Chia sẻ

Tre Làng

SỚM HAY MUỘN, TRUNG QUỐC SẼ CÓ NHU CẦU THỂ HIỆN SỨC MẠNH QUÂN SỰ TRÊN BIỂN ĐÔNG

(Petrotimes) – Tạp chí “Euroasia Review” mới đây đã đăng bài phân tích về những động thái mới của Trung Quốc ở Biển Đông của ông Mandip Singh – chuyên gia cao cấp Viện Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng tại New Delhi, Ấn Độ. Trong bài viết, tác giả nhận định Trung Quốc đang đi theo hướng từ từ củng cố tuyên bố chủ quyền của mình và “sớm hay muộn cũng có nhu cầu sử dụng sức mạnh quân sự” trên Biển Đông. Petrotimes xin giới thiệu (lược dịch) bài viết trên như một thông tin tham khảo tới bạn đọc về góc nhìn của quốc tế với tình hình Biển Đông.

Tập Cận Bình thị sát và thăm hỏi Hạm đội Nam Hải tại quân cảng Tam Á
Đã tròn 1 tháng sau Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân (Quốc hội) Trung Quốc lần thứ 12 kết thúc bầu ra bộ máy lãnh đạo mới, hoàn thành êm xuôi cú chuyển giao quyền lực cứ 10 năm 1 lần. Những tưởng, giới lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ có những động thái làm dịu đi tình hình căng thẳng ở Biển Đông nhưng trái lại, Trung Quốc lại liên tục có những hành động khiêu khích, khuấy động tình hình tranh chấp vốn đã sẵn căng thẳng - mặc dù so với hồi năm 2012, những động thái này của Bắc Kinh được xem là “kém phô trương hơn”.

Trong năm 2012, Trung Quốc đã giở mọi chiêu trò trên mọi mặt trận để khẳng định, thúc đẩy cái gọi là “chủ quyền” của mình đối với Biển Đông.

Về mặt ngoại giao, Bắc Kinh đã thành công trong việc trì hoãn đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) tại Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Về mặt chính trị, Bắc Kinh tuyên bố Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi” và là vấn đề “không thể thương lượng”, đồng thời lập nên một đơn vị hành chính mới, gọi là “thành phố Tam Sa” nhằm quản lý trái phép các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (của Việt Nam - PV) và Trung Sa.

Về mặt quân sự, Trung Quốc đã triển khai một đơn vị quân đội đồn trú trên đảo Phú Lâm với nhiệm vụ quản lý và kiểm soát hơn 200 đảo lớn nhỏ, bãi cát và rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa - PV), Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa - PV) và Trung Sa, cùng hơn 2 triệu km2 vùng nước nằm trong phạm vi cái gọi là “đường chín đoạn” (“đường lưỡi bò” - Bắc Kinh tự vẽ ra để nhận vơ chủ quyền trên Biển Đông – PV).

Từ chỗ khẳng định chủ quyền, những bước đi của Bắc Kinh hiện đang di chuyển theo hướng từ từ củng cố chủ quyền, dùng mọi thủ đoạn để “hợp pháp hóa” quyền và chủ quyền trên Biển Đông.

Đáng chú ý, vào đầu tháng 4, Trung Quốc đã đăng cai tổ chức Diễn đàn kinh tế châu Á Bác Ngao với sự tham gia của 2.500 nhà tư bản công nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp từ hơn 30 quốc gia tại Tam Á, tỉnh Hải Nam. Điều đáng nói là cái gọi là “thành phố Tam Sa” được đặt dưới sự quản lý của tỉnh Hải Nam và tỉnh này cũng tham gia tích cực nhất vào các hoạt động quấy rối ở Biển Đông trong thời gian qua. Việc Trung Quốc chọn Hải Nam làm nơi tổ chức Diễn đàn Bác Ngao đương nhiên không thoát khỏi sự chú ý của cộng đồng quốc tế và Bắc Kinh cũng không từ một cơ hội nào để có thể quảng bá, vận động cho cái gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông tại diễn đàn này.

Ngay tại đây, Phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam Đàm Lực đã ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc sẽ khai trương tuyến du lịch (trái phép – PV) ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước thềm Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Tiếp đến, Trung Quốc lại thông báo phái “một biên đội 5 tàu Hải giám chịu trách nhiệm giám sát an toàn giao thông hàng hải, điều tra tai nạn hàng hải, phát hiện ô nhiễm môi trường và tiến hành các nhiệm vụ khác trong thời gian diễn ra hội nghị 24/24” và huênh hoang tuyên bố đây là một phần của hoạt động diễn tập an ninh trong khuôn khổ diễn đàn Bác Ngao. Chưa hết, Trung Quốc còn cấm máy bay bay thấp trong khu vực hội nghị nhưng không chỉ ra phạm vi rõ ràng.

Chiêu “đánh lận con đen” này của Trung Quốc nhằm thể hiện rằng, việc họ quản lý các khu vực tranh chấp ở Biển Đông cũng sẽ laf “việc làm hiển nhiên”.

Dư luận cũng không bỏ sót sự kiện ngày 19/3, 4 tàu chiến Hạm đội Nam Hải, bao gồm: tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, tàu khu trục mang tên lửa Lan Châu, 2 khinh hạm Ngọc Lâm và Hành Thủy cùng 4 máy bay lên thẳng và một đại đội lục chiến đã tham gia một đợt “huấn luyện, tuần tra” kéo dài 16 ngày trên Biển Đông và biển Tây Thái Bình Dương. Trong hành trình dài 5.000 hải lý, đội tàu trên đã “diễu võ dương oai” qua một loạt khu vực nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò” (phi pháp – PV) nhằm thể hiện trắng trợn yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ngay cả bãi ngầm James – điểm cực Nam của “đường lưỡi bò” - nơi cách Trung Quốc tới 1.800km và chỉ cách bờ biển Malaysia có 80km, đội tàu chiến này cũng ngang nhiên “tới thăm” và bày trò thượng cờ. Theo tờ Straight Times, tại khu vực rõ ràng nằm trong thềm lục địa của Malaysia này, thủy thủ đoàn Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện lễ tuyên thệ trung thành với đất nước, “bảo vệ Biển Đông, duy trì chủ quyền quốc gia và phấn đấu xây dựng một Trung Quốc hùng mạnh”. Hành động này thể hiện sự hiếu chiến, khích động chủ nghĩa dân tộc.

Chỉ huy đội tàu – Đô đốc Tưởng Vĩ Liệt thừa nhận, gần đây, những hoạt động tập trận kiểu như trên đã diễn ra thường xuyên với hơn, từ mức “vài năm một lần lên vài lần một năm”, nhằm xác nhận sự hiện diện “tích cực” của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa ở Biển Đông. Ngoài ra, trong khuôn khổ cuộc tập trận, lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc đã tham gia diễn tập các chiến dịch đổ bộ chiếm đảo và tấn công tàu đối phương trên biển.

Bên cạnh đó, việc vượt ra khỏi Biển Đông, tiến ra Tây Thái Bình Dương tập trận, cho thấy Bắc Kinh đang muốn thể hiện khả năng có thể hoạt động và triển khai sức mạnh hải quân ở các khu vực khác, ngoài khu vực truyền thống.

Bước đi mang tính biểu tượng cao nhất là chuyến thăm của Tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến căn cứ hải quân Tam Á hôm 9/4. Đây là cơ sở đặt tàu ngầm của Trung Quốc, đáng chú ý là có cả tàu ngầm hạt nhân, được thả neo trong đường hầm khoan thông từ đất liền ra biển. Căn cứ Tam Á được đánh giá là “con át chủ bài” trong chiến lược khống chế Biển Đông của Trung Quốc, là cơ sở phía Nam của hầu hết các lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, là cảng nhà của Hạm đội Nam Hải.

Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi nhậm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cập Bình đã thường xuyên thị sát có những chuyến thị sát, thăm hỏi các lực lượng vũ trang Trung Quốc, trong đó đặc biệt ưu ái đến thăm Hạm đội Nam Hải 2 lần – một lần trên cương vị Tổng Bí thư và một lần với tư cách Chủ tịch nước.

Đây là một dấu hiệu cho thấy mối quan tâm đặc biệt của người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Quân đội Trung Quốc với việc phát triển quân sự về phía Nam. Cũng như tại các căn cứ quân sự khác, trong đợt thị sát tại quân cảng Tam Á, ông Tập đã kêu gọi các binh sỹ, mỗi người đều phải “lồng ghép mục tiêu cá nhân của mình với mục tiêu xây dựng quân đội vững mạnh” và nhấn mạnh lực lượng Hải quân Trung Quốc cần thiết phải “nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu”, nâng cao tác phong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Đây là một xu hướng không thể nhầm lẫn. Trong tất cả các chuyến thăm các cơ sở quân sự, ông Tập đều yêu cầu quân đội phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, ý ra rằng, sớm hay muộn Trung Quốc sẽ có nhu cầu thể hiện sức mạnh quân sự.

Chuyến thị sát của ông Tập Cận Bình diễn ra chỉ một ngày sau khi ông này bất ngờ đến thăm các ngư dân thường xuyên làm việc ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông và lên thăm tàu Quỳnh – Quỳnh Hải 09045. Đây là chiếc tàu cá đã bị cảnh sát Palau bắt giữ cách đây một năm vì tội đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển Palau. Một ngư dân Trung Quốc đã bị bắn chết và 25 người khác đã bị bắt trong vụ việc này.

Sau khi thăm hỏi ngư dân về tình hình an toàn của họ khi đánh bắt cá trên Biển Đông, ông Tập Cận Bình cam kết sẽ bảo vệ cuộc sống và an toàn cho ngư dân trên toàn bộ chặng hành trình ở ngư trường Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc đã tiến hành hợp nhất các cơ quan giám sát biển nhằm tăng cường hiệu quả tuần tra, chấp pháp, bảo vệ cái gọi là “quyền lợi” của ngư dân nước này trên các vùng biển. Động thái này được xem là một thông điệp mà ông Tập Cận Bình muốn gửi đến các nước láng giềng có liên quan đến tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.

Nói tóm lại, trong ngắn hạn, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi tham vọng độc chiếm Biển Đông, phối hợp tất cả các bộ, ngành quân sự, chính trị và ngoại giao cùng thực hiện những hành động được lên kế hoạch từ trước. Quan trọng hơn, giới lãnh đạo mới của Trung Quốc đã thể hiện sự ủng hộ cho báo chí phát “hỏa lực mồm”, bằng những bài viết thể hiện sự hung hăng, hiếu chiến và tiếp tục theo đuổi chính sách “không đàm phán” về vấn đề liên quan đến “đường chín đoạn” (phi pháp - PV) của họ. Chính sách này được cho là sẽ tiếp tục trở nên hung hăng và hiếu chiến hơn theo thời gian bởi giới lãnh đạo Trung Quốc đã đẩy cuộc tranh chấp này lên cao. Bất kỳ sự thỏa hiệp hay động thái làm dịu nào cũng sẽ bị đánh giá là yếu kém và thiếu khả năng, gây tổn hại cho hình ảnh của thế hệ cầm quyền mới của Trung Quốc trong bối cảnh họ đang phải củng cố quyền lực ở giai đoạn đầu.

Minh Châu (lược dịch)

18 nhận xét:

  1. Sớm hay muộn thì Trung Quốc sẽ gây ra xung đột trên Biển Đông để kiểm chứng sức mạnh của quân đội sau hàng chục năm đầu tư và đẩy mạnh hiện đại hóa. Bới tương quan lực lượng ở Biển Đông nghiêng về phía Trung Quốc còn nếu ở vùng biển Hoa Đông thì với lực lượng hiện đại của Mỹ, Nhật ở đó thì có thể lần thử nghiệm sức mạnh quân sự của họ sẽ là lần đâu tiên và duy nhất. Hạm đội Thái Bình Dương và hải quân Nhật Bản sẽ nghiền nát lực lượng Trung Quốc nếu họ manh động. Và ở Biển Đông Hải quân Việt Nam sẽ giáng trả họ những điều thích đáng .

    Trả lờiXóa
  2. Những động thái mới của Trung QUốc sẽ không đi tới đâu nếu cứ tiếp tục hành động như vậy , Việt Nam sẵn sàng đấu tranh lại bất kì thế lực thù địch nào xâm phạm chủ quyền an ninh quốc gia , và chúng ta cần phải củng cố thêm sức mạnh quân sự và có những biện pháp hòa bình cũng như ngoại giao trước mắt để cải thiện được tình hình.Một trung quốc ngang ngược sẽ phải cúi đầu trước những hành động của chúng đã làm với các nước.

    Trả lờiXóa
  3. Trung quốc đang có những bước đi mạnh mẽ trong việc gia tăng quân sự ở biển đông nói riêng cũng như các vùng lãnh hải mà trung quốc đang thực hiện ý đồ nói chung , trung quốc đã sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cao nhất cho việc chiến tranh xung đột có thể xảy ra , điều đó cho thấy trung quốc sẽ tiếp tục tiến hành những ý đồ , âm mưu của mình về việc sẽ độc chiếm 2 hòn đảo hoàng sa và trường sa của chúng ta ,vì thế nhà nước ta cần nhanh chóng có những phương án đối phó để kịp thời ngăn chặn được những hành động nguy hiểm mà trung quốc có thể gây ra .

    Trả lờiXóa
  4. Việc củng cố thêm sức mạnh quân sự tại biển đông , cũng như sự có mặt của Tập Cận Bình đã cho thấy trung quốc thể hiện rõ được âm mưu độc chiếm biển đông bằng phương pháp quân sự là khó tránh khỏi , vì thế chúng ta cần có những giải pháp kịp thời , cần thiết để có phương án đối phó tránh trung quốc tiến xa hơn , để đạt được ý đồ của mình.

    Trả lờiXóa
  5. Trong tất cả các chuyến thăm các cơ sở quân sự, ông Tập Cận Bình đều yêu cầu quân đội phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, ý ra rằng, sớm hay muộn Trung Quốc sẽ có nhu cầu thể hiện sức mạnh quân sự.Đó cũng là mối quan ngại của Việt Nam ta trước hành động và lời phát biểu đó , vì vậy chúng ta cần phải có sự phối hợp với các nước đang có cùng mối đe dọa chung do trung quốc gây ra và chủ động đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất đối phó với kẻ thù khát máu này.

    Trả lờiXóa
  6. Trung quốc sớm hay muộn cũng sẽ phô trương sức mạnh quân sự trên biển đông , bất chấp các nước liên quan có những hành động ngăn chặn bằng mọi phương pháp , đối với trung quốc hiện giờ thì chiến tranh ,sức mạnh quân sự sẽ là phương pháp chủ yếu dùng để giải quyết mọi tranh chấp và những gì gọi là hợp pháp mà trung quốc trước đây đã chịu nhún bước.

    Trả lờiXóa
  7. Việc lấy Quân sự làm trọng yếu trong vấn đề giải quyết tranh chấp biển đông đang được trung quốc thực hiện với quyết tâm cao nhất , cho thấy rằng ý đồ và âm mưu không từ chối bất kì một thủ đoạn nào để nhằm độc chiếm sở hữu lãnh hải của mình , vì thế chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể hơn nữa , và nhanh chóng kêu gọi sự ủng hộ của các bên liên quan cùng phối hợp đưa ra giải pháp chung về vấn đề này.

    Trả lờiXóa
  8. Âm mưu của Trung Quốc đã quá rõ ràng. Bọn chúng tìm mọi cách để thôn tính biển Đông. Sau bao nhiêu năm tăng cường sức mạnh quân sự, dùng nhiều chiêu trò để gây suy yếu cho các nước xung quanh, sớm muộn ý đồ của Trung Quốc cũng sẽ được thực hiện. Đáng lo ngại là vấn đề tranh chấp trên bán đảo Triều Tiên đã lôi kéo những nước khác quan tâm, đây là cơ hội cho Trung Quốc với kế hoạch của bọn chúng. Việt Nam là một quốc gia "trong tầm ngắm" của Trung Quốc, có thể chúng ta nhỏ hơn nhưng quyết không yếu hơn, nhân dân Việt Nam dù có hi sinh tất cả cũng quyết bảo vệ lãnh thổ của mình.

    Trả lờiXóa
  9. nay đang vào hè, cái lưỡi của con chó dại lại thò ra thụt vào nhiều, những nước liên quan cần phải chủ động liên kết lại để chống lại mọi âm mưu thâm độc của bọn trung quốc. không để chúng thâu tóm biển đông được. rừng vàng biển bạc, tất cả đều là chủ quyền của việt nam, đã được quốc tế công nhận, không thể để chúng ngang nhiên gây hứng được.

    Trả lờiXóa
  10. Chưa đâu, chưa đến lúc dùng đến vũ lực. Trung Quốc đang lái dư luận Quốc tế vào bán đảo Triều Tiên, để quên đi hoạt động của chúng trên biển Đông. Điều này cho thấy chúng chưa sẵn sàng cho cuộc chiến, bởi vì Mỹ,Nhật, Hàn đang rất mạnh.

    Trả lờiXóa
  11. Âm mưu xâm lược nước ta của Trung Quốc đã quá rõ ràng. Trong lịch sử Trung Quốc đã rất nhiều lần xâm lược nước ta nhưng đều bị thất bại một cách nhục nhã. Hiện giờ là lúc Trung Quốc đang rất phát triển, lợi dụng tình hình thế giới đang rất bất ổn, có lẽ đây là thời cơ thích hợp để bọn chúng "thể hiện sức mạnh quân sự trên biển Đông". Giới cầm quyền mới nhận chức của Trung Quốc đang rất muốn củng cố quyền lực, vì vậy có lẽ những cuộc tấn công quân sự từ Trung Quốc sẽ xảy ra trong tương lai gần thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Nhìn cái cách mà Trung Quốc đang phô trương sức mạnh của mình là đủ thấy được ý định bành trướng sức mạnh của chúng trên biển Đông bằng vũ lực rồi. Sớm hay muộn thì kiểu gì cũng sẽ phải có chiến tranh trên biển Đông với Trung Quốc để dành lại chủ quyền mà thôi.

    Trả lờiXóa
  13. Càng ngày chúng càng nguy hiểm hơn khi mà liên tục sắm sửa và chế tạo thêm hàng loạt vũ khí nhằm phục vụ cho mục đích bành trướng của chúng. Chúng ta và các nước hàng xóm cần cảnh giác cao độ hơn nữa để tìm ra phương án chống lại sự bành trướng này của Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  14. Nội bộ Trung Quốc đang khủng hoảng nghiêm trọng nên Trung Quốc muốn đẩy sự căng thẳng của sự khủng hoảng này ra bên ngoài bằng các chính sách trái với pháp luật quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông, để thực hiện chính sách này Trung Quốc thực hiện sự bằng trướng của mình dựa vào sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng dù có mạnh đến đâu thì sự bành trướng của Trung Quốc cũng sẽ không thực hiện được vì các nước bị xấm chiếm luôn đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của mình

    Trả lờiXóa
  15. Nhu cầu của Trung Quốc trên biển Đông đã có từ rất lâu rồi chứ không phải là sớm muộn nữa. Chỉ có điều gần đây Trung Quốc mới thể hiện điều đó một cách rõ ràng và quyết liệt, những âm mưu đó có đã được tính toán rất kỹ lưỡng nên các bên cần hết sức đề phòng những hành động của TQ.

    Trả lờiXóa
  16. trung quốc là con thú hoang, muốn rú gầm để thể hiện oai nghi, đàn áp mấy con thú nhỏ. nhưng càng gào, càng thét thì người ta càng khinh ghét nó. còn thực tế thì chúng vừa gào, vừa sợ liêu rằng chúng sủa như vậy có to quá không? có làm cho người ta quay ra đánh nó không.

    Trả lờiXóa
  17. Bằng cái sự tự mãn vào bản thân của người Trung Quốc và số lượng dân số đông như trung Quốc thì có lẽ việc chúng bành trướng để chiếm lấy biển đông là điều hoàn toàn bình thường. Các nước hàng xóm láng giềng với Trung Quốc cần phải liên kết lại với nhau để ngăn chặn cái sự bành trướng này lại

    Trả lờiXóa
  18. Bọn tham lam thâm độc trung quốc không chỉ có tham vọng phô trương lực lượng mà chúng thật sự muốn biến Biển Đông thành cái ao của riêng chúng. Huy vọng rằng các nước trong khu vực có liên quan và đang tranh chấp các hòn đảo trên Biển Đông với trung quốc đồng lòng đồng sức để tiêu diệt âm mưu xâm chiếm của chúng và cắt cái lưỡi bò vô liêm sỉ của chúng đi. Cực lực phản đối cái bọn tầu bẩn thỉu.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog