Chia sẻ

Tre Làng

CÔNG CHỨC ĂN THEO, NÓI LEO...

(Petrotimes) - Công chức ở nước ta hiện nay cứ 3 người thì có 1 người ăn chơi. Tức là 1/3 làm việc thực sự hiệu quả, 1/3 thuộc loại làng nhàng, còn lại 1/3 là vô tích sự.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào". Và Phó Thủ tướng cũng khẳng định: “Nếu không đổi mới chế độ công vụ, công chức thì sẽ thất bại trước nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đây là công việc phức tạp, vì vậy việc đổi mới phải chặt chẽ nhưng không vì thế mà không dám làm, phải quyết tâm làm”.

Công chức ở nước ta hiện nay cứ 3 người thì có 1 người ăn chơi. Tức là 1/3 làm việc thực sự hiệu quả, 1/3 thuộc loại làng nhàng, còn lại 1/3 là vô tích sự. Lần đầu tiên Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ công khai thừa nhận con số đó. Các vị đã dùng hình ảnh để chỉ đám công chức vô tích sự ấy là “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.

Đám công chức “cắp ô” ấy là ai?

Rất dễ thấy ở bất cứ cơ quan, đơn vị nào đang ăn lương bao cấp Nhà nước!


Lịch làm việc hằng ngày của công chức “cắp ô” như sau: Tầm 9 giờ sáng đủng đỉnh tới cơ quan. Sau tuần trà đặc, hút vài điếu thuốc thì bắt đầu đọc báo rồi chuyển sang “lướt web”. Các thông tin từ giá cả thị trường, tin nóng đến chân dài, lộ hàng và vụ án được tích hợp rồi chém gió bình luận, mua vui bằng những chuỗi cười rôm rả cho đồng nghiệp. Tiếp đến bàn luận chuyện cơ quan, chê người này, khen người kia. Và cuối cùng là đánh giá sếp này năng lực, trình độ yếu kém, sếp kia quan liêu…

Giờ ăn trưa đến, họ kéo nhau đi nhà hàng nhậu nhẹt. Đầu giờ chiều về, gác chân lên bàn đánh một giấc dài, ngáy vang như sấm. Khoảng 14 giờ tỉnh dậy, lại trà lá và tán chuyện tầm phào một lúc rồi... về, Thế là quanh năm, cơ quan, đơn vị và bạn bè chẳng biết họ làm công việc gì cụ thể và kết quả ra sao, chỉ thấy họ giỏi bốc phét. Họ là trung tâm gây mất đoàn kết nội bộ và cũng vô hình trung làm méo mó hình ảnh người cán bộ Nhà nước, giảm đi niềm tin yêu, kính trọng của nhân dân.

Theo số liệu hiện nay thì cán bộ công chức Nhà nước có 2,8 triệu người. Như vậy, số công chức “cắp ô” là 840.000 người. Nhưng đấy mới là nhẩm tính nhanh chứ thực ra, con số này còn lớn hơn nữa. Thế có nghĩa là, một người làm việc thực sự hiệu quả phải làm khối lượng công việc của 3 người, vì có một người chơi, một người làm việc kém hiệu quả thì nhiều khi phải làm thay cho họ. Thật bất công! Nếu tinh giản được biên chế, đuổi được đám công chức vô tích sự ra khỏi bộ máy thì người làm việc thực sự sẽ có mức lương cao hơn, xứng đáng với công lao cống hiến của họ. Nhưng biết đến bao giờ mới làm được việc đó bởi cơ chế tuyển dụng và quản lý như lâu nay.

Đề ra tiêu chí giữ chức vụ A, B, C phải có bằng cấp loại gì, thế là hàng loạt công chức đối phó hoặc đón đầu bằng cách đua nhau đi học tại chức để mua bằng. Như thế chỉ là học giả mà có bằng thật để chiếm giữ ghế lãnh đạo. Khi tuyển dụng người vào làm việc, các cơ quan cũng yêu cầu họ phải có bằng cấp nọ, chứng chỉ kia. Người đi xin việc nộp đầy đủ nhưng họ có làm được việc hay không lại là chuyện khác. Bởi đã có khoản tiền “bôi trơn”, hối lộ nên họ đương nhiên được tuyển dụng vào. Mà đã vào cơ quan Nhà nước, ăn lương từ ngân sách thì chẳng có lý do gì để dễ dàng đưa họ ra khỏi biên chế được. Thế là mỗi năm mất đi hàng chục nghìn tỉ đồng trả lương nuôi báo cô những công chức “cắp ô”, chưa kể chi phí điện nước, xăng xe, văn phòng phẩm.

Đã nhiều năm rồi, bao nghị quyết, chỉ thị, nghị định kêu gọi tinh giản biên chế nhưng không thấy biên chế giảm mà nó vẫn cứ phình ra. Nếu đưa ra cân nhắc loại trừ ai thì cơ quan nào cũng thấy vướng mắc. Có đối tượng thuộc hàng con cha cháu ông thì làm sao dám đụng tới. Có đối tượng đã lo lót chạy chọt và hầu sếp chu đáo lâu rồi thì cũng không nỡ bỏ. Thế là cùng ngồi lại cả. Cho thi công chức thì hàng trăm con người thi chung một bài trong khi làm việc thì có hàng chục công việc khác nhau nên thi cũng lại là hình thức.

Đó là chưa kể nhiều nơi, cứ tuyển dụng vào là làm đến lúc nghỉ hưu, chẳng có thi thố, sát hạch bao giờ. Mỗi kỳ nâng lương, nâng ngạch bậc, nỡ để sót ai là lại có kiện cáo om sòm, mất đoàn kết trong cơ quan. Chưa kể đến một số cán bộ tới tuổi nghỉ hưu nhưng tìm mọi cách xin được ở lại, kéo dài thời gian công tác. Còn có người khai man lý lịch, nếu truy xét đến cùng qua thời gian làm việc thì họ đã “thoát ly” để phục vụ cách mạng từ năm 13-14 tuổi. Thật nực cười mà vẫn tồn tại. Có những người “cắp ô” suốt đời, chẳng đóng góp được gì xuất sắc nhưng đến tuổi nghỉ rồi, cứ khẳng định “bây giờ mới đến độ chín”.

Rồi cái lệ “cha truyền con nối”, độc quyền trong tuyển dụng. Bố mẹ làm ở đâu thì thường cho con vào đó. Nếu cống hiến tốt thì không nói làm gì nhưng nhiều trường hợp chỉ để giữ chỗ, gạt bỏ nhân tài thực sự và rồi lớp con cháu họ cũng lại trở thành công chức “cắp ô”. Mô hình này diễn ra nhiều năm ở không ít cơ quan, đơn vị, ngành nghề; hầu như đóng cửa hoàn toàn với những lao động không có người nhà trong đó.

Nhìn thấy sự bất công, vô lý như thế, có người thắc mắc: Sao không “tống cổ” bớt cái đám “cắp ô” kia “về vườn”? Không hề đơn giản! Tâm lý người Việt Nam ta xưa nay vẫn trọng cái tình hơn cái lý. Mối quan hệ cấp trên với cấp dưới nhiều khi không rõ ràng, mang tính gia đình chủ nghĩa. Càng có nhiều người thân, họ hàng trong cùng cơ quan thì mối quan hệ này thể hiện càng rõ. Như thế thì làm sao mà “trảm” nhau được. Thậm chí không có quan hệ gia đình thì không ít vị lãnh đạo có chức, có quyền cũng dĩ hòa vi quý, tặc lưỡi cho qua bởi lương bổng không phải móc từ túi họ ra trả; sau này có nghỉ hưu thì chỉ có người mang ơn chứ không để kẻ mang oán họ.

Theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ thì hiện trạng ở nước ta, muốn tinh giản biên chế phải bắt đầu từ các bộ, ngành. Trong khi Chính phủ quy định mỗi cơ quan chỉ có 3 cấp phó thì ngay ở cơ quan Trung ương đã làm không nghiêm. Số lượng các thứ trưởng của các bộ quá nhiều so với quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương có tới 10 thứ trưởng. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính có 7 thứ trưởng. Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ có 6 thứ trưởng. Đa số các bộ còn lại đều có 5 thứ trưởng.

Số lượng cán bộ cấp phó của tổ chức vụ, cục cũng nhiều hơn theo quy định.

Có những vụ có tới 7-8 phó vụ trưởng. Bộ máy cấp sở, phòng của các tỉnh cũng rất cồng kềnh, làm đúng quy định thì giảm được một lượng công chức đáng kể (tiêu biểu như tỉnh Nghệ An, một sở có 4 phó giám đốc, một phòng có 6 phó phòng, có phòng chỉ có quan chứ không có quân).

Sau tinh giản bộ máy lãnh đạo và biên chế là đến bước tuyển dụng. Bộ Nội vụ vừa làm thí điểm thi công chức theo phương thức trắc nghiệm trên máy tính. Phương thức này bước đầu thể hiện được tính công bằng và minh bạch trong tuyển dụng, cần nhân rộng ra toàn quốc.

Một số giải pháp nêu trên sẽ phần nào giảm dần được số công chức “ăn theo, nói leo, trèo xe trước” như hiện nay.

Giảm được biên chế sẽ đồng nghĩa với việc tăng lương, nâng cao đời sống của số công chức có cống hiến thật sự.

Bùi Đức

60 nhận xét:

  1. xu hướng chạy chức chạy quyền nó đã ăn xâu vào đời sống xã hội. có những con người có tốt nghiệp vào loại ưu tú của các trường mà vẫn phải chạy đôn chạy đáo tìm việc vậy mà bên cạnh đó chỉ có tiền tiền và quan hệ là có thế nhét bất kì ai vào chỗ mà đáng lẽ ra đó là phải yêu cầu bằng cấp thay vì bằng lòng đó..

    Trả lờiXóa
  2. Một thực trạng đau lòng. Các cụ vẫn nói con quan thì lại làm quan đúng không sai. Như vậy phải có nhiều ghế thì con cháu các cụ mới được làm quan chứ. Tôi nhìn thấy nhiều người như bài viết nói cứ 9h tới cơ quan ngồi tán phét 11h về, chiều 14h30 có mặt làm vài việc vặt như lấy thư từ công văn rồi lại tán phét một lúc loanh quoanh 16h lại về. Ngày qua ngày cứ thế rồi đến hẹn lại lên lĩnh lương,tăng lương. Trong khi đấy chúng tôi làm tối mắt không hết việc thì cũng lương vậy thôi. Không biết đến bao giờ mới hết cái trò này.

    Trả lờiXóa
  3. xã hội ta không phải là tốt đẹp cả đâu? đây đó vẫn có những con sâu, con nhặng làm rầu đi cái bản chất tốt đẹp của cả chế độ. chúng ta hay có cái tật là nói thì rất hay , rất có lý nhưng khi làm việc thì chẳng ra cái gì cả
    vì sao nhân dân hay gọi cán bộ trên cây vì bởi lẽ nói hay nhưng không làm được. cả xã hội cần chung tay, xóa bỏ cái vấn nạn này

    Trả lờiXóa
  4. chúng ta cần nhìn nhận thẳng vào nó chứ không phải là chỉ nó và nói thui mọi người ak. chính chúng ta hãy sống thật sự liêm khiết với chính bản thân chúng ta. chúng ta đừng tạo cơ hội cho chúng có cơ hội để tham nhũng, đút lót, hối lộ ...thực trạng thì bộ phận khong nhỏ có tư tưởng chạy chức chạy quyền vẫn còn len lói trong xã hội của chúng ta. chúng ta cần nhìn nhận rõ và đấu tranh quyết liệt với nó để có được đất nước giàu mạnh và vững trắc hơn nữa mọi người nhé

    Trả lờiXóa
  5. Tinh giảm biên chế đâu không biết, những nơi cần thì không tinh giảm trong khi những nơi có nhiều người đáng lẽ phải được biên chế thì không thấy đâu. Chẳng hạn như giáo viên, giờ bao nhiêu người ra rồi không có trường nhận, nhận rồi thì làm mãi chả cho người ta vào biên chế. Mà đó mới thực là những người làm việc thật sự, đâu có giống mấy người "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về". Rõ ràng là bất cập mà. Còn cái chuyện cha truyền con nối thì rõ là bình thường, ở cơ quan nào lĩnh vực nào cứ dính vào Nhà nước đều thấy rõ. Điều này nói thay đổi thì một sớm một chiều là điều không thể, bởi lẽ nó ăn sâu vào ý thức, trở thành cái điều mà coi như là hiển nhiên, dù bất bình nhưng cũng không làm được gì cả. Bao nhiêu nhân tài nhưng lại không có cái gọi là quan hệ thì có giỏi cũng bị đẩy ra mà thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Không thể nói là ăn theo được mà chỉ là cơ cấu quá nhiều người cho mỗi phòng ban mà công việc ở đấy không cần phải nhiều như thế. Vậy làm thế nào để giảm biên? Khi mà hàng năm các Sở ban ngành vẫn thi tuyển công chức vì theo cơ cấu thì vẫn thiếu. Vậy có cần thay đổi cơ cấu không? và ai sẽ là người ở lại, ai là người giảm biên??? vẫn đề này lại có ảnh hướng đến vấn đề tiêu cực. Bài toán khó khó khó

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh10:18 3/5/13

    Mình xin đề cập thêm một ý. Đó là số công chức thừa này làm giảm năng suất lao động. Vì không phải 1/3 số công chức làm tốt, 1/3 số công chức làng nhàng, còn 1/3 không làm gì. Mà thế này đáng nhẽ một công việc nào đó chỉ cần 1 người làm là đủ, và chỉ cần một người có kiến thức bình bình, chỉn chu, cẩn thận là ok. Nhưng cứ nhét người vào, thế là cũng công việc ấy mà 3 người làm, thế là 3 người này cứ nhìn nhau mà làm, ỉ lại cho nhau, thế là thành ra 3 người làm nhưng chả việc nào ra việc nào, thành thử ra công việc không trôi. Rồi tự dưng sinh ra ghen ghét, đố kỵ nhau. Mình đã từng làm trong cơ quan nhà nước, nên mình thấy cái này mới thực sự là rất nguy hiểm. Ai cũng ỉ lại, ai cũng sợ trách nhiệm, ghen ghét, đố kỵ. Nhưng chỉ cần có một người nào đó dám nghĩ, dám làm là đám đông đó lại liên kết với nhau hạ bệ người đó. Nên muôn đời người tài không ngóc đầu lên được là vì thế. Vô cùng tệ hại.

    Trả lờiXóa
  8. cũng phải nói cho cùng thì chất lượng đào tạo của chúng ta còn nhiều thiếu sót sinh viên ra trường đa phần là phải học lại để bổ sung kiến thức chuyên ngành mà mình sẽ làm chưa thực sự bắt tay ngay vào làm được. song bên cạnh đó thì sự quản lý và ý thức làm việc tập thế của các cá nhân còn thấp chưa thật sự vận dụng hết khả năng của mình vào công việc chung của tập thế ... rất rất nhiều những cá nhân đang là sức ì làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước chúng ta. cần có quy hoạch cụ thể

    Trả lờiXóa
  9. thực trạng nan giải của vấn đề giải quyết việc làm càng ngày càng phức tạp trng xã hội chúng ta hiện nay. chúng ta cần có những quy hoạch cụ thể để không để lãng phí sức ao đông vào những cơ quan không chỉ là doanh nghiệp và của cả nhà nước. để sức ì của các cơ quan làm ảnh hưởng tới toàn thể bộ phận khác. và điều quan trong hơn là chính từ chúng ta hãy có trách nhiệm hơn với việc xây dựng và học tập bảo vệ đất nước chứ đừng làm đất nước tụt hậu đi

    Trả lờiXóa
  10. Thực trạng hiện nay ở nước ta , một nước đang trong giai đoạn phát triển ổn định bền vững từng bước đi lên thì vấn đề công ăn việc làm ngày càng có sự phân hóa rõ hơn , khó khăn hơn , cạnh tranh hơn . Nhiều người trong số đó muốn có 1 công việc ổn định , làm ít hưởng nhiều , chính vì thế mà họ không từ một thủ đoạn , ý đồ nào để có thể có được 1 công việc tốt đó , không hẳn sai trái khi làm những điều đó , nhưng , khi vào làm rồi , họ lại không thể hiện được hết khả năng của mình chuyên sâu tâm huyết công việc mà làm 1 cách hời hợt cho qua , vì thế mà chất lượng công việc không đảm bảo , thật đáng buồn với những trường hợp như vậy .

    Trả lờiXóa
  11. Công nhân viên chức nước ta đa số là những người có năng lực , tài giỏi thật sự .Nhưng bên cạnh đó không chánh khỏi có những người năng lực chưa thật sự giỏi , chưa phát huy được hết khả năng của mình , vì thế mà công việc được giao cho thường không hoàn thành và kém chất lượng , và điều đáng nói là đa số họ có tâm lí ỉ lại , không tự làm độc lập một mình , thối quen đó phải được loại bỏ ngay ra trong tư tưởng suy nghĩ của mỗi cán bộ , công chức có như thế thì chúng ta mới có thể làm công việc một cách có hiệu quả và chuyên sâu nhất có thể .

    Trả lờiXóa
  12. CHúng ta đang sống trong một xã hội phát triển , công việc mà theo đó đa dạng và phong phú không kém , vì thế mà nhiều người có cơ hội hơn trong vấn đề tìm được công việc phù hợp cho riêng mình , nhưng một vài năm trở lại đây thì tình cảnh công việc trở nên khó khăn và thu nhập không mấy ổn định , khiến nhiều người có tâm lí muốn vào làm công việc trong bộ máy nhà nước , một công việc ổn định mà không bị dao động bởi thời thế , vì thế mà có nhiều sự việc tiêu cực xảy ra ,như đã nói ở trên tôi không muốn nhắc lại , vì thế mà dẫn tới những bất cập khó lường , ý thức cho bản thân tôi phải học tập thật tốt để có thể đóng góp sức lực cho công việc theo cách tâm huyết và tốt nhất.

    Trả lờiXóa
  13. Hiện nay nhà nước ta đang có những chính sách , kế hoạch phù hợp trong việc giảm bớt , tinh giản bộ máy lãnh đạo và biên chế, đó là một quyết định đúng đắn , có như vậy thì mới có thể tăng được chất lượng công việc cũng như các khoản lương kèm theo cũng được tăng lên , giúp cho cán bộ công chức có thể được nhận khoản lương đúng với giá trị thật của mình bỏ ra .

    Trả lờiXóa
  14. Nhà nước ta đã có kế hoạch tinh giảm biên chế bộ máy nhà nước từ vài năm về trước , nhưng kế hoạch này chưa thấy hiệu quả cho lắm , công chức ngày 1 tăng lên , chính vì thế mà chất lượng công việc cũng như lương của cán bộ chưa được cải thiện , 2 thứ tồn tại song hành với nhau , vì thế muốn đẩy chất lượng lên cao thì chúng ta phải sát hạch kiểm tra thanh lọc thường xuyên , và có những chỉ đạo từ xa , và kế hoạch ngay từ khâu đầu vào .

    Trả lờiXóa
  15. Thực ra đây cũng là một điều dễ hiểu mà. Một xã hội chỉ chú trọng bằng cấp mà ít chú trọng đến trình độ, năng lực thực sự của con người. Biết làm sao được, trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều người "bất đắc dĩ" mà phải chạy theo "tiếng gọi" của đồng tiền, trở nên lười biếng, thậm chí là tha hóa về nhân cách. Chính bởi tác phong làm việc đó là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước, ảnh hưởng đến uy tín trong nhân dân.

    Trả lờiXóa
  16. Công chức nước ta đang gặp phải nhiều vấn đề chục trặc , có nhiều tồn tại trong các khâu tuyển đầu vào cũng như là những vị trí sau khi tuyển được vào xong lại làm việc một cách không có hiệu quả , không đạt được chỉ tiểu , và số lượng thừa thãi người ở 1 số cơ quan ban ngành có ảnh hưởng tới chất lượng công việc , vì thế nhà nước ta cần phải thắt chặt đầu vào thi tuyển công chức và thanh lọc sát hạch liên tục để có thể chọn được cán bộ tốt nhất , làm việc có hiệu quả trong công việc.

    Trả lờiXóa
  17. Con số 30% công chức ăn theo. Tình trạng đáng báo động và thật khủng khiếp khi thấy những con số đó ngày 1 tăng thêm. con số này theo chiều hướng tăng sẽ đặt tình trạng khủng hoảng ở nước ta. Mỗi năm đất nước bỏ hàng chục tỷ nuôi báo cô cho các đồng chí công chức này. Làm thì ít mà hít thì nhiều, làm xấu bộ mặt chính quyền. Cần có những cải tổ toàn diện sâu sắc để ngăn chặn những việc như thế này.

    Trả lờiXóa
  18. 30% công chức ăn bám, ăn theo. quả là con số ngoài sức tưởng tượng của mọi người. một xã hội đang cần thay đổi, đổi mới, phát triển thật bàng hoàng khi con số 30% này được công bố. Thực trang này cần có hướng giải quyết. có thể là thanh lý số cán bộ ấy đi để tạo môi trường cho những người có năng lực làm việc.

    Trả lờiXóa
  19. Đúng là nhìn con số mà thấy thất vọng cho những con người công chức. đây đang là thực trạng ở nước ta, một xã hội cần bằng cấp chưa quan tâm đến năng lực. Sự trì trệ của số cán bộ công chức này đang là gánh nặng cho đất nước. bây giờ nói thay đổi là có thể thay đổi được đâu. con số lên tới 30% cơ mà. Chắc chắn là cần nhiều thời gian để thay đổi sự việc này

    Trả lờiXóa
  20. Nhà nước ta đang có những chính sách , kế hoạch trong việc giảm bớt , tinh giản bộ máy lãnh đạo và biên chế, đó là một quyết định đúng đắn nhưng thực tế vẫn chính điều này lại làm số người giỏi không có cơ hội làm việc nhiều hơn mà có làm thì cũng chỉ là làm hợp đồng vì những vị trí quan trọng dành cho những người có ô To . nhà nước nên tổ chức các cuộc thi sát hạch để loại bỏ những người không đủ khả năng tạo công bằng trong việc làm cho mọi người

    Trả lờiXóa
  21. Cái tình trạng xử cán bộ mà không xử dân phải chấm dứt càng nhanh càng tốt. Trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng. Nếu không xử nghiêm thì những chỉ thị kiểu này không có tác dụng. Cái này cũng giống như uống kháng sinh không theo chỉ dẫn của Bác sỹ khiến nhờn thuốc. Hệ lụy của nó thì ai cũng rõ rồi

    Trả lờiXóa
  22. giảm biên chế nếu không có thanh tra thường xuyên kiểm tra giám sát thì dễ có mặt tiêu cực và cơ hội cho COCC vào thay thế ,tôi thấy không đâu xa như ở BHXH cấp tỉnh ,khi tôi tới làm việc hỏi nhiều vấn đề thắc mắc thì nhân viên trả lời ( giờ còn bận ) tôi nhanh trí liếc qua máy tính thì nhân viên đang chơi gem ,chính đây là công chức 30% cắp ô .Đề nghị các đoàn thanh tra phải đóng người dân để vi hành thì mới tìm ra những thành phần như vậy .

    Trả lờiXóa
  23. Nếu không cẩn thận trong giảm biên chế ,mà cứ giảm rập khuôn theo độ tuổi thì dễ dẫn tới sai lầm khó sửa ,vì có nhiều người lớn tuổi làm được việc .hiệu suất công việc cao ,không nằm trong con số căp ô lại bị giảm ,còn các công chức căp ô ,nhưng lại là COCC làm việc không hiệu quả đang con trẻ thì yên vị .

    Trả lờiXóa
  24. Tôi thấy Bộ Nội Vụ dự thảo quy định này là rất tốt, tôi đồng ý là nhiều cán bộ công chức của chúng ta làm việc không hiệu quả, lười biếng, không chịu sáng tạo, không vì nhân dân, " sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về" có khi nhiều người không biết nổi mình làm việc gì, nội dung cv như thế nào. Nên tôi nhất trí là phải cải tổ cho đất nước phát triển, vì tuonhw lai của đất nước

    Trả lờiXóa
  25. Làm như thế thì cũng có những việc tốt nhưng bên cạnh đó sẽ rất khó để kiểm soat những người làm được mà gia đình lại không có thân thế thì sẽ có khả năng nằm trong trong danh sách loại. Làm như vậy thì những người nông dân nghèo có con học giỏi không bao giờ có cơ hội để làm việc trong bộ máy hành chính nữa. Mong muốn hạn chế việc tinh giảm này

    Trả lờiXóa
  26. Với thời gian tinh giản biên chế trong 6 năm, lại sử dụng đến 8 ngàn tỷ của Nhà nước thì phải xem xet lại. vì muốn tinh giản để nhà nước không phải chi trả khoản tiền đó vì những người không làm được việc hoặc công việc đó giao thêm cho người khác, vậy một công chức bị cho nghỉ đồng nghĩ vói Nhà nước phải chi trả 2 khoản tiền: 1, Tiền nghỉ hưu sớm; 2, Tiền lương theo quy định. Đó chưa kể tới chuyện Công chức mới ra đời. Thời gian thực hiện trong 6 năm là một khoảng thời gian dài khi đó số công chức nghỉ hưu cũng đủ 100 ngàn công chức, số tiền 8 ngàn tỷ đó của Nhà nước giải trình như thế nào

    Trả lờiXóa
  27. Trước hết nói về con số 100.000 dựa vào đâu và cơ sở nào?nếu chỉ dựa vào báo cáo của dưới báo cáo lên thì chưa ổn,mà theo tôi con số này cũng phải có biện chứng khoa học,phải thiết lập một cuộc điều tra xã hội học một cách chuẩn xác sau đó mới có con số thuyết phục đc,còn nếu chỉ mang tính chất định tính thì sẽ ko đem lại hiệu quả mong muốn và ngược lại xã hội lại xảy ra hiệu ứng ko tốt.Theo tôi,trước tiên chúng ta phải xây dựng lại tổ chức biên chế một cách thật khoa học từ dưới lên,dựa vào chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức để đưa ra yêu cầu về nhân sự cho phù hợp,với phương châm " tìm người cho việc chứ ko phải tìm việc cho người",còn những đối tượng thuộc diện phải giảm biên chế thì Chính Phủ nên xem xét và có phương án giải quyết cho phù hợp ko để những người này thiệt thòi,ko thể ngay lập tức đưa họ ra đường ngay đc,và những người này họ sẽ làm gì? Đây cũng là vấn đề cần xem xét,vì âu cũng là người của xã hội,mà nhu cầu mưu sinh là chính đáng,ko khéo sau khi làm xg việc tinh giảm biên chế hiệu quả rồi thì lại phát sinh tồn tai khác trong xã hội,vì thế đây là bài toán mang tính chất tổng thể chứ ko chỉ riêng của Bộ Nội vụ.Thứ nữa là việc giải quyết phải thận trọng và từng bước,vừa làm vừa đánh giá,phải có sự phản biện thật khách quan để chúng ta tránh đc những hệ luỵ xấu sau này,Thời gian qua,nhất là trong năm 2013, người dân đã chóng mặt vì những văn bản mà tôi nghĩ như là ngẫu hứng,đưa ra rồi lại ko thực hiện đc rồi lại rút về,như thế dân cảm thấy "nhờn" văn bản,ngay mỗi vc xe chính chủ hay ko chính chủ,rồi mũ bảo hiểm dởm,v.v.v đã tốn ko biết bao thời gian vào vc này mà cuối cùng vẫn ko đâu vào đâu cả.Vậy nên việc tinh giảm biên chế ko chỉ công việc của Bộ Nội vụ mà tất cả các cấp nghành đều phải vào cuộc thì mới mang lại hiệu quả tích cực cho xã hội để đất nước phát triển.

    Trả lờiXóa
  28. Để thực hiện chủ trương này. Theo tôi hiến kế như sau: 1. Không tuyển dụng công chức từ năm đến 2020 trên toàn quốc, kể cả cơ quan Trung ương. Vì để tập trung rà soát lại năng lực của công chức hiện có để chọn lọc những công chức đủ Tài - Đức để tiếp tục cống hiến. 2. Không chia tách đơn vị hành chính. Vì thành lập đơn vị mới lại thêm một lượng công chức mới. Vo hình dung tăng biên chế. 3. Điều động, chuyển công chức cấp Trung ương, tỉnh, huyện về tăng cường cấp xã nhằm nâng cao hiệu quả làm việc. 4. Xem xét, giao chỉ tiêu biên chế các đơn vị một cách hợp lý để các đơn vị chủ động tuyển dụng theo nhu cầu. 5. Sau khi giải quyết các vấn đề trên thì nên tăng lương công chức để đảm bảo ổn định đời sống. Trong đó cần có hệ số K nào đó để đảm bảo đời sống giữa công chức trung tâm đô thị và vùng sâu, vùng xa.

    Trả lờiXóa
  29. Làm mà kiểm soát yếu kém có khi lại tạo cơ hội thêm cho tham nhũng trong công tác tổ chức, lại có cuộc thi "chạy" ngầm của biết bao "vận động viên" chuyên nghiệp, chỉ khổ những ai không chạy hoặc không biết chạy, vấn đề phụ thuộc toàn bộ những người có quyền hành.

    Trả lờiXóa
  30. Theo tôi chính sách này mang tính lợi ích nhóm cho nhóm người ăn chia cổ tức rồi bây giờ chỉ ngồi chơi cũng có ăn.Vậy lên chủ chương giảm biên chế chính là cơ hội cho người đủ ăn đủ tiêu về dưỡng già sớm.Thật đúng là chính sách đang tạo ra cơ hội cho những nhóm lợi ích riêng. Và thanh trừ lẫn nhau! Rõ ràng bộ máy cồng kềnh không hiệu quả xong chen chân chạy việc là món hời nhất hiện nay cho nhóm lợi ích riêng. Họ sẵn sàng về hưu sớm để rồi dành chỗ cho hàng con cháu họ ngồi! Giảm biên chế còn hưởng một cục tiền là tiền thuế từ mồ hôi nước mắt của nhân dân sao không thích chứ! Cải cách hành chính tốt không phải nằm ở tinh giảm biên chế mà ở sự phân phối thu nhập Quốc dân hợp lý! Thời kỳ bao cấp khi sản phẩm sản xuất ra chưa đủ để phân phối thì khi đó sự công bằng đến từng cm, Còn khi thu nhập Quốc dân cao thì mất công bằng thậm trí là mất dân chủ! Hiện nay chỉ nhìn vào các bảng lương và thu nhập của công chức đã thấy sự mất bình đẳng giữa các ngành nghề. Chỉ cần Bộ lao động ra một cơ chế lương tốt và Bộ tài chính quản lý được thì công bằng xã hội mới phần nào có chỗ đứng. Tôi ví dụ cụ thể như sau: Tất cả các công chức viên đều phải thực hiện theo cùng một ngạch bậc và tăng dần theo thời gian công tác. Không thể có chuyện ngành ngân hàng tài chính lãi cao được hưởng thêm ngạch lương kinh doanh do bộ tài chính duyệt khi quyết toán như hiện nay (ngoài lương còn hưởng them ngạch lương kinh doanh hệ số gấp 3 – 4 lân lương cơ bản nữa) là vô lý. Còn ngành giáo dục, y tế ,công an đang hưởng lương và không bao giờ có ngạch kinh doanh vì những ngành này làm gì có lãi như kinh doanh tiền tệ ngân hàng tài chính! Tôi không phải là nhà chuyên môm cao nhưng quan điểm của tôi là lao động hết mình và luôn tìm cách tạo ra công ăn việc làm bền vững tăng thu nhập một cách công bằng cho xã hội.

    Trả lờiXóa
  31. Theo tôi chính sách này mang tính lợi ích nhóm cho nhóm người ăn chia cổ tức rồi bây giờ chỉ ngồi chơi cũng có ăn.Vậy lên chủ chương giảm biên chế chính là cơ hội cho người đủ ăn đủ tiêu về dưỡng già sớm.Thật đúng là chính sách đang tạo ra cơ hội cho những nhóm lợi ích riêng. Và thanh trừ lẫn nhau! Rõ ràng bộ máy cồng kềnh không hiệu quả xong chen chân chạy việc là món hời nhất hiện nay cho nhóm lợi ích riêng. Họ sẵn sàng về hưu sớm để rồi dành chỗ cho hàng con cháu họ ngồi! Giảm biên chế còn hưởng một cục tiền là tiền thuế từ mồ hôi nước mắt của nhân dân sao không thích chứ! Cải cách hành chính tốt không phải nằm ở tinh giảm biên chế mà ở sự phân phối thu nhập Quốc dân hợp lý! Thời kỳ bao cấp khi sản phẩm sản xuất ra chưa đủ để phân phối thì khi đó sự công bằng đến từng cm, Còn khi thu nhập Quốc dân cao thì mất công bằng thậm trí là mất dân chủ! Hiện nay chỉ nhìn vào các bảng lương và thu nhập của công chức đã thấy sự mất bình đẳng giữa các ngành nghề. Chỉ cần Bộ lao động ra một cơ chế lương tốt và Bộ tài chính quản lý được thì công bằng xã hội mới phần nào có chỗ đứng. Tôi ví dụ cụ thể như sau: Tất cả các công chức viên đều phải thực hiện theo cùng một ngạch bậc và tăng dần theo thời gian công tác. Không thể có chuyện ngành ngân hàng tài chính lãi cao được hưởng thêm ngạch lương kinh doanh do bộ tài chính duyệt khi quyết toán như hiện nay (ngoài lương còn hưởng them ngạch lương kinh doanh hệ số gấp 3 – 4 lân lương cơ bản nữa) là vô lý. Còn ngành giáo dục, y tế ,công an đang hưởng lương và không bao giờ có ngạch kinh doanh vì những ngành này làm gì có lãi như kinh doanh tiền tệ ngân hàng tài chính! Tôi không phải là nhà chuyên môm cao nhưng quan điểm của tôi là lao động hết mình và luôn tìm cách tạo ra công ăn việc làm bền vững tăng thu nhập một cách công bằng cho xã hội.

    Trả lờiXóa
  32. Tinh giảm biên chế là một công cụ hết sức hữu hiệu để loại bỏ được "lợi ích nhóm" và tham nhũng, bởi chính những "công bộc" không làm được việc này thường câu kết với nhau rất chặt chẽ để đục khoét nền kinh tế của đất nước mà với Vinashin và Vinalines là những minh chứng rõ nét nhất. Chính vì thế người dân đang rất mong chờ các cơ quan quyền lực của nhà nước phải thể hiện mạnh mẽ hơn nữa sự quyết tâm làm bằng được để người tài thì có đất "dụng võ" còn với các loại sâu đục khoét nhất định không còn "đường sống" và tôi hoàn toàn ủng hộ điều này.

    Trả lờiXóa
  33. Bài viết vừa khái quát, vừa đủ chi tiết, cặn kẽ, lật đi lật lại vấn đề ở nhiều chiều rất thấu đáo. Vậy để giải đáp những vấn đề bài báo đặt ra, chỉ có một cánh là phải CẢI CÁCH THỂ CHẾ. Giải pháp cho một việc phải đặt trong tổng thể chung và phải có CON NGƯỜI và TỔ CHỨC chịu trách nhiệm. Quá trình thiết kế, thi công và nghiệm thu chính sách, kể cả bảo hành và hậu kiểm đều phải có những CÁI THƯỚC thật thẳng, người cầm thước phải thật sự am hiểu và công tâm, MỰC THƯỚC. Căn cứ vào đó để xử lý lũ người vô tích sự hoặc phá hoại trong bất cứ khâu nào, bất cứ đâu, chỉ căn cứ pháp luật, không phải đá lên hoặc hất xuống, tạo điều kiện cho kẻ sai phạm chạy án và xử ngược những người liêm chính. Thử hỏi những điều kiện như vậy ở VN đã có chưa? Không thể nói là chưa có, vì nếu chưa có thì chúng ta không thể yên ổn (tạm thời) ngồi đây mà bàn luận. Ngược lại, cũng không thể nói là có rồi, vì nếu thế thì sẽ không đẻ ra biết bao nhiêu vấn đề cần giải quyết, trong đó nóng và mấu chốt nhất là nhân sự mà Đề án được xây dựng để giải quyết một phần. Muốn Đề án tinh giản biên chế thành công, hoặc giản dị hơn, muốn xã hội được vận hành suôn sẻ, không có cách nào khác là phải cải cách thể chế, với những nội dung đã tóm lược ở trên. Dư luận xã hội và đặc biệt Thông điệp đầu năm của Thủ tướng chẳng đã đề cập đến vấn đề cốt tử này đó sao? Ta hãy chờ và mong việc cải cách thể chế sẽ được khởi động trong thực tế, để những Đề án hay ho khỏi trở thành trò giả dối (dù vô tình hay hữu ý) và lòng tin của người dân khỏi trở thành con tin của các ơ quan làm chính sách! Sự nhẫn tâm với con người, với đồng loại của mình không nên và không thể để kéo dài thêm nữa!

    Trả lờiXóa
  34. Mình thấy mọi người đều có ý đúng riêng, theo mình là phải có cái nhìn tổng quát" Được, mất" của dự án này. Nó không như chúng ta nghĩ. Theo mình nên có một cuộc điều tra xã hội học trên toàn bộ đất nước. Xem bộ máy chúng ta cần " tăng, giảm" biên chế chổ nào? xây dựng bộ máy như thế nào để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý. Giờ mình thấy toàn người bàn viết, không có lực lượng tạo ra sản phẩm thì làm sao đất nước giàu được? Nền kinh tế lại hoàn toàn phụ thuộc vào nước khác, giáo dục đào tạo tràn lan thiếu chất lượng không đáp ứng như cầu đất nước, cũng như của thế giới.... và nhiều vấn đề nữa. Cái này đòi hỏi các nhà quản lý phải ngồi lại, tính toán, suy ngẫm vạch ra kế hoạch dài hạn phát triển đất nước... Mong là đất nước ngày càng đổi mới, không phụ thuộc nhiều vào các nước khác...thân ái" Việt Nam tiến lên!"

    Trả lờiXóa
  35. Mình thấy mọi người đều có ý đúng riêng, theo mình là phải có cái nhìn tổng quát" Được, mất" của dự án này. Nó không như chúng ta nghĩ. Theo mình nên có một cuộc điều tra xã hội học trên toàn bộ đất nước. Xem bộ máy chúng ta cần " tăng, giảm" biên chế chổ nào? xây dựng bộ máy như thế nào để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý. Giờ mình thấy toàn người bàn viết, không có lực lượng tạo ra sản phẩm thì làm sao đất nước giàu được? Nền kinh tế lại hoàn toàn phụ thuộc vào nước khác, giáo dục đào tạo tràn lan thiếu chất lượng không đáp ứng như cầu đất nước, cũng như của thế giới.... và nhiều vấn đề nữa. Cái này đòi hỏi các nhà quản lý phải ngồi lại, tính toán, suy ngẫm vạch ra kế hoạch dài hạn phát triển đất nước... Mong là đất nước ngày càng đổi mới, không phụ thuộc nhiều vào các nước khác...thân ái" Việt Nam tiến lên!"

    Trả lờiXóa
  36. Tôi nghĩ, ta không cần phải tiêu tốn tới 8 ngàn tỷ cùng với một đề án dài hơi đến như vậy, chỉ cần làm nghiêm túc theo chủ trương, chính sách đang có đã cải tiện đáng kể rồi. Đó là: Khi bổ nhiệm lại lãnh đạo đối tượng nào yếu kém chuyển xuống làm chuyên viên và ngược lại đối tượng nào có năng lực trình độ và có tâm với nghề nghiệp bổ nhiệm làm lãnh đạo. Làm được như vậy thì mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới sẽ thân thiện, tránh hống hách với cấp dưới và ai gần đến tuổi nghỉ hưu mà thôi chức lãnh đạo họ sẽ tự nguyện xin nghỉ. Tuy nhiên cung cần phải thay đổi quy chế vì hiện nay...

    Trả lờiXóa
  37. Nặc danh13:44 15/2/14

    Tôi ủng hộ việc giảm biên chế theo QĐ của CP. Nhưng nên xem lại thời gian dài tới 6 năm mà chỉ giảm BC được 100.000 người, vậy các nhà chức trách đạ tính đến những người đến tuổi nghỉ hưu trong thời gian 6 năm mà tính vào diện giảm BC là không ổn, mặt khác giảm 100.000 LĐ còn quá ít so với 30% số Công chức, viên chức "cắp ô". Thực tế hiện nay tiêu cực tham nhũng trong công tác TCCB, chạy chức chạy quyền và tuyển dụng LĐ là rất lớn. Theo cá nhân tôi trong 6 năm phải giảm BC 800.000 LĐ trừ những người đến tuổi nghỉ hưu. Có như vậy QĐ của Chính Phủ mới có nghĩa mới đi vào thực tế của cuộc sống, Nhân Dân mới đồng tình ủng hộ.

    Trả lờiXóa
  38. Trong giai đoạn qua - chúng ta phải nhìn nhận việc đội ngũ công chức - viên chức phát triển hùng hâu ở cả góc độ chủ quan và khách quan - Ở góc độ nào đó , với việc xã hội sau nhiều năm đất nước có chiến tranh cùng với dân trí - hậu quả chiến tranh. . . việc đội ngũ công chức , viên chức đông đảo như hiện nay là không tránh khỏi . Đến nay ta phải coi việc đó nó có vai trò lịch sử nhất định trong quá trình xây dựng đất nước . Và bây giờ - chúng ta phải có cuộc CM về vấn đề này để phù hợp với sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới - Có nhìn nhận 1 cách văn hóa như vậy , hy vọng mới có các giải pháp đồng bộ - phù hợp - đạt kết quả . . . Mọi vấn đề có ở ngày hôm nay , trách nhiệm là của xã hội - dù sao cũng là 1 giá trị mang tính Lịch sử phát triển đất nước >

    Trả lờiXóa
  39. Mình thấy mấy ngày nay dư luận xã hội rất quan tâm dự thảo của Bộ Nội Vụ, ai cũng có ý kiến hay cả, nhưng có điều là: mỗi chúng ta hoặc con cháu chúng ta nếu như trong diện thì sao? có chấp hành? có dũng cảm? hay lại nhờ vả chạy chọt,... mong chính sách này đi vào đời sống xã hội sớm hơn..

    Trả lờiXóa
  40. sắp có thêm một số người giàu to trong thời gian sắp tới vì theo tôi sẽ có một cuộc thi "chạy" để được không có tên trong danh sách 100.000 sắp bị loại bỏ. như vậy có mấy kết luận sau: 1. viên chức "chạy" yếu sẽ bị loại khỏi "cuộc chơi" 2. viên chức làm được việc nhưng "sức yếu" thì cũng có thể phải loại khỏi "cuộc chơi" 3. nước ta sẽ có thêm nhiều người giàu to sau cuộc thi "chạy" này

    Trả lờiXóa
  41. Tôi đồng ý với các bác.vấn đề là giảm ai đây...như tôi đang làm trái chuyên ngành đào tạo nhưng còn hiệu quả hơn trăm lần đối tượng đúng chuyên ngành và chuyên ngành còn bổ túc chứ chính quy gì đâu.cái này căn cứ năng lực nhưnh ai đánh giá năng lực đây...

    Trả lờiXóa
  42. Hiện tại dân số nước Mỹ là 315 triệu người và số công chức quản lý bộ máy nhà nước là 2,1 triệu người. Ở Việt Nam ta dân số hiện tại 90 triệu người, bằng 1/3 Mỹ nhưng số công chức vẫn ngang bằng với họ, khoảng là 2 triệu người (đã giảm 800 ngàn như… giả sử ở trên). So sánh trên nếu so rộng hơn, thì dân số của ta chỉ bằng một tỉnh của đất nước hơn 1,3 tỷ dân (31 tỉnh thành) mà bộ máy hành chính của ta bằng cả nước họ thì mới thấy lãng phí nhường nào. Hay nói cách khác số người trực tiếp thamk gia sản sinh của cải vật chất của ta quá ít so với số người gián tiếp xử lý văn bản giấy tờ, "hành dân là chính". Vậy trong khi giảm, phải đồng thời nâng cao năng lực bộ máy của ta, ví dụ đào tạo đội ngũ có trình độ công nghệ tin học, sử dụng camera để phát huy hiệu quả chính phủ điện tử, vừa minh bạch, công khai, vừa giảm thiểu rắc rối cho dân.

    Trả lờiXóa
  43. Viết theo nối của giới trẻ hiện nay: "Bài toán này khó quá, mà hình như năm nào cũng đưa vào nội dung thi? Chắc chưa có kết quả nên vẫn đang đi tìm... Mà biết bao người có ... có kia.... còn bó tay huống chi là mình chưa có ... nếu có giải chắc cũng chẳng ai..... Có khi cũng chỉ là kiểu bài nâng cao, đưa vào cho ... vui vui thôi chưa chắc đã ảnh hưởng đến điểm thi.

    Trả lờiXóa
  44. Theo cháu thấy bộ nội vụ đề ra dự thảo đó là rất đungs nhưng một số các chiến sĩ nghĩa vụ trong ngành pccc thi khối A không, đỗ và không đủ điểm để vào chuyên nghiệp và đã phải xuất ngũ. Những chiến sĩ đó đã côngs hiêns 3 năm trong ngành khi xuất ngũ sẽ bị hụt hẫng nên cháu mong chinhs phủ tạo điều kiện cho những ai thi đại học được điểm cao được quay lại ngành công tác và phấn đấu

    Trả lờiXóa
  45. Vợ bạn tôi công tác tại một cơ quan hành chính của Hà Nội nhưng không bao giờ phải đi làm nhưng vẫn có trong biên chế và hàng tháng lương thưởng vẫn gửi về tài khoản, chị ta ở nhà kinh doanh. Theo chị ta nói thì ở cơ quan của chị ta, người nào tích cực nhất thì đi làm 1/2 ngày còn lại là nghỉ ở nhà. Việc này cán bộ lãnh đạo các Sở Ban ngành Hà Nội có biết không?????????

    Trả lờiXóa
  46. Làm quyết liệt là làm quyết liệt đến đâu? Bất kỳ một dự định nào đưa ra là bao giờ cũng nói là làm quyết liệt nhưng rồi kết quả vẫn không có gì mới mẻ nếu không muốn nói là "đâu lại đóng đấy". Tôi nghĩ rằng "biên chế" thực sự không phù hợp, con người luôn có tính mong sự ổn định. Làm việc thật sự theo năng lực và tạo ra được kết quả, chứ không phải cho giữ ghế dù có làm nên trò trống gì hay không. Cắt bỏ BIÊN CHẾ mới thực sự là phát triển.

    Trả lờiXóa
  47. Theo cháu thấy bộ nội vụ đề ra dự thảo đó là rất đungs nhưng một số các chiến sĩ nghĩa vụ trong ngành pccc thi khối A không, đỗ và không đủ điểm để vào chuyên nghiệp và đã phải xuất ngũ. Những chiến sĩ đó đã côngs hiêns 3 năm trong ngành khi xuất ngũ sẽ bị hụt hẫng nên cháu mong chinhs phủ tạo điều kiện cho những ai thi đại học được điểm cao được quay lại ngành công tác và phấn đấu

    Trả lờiXóa
  48. Tôi thấy việc tinh giảm công chức, viên chức là việc quá khó thực hiện.Vì trong một thời gian dài chúng ta gần như buông lỏng việc đánh giá hiệu quả công việc cụ thể của từng công chức, viên chức gắn với vị trí công việc của họ dẫn tới việc đánh giá cán bộ công chức theo hình thức "cào bằng" qua nhiều năm như vậy nó đã được hợp thức hóa gần như trở thành văn hóa công sở trong cơ quan nhà nước. Tôi công tác tại một huyện miền núi Tây Bắc cán bộ huyện ở đây khoảng 70 - 80 % có trình độ đại học, nhưng trong số đó có rất nhiều người chỉ học bổ túc cấp 3 sau đó công tác vài năm lại xin đi học tại chức, từ xa chủ yếu bằng hình thức mua điểm, mua bằng. Rồi cũng được áp lương tăng lương như những người được đào tạo chính quy. Nghịch lý hơn nữa phần lớn cán bộ học kiểu này ( Mua điển, mua bằng) lại được bố trí lên vị trí lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
  49. Để làm bất cứ việc gì , trước hết phải có điều tra nghiên cứu thực tiễn đúng tinh thần gọi là khoa học . Sau đó đối chiếu với các nền hành chính chuẩn mực của thế giới rồi mới đề ra biện pháp giải quyết . Cử bao nhiêu đoàn đi nghiên cứu học tập nước ngoài , tốn bao nhiêu tiền đào tạo cán bộ hành chính , kết quả là gì ?

    Trả lờiXóa
  50. Muốn sàng lọc để tinh giảm biên chế cho tương đối chính xác thì chỉ có tổ chức thi tuyển là loại bỏ được các công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về v.v. Sàng lọc trong số hơn 2 triệu người nên tổ chức như tuyển sinh đại học là ok.

    Trả lờiXóa
  51. Tôi học chính quy đại học luật tp.hcm, ra trường về quê công tác gần 10 năm ở Viện kiểm sát, học thêm 1 năm đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, thế nhưng do "lý lịch xấu", nên không được bổ nhiệm KSV, và bị lãnh đạo gọi lên nói tự nguyện xin nghỉ việc đi chứ ko thì bị đuổi. khôi hài hơn vị lãnh đạo này từng xài bằng giả, phải học lại và nay còn làm đại biểu quốc hội. thử hỏi một xã hội như vậy thì làm sao mà phát triển cho được, chỉ tổ tốn thêm ngân sách, khốn khổ cho dân thôi, tinh giản cái gì, chỉ có thay đổi chứ không thể sửa đổi, tinh giản gì nữa đâu

    Trả lờiXóa
  52. Nếu để chính cơ quan đó "chấm điểm" thì Bộ Nội Vụ hãy thử làm trươc đi. Toàn con ông cháu cha cả thôi. Hãy lập ra 1 ban chuyên trách có chọn lọc kỹ càng cùng với những quy chế nghiêm khắc may ra mới có thể hoạt động được.

    Trả lờiXóa
  53. Ngày trước mình thấy bình xét trong co quan nhà nước, toàn là theo ý sếp thôi mà ( đã chỉ định trước ai suất sắc, ai tốt, ai không hoàn thành )... sau đó rồi mới hoàn thủ tục,,, để xem mấy ông lãnh đạo làm thế nào đây???????

    Trả lờiXóa
  54. Cach đây khoảng 10 năm các tỉnh cho nhập lai 3 sở Nông nghiệp,Thủy sản,Lâm nghiêp,... để giảm biên thế mà chẳng giảm được ai lại thành lập thêm các chi cục vì số dôi dư không thể giảm được(con ông,cháu cha) Thế là mục tiêu ban đầu sai một ly đi một dặm

    Trả lờiXóa
  55. Tôi nghĩ là không thể thực hiện được việc này đâu. kế hoạch thì rất hay nhưng đi vào thực hiện mới thấy nhiều bất cập và nhiều khó khăn, chỉ sợ rằng cuối cùng mục đích không những không đạt được mà còn lại còn tăng thêm nhiều cán bộ cắp ô nữa ấy chứ.

    Trả lờiXóa
  56. Đây không phải là "Tinh giảm" mà chỉ là" Giảm" biên chế thôi. Đọc xong mà tưởng chuyện cười! Toàn những quy định trên mây.Theo tôi nếu thật sự muốn có dội ngũ công chức có trình độ, có đạo đức, tâm huyết với công việc thì "NÊN TỔ CHỨC KỲ THI SÁT HẠCH" lại toàn bộ công chức, viên chức kể cả lãnh đạo một cách độc lập loại bỏ những người không đạt một cách thẳng tay. vừa giảm gánh nặng cho nhà nước vừa có nguồn tăng lương cho người còn lại.

    Trả lờiXóa
  57. các sở ở các địa phương giờ k có biên chế thì vẽ hoặc duy trì các trung tâm thuộc sở để nhét con cháu vào làm viên chức, đợi có ng nghỉ là nhét sang công chức luôn. trong khi theo luật thì ít nhất 5 năm viên chức mới dc sang công chức. nếu các trung tâm này k có việc thì cocc sẽ dc làm vc như 1 công chức bth ở các phòng thuộc sở, nhưng trên danh nghĩa vẫn thuộc biên chế trung tâm. tôi mới đi ktra và phát hiện ra điều này, nhưng ý kiến k có dc lắng nghe. nát quá.

    Trả lờiXóa
  58. Một bài toán thật khó giải khi mà tất cả các phương án đặt ra và giải đáp đều nằm ở chỗ CON ÔNG CHÁU CHA. Học thật nhanh, về làm sau đi học tiếp dần dần cũng có đủ các bằng. Khi đánh giá thì ai đánh giá ai? CHÚ ĐÁNH GIÁ CHÁU, BỐ ĐÁNH GIÁ CON....Thật khó đó các bác ạ. Xã hội bây giờ chưa có sự công bằng thực sự được đâu. Càng đổi mới càng cải tổ nếu không có chế tài cụ thể , làm không hết trách nhiệm thì là lỗ hổng lớn.

    Trả lờiXóa
  59. tôi muốn bình luận thêm là có 3 loại công chức, viên chức nhưng giải thích rõ như thế này: loại con ông cháu cha không giảm được rồi, còn loại có tiền chạy cũng không giảm được, loại còn lại là năng lực phấn đấu có năng lực thực sự nhưng không có quen biết xếp nào nhưng giảm người đó ai làm cho. Tóm lại giảm biên chế không đuơc đâu các ông bàn chuyện cho vui thôi.

    Trả lờiXóa
  60. Ở cục thuế mỗi lần luân chuyển là có cớ để xếp lên gân với cấp dưới. Có những người không có bằng đại học, làm lâu cũng không bị sắp xếp lại đúng vì họ giỏi nịnh, còn người giỏi thì bị chuyển công tác một cách ấm ức vì không biết cách! THi sát hạch thì chỉ có nhân viên còn lãnh đạo thì chẳng thấy khi nào thi. Làm kiểu gì thì chỉ có lính chết!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog