Chia sẻ

Tre Làng

HÃY CẢNH GIÁC VỚI CÁI GỌI PHONG TRÀO DÂN CHỦ

Mõ Làng

Trong không khí sôi động của toàn dân góp ý xây dựng Hiến Pháp 1992 sửa đổi các trào lưu tư tưởng đang nảy nở. Đấy là điều mừng cho đời sống tư tưởng của dân tộc. Các giới trí thức, học giã, chức sắc tôn giáo, dân thường. Các tầng lớp dân chúng trong xã hội từ giới chính trị gia cao cấp đến thương gia, công nhân, nông dân, sinh viên, phụ nữ, thanh niên… đều đăng đàn với nhiều hình thức hội thảo, trao đổi, viết bài đăng báo, lập blog, ra kiến nghị… để nói lên tiếng nói của mình. Tất cả đều rất tâm huyết và rất đáng trân trọng. Mới đây, thường trực ban dự thảo đã quyết định mở rộng và kéo dài thêm thời gian góp ý làm sôi động đời sống chính trị trong nhân dân.

Song thật đáng tiếc, bên cạnh những tâm huyết vì dân tộc, vì nhân dân mà chẳng quản ngại “cấm kị, nhạy cảm” chân thành góp ý, phảng phất ở đâu đó những dụng ý lái hướng cuộc chơi sang một mục đích khác. Nói một cách thẳng thắn đó là những biểu hiện lợi dụng diễn đàn góp ý xây dựng Hiến Pháp, lợi dụng dân chủ để tập hợp lực lượng, tạo đối trọng để gây sức ép chính trị. Không biết như vậy có thái quá không nhưng thâm tâm tôi vẫn mong muốn những điều tốt đẹp cho dân tộc. Điều tốt đẹp đó là mỗi người dân chúng ta được sống trong một đất nước hòa bình ổn định và có cơ hội thuận lợi để thể hiện tài năng của mình làm cho mình và xã hội phồn vinh, hạnh phúc hơn.

Sẽ có người hỏi tôi rằng, căn cứ vào đâu mà nói như vậy. Xin thưa rằng có những vấn đề làm tôi nghi ngại:

Thứ nhất, đó là thái độ ứng xử của một số người là rất thiếu thiện chí. Văn hóa ứng xử rất thái quá, họ thể hiện thái độ hằn học qua ngôn từ chửi bới, miệt thị đối tượng, đôi khi đối tượng đó là cả một dân tộc, một vị đại diện cho đảng, nhà nước, quốc hội… mà đến cả kẻ thù cũng không dùng ngôn từ như vậy. Họ đưa ra những nhận định, suy đoán theo hướng tiêu cực nhân một sự kiện, hiện tượng nào đó rồi quy chụp cho đối tượng công kích những điều xấu xa để kích động sự thù ghét của nhân dân. Họ dẫn ra những sai lầm, khuyết điểm của đảng, chính phủ (mà những điều này đã được công khai) với thái độ phủ định sạch trơn, vô tình, vô nghĩa để lôi kéo đồng đảng. Không lẽ đó là thái độ có trách nhiệm với đất nước. Quá nhiều bài, nhiều blog, kiến nghị tập thể chỉ nói khía cạnh cái sai, cái tiêu cực làm phân tâm dân chúng. Những cái đó làm tôi nghi ngại sự trong sáng của ý kiến góp ý.

Thứ hai, là tung hỏa mù làm rối ren, lạc lối tư tưởng của những ai thiếu kiến thức thấu đáo về chính trị, về ý thức hệ để lung lạc lòng tin. Đó là cách dẫn ra những mô hình đang vận dụng thực tế, có hiệu quả ở một số nước rồi khẳng định nó là chân lí cho VN mà lờ đi những điều kiện nền tảng về chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước ta. Mưu đồ tạo những rối ren xã hội để thực hiện ý đồ của họ. Hoặc ít ra là kích động dân chúng bất tính với chính thể hiện tại, ủng hộ, vào hùa với họ mỗi khi có cơ hội. Chẳng hạn, người ta hô hào rằng mô hình tam quyền phân lập là một tiến bộ của xã hội dân chủ. Điều đó không sai. Song để tam quyền phân lập được thì phải phi chính trị hóa tòa án, tạo đối lập chính trị trong quốc hội, tách bạch tuyệt đối giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong lúc ở VN cơ cấu chính trị chưa cho phép áp dụng ngay được. Nếu làm ngay thì sẽ phân rã hoàn toàn, vô hiệu hoàn toàn hệ thống quyền lực hiện có. Và như vậy hệ lụy bất ổn xã hội dưới dạng “cách mạng đường phố” là khó tránh khỏi. Tại sao họ không ủng hộ một lộ trình cải cách, đổi mới không gây xáo trộn.

Thứ ba, đây đó đã xướng xuất những cách thức để tạo lập lực lượng đối trọng dưới hình thức kiến nghị, tuyên bố, yêu sách nhiều người. Cách thức này là một viên đạn trúng hai đích. Một mặt nó khích lệ dân chúng rằng đây là ý kiến của số đông, mang tính quần chúng, nên nó là chân lí. Đi theo, ủng hộ nó là đúng đắn, chẳng có gì mà ngại. Một mặt nó tạo ra sự liên kết, xâu chuỗi như là một tổ chức nhưng không có người cầm đầu, đại diện để tránh đòn pháp luật. Người ta gọi nó dưới những cái tên rất hợp mốt ngưỡng mộ của dân chúng, phong trào này, trào lưu nọ. Người ta dùng nó như một công cụ để tạo sức ép với Đảng, Quốc hội, Nhà nước. Tại sao lại như vậy? Chân lí đúng đắn thì sẽ được mọi người công nhận, có cần phải tạo áp lực để buộc bên kia phải chấp nhận không? Có người cho rằng, tại vì bên kia bảo thủ, không vì lợi ích toàn dân nên phải gây sức ép. Vậy có chủ quan phiến diện không khi mà những người đó cũng đã từng vào sinh, ra tử với cộng đồng dân tộc. Hôm nay họ cầm quyền nên đã bị tha hóa hoàn toàn sao, là thứ bỏ đi sao?

Yêu nước và thành tâm vì nước là phẩm chất cao quý của công dân. Song cũng cần tỉnh táo để nhận chân giá trị những gì đang diễn ra quanh mình mà chọn thái độ ứng xử. Đừng ngộ nhận mà có thể vô tình tiếp tay cho cái xấu.

23 nhận xét:

  1. Dân chủ ư?
    Toàn bọn phản động chống phá nhà nước.

    Trả lờiXóa
  2. Trong một số thì góp ý nhưng một số thì lại phá hoại.Má đa phần là số phá hoại.Đây cũng là thời cơ cho bon phản độn lợi dung nhằm chông phá nhà nước ta mong sao đảng ta cần đề phòng cái bon này đửng để như vụ thiên an môn của Trung Quốc năm 1989

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh22:39 8/3/13

    Góp ý mà chỉ nói điều sai thì sao gọi là góp ý ? Góp ý chỉ có moi móc khuyết điểm thì đó đâu phải chân thành ? Kéo bè kéo lũ để chông phá đó mà

    Trả lờiXóa
  4. dân chủ dân chủ thế đất nước có nền dân chủ hàng đâu như thằng MỸ người dân chúng nó dân chủ tới mức nếu mua bia thì phải đủ 21t trong khi mua khẩu súng thì chằng cần để rùi vừa qua dân chủ tới mức bắn chết hơn 20 e học dinh ak. mấy thằng bán nước chúng mày muốn dân chủ thế hả, chúng tao không cần

    Trả lờiXóa
  5. dân chủ là dân làm chủ. chứ không phải là dân chủ như kiểu muốn làm j thì làm mọi người dân việt nam chúng ta đều sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật việt nam. nhà nước này là nhà nước của dân do dân và vì dan

    Trả lờiXóa
  6. mọi người phải hiểu rõ dân chủ à gì nhé. việt nam chúng ta dân chủ theo hiến pháp và pháp luật của việt nam chứ theo cái dân chủ tư bản như thằng mỹ kia kia bắn giết chém nhau như chỗ không ngươi nhìn thấy ớn

    Trả lờiXóa
  7. các phong trào dân chủ mà đám phản động chúng phát động là một dạng diễn biến hòa bình và cách mạng mầu

    Trả lờiXóa
  8. Cần hết sức cảnh giác với những thế lực xấu, chúng lợi dụng dân chủ để làm bậy

    Trả lờiXóa
  9. Yêu nước và thành tâm vì nước là phẩm chất cao quý của công dân. Song cũng cần tỉnh táo để nhận chân giá trị những gì đang diễn ra quanh mình mà chọn thái độ ứng xử.

    Trả lờiXóa
  10. Nếu không tỉnh táo , rất có thể những người yêu nước lại vô tình cho những kẻ xấu

    Trả lờiXóa
  11. các phong trào biểu tình để nêu lên tâm tư nguyện vọng, vấn đề công cộng thì pháp luật không cấm nhưng chúng ta cần phải cảnh giác không để cho các thế lực thù địch lợi dụng nhằm gây chia rẽ, phá hoại. và biểu tình bảo vệ thì được chứ gây sức ép thì đó là làm ảnh hưởng tới chính đất nước đó các bạn ak. vd như biểu tình bảo vệ môi trường, tham gia an toan giao thông.....

    Trả lờiXóa
  12. dân chủ không phải là thích nói gì thì nói tuyền truyền tư tưởng vớ vẫn,bọn chống phá toàn cậy vào dân chủ để hoạt động

    Trả lờiXóa
  13. Góp ý kiến sửa đổi hiến pháp là đúng, thể hiện nhà nước ta là 1 nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên các thế lực thù địch lợi dụng để kích động, gây rối. Vì vậy cần đề cao cảnh giác trong thời điểm nhạy cảm này.

    Trả lờiXóa
  14. Chúng ta phải cẩn thận với mấy cái phong trào vớ vẩn này, mấy cái phong trào này là do cái bọn phản động nghĩ ra thôi, chúng lợi dụng vân đề này để chống phá chúng ta.

    Trả lờiXóa
  15. hãy chúng ta đàn áp thì chúng kêu dân chủ,chúng nó nói xằng nói bậy cũng bảo là dân chủ,hô hào kích bác bôi nhọ đảng cũng là dân chủ sao.đừng cậy dân chủ mà thích làm gì làm nhá

    Trả lờiXóa
  16. bản chất của các phong trào biểu tình như kiểu đấu tranh đòi hoàng sa, trường sa của người dân việt nam minh đợt vừa qua là không sai nhưng mà mọi người có biết đằng sau đó đám phản động nó dựa vào đó để kích động dân mình như kiểu ép đảng và nhà nước mình fai dùng mọi cách kể cả vũ trang để đòi đó. nhưng mọi người yên tâm đất nước chúng ta là đất nước yêu hòa bình mọi tranh chấp đó sẽ đc đòi bằng công ước và các kí kết về luật biển và dư luận quốc tế chứ không lên đùng vũ trang các bạn ak.

    Trả lờiXóa
  17. đấu tranh biểu tình ko fai là xấu cái quan trọng là mục đích của nó là gì. nếu các bạn có thể đấu tranh bảo vệ môi trường, tham gia an toàn giao thông, bảo vệ động thực vật.... nó mang tính chất trong sáng lành mạnh cho toàn xã hội thì đẹp biết bao. nhưng các cuộc biểu tình mang tính chất phản bác với gây ép và không mang mục đích trong sáng sẽ bị các thể lực thù địch lợi dụng các bạn vào việc chống lại đảng và nhà nước của chính chúng ta. mục đích của chúng là hạ thấp uy tín của đât nước chúng ta trên trường quốc tế và phá hoại về kinh tế , chính trị của nước ta

    Trả lờiXóa
  18. bạn cún yêu phát biểu hay

    Trả lờiXóa
  19. mọi người hãy cảnh giác với cái gọi là phong trào. theo mình thì một số đối tượng đã lợi dụng những việc này việc kia để suyên tạc và kích động mọi người tham gia các cuộc biểu tình để gây mất trật tự an toàn xã hội mọi người cần cảnh giác không bị các đối tượng lợi dụng nhé

    Trả lờiXóa
  20. các kiểu phong trào, biểu tình nếu nó có mục đích của một cuộc biểu tình mang tính chất tích cực nhưng các cuộc vẫn động cũng thế nó tao ra sức mạnh trong quần chúng nhân dân và tạo điều kiện cho phát triển xh. nhưng các phong trao như kiểu đồi chính quyền phải làm cái này làm cái j nó trở thành các phong trào chống đối và các thế lực thù địch dựa vào đó nói nó để kích động người dân mình

    Trả lờiXóa
  21. một hình thưc của diễn biến hòa bình và cách mạng mầu đó

    Trả lờiXóa
  22. thể hả bạn hoa hoang e ko biết nhưng mà e thấy cái này toàn mấy thằng phản động và thành phần quá khích nó phá thui chứ bà con mình còn lành và tin người quá. mọi người cảnh giác nhé

    Trả lờiXóa
  23. đúng rùi các bác cứ sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật nhé đừng tin mấy thằng phản động kích động biểu tình nó chả đc j mà làm mất trật tự an toàn xh nhé

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog