Chia sẻ

Tre Làng

SƠN GIÀ VÀ MU RÙA

Sốc, sốc nặng.
Sơn ra đi liệu Mu có còn rùa ?
Bình minh rồi sẽ mang Sơn thật xa. 



Vâng, vậy là điều gì đến tất đã phải đến, sau 27 năm lên voi xuống chó (mà trong đó chó nhiều hơn là voi) Alexander Chapman Ferguson ( tên thường gọi là Sơn Chập, Sơn già) đã chính thức từ nhiệm chân quản lý quày vé của nhà vệ sinh công cộng có tên “Toilet của những giấc mơ”. Sự ra đi đột ngột của Sơn để lại trong lòng kính thưa các thể loại phân bắc phân xanh phân chuồng một niềm thương tiếc vô hạn, các thể loại báo giấy báo mạng được dịp phọt bài xoành xoạch như bệnh nhân táo tỏng, trên các diễn đàn cũng tràn ngập những comment bi quan về việc Toilet một ngày vắng bóng Sơn, nước mắt và nỗi buồn trước viễn cảnh một ngày ko xa “ chúng nó” sẽ cho rùa ăn bùn.

Không đâu như Vịt Ngan, tình yêu bóng đá ko kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Cũng ko đâu như Vịt Ngan, sự ngưỡng mộ thần tượng Sơn già cũng ko quốc gia và vùng lãnh thổ nào sánh nổi. Nỗi buồn len lỏi khắp mọi nơi từ nam chí bắc, từ chị lao công quét rác đến bác tổ trưởng tổ hưu.

Anh V, chủ quán đệ nhất cày tơ tâm sự: Nghe tin bác Sơn Chập về hưu mà tôi buồn quá nghỉ bán hàng ngay lập tức, trước đây các cụ nhà tôi mệt nặng mà cũng đâu có dám lơ là xao nhãng việc kinh doanh”.

Bác S, cán bộ hưu trí người Hải Phòng chậm rãi rít một hơi 555 rồi chia sẻ: Phải lói anh Sơn lày giỏi, mà tôi thấy rất nhiều anh tên là Sơn giỏi thật, lào là Đặng thái Sơn, lào là Trịnh công Sơn, rồi thì Giắc Sơn, có lẽ tôi từ bỏ thói quen xem bóng đá vì bóng đá ko còn anh Sơn thì gọi gì là bóng đá”.

Tại Hà Nội, đám choai choai đã vội vã phi xe ra cây xăng đổ đầy bình hứa hẹn một cuộc đua quy mô hoành tráng, và lên kế hoạch ấn định ngày này trong năm tổ chức rước ảnh Sơn Chập quanh hồ Hoàn Kiếm.

Tại Sài Gòn, một tay chơi bóng cộm cán tên M thể hiện tình yêu cháy bỏng bằng tuyên bố hùng hồn “ hai vòng cuối cùng sẽ đi MU đến tận cùng, dù có sập trang vẫn vui vẻ lang thang ngoài đường phố”, phải nói là quá vãi đạn với ông fan cuồng này.

Sơn già sinh ngày 31-12-1941 tại Glasgow, gia đình Sơn đông anh em và cuộc sống vô cùng nghèo khổ, nghèo đến nỗi bố mẹ Sơn ko khi nào đủ tiền mua vải may cho các con một bộ quần áo tươm tất…..và chỉ có váy, mặc váy tuy giống đàn bà phụ nữ nhưng sẽ tiết kiệm được rất nhiều vải. Tuổi thơ của Sơn chỉ ước sao một ngày nào đó được ăn kẹo cao su một cách thoả thích, và khi nhai kẹo cao su thì khuôn mặt Sơn sẽ tự nhiên hơn để che đậy bản tính nhút nhát tự ti thường thấy ở đám trẻ nhà nghèo. Sự nghiệp cầu thủ của Sơn bắt đầu từ năm 16 tuổi, anh chơi ở vị trí tiền đạo, anh từng chơi cho những đội bóng hàng đầu Scotland như St. Jonhstone, Dunfermile, Falkirk, Ayr United, mà giải vô địch Scotland là một trong những giải vô địch mạnh nhất vương quốc Anh…..vậy thì tuy đã nửa thế kỷ trôi qua nhưng có thể khẳng định Sơn là một tên tuổi lớn của bóng đá thế giới thời bấy giờ. Sau 327 trận đấu đỉnh cao trong sự nghiệp, Sơn đã dội bom vào lưới đối phương tới 167 lần, một con số ấn tượng thật sự, niềm mơ ước của những tiền đạo hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại. Đặc biệt mùa bóng 65-66, Sơn đã gây sốc cho cả thế giới khi ghi 45 bàn/ 51 trận cho Dunfermile….kinh hoàng, người ngoài hành tinh….chắc chắn Sơn thời đó là Messi của bóng đá ngày nay, và Messi ở phong độ cao nhất cũng chỉ ở đẳng cấp Sơn là cùng. 

Sát thủ hàng đầu thế giới như Sơn Chập ngày đó được hàng loạt các đội bóng lớn nhỏ theo đuổi săn đón ráo riết. Những đội bóng nhỏ không tên tuổi như Man utd, Inter,Dortmund vv.vv đã nhận được cái lắc đầu từ chối ngay từ vòng sơ loại vì Sơn cho rằng đầu quân cho những chú lùn này là bước thụt lùi thảm hại trong sự nghiệp. Những ông lớn như Real, Ajax, Benfica vv.vv cũng đành bỏ cuộc vì không kham nổi phí chuyển nhượng cũng như đòi hỏi lương bổng có phần quá quắt của Sơn. Đội bóng duy nhất trên thế giới mà Sơn muốn đầu quân đó là gã khổng lồ Barcelona, nhưng thật trớ trêu, đội bóng TBN đã định giá tài năng của Sơn có đúng 50 bảng Anh, lời đề nghị khiếm nhã này đã đi vào lịch sử bóng đá, nó đã khiến Sơn uất ức hộc máu mũi máu mồm trước hàng ngàn fan hâm mộ đang vây quanh xin anh chữ ký. Sự việc chưa dừng lại ở đó, Sơn đã đạp xe một mạch từ Glasgow sang Barcelona với hy vọng BLD đội bóng này đã nhầm lẫn từ con số 50 triệu bảng => 50 bảng, với Sơn… 50 triệu bảng để sở hữu siêu tiền đạo như anh là ko hề đắt. Câu trả lời của Barcelona là: “Cậu thần kinh à, 50 bảng/ tháng là tiền công hậu hĩnh với chân đánh giày & giặt đồ cho các cầu thủ của chúng tôi”.

Sơn buồn bã ra về trong tủi nhục, Sơn bị sốc nặng, Sơn đã mất phong độ trầm trọng trong thời gian sau đó bởi cú đòn Barcelona giáng vào anh quá ác hiểm. Ngày….tháng… năm 1974, đó là ngày buồn của bóng đá thế giới, Sơn Chập đã chính thức giã từ sân cỏ. 

Một tài năng kiệt xuất đã ra đi đem theo nỗi hận ngút trời. Nỗi hận có tên Barcelona..

Thực ra, với tài năng không có giới hạn & đẳng cấp cao chót vót của mình thì việc Sơn có quay trở lại thi đấu cũng như tìm lại bản năng sát thủ là điều không mấy khó khăn. Như một kẻ gàn dở trong lúc say rượu nào đó có nói “phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”, điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của Sơn.

Nhưng với Sơn thì lại khác, anh có thể mặc váy, anh có thể nhai kẹo cao su cả ngày ko biết chán mồm, anh đã có một lô một lốc bàn thắng ko thể đếm được chính xác, siêu cầu thủ như anh thì phải mất nhiều năm nữa bóng đá Scotland mới có được, anh còn cần gì thêm nữa. Có cố thêm nữa cũng để làm gì, có chăng chỉ làm lu mờ thêm hình ảnh vốn đã lung linh huyền diệu của một con người đã vượt lên số phận. 

Và Sơn quyết ra đi.

Tay gậy tay bị, Sơn ra đi tìm đến những chân trời mới. Một ngày nào đó khi trở về, anh hy vọng mình ko những đã từng là một siêu cầu thủ mà còn là một siêu HLV trong một ngày ko xa.

Hành trình ra đi tìm thày tìm thợ của Sơn thật muôn vàn khó khăn vất vả, hành trang đi cùng trong balo của Sơn chỉ có đúng 100 bảng và một bịch kẹo cao su để nhai dọc đường. Đi bằng phương tiện gì cũng được, miễn là Sơn đến được nơi cần đến.

Đến đâu cũng được, miễn là nơi đó có những trường phái bóng đá mà Sơn cần học hỏi, miễn là nơi có có những người thày tốt còn Sơn là anh trò ngoan.

Chiếc tàu buôn cập bến, điểm dừng chân đầu tiên của Sơn là một vùng đất đẹp như mơ, có những con người thông minh vui tính và tốt bụng, vùng đất của những con người mà nụ cười luôn nở trên môi, những lời chào thân ái, những câu cảm ơn chân thành, và Sơn đã biết đó là Việt Nam. Bụng đã đói meo, Sơn bước vào một quán nhỏ ven đường, Sơn chén ngon lành 5 bát lolotica, theo người dân địa phương thì đây là món nhậu đỉnh cao vô cùng tận…Sơn tấm tắc khen ngon, phải nói là thơm mát ngon bổ rẻ, cảm ơn ông chủ quán, Sơn lên đường tìm thuê một phòng trọ giá rẻ bình dân. Đêm hôm đó, Sơn chạy ra chạy vào từ giường trọ xuống chuồng xí không dưới 20 lần, Sơn mỉm cười, ôi một kỷ niệm thật đẹp.

Thời gian dần trôi, Sơn phát hiện ra rằng rất khó khăn để học hỏi ở nền bóng đá này, cầu thủ họ quá thông minh mưu mẹo, kỹ thuật cá nhân quá ư hoàn hảo, ngoài đá bóng hay mà kungfu cũng giỏi, những màn tỉ thí giữa cầu thủ với cầu thủ, giữa cầu thủ với trọng tài, giữa khán giả với trọng tài đã khiến Sơn hết sức ấn tượng. 

Lối chơi bóng quá hoàn mĩ, châu Âu không thể theo kịp, Sơn tự nhủ … và anh chào tạm biệt Việt Nam, anh lại lên đường tìm đến những miền đất mới. 

Chào Việt Nam.

Bài chôm của 5Cam từ FiLUX, có đẽo gọt tí ti

8 nhận xét:

  1. Không hiểu người viết bài này đã từng xem bóng đá chưa hay chỉ nghe hơi nồi chỗ, ăn theo nói leo, anti-fan theo phong trào. Chuyện thích đội này, không thích đội kia là chuyện của mỗi người, nhưng có 1 điều không thể phủ nhận là MU là 1 trong những câu lạc bộ vĩ đại nhất thế giới và người góp công không nhỏ để làm nên điều này chính là sir Alex. Ông là 1 trong những huấn luyện viên giàu thành tích là vĩ đại nhất thế giới, không chỉ người hâm mộ mà các đồng nghiệp trong giới huấn luyện đều công nhận điều đó

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh22:51 12/5/13

    Bác Bach Đông Phương ơi,
    Bài này thư giãn để chém mà,
    Chém tiếp đi bác ơi.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi cũng đồng ý với Đông Phương, mặc dù bài này là thư giãn chứ không có ý gây war giữa fan các đội bóng tuy nhiên thư giãn kiểu này chẳng hay ho chút nào. Người ta là sir, tức là đã được hoàng gia Anh phong tước hiệp sĩ, một người có tài và nhiều cống hiến, trở thành 1 huyền thoại trong lòng người hâm mộ nên việc đưa hình ảnh của ông làm chuyện tiếu lâm vs những hình ảnh xấu xí như thế này không hay ho chút nào

    Trả lờiXóa
  4. nhandan8800:32 13/5/13

    Ton trong mot chut di!Cai gi ma cho nhieu hon voi, cai gi ma Son chap, co xem bong da bao gio khong!(khong hieu tai sao khong viet dau duoc.sorry)

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh15:28 13/5/13

    Bai viet qua dai va nhat nheo. Hu cau va hai huoc dua tren fact moi hay con phia ra nhu tren thi qua tao lao!

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh16:13 13/5/13

    Bạn Giang_Thanh viết chính xác. Minh không đăng tiếp nữa, 5Cam đuối rồi bạn ạ.
    5Cam thấy mình chôm bài này về và viết thế này:
    "Mới có thi triển vài thành công lực nhẹ hều mà đã có ông khoái quá bưng ngay về, giá mà bung hết sức thì nổi tiếng ngay chứ chả chơi".
    Link đây:http://diendanvanhoathethao.vn/showthread.php?t=16589&page=2

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh17:05 13/5/13

    Bài viết như lồn.

    Trả lờiXóa
  8. Sir Alex là một trong những huấn luyện viên vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá đương đại. Những điều mà ngài làm được với MU là quá phi thường và quá sức tưởng tượng của một người ham mê trái bóng tròn. Sự ra đi của ngài để lại cho câu lạc bộ một khoảng trống lớn và một áp lực về thành tích cực kỳ nặng nề lên người tiền nhiệm David Moyes.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog