Chia sẻ

Tre Làng

MỘT ĐẢNG CÓ PHẢI LÀ TAI HỌA? ĐA ĐẢNG LÀ ƯU VIỆT?

Điều 4 Hiến pháp năm 1992 là một trong số ít điều được dư luận quan tâm. Không chỉ người Việt Nam ở trong và ngoài nước quan tâm, mà nhiều người mang quốc tịch các nước cũng rất quan tâm.


Đã có một số ý kiến đề nghị bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 1992. Lập luận, lý giải thì dài, nhưng nói tóm tắt lại một ý chung của các ý kiến đó cho là nếu một Đảng duy nhất lãnh đạo thì không khắc phục được quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tha hóa và như vậy thì đất nước chậm phát triển, thậm chí không phát triển được. Và họ cho rằng, bỏ Điều 4 để mở đường cho hình thành và phát triển đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh...

Tôi sẽ không tranh luận khía cạnh chính trị mà chỉ xin tiếp cận vấn đề từ một góc độ khác, chủ yếu từ thực tiễn.

Vào năm 1960, trên những tiêu chí cơ bản, trình độ phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ cũng ở cùng một cấp độ (cận trên, cận dưới của một cấp độ phát triển). Hơn 50 năm sau, vào năm 2012 Trung Quốc đã vượt xa Ấn Độ. Điều này ai cũng biết, về tổng GDP, về GDP bình quân, về sức mạnh quân sự, về khoa học công nghệ…

Tại sao? Ở đây có nhiều nguyên nhân (nhân chủng học, tôn giáo, lịch sử, điều kiện tự nhiên, tài nguyên…), nhưng chắc chắn trong đó có nguyên nhân thuộc về thể chế chính trị. Ấn Độ thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tam quyền phân lập… Trung Quốc lựa chọn thể chế chính trị nhất nguyên do Đảng Cộng sản Trung Quốc - lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Cũng xin lưu ý thêm, những giai đoạn phát triển nhanh, rực rỡ nhất của Hàn Quốc, Đài Loan đều do một đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội...

Do đó, nếu đổ mọi lỗi lầm, tai họa cho một đảng duy nhất lãnh đạo thì khó tìm ra lời giải có sức thuyết phục cho các trường hợp nêu trên.

Một đảng lãnh đạo chưa phải là sai lầm và đa đảng không hẳn là ưu việt.

Theo tôi, vấn đề nằm ở câu nói bất hủ của Lê Lợi:“Đất nước thịnh vượng tất cả ở việc cử hiền/ Người làm vua thiên hạ phải lo việc đó trước tiên”.

Câu nói của Lê Lợi đúng với mọi chế độ chính trị và đúng ở mọi thời đại, từ xưa tới nay và từ nay về sau.

Trích đăng từ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN


______________________________

10 nhận xét:

  1. Mỗi quốc gia có hiến pháp khác nhau. chế độ chính trị cũng khác nhau.việc góp ý đoi xóa điêu 4 hiến pháp la phi lý. Nước ta được như bây giơ la đặt dưới sự lãnh đạo sáng suốt cua Đảng. Nước ta chi cân 1 Đảng duy nhất.

    Trả lờiXóa
  2. Các nước có chế độ đa đảng đâu có được sự yên bình và ổn định như hiện nay của nước ta. Nhân dân các nước này hầu hết phải sống trong sự tranh giành quyền lực giữa các đảng đối lập. Kể cả họ phải sống cùng với những cuộc khủng bố, bắt cóc con tin...

    Trả lờiXóa
  3. Một đảng đâu phải là tai họa? Đất nước ta vẫn đang trên đà phát triển, nhân dân ta được sống trong độc lập, tự do, bình đẳng... Các nước khác chắc gì đã được như nước ta?

    Trả lờiXóa
  4. Mình có đọc 1 bài viết, và mình khá tâm đắc với bài đó bởi trong bài có câu "Chính trị cũng như 1 món ăn vậy, khi người dân chán 1 Đảng thì muốn thay khẩu vị bằng đa đảng", trên đà phát triển hiện nay, do cuộc khủng hoảng về kinh tế nổ ra, đời sống nhiều mặt khó khăn nên người dân muốn thay khẩu vị bằng cách đa đảng. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu đa đảng có tốt hay không?, hay là lại xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn dẫn đến sự trì trệ về kinh tế, chính trị..........Mình ủng hộ Đảng CSVN.

    Trả lờiXóa
  5. Chúng ta cần sự ổn định để xây dựng đất nước sau bao nhiêu năm chìm trong chiến tranh loạn lạc. Chúng ta đã chậm hơn so với các nước trong khu vực nên không thể làm ảnh hưởng kinh tế bằng việc thay đổi một nền chính trị mới được

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta chưa có những điều kiện cần thiết và cũng xét thấy chưa cần đa nguyên, đa đảng. Lịch sử của mỗi nước là khác nhau vì vậy mỗi nước có một đường hướng chính trị khác nhau. Việt Nam hiện nay đang phá triển, hòa bình và ổn định với Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo đất nước

    Trả lờiXóa
  7. bây giờ chúng ta nên tập trung ổn định phát triển kinh tế. Việc Việt Nam có cần đa nguyên đa đảng hay không đã được đưa ra bàn bạc từ lâu và lần nào cũng có kết quả giống nhau đó là Việt Nam chưa thấy cần thiết phải đa nguyên, đa đảng

    Trả lờiXóa
  8. Hãy nhìn sang các nước bạn Thái Lan để thấy đa nguyên, đa đảng để mà làm gì? Cốt nhất là người lãnh đạo phải quang minh lỗi lạc, người làm dân phải yêu nước, tuân thủ luật pháp. Thế thôi.

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh15:15 1/4/13

    Các bạn đã là đảng viên hoặc chưa là đảng viên. Nhưng dù sao các bạn cũng nên suy nghĩ xem coi cái mục dích thực sự trong tâm can bạn là gì khi phấn đấu để vào Đảng. Tôi biết chắc câu trả lời sẽ là "để phục vụ Tổ Quốc tốt hơn". Nếu bạn trả lời thế thì đây là câu hỏi tiếp " nếu như không được kết nạp đảng thì bạn có phục vụ Tổ Quốc tốt không? Hy vọng lão già này sẽ nhận được câu trả lời.

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh10:44 16/5/13

    Đa đảng như Mỹ và phương Tây chỉ gieo rắc chiến tranh cho cả nhân loại và con người tranh giành giày xéo lên nhau, mất hết cả nhân tính. Cứ xem các "siêu phẩm" Holywood của Mỹ là thấy rõ văn hóa và chính trị Mỹ, đầy rẫy bạo lực giết chóc nhau và tình dục

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog