Chia sẻ

Tre Làng

BÀN VỀ THỦ ĐOẠN TRÍCH DẪN CẮT XÉN, XUYÊN TẠC VĂN BẢN

Việc trích dẫn cắt xén nhằm xuyên tạc ý nghĩa của văn bản, tài liệu, xét đến cùng là có nguồn gốc từ mưu đồ cá nhân không lành mạnh, đó là việc làm cần được cảnh báo, vạch mặt chỉ tên.

Trong nghiên cứu khoa học, viết báo và nhiều hoạt động văn hóa - xã hội khác, trích dẫn ý kiến của một cá nhân, trích dẫn từ sách vở, văn bản,... là thao tác nhằm làm sáng tỏ vấn đề, giúp hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên, có một số tác giả khi trích dẫn, lại sử dụng thủ đoạn cắt xén để xuyên tạc, làm méo mó nội dung, gây ngộ nhận cho người đọc.

Cách đây vài năm, bàn về vấn đề "phê bình văn học cần có tính dân chủ cao", một tác giả dẫn lời Bác Hồ: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Ðó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý". Ðoạn trích trên dễ làm người đọc am hiểu về sự chặt chẽ, tính logic trong các vấn đề lý luận - thực tiễn mà Bác Hồ đặt ra, sẽ chưa tin cậy, vì điều Bác Hồ nói không đi kèm với việc xác định thế nào là "chân lý". Ðúng vậy, ngay sau đó có người chứng minh tác giả trên trích dẫn cắt xén, và đồng thời đưa ra dẫn chứng việc cần hiểu "chân lý" trong nội dung này như thế nào đã được Bác Hồ chỉ ra rất cụ thể: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Ðó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân - tức là phục tùng chân lý" (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, H.2002, tr.216).

Qua các thí dụ trên có thể thấy, hiện tượng viết và nói xưng xưng, trích dẫn ý kiến, văn bản bằng thủ pháp cắt xén, mà một số tác giả sử dụng không chỉ tác động tiêu cực, làm người đọc hiểu sai vấn đề, mà còn cho thấy mục đích không trong sáng của người trích dẫn. Ðặc biệt, có thể nhận diện hiện tượng này qua việc một số người đã trích dẫn cắt xén từ Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (Hiến pháp), Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc (Tuyên ngôn), Công ước về các quyền dân sự và chính trị (Công ước) để phê phán Ðảng và Nhà nước Việt Nam. Thí dụ:

- Dẫn lại Ðiều 69 từ Hiến pháp, người ta cắt xén và chỉ đề cập tới nội dung: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình", trong khi nguyên văn Ðiều 69 của Hiến pháp là: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật".

- Sử dụng Tuyên ngôn để biện hộ cho vấn đề "tự do ngôn luận", người ta chỉ dẫn lại nội dung Ðiều 19 Tuyên ngôn: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm sự tự do giữ quan điểm không có sự can thiệp và sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận, chia sẻ các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có biên giới". Dẫn như vậy dễ gây ngộ nhận rằng "tự do ngôn luận" là bất khả xâm phạm, nhưng trên thực tế, họ đã tảng lờ khoản 2 Ðiều 29 của Tuyên ngôn đưa ra chế định rất cụ thể: "Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ".

- Dẫn lại Ðiều 18 Công ước đề cập tới tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, họ chỉ sử dụng nội dung "1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo" mà tảng lờ khoản 3 Ðiều 18 viết: "Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc các quyền và tự do cơ bản của người khác". Với Ðiều 19 của Công ước cũng vậy, người ta chỉ dẫn lại nội dung khoản 2: "Mọi người có quyền tự do ngôn luận...", mà tảng lờ việc Ðiều 19 của Công ước có kèm theo yêu cầu rất cụ thể: "Việc thực hiện các quyền quy định tại khoản 2 của Ðiều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để: a. Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng"...

Rõ ràng, qua việc cắt xén các trích dẫn, người ta đã làm méo mó một ý kiến, một văn bản như thế nào. Cần nhận thức rằng, một trong những yếu tố cơ bản đầu tiên bảo đảm thái độ khách quan, tính hiệu quả, khả năng thuyết phục, ý nghĩa xã hội rộng rãi của nghiên cứu khoa học, viết báo,... là tinh thần lương thiện trí thức. Thiếu sự dẫn dắt của tinh thần lương thiện trí thức, hành vi nghề nghiệp dễ bị cuốn theo mục đích thiếu trong sáng, và dẫn tới những thủ đoạn thiếu lương thiện. Sự nghiêm túc trong hoạt động tinh thần thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có sự chính xác, trung thực trong việc trích dẫn. Việc trích dẫn cắt xén nhằm xuyên tạc ý nghĩa của văn bản, tài liệu, xét đến cùng là có nguồn gốc từ mưu đồ cá nhân không lành mạnh, đó là việc làm cần được cảnh báo, vạch mặt chỉ tên.

LÊ VŨ TIẾN BÌNH (NHÂN DÂN ONLINE)

11 nhận xét:

  1. Hiện nay nhiều kẻ xấu lợi dụng những phát ngôn hay sử dụng thuật cắt xén từ ngữ trong các điều luật để tuyên truyền, rêu rao những tư tưởng xấu gây ảnh hưởng đến nhận thức của người dân. Chủ yếu để làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong nhân dân. Vậy mới nói những người viết bài viết báo phải có tâm và có nghề thì mới cung cấp cho nhân dân những tin tức cần thiết.

    Trả lờiXóa
  2. Hề Hề ! Thấy bác tre làng cũng hay cắt xén nhúp nhặt bài viết nhiều phết ! mà toàn mấy bài hot ở mấy trang hot ! nhưng may là bác còn có ý thức ghi rõ nguồn gốc và cũng không xuyên tạc gì ! không thì mất khách ngay :) Mấy bài viết của bác toàn có châm biếm là nhiều đọc mà thấy khả năng chém gió của bác bá đạo quá :))

    Trả lờiXóa
  3. Đây là một hình thức rất xấu và nhằm đạt được mục đích của người viết. Một nội dung câu nói hay bài viết gì đó sẽ mang một nội dung nhưng khi nó bị cắt xén đi chỉ một đoạn nhỏ ở bên trong thôi thì nó sẽ hoàn toàn biến thành ý nghĩa khác không phải là nguyên bản nữa mặc dù đây không phải ý của chủ nhân nhưng nó vẫn được trích dẫn như ý của chủ nhân vậy.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh23:20 6/4/13

    Cám ơn bạn YaPhẹts PIT
    Mấy hôm nay mình bận quá, chả biện được cái đếch gì cho ra hồn để phục vụ anh em. Biên xong bỏ đó vì không vừa ý. Vì thế phải nhặt nhạnh cho anh em có tí gió mà chém.
    Thông cảm và tiếp tục ủng hộ nha.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh23:21 6/4/13

    Thực ra, thằng đéch nào cũng vướng cái bệnh này.

    Trả lờiXóa
  6. chúng nó toàn cắt xén văn bản , chắp nối lại vói nhau làm cho người khác tưởng là thật nhằm qua mắt thiên hạ, đúng là trò bẩn thỉu chỉ có ở bọn phản động mà thôi
    thực tế hiện nay, các thế lực thù địch luôn sử dụng thủ đoạn này để trích dẫn các văn bản của Đảng và nhà nước ta rồi phổ biến trên các phương tiện đai chúng đặc biệt là enternet làm người dân tưởng thật
    HÃY CẢNH GIÁC

    Trả lờiXóa
  7. Bác " Nặc danh " nói như thế là vơ đũa cả nắm rồi hay là bác từ bụng ta suy ra bụng người thế. Trong xã hội này không phải ai cũng như thế đâu vẫn biết là vẫn còn tồn tại một số người chưa tốt làm mấy cái chuyện như thế những tôi tin rằng nhân dân Việt Nam ta sẽ không bao giờ làm những chuyện xấu xa này!

    Trả lờiXóa
  8. Trong nhiều trường hợp thì việc trích dẫn, cắt xén văn bản không có gì là xấu cả, đó là khi sử dụng việc trích dẫn, cắt xén đó cho mục đích tốt. Còn khi bóp méo sự thật bằng cái kiểu cắt xén từ ngữ vào mục đích xấu, làm người đọc hiểu sai ý của tác giả, nói xấu tác giả, như thế thì không gì là bỉ ổi, bẩn thỉu hơn.

    Trả lờiXóa
  9. Có rất nhiều kẻ muốn trích dẫn, cắt xén văn bản và mang các từ ngữ đó vào mục đích xấu. Chúng cố tình bôi nhọ hoặc cố tình làm cho người đọc hiểu sai ý tác giả. Vì vậy chúng ta cần phải cảnh giác với những loại người này.

    Trả lờiXóa
  10. HoangAnthony20:50 8/4/13

    Đây mới là cắt xén nè . Tụi bây vô mà coi

    http://bloggerhuynhcongthuan.blogspot.com/2013/04/du-luan-vien-boi-tro-trat-trau-vao-mat.html?spref=fb

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh20:59 8/4/13

    CHÓ LAI CÓ KHÁC. TIẾNG SỦA ĂNG ẲNG. HUỲNH CÔNG THUẬN LÀ THẰNG ĐÉO NÀO? NÂNG BI CHO CHÊNH À?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog