Chia sẻ

Tre Làng

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU "MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG" CỦA TRUNG QUỐC

Trong khi mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên đang ngày càng leo thang đến bờ vực chiến tranh thì Trung Quốc chỉ cất tiếng nói cho có lệ, song song với đó là sự tăng cường các hoạt động quân sự trên biển Đông. Vậy giữa hai vấn đề này có sự liên quan gì với nhau?

Mưu đồ của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên

Trước đây, Trung Quốc có ảnh hưởng quyết định đến đường lối của Triều Tiên, nhưng hiện nay vai trò đó đã có phần giảm sút. Nguyên nhân thứ nhất là do hiện nay Triều Tiên đã “đủ lông, đủ cánh”, nguyên nhân thứ 2 là Bình Nhưỡng có phần bất mãn vì Bắc Kinh kiềm chế họ trong phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, nguyên nhân thứ 3 là thái độ không rõ ràng của Bắc Kinh trong giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên.

Trong 2 năm qua, Triều Tiên đã hoàn tất phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và thử thành công vũ khí hạt nhân. Trong 2 thành quả vĩ đại đó, không có sự giúp đỡ của Trung Quốc, thậm chí Bắc Kinh còn năm lần bảy lượt ngăn cản, nếu Triều Tiên không cương quyết thì chắc không có thành công ngày hôm nay.

Triều Tiên nằm giữa vòng vây của Mỹ - Nhật - Hàn, nếu họ không có thực lực quân sự mạnh thì chắc đã lụn bại từ lâu rồi. Việc Bình Nhưỡng coi nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân là yếu tố bắt buộc, xuất phát từ bản năng sinh tồn. Vì vậy, sự ngăn cản của “người anh em” đã làm họ không hài lòng, tất yếu sẽ dẫn đến sự rạn nứt trong quan hệ 2 nước.

Về phần Trung Quốc, sự giúp đỡ Triều Tiên cũng không hẳn xuất phát từ "tình cảm hữu nghị", mà Bắc Kinh cũng nhắm đến nhiều mục đích khi giúp đỡ Bình Nhưỡng.
Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên nằm trong tính toán của Trung Quốc?

Thứ nhất là mượn tay Triều Tiên để chèn ép Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 đối thủ của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo. Xung đột với đối thủ láng giềng sẽ làm 2 nước này vướng vào vòng lẩn quẩn, không thể rảnh tay đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đảo Ieodo hiện lần lượt thuộc quyền quản lý của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thứ 2 là thúc đẩy xung đột trên bán đảo Triều Tiên ngày càng gia tăng, kìm chân Mỹ ở khu vực này không để Mỹ rảnh tay để đối phó với Trung Quốc. Chính vì vậy mặc dù cũng bày tỏ thái độ nhưng họ cũng chỉ ngăn cản lấy lệ, khi Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân và đưa ra các quyết định cứng rắn khiến mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên lên cao, để thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.

Xét về thực chất, Trung Quốc cũng không hề muốn chiến tranh nổ ra mà họ chỉ muốn sự việc giằng dai càng lâu càng tốt. Sự gia tăng căng thẳng là đúng ý, nhưng nếu chiến tranh nổ ra thì thực sự là ngoài ý muốn và Bắc Kinh cũng không thể kiểm soát được, bởi thực chất giờ họ không còn tiếng nói quan trọng trong các quyết định chiến lược của Bình Nhưỡng.

Ý kiến cho rằng Trung Quốc không muốn tình hình bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng, vì sợ Mỹ mượn cớ để dịch chuyển lực lượng, tăng cường vũ khí đến gần Trung Quốc có thể là những luận điểm sai lầm. Điều này dẫn đến đánh giá sai tình hình là Trung Quốc đang tập trung lo lắng cho đồng minh Triều Tiên và chủ quan, mất cảnh giác với những âm mưu của Trung Quốc. 


Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên che giấu âm mưu chiếm biển Đông của Trung Quốc?

Về thực chất, Washington có tập trung được vũ khí, trang bị đến phía đông Trung Quốc cũng chẳng làm Bắc Kinh lo ngại, vì chắc chắn nó không ảnh hưởng gì lớn, thậm chí là còn đúng ý họ. Trong khi Mỹ mải mê thực hiện chiến lược vây ép của mình đối với Triều Tiên, thì Trung Quốc có thể rảnh rang thực hiện chiến lược bành trướng của mình trên biển Đông.

Âm mưu “mượn gió bẻ măng” của Trung Quốc?

Thực tiễn đã chứng tỏ, từ khi căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đã liên tiếp gia tăng những động thái mạnh mẽ hơn trên biển Đông, khởi đầu bằng quyết định sáp nhập toàn bộ lực lượng chấp pháp biển bao gồm: Hải quan (Tổng cục Hải quan), Hải cảnh (Cảnh sát biển - thuộc Bộ Công an), Hải tuần (Cảnh sát trị an trên biển thuộc Cục Hải sự - Bộ Giao thông vận tải), Hải giám (Giám sát biển thuộc Cục Hải dương quốc gia thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên) và Ngư chính (Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp), cải tổ Cục Hải dương quốc gia thành Cục Cảnh sát biển chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Công an Trung Quốc.

Cũng trong tháng 3, Trung Quốc còn có hàng loạt hành động ngày càng nguy hiểm hơn, điển hình như: Chuẩn bị vũ trang cho lực lượng ngư dân đông tới 100.000 người, bắn cháy Cabin tàu cá QNg-96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi - Việt Nam ngày 20/03 và tổ chức diễn tập đổ bộ lên bãi cạn James (James Shoal), cách thềm lục địa Malaysia 80km vào ngày 25-26/03.
Tàu đổ bộ "Tỉnh Cương Sơn" mang số hiệu 999 tham gia vào diễn tập đổ bộ khu vực bãi cạn James (James Shoal) - điểm cực nam của "Đường lưỡi bò" phi pháp


Tiếp đó, vào đầu tháng 4, Trung Quốc đã quyết định cử lực lượng cắm chốt tại bãi cạn Scabrough, ngày 09/04 chính thức phát sóng đài phát thanh “Tiếng nói Nam Hải” (Tiếng nói biển Đông) và quyết định mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa bắt đầu từ ngày 01/05, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và Philippines.

Song song với đó là gần chục cuộc diễn tập lớn nhỏ với mục đích luyện tập đánh chiếm đảo quy mô lớn trên biển Đông, với sự tham gia của các tàu chiến, tàu đổ bộ cỡ lớn lớp 071 có lượng giãn nước 2 vạn tấn và cả 2 lữ hải quân đánh bộ là lữ 1 và lữ 164, đều đóng quân ở Thành phố Trạm Giang - nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải.

Nếu đặt các động thái của Trung Quốc vào bức tranh tổng thể trên biển Đông người ta mới giật mình, Hoàng Sa chính là điểm cực Bắc, bãi cạn Scabrough là vành đai phía Đông, bãi cạn James (James Shoal) là điểm cực Nam còn 9 lô dầu khí nằm trong thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc gọi thầu quốc tế năm 2012 chính là vành đai phía Tây của “Đường lưỡi bò” phi pháp. Rõ ràng là Trung Quốc đang có âm mưu đặt những “tọa độ’ cụ thể nhằm hợp thức hóa “Đường lưỡi bò” vu vơ đó.

Nếu liên hệ những tình tiết này với mức độ leo thang tình hình trên bán đảo Triều Tiên thì rõ ràng nó không phải là tình cờ. Trung Quốc có thể nhân cơ hội này sử dụng chiến lược “Tiên chiến hậu đàm”, đặt tất cả trước tình trạng “sự đã rồi”, đánh chiếm một vài đảo và bãi đá ở những vị trí chiến lược ở khu vực biển Đông, sau đó tiến hành đàm phán trên thế mạnh với các nước Đông Nam Á.
Hải quân đánh bộ Trung Quốc gia tăng diễn tập đánh chiếm đảo trong vòng 2 tháng qua

Lúc này, thực chất cả Mỹ, Hàn - Triều đều trở thành những quân cờ trong chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Họ ra sức đấu đá nhau đến sứt đầu mẻ trán trong khi “ngư ông” Trung Quốc sẽ thừa cơ “thủ lợi”. Phải chăng ngày chiến sự nổ ra trên bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc cũng sẽ có những động thái quân sự trên biển Đông?

Nếu Bắc Kinh nhân cơ hội cộng đồng quốc tế đang tập trung vào tháo gỡ nút thắt trên bán đảo Triều Tiên, để âm thầm thôn tính biển Đông thì các nước nhỏ yếu ở khu vực này khó có thể lật ngược thế cờ, tái chiếm đảo thì không đủ lực, có đưa Trung Quốc ra Tòa án quốc tế cũng chẳng lấy lại được lãnh thổ đã mất, vì Trung Quốc có đếm xỉa gì đến dư luận quốc tế đâu?

Vì vậy, trong thời điểm nhạy cảm này, các nước trên biển Đông không được lơ là, mất cảnh giác, cần chú ý theo dõi sát các động thái của hải quân Trung Quốc, chuẩn bị các phương án và sẵn sàng chiến đấu để đề phòng âm mưu “mượn gió bẻ măng”. Còn Mỹ, Hàn - Triều cũng nên xuống thang là vừa, nếu không muốn trở thành “con tốt thí” trong ván bài biển Đông của Trung Quốc.



Nguyễn Ngọc 
Tổng hợp

19 nhận xét:

  1. Nếu sợ Trung Quốc mượn gió bẻ măng, thanh toán các nước có tranh chấp với họ trên biển Đông thì tại sao không nhờ Mỹ can thiệp vào, như thế sẽ làm cho 2 con hổ đánh nhau và mình ngồi ngoài xem, nếu 1 bên thắng là Mỹ thì việc lấy lại lãnh hải bi TQ cướp là quá dễ dàng, còn nếu bên thắng là TQ thì cũng có thể lấy được vì lúc này con hổ đó đã suy yếu rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề Mỹ,Hàn-Triều Tiên giờ không thể nào trong tầm tay của Trung Quốc được, Triều Tiên dù lệ thuộc kinh tế nhưng đã có những hành động đơn phương khiến TQ phải lên tiếng. Trung Quốc cũng có những lúc hướng dư luận về biển Đông mục đích lấy ảnh hưởng của mình để thực hiện kế hoạch bành trướng.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết khá chất lượng đã nói rõ bộ mặt thật của Tàu khựa, bọn chúng thật nghê tởm, chắc chắn ý đồ của chúng cũng bị Hàn, Nhật, Mỹ lật tẩy. Tuy căng thẳng giữa hai miền Triều Tiê ngày càng gia tăng nhưng sẽ không có chiến tranh vì Triều Tiên và Hàn Quốc đâu có dại gì mà phang nhau, chỉ là hù dọa để trở thành tâm điểm của thế giới thôi, chắc chắn họ có mục đích khác nữa

    Trả lờiXóa
  4. trung quốc thâm độc lắm, mưu sâu lắm, vì vậy những hành động của trung quốc thì ngay cả những chuyên gia phân tích chính trị cũng khó có thể đoán biết được huống hồ là dư luận quốc tế, vì vậy trong mọi trường hợp các quốc gia, đặc biệt là việt nam không lúc nào được mất cảnh giác với trung quốc

    Trả lờiXóa
  5. Trung Quốc quá nhiều âm mưu quỷ quyệt,không đáng tin là người anh em với nước ta nữa. vì vậy Việt Nam nên tính toán hợp lý để lợi dụng Mỹ hay các nước khác để kiềm chế sự hung hãn, trắng trợn của mỹ trên biển Đông hiện nay. Việc này là cần thiết, như Philippin họ mời quân đội Mỹ đống quân gần khu vực tranh chấp hay kiện ra tòa án quốc tế. Chúng ta không thể coi trung quốc là anh em được nữa. phải hành động để toàn vẹn đất nước

    Trả lờiXóa
  6. Việc đưa Mỹ vào sâu quá trong tình hình biển Đông cũng không phải là cách hay đâu. Bởi nước Mỹ dù mang bộ mặt hiền hòa những lúc nào cũng thường trực mâu thuẫn sâu sắc với nước ta, ngược lại TQ dù mang bộ mặt không được đẹp nhưng hành động TQ để kìm hãm sự pt của ta chứ không phải tiêu diệt ta.

    Trả lờiXóa
  7. nên nhớ âm mưu của trung quốc là độc chiếm biển đông, vì vậy trong mọi trường hợp họ sẽ không bao giờ từ bỏ âm mưu đó, vì vậy tất cả các quốc gia trong khu vực cần luôn cảnh giác với những hành động của trung quốc, không vì cảm thấy trung quốc đang tập trung cho các vấn để của triều tiên mà lơ là phòng bị, dẫn tới phải trả giá đắt

    Trả lờiXóa
  8. Trung Quốc “mượn gió bẻ măng” kìm hãm nhật bản, Hàn Quốc, Mỹ... tại sao Việt Nam không học tập để kiềm chế sự hống hách của mỹ trên biển đông, Ngoài nâng cao tiềm lực quân sự hiện tại, có thể kêu gọi quân đội các nước tới thăm, tuần tra hay như thế nào đó, để Trung Quốc có phần e sợ. Trung Quốc luôn lo sợ sự có mặt của Mỹ trên biển Đông bây giờ đe dọa đến TQ, vì vậy cần phải lợi dụng để Trung Quốc không lộng hành hiện nay

    Trả lờiXóa
  9. Trung Quốc thì bao giờ chả ấp ủ âm mưu bành trướng muốn làm bá chủ, nhưng theo tôi thì Mỹ cũng không ngoại lệ, luôn phải cảnh giác, bởi Mỹ bây giờ đang là nước thể hiện sự bá quyền của mình.

    Trả lờiXóa
  10. trung quốc là một nước lớn trong khu vực và trên thế giới, tiềm lực của họ rất mạnh vì vậy họ có đủ sức để dàn lực lượng cho nhiều mục tiêu khác nhau, vì vậy không vì tình hình căng thẳng ở bán đảo triều tiên mà trung quốc giảm đi những hoạt động ở biển đông, các quốc gia có chủ quyền ở biển đông cần lưu ý điều đó

    Trả lờiXóa
  11. Mỹ với Trung Quốc về bản chất thì có khác gì nhau. Nếu nhờ Mỹ thì có khác gì với Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm đâu, khác gì rước vơi giày mả tổ đâu. Việc bảo ngồi xem con hổ nào suy yếu để lấy lại thì làm gì có. Nước nào thắng chẳng nhân cơ hội để bành trướng thế lực, vươn lên bá chủ thế giới. Lúc đó không khéo nước ta hoàn toàn rơi vào tay chúng mất

    Trả lờiXóa
  12. vụ việc bán đảo triều tiên trở nên căng thẳng không hề làm giảm sự quan tâm và những hoạt động của trung quốc ở biển đông, trái lại những hoạt động của trung quốc ở biển đông của trung quốc ngày càng tăng ở biển đông, điều đó càng khẳng định dã tâm của trung quốc ở biển đông

    Trả lờiXóa
  13. Đúng là bản chất chó đẻ của tàu khựa. Cùng là người dân máu đỏ da vàng với nhau mà sao chúng thâm độc thế này. Lãnh thổ Trung Quốc chưa đủ rộng hay sao mà lại đi cướp từng tấc đất của dân tộc Việt Nam mà nhân dân Việt Nam đã đổ bao sương máu mới giành lại từ tay bọn Pháp Mĩ

    Trả lờiXóa
  14. trung quốc gián tiếp và giật dây cho triều tiên, điều đó đã gây căng thẳng rất lơn trong khu vực bán đảo triều tiên, điều đó cũng cho thấy dã tâm của trung quốc, muốn kiểm soát tất cả các nước trong khu vực, đó chính là mối đe dọa với tất cả các nước trong khu vực, đặc biệt là với các quốc gia đang có tranh chấp với trung quốc ở biên đông

    Trả lờiXóa
  15. cả nam, bắc ,đông, tây trung quốc đều trực tiếp và gián tiếp gây ra tình trạng căng thẳng và mất ổn định, điều đó là do chính sách của trung quốc muôn tăng sự ảnh hưởng của mình lên khu vực và trên toàn thế giới, nó cũng đúng với mục đích muốn trở thành bá chủ thế giới, vì vậy các quốc gia láng giềng với trung quốc cần phải chuẩn bị cho việc bị trung quốc o ép trong thời gian sắp tới

    Trả lờiXóa
  16. Mọi chuyện có phải đơn giản như chúng mình nghĩ đâu. Nói chung cũng không phải là lạ lẫm gì nữa, Trung Quốc hơn nghìn năm đô hộ nước ta, thế thì còn việc gì mà nó không dám làm đối với ta. Cứ bảo là để cho hai con hổ Mỹ và Trung Quốc đánh nhau và mình chỉ việc ngồi xem, làm gì có chuyện đó. Mỹ và Trung Quốc là hai "đại ca" chứ có phải hai thằng con nít đâu mà đi lừa chúng, chúng có phải dễ chơi đâu.

    Trả lờiXóa
  17. Những toan tính của Trung Quốc là rất nham hiểm. Trung Quốc muốn tình hình giằng co trên bán đảo Triều Tiên diễn ra lâu để Trung Quốc có thể rảnh tay với chiến lược ở Biển Đông. Tình hình này không có lợi cho chúng ta, trong khi Mĩ - Nhật - Hàn đang giằng co thì Trung Quốc sẽ nhân cơ hội xâm chiếm lãnh thổ của chúng ta. Tình hình này thì chỉ có thể trông chờ xem động thái của những nước trong cuộc thôi.

    Trả lờiXóa
  18. Âm mưu của Trung Quốc thật nham hiểm, lòng tham của Trung Quốc là không đáy. Trung Quốc không những chỉ muốn chiếm Biển Đông, mà thậm chí là cả Việt Nam, và đi lên bá chủ thế giới. Với mục tiêu của mình, Trung Quốc không từ một thủ đoạn nào kể cả những âm mưu đê tiện, bỉ ổi nhất.

    Trả lờiXóa
  19. Trung Quốc có mượn gió hay mượn bão để bẻ măng nữa thì cũng không được đâu trong vấn đề biển đông trung quốc đang am mưu chiếm chọn và có những hành động hết sức phức tạp ở khu vực này đang bị thế giới cũng như khu vực kịch liệt phản đối và trong đó có Mỹ chắc chắn rằng TQ đã kÉO mỸ QUAY lại khu vực và chính TQ đang tự tay bóp nghẹt mình.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog