Chia sẻ

Tre Làng

BẮC KINH CÓ THỂ RA ĐÒN, ĐÁNH ÚP TRƯỜNG SA?

Cuteo@

Anh không rành về chính trị. Nhưng những động thái gần đây của Bắc Kinh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên làm anh lo lắng cực.

Rất có thể Bắc Kinh ra đòn đánh úp Trường Sa với chiến thuật "Tiền chiến Hậu đàm".

Còn nhớ mấy bữa trước anh nhận định Bắc Kinh đang nhắm vào Trường Sa của Viêt Nam chứ không phải Senkaku của Nhật, và cho đến giờ này anh vẫn nhận định như thế. Nhận định này có lẽ vẫn cần phải nhắc lại vì đây là thời điểm mà Bắc Kinh đã hoàn tất các khâu chuẩn bị cho việc sử dụng vũ trang để đánh chiếm và nếu cộng đồng quốc tế mải chú ý vào vấn đề Triều Tiên, thì đó sẽ là lúc Bắc Kinh ra đòn.

Vì sao anh nói thế?

Thứ nhất, âm mưu chiếm chọn biển Đông của Bắc Kinh vẫn không đổi thay, thậm chí ngày càng hung hãn, phớt lờ luật pháp và dư luận quốc tế. Mới đây, động thái của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình được coi là sự biểu lộ thái độ trực tiếp về vấn đề Biển Đông khi thảo luận với lãnh đạo một số quốc gia có mặt tại Diễn đàn Bác Ngao trong bối cảnh lãnh đạo các nước đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Nhật Bản đều vắng mặt. Đằng sau sự kiện đó là một sự động viên khích lệ Hải quân và ngư dân Trung Quốc tích cực khẳng định sự quản lý trên thực tế đối với vùng biển đảo của Việt Nam và các nước khác. Như vậy, chiến thuật "tàu cá đi trước, tàu chiến theo sau" sẽ là lá bài mà Bắc Kinh áp dụng để gây khó cho đối phương và che mắt cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, một số tuyên bố của một số tướng lĩnh và người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc trong thời gian gần đây, như một chiến dịch dọn đường cho dư luận, đồng thời cũng là cách Bắc Kinh sẽ biện minh cho những hành vi ngày càng trắng trợn của mình. Thực tế là Bắc Kinh đã thành lập Ban Chủ quyền biển trung ương, tập hợp các quan chức thuộc Cục Hải dương Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và quân đội. Trước đó (29/1), khi phát biểu trước Hội nghị Bộ Chính trị, Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ không bao giờ đem “lợi ích cốt lõi” đi đổi chác, Bắc Kinh quyết không thỏa hiệp về “chủ quyền, an ninh và lợi ích của mình”. La Viện, Phó tổng thư ký Hiệp hội Khoa học Quân sự Trung Quốc từng kêu gọi Bắc Kinh hiện thực hóa các hành động để củng cố 6 sự hiện diện ở quần đảo tranh chấp, gồm sự hiện diện của chính quyền, sự tồn tại của hệ thống luật pháp, sự hiện diện quân sự, đội ngũ thực thi luật pháp, kinh tế và sự hiện diện của ý kiến công chúng. Nội dung này, Bắc Kinh đã và đang hiện thực hóa.

Thứ ba, sự gia tăng hoạt động của các lực lượng trên biển, đặc biệt là biển Đông đã chứng tỏ sự chuẩn bị có chủ ý của Bắc Kinh cho việc đánh chiếm các đảo tranh chấp mà hiện nay họ chưa thể đứng chân hay quản lý trên thực tế. Việc sở hữu tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, cho chạy thử tàu tuần tra và cứu hộ biển Hải tuần 01 tại Thượng Hải; chính thức lên sóng kênh phát thanh “Tiếng nói Biển Đông” với 6 ngôn ngữ cho thấy Trung Quốc sẽ đưa ra “phát ngôn chính thống” đối với các vấn đề liên quan tới tranh chấp trên Biển Đông, cũng như tuyên truyền về các hoạt động tuần tra, chấp pháp bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” tại khu vực này của Bắc Kinh.

Thứ tư, từ ngày 18/2/2013, lính Trung Quốc đồn trú (trái phép) trên Đá Vành Khăn (trong cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) suốt 20 năm nay khoác áo Ngư chính đã chính thức thay quân phục quân đội Trung Quốc. Đây là “thái độ cứng rắn và bước đột phá quan trọng” của cái gọi là “bảo vệ chủ quyền” của Trung Quốc. Như vậy, con sói đột lốt cừu đã hiện nguyên hình. Từ đầu năm 2013, Trung Quốc liên tục triển khai các đội tàu vũ trang dưới vỏ hải giám, hải tuần, ngư chính có máy bay trực thăng công khai xâm nhập các vùng nước thuộc chủ quyền và cả quyền quản lý trên thực tế của Việt Nam để thực hiện cái gọi là “tuần tra định kỳ” ở Biển Đông.

Thứ năm, thực tế là Bắc Kinh đã triển khai một loạt các hoạt động nhằm hợp thức hóa chủ quyền trên vùng lãnh thổ của các nước khác. Có thể kể đến, việc lập trái phép thành phố Tam Sa, xây dựng và đưa vào dụng các trạm thông tin và phủ sóng viễn thông; tiến hành đưa tàu cá (có thể là Hải quân ngụy trang) vào sát thềm lục địa của các quốc gia khác, tập trận khắp nơi nhưng nội dung chủ yếu là đánh chiếm các đảo. Chiến thuật Bắc Kinh sử dụng là đưa tàu cá, tàu gắn mác dân sự, tàu du lịch ra để làm lá chắn với chiến thuật biển người làm cho đối phương khó xử lý. Hành dộng này cùng lúc đạt hai mục đích, thứ nhất: thăm dò sức mạnh và phản ứng của đối phương, thứ hai: từng bước xua đuổi ngư dân của các quốc gia láng giềng ra khỏi ngư trường truyền thống của họ, và thay thế bằng "ngư dân" trung quốc.

Thứ sáu, cùng lúc căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc cũng gia tăng hoạt động trên Biển Đông, khởi đầu là quyết định sáp nhập toàn bộ lực lượng chấp pháp biển (Hải quan, Hải cảnh, Hải tuần, Hải giám và Ngư chính), tiếp đến là thành lập Cục Cảnh sát biển và nâng cấp Cục Hải dương Quốc gia. Quân đội Trung Quốc cũng chuyển 11 tàu chiến cũ cho Cơ quan Giám sát hàng hải và đơn vị này cũng đã đóng 13 tàu cho riêng mình, dự định đóng thêm 36 chiếc nữa. Đến nay, lực lượng Hải giám có khoảng 400 tàu và 10 máy bay, trong đó có trực thăng Mi-8 của Nga và máy bay vận tải Y-12. Có không ít chuyên gia quân sự nhận định, với những động thái hiện nay không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ xua tàu cá dưới sự hộ tống của hải giám quấy rối tại khu vực tranh chấp, rồi mượn cớ gây hấn. Khi đó tàu chiến xuất hiện và xung đột quy mô nhỏ có thể diễn ra.

Thứ bảy, một chiêu mới của Bắc Kinh nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông - đó là tàu du lịch và du khách. Chúng ta đều biết rõ rằng, Trung Quốc đã tính toán kỹ khi đưa tàu du lịch với hàng ngàn du khách ra Biển Đông để “khẳng định chủ quyền” bởi các nước láng giềng sẽ không dám bắn vào một tàu đang chở du khách và đây là một thách thức mới đối với các nước Đông Nam Á nói chung và với Việt Nam nói riêng.

Tiếp đến, Bắc Kinh liên tiếp mượn danh nghĩa nghiên cứu khoa học để phái các tàu Vĩnh Xương và Nam Phong đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam để thực hiện cái gọi là nghiên cứu khoa học. Bản chất của vấn đề là bí mật thu thập tin tức tình báo và thăm dò địa hình phục vụ cho tác chiến chiếm đảo và phòng thủ khi đã chiếm xong. Đi cùng với sự "công khai" nghiên cứu khoa học, có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc thả khá nhiều phao do thám tại khu vực Trường Sa. Rõ ràng, đây là bước chuẩn bị cho việc đổ bộ đánh chiếm. Tất nhiên, các tàu nghiên cứu dưới mác dân sự của Trung Quốc có nhiều hàm ý, vừa làm khó cho Mỹ vừa tranh thủ hiện diện trên thực tế và vừa quấy nhiễu ngư dân và không bỏ qua nhiệm vụ gậy hấn.

Một điểm nữa khiến chúng ta cần nâng cao cảnh giác là việc Trung Quốc muốn trì hoãn các cuộc đàm phán soạn thảo COC. Dư luận từng thực sự cảm thấy bất an trước cách hành xử của Trung Quốc tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 ở Campuchia (11/2012) bởi một lần nữa Bắc Kinh đã thể hiện rõ việc không muốn thảo luận COC với ASEAN. Điều này cho thấy, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 diễn ra vào ngày 24 và 25/4 sẽ khó đạt được đột phá trong việc thúc đẩy để sớm soạn thảo COC.

Tàu Hải giám 83, một trong các tàu Trung Quốc tuần tra trái phép tại Hoàng Sa
Cuối cùng là vấn đề thời cơ. Rất có thể Bắc Kinh nhân cơ hội cộng đồng quốc tế tập trung tháo gỡ nút thắt trên bán đảo Triều Tiên để thôn tính Biển Đông. Mất cảnh giác sẽ trở tay không kịp trong bối cảnh chúng ta là nước nhỏ bé. Chuyện xảy ra chúng ta khó có thể lật ngược thế cờ. Do đó, vào thời điểm này, một hành động liều lĩnh kiểu chớp nhoáng trên biển Đông có thể là một lựa chọn của Bắc Kinh.

Vì thế nên cẩn trọng đề phòng!

Các bạn cho ý kiến nhé.
-------------------------------------------------------------------
(Bài viết có sử dụng tư liệu của nhiều báo khác nhau về vấn đề Biển Đông)


Hải Phòng, ngày 20 tháng 4 năm 2013


16 nhận xét:

  1. Nó chiếm mấy cái hòn đá chim ỉa ấy mần lồn gì. Cái cốt iếu của nó là làm chủ mặt nước ở bể Đông, đặng kéo dàn khoan, mang tàu cá thực thi chủ quyền mang tính thực chất, chiến lược, cốt lõi, xuyên suốt.
    Cơ mà nhá được đéo dễ đâu. Còn những gì nó đang làm thì lại hay ho và thiết thực.

    Trả lờiXóa
  2. Âm mưu chiếm nhằm vào quần đảo Trường Sa của Trung Quốc ngày càng được thể hiện rõ ràng. Hơn nữa lợi dụng tình hình của Triều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc có thể thực hiện kế hoạch của bọn chúng bất cứ lúc nào. Đứng trước tình hình như hiện nay, chúng ta cần hết sức đề phòng, tăng cường quân canh giữ tại những đảo trọng yếu, đẩy mạnh huấn luyện quân đội... Vì dùng biện pháp nhẹ với bọn chúng không còn phù hợp nữa, bọn chúng có thể giở mọi thủ đoạn, nên chúng ta cần phải lường hết mọi chuyện có thể xảy ra.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh23:27 20/4/13

    Em đồng ý với chị Phẹt, dưng cơ mờ nó chiếm đảo nổi hay chìm thì dân ta lên lúi cao mà đánh cá à? Tàu thuyền xa bờ đi vào ngân hàng lước ngoài mà đánh bắt à? thé thì cái đường biên viễn của ló vào đến Xầm Xơn roài còn giề?
    Lại nữa, dân ta lấy chỗ đéo nào mà khoan dầu?
    Lấy đường đéo nào mà ra ngoài?
    Dưng em cũng tin là tren bờ ta làm rất hay, trên giời ta cũng ỉa rất tuyệt, He he.
    Chị thấy em lói đúng heng?

    Trả lờiXóa
  4. Trung quốc có thể sẽ làm như thế lắm. Chúng ta cần phải tiên lượng mọi chuyện xảy ra đối với tình hình Biển Đông, đặc biệt là tình hình Hoàng Sa và Trường Sa để có sẵn đường lối rõ ràng đối phó với Trung quốc hay là thế lực nào khác

    Trả lờiXóa
  5. tình hình có vẻ gay go rồi đây. bạn phân tích cũng rất đúng đó. Tình hình ngày càng leo thang khi gần đây Trung quốc còn dám bắn cháy tàu cá của ngư dân Việt Nam mình khi đang hoạt động trên biển của mình nữa chứ. Thật là đáng sợ

    Trả lờiXóa
  6. trung quốc - hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh. Việc làm đi ngược lại với luật pháp quốc tế của trung quốc bị lãnh đạo đất nước họ bưng bít lại không cho dân chúng biết thực sự như thế nào, Quả là thâm nho như tàu khựa

    Trả lờiXóa
  7. âm mưu chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa của trung quốc đã quá rõ ràng. mặc ai nói cứ nói, ai chửi cứ chửi. Trung quốc vẫn tiến hành những trò bỉ ổi của mình trên đất nước người láng giềng. Đúng là một nước lớn nhưng hèn hạ, thâm nho và dã man

    Trả lờiXóa
  8. Như vậy đây là thời cơ cho Bắc kinh đánh úp chiếm đóng Trường Sa của Việt Nam ta ư? vậy chắc các nhà lãnh đạo sẽ có những biện pháp phòng ngừa đấu tranh lại âm mưu độc ác ấy của Trung Quốc, Việt Nam ta tuy nhỏ nhưng đâu dễ bắt nạt chứ.

    Trả lờiXóa
  9. Sợ qoái gì Bắc Kinh, có giỏi thì ăn đi, ngon thì chiến, Việt Nam ta luôn sẵn sàng trong tư thế ngẩng cao đầu đánh đuổi chũng mày lúc nào chẳng được, thế nên cứ cẩn thận nhé. Manh động là chết với các cậu ngay. Đừng có là láo toét nhé!

    Trả lờiXóa
  10. với 7 cái lý do công 3 điều cuối cùng mà tác giả nhấn mạnh, một lần nữa bài viết khẳng định âm mưu rõ ràng của TRung Quốc, vậy ý đồ mà tác giả suy đoán có phải là sự thật, âm mưu bành trướng của Trung Quốc liệu có đi đến quyết định cuối cùng trong thời gian tới, chờ đợi là hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  11. Trung Quốc sẽ phải chịu một cái giá khá đắt nếu giám nổ súng đánh úp Trường Sa cảu Việt Nam ta, chúng ta sẽ không dương mắt đứng nhìn đâu, sức mạnh của dân tộc Việt Nam khi tới đỉnh điểm như thế nào thì chắc chắn Trung Quốc phải hiểu rõ nhất.

    Trả lờiXóa
  12. bắc kinh hăm he biển đông theo kiểu tiền chiến hậu đàm.là cứ đánh tới tấp cướp đảo rồi có ngoại giao hay đàm phán gì tính sau.mình là thằng mạnh mà nó chẳng dám làm gì đâu mà chỉ đi lại đàm phán ấy mà.kệ bố cứ đánh cái đã rồi tính sau.trung quốc chó má nhầm to đi ông cứ thử đụng vào lãnh thổ của người việt đi ông sẽ nhận kết quả thích đáng

    Trả lờiXóa
  13. những hành động bành trướng và đe dọa của trung quốc ngày càng gia tăng, thực hiện những hành động bành trướng về vũ trang, xua đuổi tàu cá VN đánh bắt trong ngư trường của mình. thậm chí là bắn phá, rượt đuổi tàu các VN. Những hành động ngày càn quá đáng và không thể chấp nhận được. Đúng, VN là một đất nước nhỏ bé thôi. không lớn như trung quốc. Nhưng tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của VN thì không gì có thể so bì, Họ có thể làm tất cả, hi sinh của cải, vật chất, tính mạng để giữ vững độc lập cho tổ quốc. Nên Bắc Kinh với ý đồ đánh úp trường sa của Việt Nam là một điều không thể, vì còn đó những con người VN với lòng yêu nước nồng nàn và sẵn sàng lên đường bảo vệ tổ quốc

    Trả lờiXóa
  14. Bắc kinh đánh úp Trường Sa, đó là một thủ đoạn nung nấu từ lâu của trung quốc. những hành động đe dọa của trung quốc liên tục được tiến hành trong thời gian gần đây, gây nhiều bức xúc trogn bà con nhân dân ta. nhưng ý đồ thực hiện đánh chiếm Trường Sa của VN đâu phải là dễ dàng? khi còn đó những con người yêu nước, những con người sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc? còn đó sự lãnh dạo tài tình của Đảng Cộng Sản Việt Nam

    Trả lờiXóa
  15. từ lâu đó đã là âm mưu nung nấu của trung quốc, đánh úp trường sa, giành chủ quyền biển đông. nhưng việc đó đâu có dễ dàng như vậy. khi còn đó những con người VN tràn đầy lòng yêu nước, dòng màu lạc hồng dang cuộn chảy trong họ. sẽ không hề dễ dàng cho bất cứ quốc gia nào xâm phạm đến chủ quyền của Vn. Đảng và dân cùng lòng thì chả phải sợ gì cả

    Trả lờiXóa
  16. Nặc danh14:18 21/4/13


    Vì thế mỗi khi có tàu Trung Quốc chạy qua là bộ đội trên đảo lại chạy ra giữ vững các khẩu đội pháo, các ụ súng ở mức báo đọng chiến đấu câp 1 , sẵn sàng đáp trả nếu kẻ thù làm bậy .Không loại từ một ngày nào đó chiến sự sẽ bùng nổ trên Trường Sa bởi nguồn lợi vô cùng lớn ở biển Đông. Với khoảng cách từ căn cứ hạm đội Nam Hải của Trung đến Trường Sa thì sẽ rất nguy hiểm nếu Trung Quốc manh động .

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog