vào sáng nay, 8/1 tại TAND tỉnh Nghệ An- địa chỉ số 105A Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Xin cảm ơn anh Nguyễn An Ninh và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.***********


Chuyên Án HM.26 Và Cuộc 
Truy Lùng Những Kẻ Tay Sai Của Việt Tân

Khi đã biến những kẻ hám tiền thành công cụ của chúng, ngoài những “hỗ trợ tài chính”, Việt Tân không tiếc lời tung hê, nào là “những chiến sĩ dân chủ”, nào là “trí thức tiến bộ”, “hiệp sĩ thời đại”... để tưởng thưởng cho “công lao” chống phá đất nước của họ. Bên cạnh đó, các thế lực chống phá Việt Nam cũng bơm cho những “kẻ lạc lối” “giải thưởng nhân quyền” (với số tiền thưởng hậu hĩnh). Tất cả đều nằm trong âm mưu muốn thực hiện cách mạng màu ở Việt Nam, muốn phá vỡ sự ổn định chính trị để xã hội Việt Nam rơi vào thảm cảnh hỗn loạn, tan nát, đau thương như Ai Cập, Syria và những nước đã và đang bị lôi kéo vào “cách mạng màu”, “mùa xuân Ả Rập””. Nhưng chúng đã quá hoang tưởng...

Những kẻ đội lốt "dân chủ"

Sau khi Phạm Minh Hoàng bị bắt, Việt Tân không tổ chức được một lớp huấn luyện nào. “Im ắng” được một thời gian, chúng lại nhen nhóm kế hoạch, tiếp tục gây dựng nhóm phản động trong nước (gồm nhiều thành phần: trí thức, luật sư, công nhân...) hòng khởi động lại quá trình đào tạo, huấn luyện của chúng. Chuyên án HM.26 (tiếp nối chuyên án HM.29) đã xác định: tham dự lớp huấn luyện mới có 13 đối tượng (tập trung ở Nghệ An và Trà Vinh - là các nơi đã xảy ra các vụ rải truyền đơn, viết vẽ khẩu hiệu phản động của Việt Tân). Phần lớn chúng là thành viên Việt Tân, đã nhiều lần tham gia các khóa huấn luyện trước, được trả lương cao với mức 300USD/người/tháng, được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại để làm nhiệm vụ tuyển chọn, phát triển lực lượng. Vụ án, là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia, có đông đối tượng tham gia, liên quan đến nhiều địa phương và lĩnh vực, tôn giáo.

Dưới sự lôi kéo của tổ chức Việt Tân, các đối tượng gồm: Hồ Đức Hòa (bí danh Thìn, SN 1974), Đặng Xuân Diệu (bí danh Tất, SN 1979), Nguyễn Văn Oai (bí danh Tý, SN 1981), Nguyễn Văn Duyệt (bí danh Khởi, SN 1980), Nguyễn Xuân Anh (bí danh Hải, SN 1982), Hồ Văn Oanh (SN 1985, bí danh Sự), Thái Văn Dung (SN 1988), Trần Minh Nhật (SN 1988), Đặng Ngọc Minh (bí danh My, SN 1957), Nguyễn Đặng Minh Mẫn (SN 1985, bí danh Ty), Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc (SN 1980), Lê Văn Sơn (bí danh Lê, SN 1985, tại Thanh Hóa), Nông Hùng Anh (SN 1983, bí danh Hoàng) đồng ý tham gia.

Cũng với một “chiêu bài” cũ rích của Việt Tân, nhiều “con mồi” lại tiếp tục sa bẫy. Họ được Việt Tân cho tham dự các khóa huấn luyện đấu tranh bất bạo động, kỹ năng sử dụng internet an toàn, kinh nghiệm đối phó với Cơ quan an ninh Việt Nam... do chúng tổ chức tại một số nước Đông Nam Á.
Đặng Xuân Diệu, Đặng Ngọc Minh, Trần Minh Nhật, Hồ Văn Oanh, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Lê Văn Sơn, Thái Văn Dung, Nguyễn Văn Oai

Nổi bật là khóa huấn luyện “Quang Trung 711 ” tại Thái Lan từ ngày 25 đến ngày 30-7-2011. Đây là khóa huấn luyện dành cho số đối tượng đã được kết nạp vào tổ chức Việt Tân, hoạt động tích cực theo sự chỉ đạo của số cầm đầu để phát triển lực lượng đủ mạnh nhằm thực hiện tham vọng thay đổi chế độ tại Việt Nam. Trong quá trình tham gia tổ chức Việt Tân, 13 đối tượng này đã được một số thành phần cốt cán của tổ chức, như: Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Thị Thanh Vân, Lý Thái Hùng... huấn luyện. Để thực hiện theo đúng kế hoạch của Việt Tân, các đối tượng được trang bị phương tiện phục vụ hoạt động như: máy vi tính, máy ảnh, camera bí mật...; được cung cấp tiền để tập trung vào việc tuyển chọn, phát triển lực lượng, tiến hành viết, tán phát tài liệu phản động tại Việt Nam; xúi giục kích động tham gia biểu tình...

Trên cơ sở tài liệu điều tra, lực lượng An ninh Bộ Công an đã phân thành ba nhóm đối tượng cụ thể:

Nhóm 1 - do Hồ Đức Hòa cầm đầu. Đầu năm 2009, thông qua mạng internet, Hòa đã tìm hiểu về tổ chức Việt Tân. Trong những lần lang thang vào mạng, Hòa đã kết bạn với một số đối tượng trong Việt Tân có bí danh là “Stephen”, “Trần” để trao đổi thông tin và quan điểm cá nhân. Ngay lập tức, Hòa được chúng mời sang Thái Lan. Ngày 26-8-2009, Hòa rủ Đặng Xuân Diệu (bạn Hòa) đi đường bộ qua Lào sang Thái để gặp thành viên của Việt Tân. Cả hai nhanh chóng được Việt Tân kết nạp vào tổ chức và giao nhiệm vụ phát triển lực lượng trong nước. Việt Tân đặt ra điều kiện nếu Hòa, Diệu tìm hiểu, lôi kéo được đối tượng mới thì phải báo ngay cho Việt Tân để tổ chức cho các đối tượng ra nước ngoài hoặc số cốt cán của Việt Tân trực tiếp về Việt Nam huấn luyện, nhằm mục đích cuối cùng là lôi kéo kết nạp vào tổ chức. Mê muội, mù quáng, Hòa đã chủ động tuyên truyền lôi kéo và giới thiệu kết nạp thêm nhiều đối tượng (đều là bạn bè, người cùng quê của y) vào Việt Tân. Sau đó, nhóm Hòa nhiều lần được tổ chức khủng bố, phản động này đưa ra nước ngoài tham gia các khóa huấn luyện về đấu tranh bất bạo động. Chúng lần lượt được kết nạp vào Việt Tân.

Nhóm 2 là ba mẹ con bà Đặng Ngọc Minh. Tháng 3-2009, qua mạng internet, Minh cùng con gái Nguyễn Đặng Minh Mẫn được Nguyễn Thị Thanh Vân (ủy viên trung ương Việt Tân) tuyên truyền lôi kéo tham gia Việt Tân. Sau khi được kết nạp vào Việt Tân, Minh lại chiêu dụ thêm đứa con trai Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc tham gia cùng. Theo chỉ đạo của tổ chức, tháng 4-2010, Minh, Mẫn đã viết khẩu hiệu kích động tán phát tại Trường tiểu học xã Trung Ngãi , Vũng Liêm, Vĩnh Long. Cả ba mẹ con nhiều lần được Việt Tân tài trợ tiền bạc, đưa ra nước ngoài tham gia các khóa huấn luyện về đấu tranh bất bạo động, tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc.

Nhóm 3 là nhóm hoạt động nhỏ lẻ. Mỗi đối tượng trong nhóm này tham gia tổ chức Việt Tân một cách độc lập. Lê Văn Sơn, quê Thanh Hóa là đối tượng có quan hệ mật thiết với nhóm đối tượng chống đối nhà nước như Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân và một số tu sĩ cực đoan. Vì thế, Sơn thường xuyên thu thập tin tức về khiếu kiện, việc đấu tranh của cơ quan công an với các đối tượng chống đối, các vấn đề bức xúc, nhạy cảm để phục vụ hoạt động tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam. Trở thành thành viên nhóm “doanh nhân trí thức cộng hòa” do Quân phụ trách, Sơn đã tham gia 2 lớp huấn luyện về kỹ năng truyền thông công giáo. Từ ngày 12 đến 13-7-2011, Sơn sang Thái Lan tham gia khóa huấn luyện “Quang Trung 711”. Khi bị bắt, Sơn tỏ ra ngoan cố, liên tục quanh co, chối tội.

Trong nhóm này còn có sự xuất hiện của Nông Hùng Anh, quê Lạng Sơn. Năm 2009, sau nhiều lần lên mạng chơi, Anh quen biết với một đối tượng tên Toàn. Cả hai thường xuyên trao đổi thông tin về dân chủ, nhân quyền. Sau một thời gian ngắn, Toàn đã chủ động hướng dẫn và cung cấp 700USD để Anh ra nước ngoài tham gia các lớp huấn luyện đấu tranh bất bạo động do Việt Tân tổ chức. Ngày 25-7-2011, Anh cùng một người nữa được kết nạp vào tổ chức Việt Tân tại Thái Lan.

Sau thành công của chuyên án, các đối tượng trên bị bắt giữ. Ngày 10-8-2011, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can. 

Đêm 28-10-2010, cơ quan điều tra đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp với Lê Văn Trinh (SN 1946, quốc tịch Mỹ) khi y nhập cảnh vào Việt Nam. Tại thời điểm đó, Trinh bị thu giữ hơn hai ngàn đôla, một danh sách gồm 30 số điện thoại, địa chỉ của số người khiếu kiện trong nước và một số trường hợp nghi cơ sở nội địa của Việt Tân. Trinh là đối tượng có quá trình chống đối cách mạng quyết liệt, có kinh nghiệm đối phó với cơ quan an ninh bởi trước kia, khi đang tham gia cách mạng, hắn đã đầu hàng địch, làm nhân viên của phủ đặc ủy trung ương tình báo chế độ Sài Gòn cũ - Ban Z22. Hắn từng bị bắt và bị xử 12 năm tù về tội “gián điệp” trong chuyên án MA90. Năm 2000, Trinh cùng gia đình sang Mỹ định cư. “Dòng máu phản bội” trong Trinh vẫn chảy. Sau khi tham gia tổ chức Việt Tân, Trinh đã nhiều lần về nước móc nối, xây dựng cơ sở cho hoạt động khủng bố.

Sau những việc làm sai trái này, tháng 6-2007, Trinh đã bị cấm nhập cảnh về Việt Nam. Tuy nhiên, hơn một năm sau, từ Mỹ, Trinh về Campuchia để chỉ đạo nhóm sinh viên báo chí phát tán truyền đơn phản động, nhưng kế hoạch bất thành.

Sau khi bị cấm nhập cảnh, Trinh liền tìm cách “thay hình đổi dạng”. Tháng 12-2009, Trinh thuê một công ty dịch vụ ở Mỹ làm hồ sơ đổi tên nhằm che giấu, tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng Việt Nam. Tháng 6-10-2010, Trinh dùng hộ chiếu mang tên Lê Kin (SN 1946) nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng hành tung của y đã bị bại lộ.

Qua công tác đấu tranh, Trinh khai nhận: chuyến về nước lần này, y mang theo năm ngàn đôla nhằm thực hiện ba nhiệm vụ, một: kiểm tra gây dựng lại nhóm báo chí sinh viên, hai: gặp gỡ hỗ trợ số đối tượng khiếu kiện, ba: tìm cách phát triển lực lượng, phục hồi tổ chức “Hội nhân quyền và dân quyền Việt Nam”. Theo lời Trinh, y sẵn sàng chi tiền để kích động các đối tượng tham gia khiếu kiện gây rối. 

Các can phạm đã thú nhận thế nào?

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Oai đã thốt lên những lời ân hận về hành trình tham gia Việt Tân. Năm 2007, Oai từ Nghệ An vào Bình Dương làm công nhân. Tiền lương ba cọc, ba đồng đã làm Oai chán nản. Đầu năm 2010, anh họ Hồ Đức Hòa đến nơi Oai làm để nói chuyện. Hòa đã vẽ ra một cuộc sống mới nhằm lôi kéo Oai tham gia tổ chức Việt Tân. Đang lâm vào tình cảnh khó khăn, Oai đã gật đầu đồng ý. Kể từ đó, Oai tham gia vào tổ chức phản động. Đã ba lần Oai được cử tham gia lớp huấn luyện tại Thái Lan, Philippines. Toàn bộ chi phí do Hòa lo liệu. Tháng 11-2010, Thanh Vân yêu cầu Oai đến một khách sạn tại Nghệ An gặp hai thành viên Việt Tân (bí danh là Nam, Huy) từ nước ngoài về để làm lễ kết nạp cho Oai vào Việt Tân. 

Đầu tháng 1-2011, Oai và Nguyễn Văn Duyệt tiếp tục lên đường sang Thái Lan để được huấn luyện về cách phát triển lực lượng trong nội địa. Cả hai được cấp một máy ảnh và 500USD. Ngày 24-7-2011, Oai cùng đồng bọn từ sân bay Tân Sơn Nhất xuất cảnh sang Băng Cốc. Sau đó cả nhóm được đưa đến trung tâm huấn luyện “Quang Trung 711” - một biệt thự nằm trên đồi, cách Băng Cốc khoảng 200km.

Sau khóa huấn luyện, nhiều đối tượng đều chuyển từ chế độ làm việc bán chuyên trách sang làm việc chuyên trách toàn thời gian cho Việt Tân với lời hứa được trả lương cố định hàng tháng, với mức tối thiểu 300USD/tháng. Để chứng minh ngoại phạm, nhóm Oai được bố trí, cung cấp các hình ảnh phù hợp với một chuyến đi du lịch Thái Lan. Ngoài tiền vé máy bay, chi phí ăn ở, trước khi về nước, mỗi người còn được VT chu cấp từ 300 - 500USD, một USB, máy tính, máy chụp ảnh, camera bí mật để phục vụ nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, từ lời khai thành khẩn của Oai, cơ quan điều tra đã phát hiện thêm ba đối tượng khác cũng là thành viên của Việt Tân, gồm: Nguyễn Đình Cương (SN 1981), Hồ Văn Oanh (SN 1985), Lê Sỹ Sáng (SN 1980, cùng ngụ tại Nghệ An).

Nguyễn Đặng Minh Mẫn cũng đã thừa nhận tội lỗi của cả ba mẹ con thị khi đã tiếp tay cho Việt Tân thực hiện hành vi chống phá nhà nước. Năm 2004, Mẫn và mẹ thường xuyên nghe đài “Chân trời mới” của Việt Tân. Sau đó, thị đã chủ động liên lạc với Thanh Vân - phụ trách đài qua email và skype. Tháng 9-2009, Mẫn cùng mẹ xuất cảnh sang Phnompenh - Campuchia tham gia khóa huấn luyện của Việt Tân. Trong lần xuất ngoại này, mẹ Mẫn là Đặng Ngọc Minh được kết nạp vào tổ chức, bí danh Ty, thuộc “Nhóm quốc nội”. Theo chỉ dẫn của Nguyễn Ngọc Đức, Thanh Vân; tháng 11-2009, Mẫn xuất cảnh sang Thái Lan để kết nạp vào Việt Tân và được giao nhiệm vụ phát triển lực lượng trong nước và phá hoại an ninh trật tự.

Dù đã nhiều lần “thay hình đổi dạng” và được hà hơi tiếp sức từ những thế lực chống phá Việt Nam, nhưng suốt 32 năm qua, Việt Tân chưa bao giờ thoát được sự khinh bỉ, lên án của cộng đồng người Việt sống xa Tổ quốc; cứ vào Google gõ hai chữ “Việt Tân” là có hàng ngàn bài viết chửi bới “mặt trận phở bò” không thương tiếc. Điều đó đủ nói lên bản chất bịp bợm, khủng bố của tổ chức phản động này. Vì vậy dù có “tô son trét phấn” thêm bao nhiêu lâu nữa, Việt Tân cũng chỉ là tập hợp hổ lốn của những kẻ phản dân hại nước, cũng chỉ là công cụ chống phá đất nước của ngoại bang! 

(Tên bài do chủ Blog sửa lại - Thành thật xin lỗi tác giả)

Nguyễn An Ninh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog