Chia sẻ

Tre Làng

CÓ ĐÚNG LÀ THẾ NÀY KHÔNG NHỈ?

Cuteo@: Đây là bài trên Kiến thức sáng nay, đọc mà thấy buồn kinh khủng. Không biết chuyện này có đúng như thế không? Các bạn cho ý kiến nhé.

Bài đó ở đây

"Nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế"

(Kienthuc.net.vn) - 47% người dân bảo tuyển người vào cơ quan nhà nước là do thân quen. Con số này có lẽ vẫn còn khiêm tốn so với thực tế. 

Trước đây, thời kỳ bao cấp đã có câu "Nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế". Câu nói này ngày nay vẫn không cũ. Một người muốn được tuyển vào cơ quan nhà nước sẽ có nhiều cách để làm quen với lãnh đạo (có thể bắc cầu từ người này sang người khác để làm quen...). Từ quen đến thân thì việc tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn. 

Ngoài ra, tiền cũng là phương tiện để xin việc ở cơ quan nhà nước. Một giáo viên ở vùng cao muốn chuyển về đồng bằng gần gia đình phải có vài trăm triệu, một người lính hết nghĩa vụ muốn ở lại làm chuyên nghiệp cũng phải có hàng trăm triệu. Sinh viên tốt nghiệp đại học muốn vào cơ quan nhà nước cũng hàng trăm triệu... Những điều này phổ biến hầu như ở lĩnh vực nào, địa phương nào cũng thế. Tất nhiên, những khoản tiền này không thể công khai được. Nếu nói ra không đủ chứng lý lại rơi vào tội vu khống.


Muốn sửa được vấn đề này phải có thời gian, vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người. Muốn làm cho minh bạch trong tuyển dụng, người lãnh đạo phải thực sự chí công vô tư, Nhà nước phải có một cơ chế tuyển dụng hoàn chỉnh, minh bạch.

8 nhận xét:

  1. rõ ràng tôi cũng nhận thấy chuyện chạy vào nhà nước, vào công chức là phải có quen biết, phải có tiền mà không chỉ vài ba triệu mà cả trăm triệu là đằng khác, nhưng nguyên nhân là do đâu, theo tôi cũng chả phải là do cơ chế hay cái con mẹ gì cả đâu. nói thật một điều chính người dân hay chúng ta đã tạo cho chúng ta một rào cản, tự tay bóp dái mà thôi, có cung thì ắt có cầu, khi mà vô nhà nước người ta bảo là ổn định gì đó người người đua nhau vào, người người thi nhau tiền thế thì thử hỏi vô nhà nước làm gì mà chả tốn kém, vô nhà nước làm gì mà chả cần có quan hệ chứ

    Trả lờiXóa
  2. Không thể phủ nhận được rằng những gì tác giả viết lại là thực tế đáng buồn của xã hội hiện nay, hơn lúc nào hết thực trạng đó cần được xóa bỏ, và để là được điều đó lại cần sự nỗ lực và quyết tâm của tất cả các đơn vị.
    Mỗi người có năng lực và trình độ nhất định, không ai phủ nhận những người không có bằng đại học, nhưng tùy vào trình độ và năng lực của mình mà đảm nhận những công việc thích hợp sẽ phát triển được các cơ quan, đơn vị ,,, mà lớn hơn nữa là có đội ngũ lãnh đạo tốt cho đất nước. Và cũng ngược lại, nếu tình trạng này còn tiếp tục kéo dài thì triển vọng một thế hệ lãnh đạo mà trong đó đến vài chục phần trăm không đảm bảo trí tuệ là điều dễ xảy ra.

    Trả lờiXóa
  3. Sửa được việc nayf theo tôi không phải đơn giản bởi lẽ trong cái tiềm thức chung của người việt nam vô hình chung ai cũng hướng vô nhà nước rồi, dù rằng vào nhà nước lương có thể nói là không được cao nhiều người còn ví ba cọc, ba đông, nhưng dường như họ nghĩ vô nhà nước là cái vé đảm bảo cho sự ổn định, không giàu, nhưng cũng dủ ăn, không chết đói được thì phải.

    Trả lờiXóa
  4. "Nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế" đấy là chuyện không phải bây giờ mà bất kỳ khi nào, thời gian nào, kể cả là bây giờ hoặc sau này đi chăng nữa, Và cũng không phải chỉ ở việt nam mà bất kỳ quốc gia nào, thì tiền, địa vị, quan hệ là cái phần có thể giải quyết được nhiều công việc rồi .

    Trả lờiXóa
  5. Một giáo viên ở vùng cao muốn chuyển về đồng bằng gần gia đình phải có vài trăm triệu, một người lính hết nghĩa vụ muốn ở lại làm chuyên nghiệp cũng phải có hàng trăm triệu. thế thì kiihnh khủng quá, thử làm một phép tính nhỏ, lương giáo viên là 3 triệu một năm tằn tiện cũng để ra được 20 triệu, 5 năm với được 100trieeu, đó là còn chưa tính trượt gía. Thế này thì làm không công từ 5 đến 10 năm rồi còn, sao cứ thích vô làm chi.

    Trả lờiXóa
  6. ai cũng muốn vô nhà nước thì làm gì mà nó chả có giá chứ, cứ làm ngoài bỏ chút chất xám ra lương cao hơn đỡ phải lằng nhằng, làm không công mấy năm trởi làm gì, nói chung nó xuất phát từ cái tư tưởng muốn nhàn hạ, ổn định, mà thực ra là cái tư tưởng trung bình chủ nghĩa mà ra cả thôi

    Trả lờiXóa
  7. Còn nhiều nữa, như người muốn chạy vào đại học thì cũng phải có cả trăm triệu, người khám chữa bệnh phải luồn cúi như lũ ăn xin, gặp công anh thì phải tránh xa, coi công an như cọp, xã hội gì mà lại như thế, lại ngược đời như thế, cần phải cải cách ngay, và luôn.

    Trả lờiXóa
  8. Đúng quá còn gì nữa. Thời đại bây giờ không có tiền thì khó làm việc lắm, sinh viên ra trường, ngoài những người có cây chống lưng thì muốn vào cơ quan nhà nước thì phải mất rất nhiều tiền chạy chọt đấy, thế nên mới có chuyện cán bộ chủ tịch xã bị ngơ ngơ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog