Chia sẻ

Tre Làng

QUAN HỌ CÓ CÒN LÀ DI SẢN?

CuTeo@

Đọc bài "Quan họ không "ngả nón" lấy gì mà sống?" của Nguyễn Hoàng trên VietnamNet mà thấy buồn quá.

Nhưng cái gì cũng phải theo quy luật, có sinh ra, có lớn lên và có mất đi. Buồn thị buồn thật, nhưng phải chấp nhận thôi.

Cảm nhận cá nhân của em thế này: Quan họ thật đúng đã chết hoặc già cả móm mém như lớp người cuối cùng còn sử dụng loại hình văn hóa đó. Điều này không có gì thảng thốt cả. 

Một loại hình văn hóa phải sống trong môi trường thực sự của nó. Tiếng hát quan họ tình tứ sinh ra trong không gian kinh tế-chính trị-văn hóa Kinh Bắc. Nơi tồn tại văn hóa làng quê nông nghiệp cổ Bắc Bộ cộng hưởng, bồi đắp văn hóa Chàm của hàng vạn tù binh Chiêm qua nhiều đời Lý, Trần, Lê. Nay không gian ấy không còn nữa. Làng (quê) em hiện nay không còn một sào ruộng nào, chỉ còn bãi tha ma và đình chùa là chung của làng. Tất cả đã là chợ, chung cư, khu đô thị, khu công nghiệp... Các làng quê Kinh Bắc khác ở sâu hơn, tốc độ chậm hơn nhưng là xu thế chung. Không gian nông nghiệp đang biến mất, hoàn toàn tự nhiên và không đáng trách một ai cả. 

Về văn hóa, đã có đầu DVD, truyền hình, internet, hiphop đầy đầu thôn. Hát quan họ là trò chơi của một ít người hoài cổ, không phải là nhu cầu thực sự của số đông. Những liền chị nổi tiếng như Thúy Cải, Thúy Hường suy cho cùng cũng không phải liền chị của không gian Quan họ thật, mà là người của sân khấu.

Không còn đất sống, Quan họ sẽ dần chết. Giống tục ăn trầu thôi, có man mác lòng nhưng hoàn toàn không khó hiểu và không níu kéo. Sẽ là tuyệt vời, nếu Quan họ được ra đi một cách tự nhiên. Như cây già rụng lá, như mặt trời rồi cũng tắt. Những loại hình nghệ thuật mới sẽ ra đời, cuộc sống đâu có ngừng lại. 

Việc quan họ được UNESCO công nhận không làm bản thân em vui một chút nào, hoàn toàn trái lại. Em hiểu Quan họ như một bệnh nhân đuối hơi sức, được tìm cách sốc dậy một cách thô bạo. Cái chết sẽ tức tưởi hơn thôi, không có gì ngăn được quy luật tự nhiên.
--------------------------------------



Quan họ không "ngả nón" lấy gì mà sống?

- Bây giờ những canh quan họ chỉ còn là phục dựng. Họ hát thứ quan họ cải biên, không phải hát cho nhau nghe mà là hát cho cộng đồng nghe. Thế nên người ta phải hát bằng micro, phải bằng loa và thêm cả phần nhạc đệm. 


Hội Lim năm nào cũng diễn ra trong không khí tấp nập người đến dự hội. Thế nhưng, tìm mãi nhiều người vẫn không thấy hình ảnh cũng như làn điệu quan họ cổ xưa đâu. Thay vào đó là những hiện tượng không lấy gì làm đẹp mắt. Vietnamnet tìm đến Nhà nghiên cứu cổ nhạc Bùi Trọng Hiển để tìm giải đáp cho những vấn đề mà Hội Lim nhiều năm nay đang mắc phải. 

Bản chất thú chơi quan họ đã thay đổi hoàn toàn và biến mất! 

Bản chất của chơi quan họ là cuộc chơi của những nhóm liền anh liền chị kết nghĩa giữa những làng quan họ gốc. Và cuộc chơi ấy đã chấm dứt cách đây hơn nửa thế kỷ! 

Ngày xưa các nhóm quan họ kết nghĩa hát là để hát cho nhau nghe chứ không phải là hát để trình diễn trước đám đông. 

Hội Lim khi ấy là điểm sinh hoạt nổi bật của vùng quan họ Kinh Bắc. Người ta rủ nhau lên đấy hát, đi tìm bạn để kết nghĩa, còn những nhóm kết nghĩa rồi sẽ hát ở trong làng thì bây giờ không còn nữa mà chỉ còn là sự phục hồi lay lắt.

Chúng ta đừng nên quá kì vọng khi đặt câu hỏi quan họ cổ nay đâu rồi?

Khi làm hồ sơ trình lên UNESCO cho quan họ thì ở tỉnh Bắc Ninh chỉ còn có 3 người là các cụ ngày xưa đã từng đi hát. Một cụ đã mất. Nay chỉ còn cụ Nguyên và cụ Nhi là những liền chị thực sự từng đi hát quan họ, từng chơi quan họ.

Vì vậy để phục dựng một canh quan họ cổ trong Hội Lim là thực sự khó vì đâu còn những nghệ nhân có chất giọng để hát, đặc biệt là giọng Nam. Nếu có phục dựng được, thì bản thân các liền chị là những giọng nữ lớn tuổi đã phải hát cùng những liền anh là những giọng nam trẻ hơn mình để trao duyên. 

Sự tan vỡ của một vùng không gian văn hóa quan họ như thế mới thấy được sự biến dạng của quan họ ngày nay.

Quan họ cải biên và “ngả nón”: Chúng ta có nên chấp nhận? 

Bây giờ những canh quan họ chỉ còn là phục dựng. Họ hát thứ quan họ cải biên, không phải hát cho nhau nghe mà là hát cho cộng đồng nghe. Thế nên người ta phải hát bằng micro, phải bằng loa và thêm cả phần nhạc đệm. 

Bản thân những người hát quan họ cũng chỉ là những người học lại các bài nhạc mang chất giọng quan họ dễ hát là giọng giã bạn và giọng vặt sau đó ghép các bài vào nhau để giả cổ. 

Đấy là một thẩm mỹ mới mà chúng ta phải thừa nhận là nó rất mạnh. Thẩm mỹ ấy tràn lan khắp tất cả các vùng quan họ. Người ta coi đó là một lối mới và thích nghe hơn là nghe quan họ cổ. 

Nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Bùi Trọng Hiền: “Chúng ta tôn vinh quan họ nhưng chúng ta cũng cần phải hiểu rằng các giá trị quan họ gốc đã mai một và tan vỡ hết rồi".

Vậy bản thân chính những người làng quan họ đã thích nghe lối quan họ cải biên rồi, thích nghe xập xình rồi, họ không còn cảm thấy hứng thú với lôi quan họ cổ (lối quan họ không có nhạc cụ đệm) nữa thì khi ngày nay đến với Hội Lim quan họ cổ đã không còn. 

Khi xã hội phát triển thì tất cả những sản phẩm âm nhạc dần dần sẽ trở thành một sản phẩm hàng hóa, trở thành một sản phẩm trình diễn thương mại thì việc nhận tiền, xin tiền hay là phải thù lao là điều tất nhiên. 

Vì việc họ hát cũng là một thứ hình thức lao động, ngày xưa các nhóm liền anh liền chị là chơi với nhau, hát cho nhau nghe còn ngày nay rõ ràng nó đã trở thành một dịch vụ. Một tiết mục thì nó phải mang màu sắc thương mại. Hát quan họ đã trở thành một thứ dịch vụ kiếm tiền nên CLB muốn tồn tại thì họ phải có nguồn thu hoặc ít nhất được hỗ trợ bằng một khoản kinh phí.

Hình ảnh đôi bên hát đối đáp mà một bên hát, một bên nói chuyện, rồi liền anh liền chị nhận tiền là điều bình thường. Chỉ có điều hãy nên làm thế nào để hình ảnh ấy đừng trở nên quá đà.

Nguyễn Hoàng (ghi)


Ta cùng nghe Anh Khang hát quan họ theo lối mới nhé:

           

32 nhận xét:

  1. cần có những biện pháp hợp lí để thế hệ sau biết đến quan họ và có các quần thể cơ quan các cấp quan tâm hơn nữa đến di sản văn hóa này

    Trả lờiXóa
  2. sao lại không ngả nón lấy gì mà sống, nét đẹp, truyền thống văn hóa của ta từ xưa chắc cũng ngả nón xin tiền thế ah. thật nực cười.Văn hóa không chỉ là phải giữ gìn giọng ca tiếng hát mà còn phải thể hiện nét văn minh lịch sự nữa

    Trả lờiXóa
  3. sao các ca sĩ hát đời thường thì được phép thu phí còn quan họ thì không nhỉ? ở quê tổ chức lễ hội không thu phí thì chẳng ai hát có ai làm việc mà không công hát khô họng thì cũng phải có cốc nước chứ. Nhưng cách thu phí đó e ko hợp lý thôi. Cần sửa đổi tí tẹo

    Trả lờiXóa
  4. quan họ không nên ngửa nón như thế nhìn mất hình tượng lắm. tạo ra q1 cái hòm khuyên góp có lẽ họp lý hơn.

    Trả lờiXóa
  5. giai điêu quan họ quá thân quen với mình. từ khi sinh ra tơi giời mỗi khi nghe hát quan họ ở ngoài ao đình m đều bắt gặp những hình ảnh người quan họ ngả nớn nhận sự ủng hộ của bạn nghe thế nên m thấy bình thường. hi

    Trả lờiXóa
  6. " người ơi ngươi ở đừng về...." giai điệu du dương đi vào lòng người. nhưng hình ảnh ngửa nón thì e là ko thể đi vào lòng người được

    Trả lờiXóa
  7. quan họ ngày nay và quan họ xưa khác nhau ở quy mô và cách thức biểu diễn. ngày xưa nta hát cho nhau nghe hát trong xóm trong làng hát vu vơ như câu vè câu đối mà thôi. không như thời nay hát hò la quy mô hoành tráng kinh phí tốn kém, dày công khổ luyện thế nên nta phải thu phí để duy trì.

    Trả lờiXóa
  8. Hội lim vừa rôi đâu có thấy người quan họ ngửa nón khi hát đâu. có lẽ đã bị cấm rùi thì phải. liệu không thu nhập quan họ có còn duy trì. nhà nước nên rót kinh phí bù đắp nhé!

    Trả lờiXóa
  9. Đây là cách nhìn thiếu khách quan của tác giả bài viết "Quan họ không "ngả nón" lấy gì mà sống?" xin hỏi tác giả đã sống đã hòa nhập với quan họ thực sự chưa hay chỉ nghe loáng thoáng qua vài băng đĩa !

    Trả lờiXóa
  10. "ngả nón" chỉ là một truyền thống mà thôi không đáng bị lên án! Một lần đi hát các liền anh liền chị được trả lương và họ sống nhờ vào đó chứ tiền "ngả nón" có đáng là bao chứ!

    Trả lờiXóa
  11. Đừng nhìn một cách thiển cận về quan họ như thế! Buồn lắm vì những kẻ đang lấy danh tri thức mà áp đặt nên cái nền quan họ! Con người thay đổi quan họ cũng chỉ thay đổi để phù hợp với xã hôi mà thôi!

    Trả lờiXóa
  12. hội lim tất nhiên là không thấy ngửa nón nữa rùi vì quy định cấm trước đó vài ngày mà. không biết sang năm hội lim sẽ ntn nhỉ

    Trả lờiXóa
  13. Làm các show lớn cũng chỉ là một cách quảng bá văn hóa quan họ , không có gì là sai cả!Chỉ khi sống ở một vùng quê quan họ mới thấy được cái sức sống của nó chứ không phải nó đang " giãy chết"!

    Trả lờiXóa
  14. Tôi tự hào vì mình là người con vùng quê quan họ ! có thể quan họ đã mất đi những nét đẹp cổ xưa nhưng không ai phủ nhận được rằng quan họ đang sống lại, sống trong từng ngõ ngách thôn làng! Hãy một lần về các làng quê quan họ, để cảm nhận sức sống của nét đẹp kinh bắc!

    Trả lờiXóa
  15. Văn hóa quan họ không chỉ là những làn điệu giao duyên mà nó còn là những truyền thống tốt đẹp , những hình ảnh những liền chị duyên dáng với áo tứ thân, khăn mỏ quạ, liền anh với áo the khăn xếp!

    Trả lờiXóa
  16. quan họ là nên văn hóa đẹp, người hát quan họ mang đến những giai điệu mượt mà thướt tha giúp ta thư giãn và giúp ta hiểu thêm về người quan họ. Quan họ ngủa nón là để nhận sự ủng hộ của khán giả chứ không phải để xin tiền.

    Trả lờiXóa
  17. nghe quan họ thích thật đấy! lần đầu về hội lim bắc ninh mà thấy không khí ở đó hoành tráng thật và mình thấy việc ủng hộ cho đoàn hát quan họ là không có j sai cả

    Trả lờiXóa
  18. Đừng áp đặt cách nhìn của mình về quan họ như vậy, ngày xưa và bây giờ khác rồi

    Trả lờiXóa
  19. Mỗi thời một khác mà, đâu có giống nhau đâu, có thực mới vực được đạo mà

    Trả lờiXóa
  20. quan họ là di sản... các bạn có nghe thấy: chưa ai là ko công cho ai bao giờ chưa. rộng lớn hơn là người ta bỏ công sức giữ gìn, phát triển di sản thì ai rộng lượng từ thiện thì người ta nhận thôi chứ chẳng ai dám xin của người khác bao giờ.100%

    Trả lờiXóa
  21. nói đến quan họ thì đừng có hỏi gì... nếu có hỏi gì là có loại nhận thức kém. đk công nhận là di sản rùi còn hỏi lại làm gì?

    Trả lờiXóa
  22. chúng ta ko nên nhìn những mặt tiêu cực mà mỉa mai. Nhìn lên cao để thấy mặt tích cực để phát triển và phát huy những tiềm năng mà nó đang tiềm ẩn bạn nhé.!

    Trả lờiXóa
  23. nói đến quan họ là tuyệt vời rùi. xem có đâu có như di sản quan họ BN ko mà nói nhiều thế. hay chẳng nói toàn nói linh tinh

    Trả lờiXóa
  24. đúng rùi. di sản của làng quê quan họ thì khỏi nói rùi. hay lém, hát thì có mà đi vào sâu tận lòng người ý

    Trả lờiXóa
  25. sống bình thường. người ăn xin còn sống dk chứ người đi hát mà lên truyền hình còn sống tốt nữa. chẳng cần làm thế.

    Trả lờiXóa
  26. Đây là cách nhìn thiếu khách quan của tác giả bài viết "Quan họ không "ngả nón" lấy gì mà sống?" xin hỏi tác giả đã sống đã hòa nhập với quan họ thực sự chưa hay chỉ nghe loáng thoáng qua vài băng đĩa ! phải suy nghĩ đi người viết nhé.

    Trả lờiXóa
  27. di san quan họ không chỉ là những làn điệu giao duyên, trữ tình mà nó còn là những truyền thống tốt đẹp của người kinh bac

    Trả lờiXóa
  28. Quan họ là một di sản văn hóa của nước ta.Tuy vậy bây giờ nó đã bị mai một đi nhiều.Một phần là do giới trẻ ít còn tâm huyết dành cho loại hình nghệ thuật này.Cần phải có biện pháp để gìn giữ và phát triển quan họ ở nước ta.

    Trả lờiXóa
  29. quan họ hát theo lối mới này cũng hay mà có sao đâu

    Trả lờiXóa
  30. công nhận là nếu làm mất đi văn hóa cổ như vậy thì ko nên 1 chút nào phải có biện pháp thích hợp để giữ gìn nền văn hóa này

    Trả lờiXóa
  31. cần lưu giữ những truyền thống, nét đẹp của dân tộc để ngày càng phát triển hơn nữa

    Trả lờiXóa
  32. Nặc danh04:45 8/4/13

    Mình là 1 người con của xứ Kinh Bắc , từ khi sinh ra đến bây giờ những làn điệu quan họ đã thấm vào kí ức qua lời ru của bà , của mẹ hay qua những câu hát trong các dịp hội làng, qua băng đĩa ca nhạc ... Hiện tại mình là một sinh viên kiến trúc và đang làm đồ án tốt nghiệp với đề tài quy hoạch 1 công viên văn hóa quan họ trên mảnh đất quê hương . Mình cũng đã bỏ khá nhiều thời gian tìm hiểu về lề lối , hình thức , giá trị của quan họ cổ cũng như quan họ mới ngày nay . Và mình thấy việc quan họ biến đổi theo thời gian hiện nay không phải là vấn đề quá bức bối hay nghiêm trọng như tác giả bài viết trên nói . Di sản sống nào muốn tồn tại và phát triển cùng sự phát triển của xã hội thì nó cũng phải biến đổi theo để phù hợp với thị hiếu , cách thưởng thức của con người thời kỳ đó . Tất nhiên biến đổi nhưng vẫn giữ đc giá trị cốt lõi , cốt cách đặc trưng của di sản đó . Mình đọc bài viết và thấy tác giả quả thực chưa hiểu nhiều về lề lối quan họ , tác giả có lẽ chỉ biết về quan họ với hình thức hát đối đáp của liền anh liền chị mà không biết rằng quan họ còn rất nhiều lề lối hát khác như hát hội ,hát canh, hát mừng , hát cầu đảo , hát thờ , hát kết chạ... Và hình thức chúng ta hay thấy ở các lễ hội là hát hội và hát đối đáp . Tác giả nói hát quan họ là hát cho nhau nghe nhưng tác giả đâu có biết đó là hình thức hát canh , mà hát canh trong quan họ thì thường hát vào ban đêm từ 19h đến 2h sáng ở nhà liền anh hay liền chị nào đó trong làng. Còn về hình ảnh " quan họ ngả nón xin tiền " quả thực có vẻ phản cảm nhưng không thể vì hành động đó mà đánh giá 1 cách chủ quan về quan họ như vậy được . Dân ca quan họ vẫn đang tồn tại và phát triển với sức sống rất mãnh liệt trên mảnh đất Kinh Bắc này . Ở bất cứ làng nào , dù không phải làng quan họ gốc thì chúng ta cũng rất dễ bắt gặp những lời ca , tiếng hát quan họ trong các dịp lễ hội , các buổi diễn văn nghệ ... Mình luôn tự hào là 1 người con Bắc Ninh nổi tiếng với những làn điệu quan họ đằm thắm , nền nã , mượt mà dễ đi vào lòng người và mong muốn sau này sẽ có thể góp chút sức nhỏ bé cho sự phát triển của quan họ nói riêng và Bắc Ninh nói chung .

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog