Chia sẻ

Tre Làng

CƠ QUAN NHẬP CẢNH BIẾT NGÓN TRỎ PHẢI CỦA TÔI TỐT HƠN CẢ TÔI

Bài copy từ Phan Ba's Blog

Khi tôi cùng với một nhóm người Đức bay đến New York theo lời mời của một tập đoàn thuốc lá, chúng tôi đứng xếp hàng để nhập cảnh trong Cảng hàng không JFK. “Ở đây mua thứ để hít ở đâu?”, một tay DJ từ Hamburg hỏi thăm, trong khi đồng nghiệp của ông ấy hít vào mũi một ít chất bột màu trắng từ chiếc túi ở trước ngực. Nhìn lại từ sau này, cảnh đó thật là vô tư và thơ mộng, vì, như người ta biết, thời bây giờ đã trở nên nghiêm trọng hơn một chút.

Đến một lúc nào đó trên Đại Tây Dương, thường là hơn một giờ sau câu hỏi “chicken or pasta?” lúc nào cũng được đưa ra, tiếp viên hàng không bắt đầu phân phát những tờ giấy mà lúc nhập cảnh người ta phải trình ra sau khi đã điền vào đầy đủ. Khi bạn là khách du lịch, người sẽ rời đất nước sau ba tháng, thì đó là một tờ đơn màu xanh lá cây cho nhân viên nhập cảnh và một tờ màu xanh nước biển cho thuế quan. Phim không còn được chiếu trên màn hình của máy bay nữa, để người ta đừng phạm lỗi, thường thì người ta không nhớ số hộ chiếu trong đầu nên đầu tiên là phải tìm nó trong hành lý. Trong lúc trả lời lúc nào cũng lẫn quất sự nghi ngại: ở ngày tháng, tôi phải ghi tháng trước hay ngày trước? Tôi đã có vào một trang trại nông dân trong những tuần vừa qua hay không? Có mẻ cấy vi khuẩn nào tình cờ nằm trong hành lý của tôi không? Tôi có mang tiền mặt quá 10.000 dollar theo người không? Tôi có sơ ý phạm phải lỗi lầm lớn nào không? Người Mỹ là những người có thiên tài về làm trò tiêu khiển và viết kịch, hãy tin rằng nói chung là họ có thể làm được mọi việc. Có lẽ những tờ đơn khai báo này chỉ được dùng để chuẩn bị tinh thần cho du khách làm quen với một cái motif cơ bản của tâm trạng người Mỹ: tính đa nghi.

Vào ngày 11 tháng 09 năm 2001, dân cư Hoa Kỳ lần đầu tiên sau gần 60 năm lại trải nghiệm rằng ở ngay chính trong đất nước của mình, họ cũng không an toàn trước những kẻ thù từ ở bên ngoài. Qua lần tập kích World Trade Center, nhu cầu cần những người có quyền hành và cần sự kiểm soát, những cái thế nào đi nữa cũng đã rõ nét, lại được chứng nhận thêm một lần nữa qua lịch sử đương đại. Bây giờ, cơ quan Homeland Security được thành lập chỉ vài tháng sau đó sẽ chuyên tâm chống lại những mối nguy hiểm và đặc biệt là chống khủng bố bên cạnh các cơ quan cạnh tranh FBI và CIA. Và theo cách hiểu của người Mỹ thì điều đấy bắt đầu ở biên giới quốc gia.

Tiếp viên hàng không giàu kinh nghiệm cho rằng không ở đâu mà cơ quan nhập cảnh lại dễ dãi như ở New York. Nhưng ngay ở đấy thì màn kịch cũng đã được dàn dựng để gây ấn tượng mạnh. Người ta đứng xếp vào những hàng du khách dài, thường còn có những gia đình châu Phi ngồi ở rìa mà không biết rằng họ đang chờ những thủ tục nào. Nhân viên giữ trật tự đưa ra những lời chỉ thị hống hách, rằng phải đợi ở trước buồng nào, nơi cuối cùng rồi người ta cũng được tiếp đón với ánh nhìn không thể đoán ra điều gì được. Thường thì người immigration officer còn chẳng buồn trả lời câu nói thân thiện “Hey. How are you?” nữa. Và tôi không thể không tự hỏi mình, rằng bây giờ ông ấy có nghĩ là tôi muốn dùng thái độ vui vẻ để tiếp cận và có thể nói là qua đó mà tự mang lậu tôi vào nước hay không. Do hoang mang như thế, hầu như chưa bao giờ tôi ấn ngón trỏ cho đủ mạnh lên chiếc máy đọc. Cứ mỗi lần vào nước là hai ngón trỏ được lấy dấu vân tay, chỉ riêng từ của tôi thôi thì Homeland Security hiện chắc phải có cả một bộ sưu tập to đùng rồi. Máy mới hiện đang được lắp đặt, để trong tương lai có thể đọc cả mười ngón. Có lẽ qua đó mà đo được những thay đổi cực nhỏ, những thay đổi cho phép người ta suy đoán ra các thói quen ăn uống của tôi hay hành vi trong thời gian rảnh rỗi của tôi, tôi nghĩ như thế. Và tôi nên cười hay không trên tấm ảnh chụp chân dung bắt buộc?

Liệu những biện pháp kiểm tra mà trong cốt lõi thật ra là thô sơ này có ngăn chận một kẻ khủng bố duy nhất nào không vào trong nước được hay không, đó là điều mà các chuyên gia đang tranh cãi. Việc luôn làm cho tôi chưng hửng: tại sao một đất nước, tự hiểu mình là hiện thân của tự do và điểm đến mong ước của những dân tộc đã bị cướp đi quyền của mình, lại đầu tiên là phải dọa dẫm mỗi một người khách mới đến thăm? Làm sao mà có thể từ người rửa bát trở thành nhà triệu phú ở đây khi người ta vẫn còn run tay sau thủ tục nhập cảnh? Trong khi đó thì tôi thật sự là người du lịch đáng tin cậy nhất của thế giới: luôn luôn có một thị thực không thể chê vào đâu được, còn không có tới một cái bánh mì xúc xích trong hành lý xách tay chứ đừng nói đến rượu hay thuốc lá, có ý định kiên quyết sẽ chi nhiều tiền trong Hoa Kỳ và quảng bá đất nước này với những bài viết ca ngợi. Mặc dù vậy, cứ mỗi lần đi ngang qua được nơi nhập cảnh, tôi lại có cảm giác giống như vừa mới thoát nạn thêm được một lần nữa.

Và cả khi có nguy cơ đùa đến mức khiến người đọc của tôi mất cảm tình: thật ra ở Hoa Kỳ người ta không có sự lựa chọn nào khác hơn là tự thể hiện mình như một thần dân ngoan ngoãn, vì người Mỹ còn Đức hơn cả người Đức về hai phương diện: tất cả mọi thứ đều phải diễn ra chính xác như đã được dự định trước. Và người có quyền hành (hải quan, cảnh sát, thuyền trưởng những chiếc tàu du ngoạn) yêu cầu phải tuân theo mệnh lệnh tuyệt đối.

Ai đã sống đủ lâu ở Hoa Kỳ đều có thể thuật lại những câu chuyện riêng của mình, tất nhiên là được cá nhân cảm nhận hết sức là vô lý, về tính thích trật tự của người Mỹ. Đã bị ra tòa như thế nào vì đã đi xe đạp trên lề đường vào giữa đêm khuya trên một con đường không có một bóng người. Đã bị người giữ trật tự quát tháo như thế nào vì mang ly giấy với bia (chai quá ư là nguy hiểm) ra đến tiền sảnh của hội trường trong một buổi biểu diễn nhạc rock. Đã không được phép mua áo thun Hillary Clinton (15 dollar) tại một sự kiện vận động bầu cử như thế nào, vì người nước ngoài không được phép quyên góp tiền cho bầu cử. Khi cô bạn Katja của tôi lấy chồng và chúng tôi cụng ly với nhau bằng những cái ly giấy đầy sâm banh trong một công viên ở Brooklyn, chúng tôi có cảm giác như đang làm một việc gì đó bị cấm đoán rất ghê gớm.

Suy cho cùng thì tất cả những quy định đấy đều là những quy định có lý, người ta chỉ phải làm quen rằng ở đây, tất cả chúng cũng đều được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Cũng vì thế mà lần nào trở về New York cũng thú vị cả. Trong những năm 90, nguyên thị trưởng thời đấy Rudolph Giuliani đã thực hiện lý thuyết “BrokenWindows” gây tranh cãi trong giới khoa học xã hội: mỗi một cửa sổ vỡ kính, mỗi một thùng rác không được mang đi đổ đều được xem như là một dấu hiệu của sự xuống cấp xã hội và người ta đấu tranh chống lại nó với sự hiện diện của cảnh sát và với những biện pháp trừng phạt nặng nề. Tội phạm giảm xuống thấy rõ, nhưng bù vào đấy, ngày nay nó là một thành phố mà trong đó trước hết là lực lượng an ninh không bao giờ ngủ. Những ai cả gan muốn hút một điếu thuốc lá trước cửa quán phải nhất nhất tuân theo chỉ thị của người đứng canh cửa. Ai đứng quá gần cửa ra vào hay đứng quá xa trên lề đường chỉ nửa mét thôi đều sẽ lâm vào một cuộc tranh cãi không thể thắng được. Kiểm tra độ tuổi ở cửa ra vào cũng thế. Trong những tuần đầu tiên, tôi còn cảm thấy hãnh diện khi bị yêu cầu đưa cho xem thẻ căn cước trước khi vào một quán bar hay club. Nhưng rồi tôi nhận thấy tương đối nhanh chóng rằng tôi cũng sẽ bị yêu cầu đưa ra một “photo ID” ngay cả khi có tóc bạc và những nếp nhăn sâu trên mặt. Hiện giờ còn có cả những club scan thẻ căn cước nữa. Tôi không biết để làm gì nhưng ai từ chối thì cứ đứng ngoài. Ngay tại những cuộc hẹn trong các tòa nhà văn phòng lớn, thỉnh thoảng ngay cả lúc mua bằng thẻ tín dụng cũng còn bị kiểm tra. Tức là người ta nên mang theo thẻ căn cước hay bằng lái xe, ở tôi thì thường thẻ nhà báo là đủ. Người Mỹ lúc nào cũng muốn cho xem giấy tờ, nhưng tại những loại không thông thường thì họ lại không nhìn cho kỹ.

Thế nên lại càng thú vị hơn khi người ta vẫn còn chưa thể giải thích cho người đi bộ ở Manhattan ý nghĩa của đèn giao thông. Cho tới cách đây vài năm, chúng đã tuyên bố “Walk” và “Don’t walk”, nhưng người New York không phân biệt chúng. Ai cũng đã chạy và đang chạy qua đường bất cứ lúc nào họ thích và ngay khi có cơ hội bắt buộc ô tô phải phanh lại. Thích nhất là với iPod hay bộ phận nghe điện thoại di động không cần cầm tay trong tai, để không thể nghe được tín hiệu cảnh báo quấy rối. Nhìn chung, điều đấy khiến cho toàn bộ giao thông phải chậm lại, nhưng đấy lại chính là hình thức đặc biệt của tính ích kỹ Mỹ, khoác vẻ lịch sự ở bên ngoài. Ngay lúc hứa hẹn có được một lợi thế cá nhân dù nhỏ đến đâu đi chăng nữa, nó vẫn được tận dụng – dù rằng người ta sẽ ngồi trong taxi vài phút sau đấy và chửi rủa về jaywalkingcủa người đi đường.

Chỉ riêng vì kiểm tra an ninh ở cửa khẩu không thôi thì họ sẽ không vào Hoa Kỳ, người ta thường hay nghe những người có tư tưởng phê bình ở Đức nói như thế. Tôi rất thông cảm với việc đấy. Khi máy bay sang Hoa Kỳ vừa mới cất cánh, tôi đã suy nghĩ không hiểu mình có đến đúng vào lúc nhập cảnh bị quá tải hay không. Có một lần những cửa nhập cảnh ấy vẫn còn chưa có nhân viên làm việc. Khi đến mà không mang theo một dây thắt lưng thuốc nổ trong hành lý, người ta có cảm giác như là bị hiểu lầm.

Năm lời khuyên, để đến và đi xuyên qua Hoa Kỳ một cách dễ dàng:

Mang giày đơn giản. Người ta phải cởi chúng ra trước mỗi chuyến bay. Dây giày chỉ gây phiền hà thôi.

1. Tất không lỗ. Từ những lý do về thẫm mỹ và vệ sinh.

2. Hành lý xách tay tối thiểu. Chỉ mang theo máy tính xách tay khi thật sự muốn làm việc trên máy bay, ngay đến những quả cầu tuyết cũng vừa mới bị cấm.

3. Không nói đùa về bom. Và không bao giờ được phép quên: lúc nào cũng có người nói tiếng Đức.

4. Tuân theo chỉ thị của tiếp viên hàng không. Tất nhiên là bạn có thể bắt đầu một cuộc thảo luận rằng tại sao lại cấm dùng điện thoại di động trước hải quan. Nhưng nếu xảy ra việc thì bạn chỉ mất thời gian mà thôi, và chắc chắn rằng điều đấy không làm cho thế giới này tốt hơn được.

Nhu cầu đặc biệt rõ về an ninh của người Mỹ và tính độc đoán của lực lượng gìn giữ trật tự của họ cũng biểu lộ trong những sự kiện quần chúng. Ngay tại những lễ hội trên đường phố và những buổi nhậu nhẹt truyền thống như Halloween, St. Patrick’s Day hay Gay Pride cũng được tổ chức với tính cứng rắn của quân đội. Trật tự viên chỉ cho khách bộ hành góc được phép reo mừng, và chỉ có thể băng qua đường trong những trường hợp ngoại lệ để không gây rối cho cuộc diễu hành. Tất nhiên là cấm uống rượu. Việc đấy xảy ra ở nhà hay trong quán. Nhưng xin đừng mang ly thủy tinh ra ngoài! Những ai đã từng một lần cùng tham gia lễ hội hóa trang ở Cologne đều phải nuốt nước bọt “khô” tại tính vui vẻ cứng nhắc của người Mỹ. Mặt khác, điều khiến cho người ta hết sức an tâm là “luật lệ và trật tự” không chỉ là những đức tính tốt riêng của người Đức.

Adriano Sack

Phan Ba dịch

14 nhận xét:

  1. Ở nước Mỹ đa nguyên đa đảng có nhiều cái bất cập lắm, người dân ở nước này phải chịu nhiều bất công, luôn trong tình trạng lo lắng về mọi vấn đề, đặc biệt là vấn đề bạo loạn, khủng bố. Đa nguyên đa đảng là thế đấy, tốt đẹp gì đâu, cứ như Việt Nam là hay nhất, ngon lành cành đào ngay.

    Trả lờiXóa
  2. Mỹ họ đa nghi cũng đúng thôi, sau chục năm xảy ra vụ khủng bố 11/9 đó, ở Mỹ cũng đã xảy ra rất nhiều vụ thảm sát kinh hoàng. Ở Mỹ không khi nào người dân cảm thấy họ được sống trong cảnh yên bình, họ luôn luôn lo sợ cho tính mạng của mình. Thực ra hiếm có nước nào yên bình như Việt Nam mình!

    Trả lờiXóa
  3. câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có bình yên? Mỹ có phải mảnh đất của tự do dân chủ, của nhân quyền? Mỹ là kẻ thù của bao nhiêu dân tộc, Mỹ là kẻ thù của bao nhiêu người trên thế giới này? Chính phủ Mỹ họ tự nhận thức được những sai trái của chính mình cho nên họ sợ nhiều người sang Mỹ là để trả thù chính quyền Mỹ

    Trả lờiXóa
  4. chủ nghĩa đa nguyên bắt đầu từ các nước tư bản chủ nghĩa. nó phục vụ lợi ích cho một nhóm người quyền thế, gia tộc và giàu có để bảo đảm sự thống trị của chúng. còn sau này chúng phát triển trên phạm vi thế giới tư ban. nhưng bản chất vẫn không thay đổi là bảo đảm quyền lợi của các tập đoàn tư bản. xã hội phân hóa rõ giầu nghèo và mọi tầng lớp xh. cuộc sống thì phức tạp....

    Trả lờiXóa
  5. vâng bọn tư bản chúng nó luôn kêu gào chủ nghĩa đa nguyên đa đảng và đa chính trị. thử hỏi khi đất nước nan nguy thì ai sẽ à người đứng ra bảo vệ đất nước bảo vệ những người dân nghèo hay chúng nó những nhà tư bản tài phiệt chúng cao chay xa bay với tiền của và địa vị của chúng. nói cho cùng chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa cá nhân, tập thể của một nhóm người có tiền, và các tập đoàn tài chính

    Trả lờiXóa
  6. nói cho cùng thì chủ nghĩa tư bản là vậy chỉ là chủ nghĩa phục vụ cho một tổ chức và cá nhân hay của cả các tập đoàn tư bản. đất nước và người dân trên mảnh đất đó thì sống cuộc sống khó khăn và tệ nạn phức tạp. sự phân hóa giầu nghèo rõ rệt trên đó. bạo loạn và chiến tranh luôn luôn sảy ra... thế tư bản tốt hay chủ nghĩa xã hội tốt nào?

    Trả lờiXóa
  7. lại chủ nghĩa tư bản đó hả. nói chung là chẳng có cái quái gì được bàn tới ở đây cả cái tư bản mà chúng nó muốn nói tới là sự khủng bố các dân tộc khác, người dân trên đất nước thì luôn luôn sống trong sự sợ hãi của khủng bố, chiến tranh và cướp bóc ấy hả? mình thấy chủ nghĩa đa nguyên chỉ là chủ nghĩa của đám tư bản thui chứ với việt nam thì mỗi người dân việt nam đều sống và học tập theo chủ nghĩa xã hội. cùng nhau chung sức cho sự phát triển chung của toàn đất nước. xã hội có nền chính trị và kinh tế ổn định vào loại bậc nhất khu vực.

    Trả lờiXóa
  8. vâng dân chủ tới mức loạn lạc hết cả đất nước một đất nước mà luôn kêu gào dân chủ và bình đẳng tự do tới mức tha hô hút hít đánh nhau, bắn nhau như vậy thử hỏi mấy thằng cha phản động chúng nói giương cao chiêu bài tự do tự do thế đó hả. bình đẳng thế hả? ở việt nam mỗi người dân việt nam đều sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật việt nam. tự do trong khuôn khổ của pháp luật thế mới là điều mà chúng tôi mong muốn

    Trả lờiXóa
  9. Nói cho cùng thì CNTB hay CNXH thì cái nào cũng có cái tốt, cái xấu đấy là hai mặt của xã hội mà. Nhưng tôi thấy mấy cái thằng đa đảng là hay rối loạn. Nước mình ổn định về mọi mặt. Chính vì mình ổn định quá nên một số bọn xấu ghen ăn tức ở nên cứ chọc ngoáy lung tung. Đổ tiền cho một số đối tượng để bôi nhọ chế độ, bôi nhọ Đảng cộng sẳn VN. Mong sao nhân dân đừng hoang mang và bị bọn xấu lợi dụng.

    Trả lờiXóa
  10. Mình cứ nghe các trang báo của Mỹ viết bài ca ngợi sự tự do, thoải mái của dân Mỹ nhưng ai ngờ cứ sống trên đất Mỹ rồi mới biết cái cảnh bị kiểm soát gắt gao ra sao. Lễ hội Halowin mà chẳng được thoải mái vui chơi gì cả. Ở nước mình trong ngày Noen đi chơi thoải mái, có thấy bóng dáng của cảnh sát mấy đâu chỉ trừ vài anh giao thông và vài giữ trật tự thôi

    Trả lờiXóa
  11. Nước Mỹ kiểm soát gắt gao khắp nơi từ sân bay cho đến hải cảng, các lễ hội bởi lẽ mới bị vụ khủng bố ở Boston xong. Nhưng nhân viên an ninh của Mỹ làm thô bạo quá, chả lịch sự gì cả. Thái độ của những nhân viên này cho thấy họ quá căng thẳng trước áp lực bị khủng bố bất cứ lúc nào. Ở Mỹ thật là bất an.

    Trả lờiXóa
  12. Nước Mỹ quá nhiều luật lệ. Hiện tại bộ an ninh nội địa của Mỹ mới được thành lập để chống khủng bố bên trong nước Mỹ do đó lại càng nhiều luật lệ khi muốn đi qua cửa an ninh. Mình định đi du học Mỹ nhưng nghĩ đi, nghĩ lại, thấy nước này bất ổn về an ninh quá nên mình chuyển sang du học Nhật

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh12:51 4/5/13

    Theo như các vị nói thì VN và Bắc Triều là những nước hạnh phúc tự do bình an nhất thế giới,sống ở đây chẳng lo nghĩ gì nhiều hỉ?

    Dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng với tầng lớp lãnh đạo đỉnh cao trí tuệ hiện nay chắc VN ta đi từ thằng lợi này đến thắng lợi khác.

    Một ngày không xa nào đó VN có GDP cao thuộc nhóm hàng đầu thế giới,khoa học kĩ thuật phát triển cao,ko còn chuyện dân và quân đánh lẫn nhau,ko nhóm lợi ích,ko tham nhũng kinh hoành..ta đang mơ chăng?

    Trả lờiXóa
  14. Nặc danh05:39 10/5/13

    Nặc danh ơi ,tui cũng nặc danh nè.Tại sao lại gộp VN với Bắc Triều chung với nhau?Không nhận ra sự khác hẳn nhau à? Đui à? Còn hỏi "chắc VN ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác dưới sự lảnh đạo của đảng" thì đúng rồi.VN có thua bao giờ đâu kể từ 1945.Không thấy à? Lại đui nửa rồi.Rồi chuyện mơ một ngày nào đó có GDP hàng đầu thế giới cũng đúng luôn ,ai chẳng mơ vậy.Mỷ cũng đang mơ vậy đó,vị trí GDP Mỷ đang lung lay mà.Đúng là thằng mù sờ voi.Mà lại nói ngọng nửa.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog