Chia sẻ

Tre Làng

TẢN MẠN VỀ CHUYỆN CHỐNG LÃNG PHÍ

Cuteo@

Nhân chuyện về chống lãng phí, mình nghĩ nói thì dễ làm thì khó. Một khi lãng phí trở thành căn bệnh trầm kha và đang xâm nhập vào tận nhân tế bào của chúng ta thì việc chống lãng phí dứt khoát phải bắt đầu từ mỗi cá nhân, chứ không phải tổ chức hay cơ quan nào. 

Theo như bác Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà nội, lãng phí là vấn đề lớn của xã hội hiện nay. Vâng đó là vấn đề lớn và rất lớn. Điều quan trọng là chính bác Nghị đã dũng cảm thừa nhận, kết quả phòng, chống tệ lãng phí vẫn chưa tốt. Theo bác, chúng ta quan sát thấy lãng phí tương đối dễ dàng, như lãng phí đất đai, xây dựng, tổ chức họp hành, lễ hội…, từ cá nhân đến tập thể toàn xã hội. Bác cũng dẫn giải vô số những ví dụ về lãng phí, từ gắn hoa khi bắt đầu tham gia hội nghị đến quà tặng khi ra về. “Quốc hội in mấy cuốn sách tặng đại biểu, đại biểu không dùng - đều là từ tiền thuế đóng góp của nhân dân”. Nói như thế để thấy người đứng đầu thành phố biết rất rõ và cũng quyết tâm chống lãng phí.

Một số đại biểu Quốc hội khác cho rằng, lãng phí xảy ra nhiều nhất ở 5 khu vực: đất đai, trụ sở làm việc, ôtô; chi tiêu công từ nguồn ngân sách nhà nước; sử dụng trái phiếu chính phủ; khu vực doanh nghiệp nhà nước; khai thác, quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên đất nước.

Từ trải nghiệm cuộc sống cũng như nghiên cứu đông tây kim cổ, mình đồng ý với ý kiến của các bác ấy. Tuy nhiên, theo mình, lãng phí nhất hiện nay chính là thuế. Thuế chính là nguồn sống của nhà nước, mất nguồn thu này chả có nhà nước nào khỏe mạnh cả.

Ở ta thì sao? Ta thất thu thuế quá nhiều. 

Hãy tưởng tượng rằng, nếu ta thu đúng và đầy đủ thuế của cá nhân và các doanh nghiệp lớn nhỏ, trong hay ngoài quốc doanh thì ta giàu to. Thực tế là hầu hết khu vực nhà nước hay tư nhân đều trốn thuế và bằng mọi cách có thể để trốn thuế. Riêng khu vực tư nhân, thuế chỉ thu được khoảng 2%. Ví dụ đơn giản nhất là các nhà hàng, nhà nghỉ (khu vực Hà Đông), thuế môn bài trung bình thu được 1 triệu/năm, và mỗi tháng chỉ phải đóng từ 1 đến 2 triệu tiền thuế. Thậm chí có doanh nghiệp còn bào lỗ giả. Các quán bán hàng (kể cả trong khu tập thể), bán tạp hóa hay bán vỉa hè đều không thu được một đồng nào, trong khi đó các bạn thấy đấy, họ nuôi sống cả gia đình và thậm chí còn mua nhà tậu xe hơi. Ấy là chưa kể đến người bán hàng rong, người bán hàng ngoài chợ kiểu như chợ cóc, ta không thu được lấy một cắc. Tất nhiên, hàng tháng họ cũng có thể "đóng thuế" cho ai đó để được yên ổn làm ăn. 

Nói điều này có thể các bạn không tin, nhưng nếu như ở Mỹ thì mọi chuyện khác hẳn. Anh muốn bán một mớ rau muống, anh dứt khoát phải có máy tính nối mạng với cục thuế sở tại. Bán xong dù chỉ một mớ rau, anh phải giật hóa đơn cho khách hàng (nếu không có hóa đơn này, khách hàng không thể ra khỏi siêu thị). Và khi người bán giật hóa đơn, lập tức cục thuế đã nhận được 1% tiền thuế. Cứ như thế, bán hàng giá trị cao hay thấp nhà nước đều thu 1%, không thể thất thoát. Cách thu này rất công bằng, vì ai cũng có nghĩa vụ đóng thuế, và điều này không chỉ là nghĩa vụ mà là luật. Các bạn không nên nhầm lẫn giữa chính sách với luật. Luật buộc mọi người bán hàng hay sản xuất kinh doạnh phải đóng thuế. Nhưng nếu họ đóng thuế nghiêm chỉnh mà thu nhập không đủ sống thì nhà nước sẽ có chính sách trợ cấp (một phần hoặc toàn phần - thất nghiệp). Điều này khác với ta khi thực hiện miễn giảm thuế thu nhập cho một số đối tượng, bản chất là nhầm lẫn giữa luật với chính sách.

Nói thất thu thuế mới chỉ là một khía cạnh, nguyên nhân thất thu thuế trước hết và chủ yếu là do quản lý yếu kém, đạo đức cán bộ tồi. Nếu như anh quản lý tốt, chắc chắn không thể thất thu. Thực tế là trình độ cán bộ thuế của ta giỏi đấy, nhưng thay vì thu vào túi nhà nước, họ lại thỏa hiệp với con buôn để thu vào túi mình. Vậy nên, thất thu thuế, và thất thu thuế mới là cái lãng phí hàng đầu.

Đó mới chỉ là thuế, còn trăm thứ khác lãng phí không kém. Tỉ như lãng phí nhân tài, lãnh phí cơ hội, vân vân. Suy cho cùng, lãng phí do yếu tố con người mà khâu chính lại là đạo đức chứ không phải trình độ.

Một khi khâu cán bộ không tốt thì chắc chắn bác Phạm quang Nghị vẫn còn đau đầu với hai từ Lãng Phí.

Haiz..Cuteo@ bọp rượu cái đã, mai bàn tiếp. 

16 nhận xét:

  1. Thật lòng mà nói thì việc chống lãng phí quả là điều khó khăn , xử lý chuyện này đâu phải dễ dàng . Nghĩ thì đơn giản nhưng làm được thì cả một vấn đề , tôi chỉ lấy ví dụ đơn giản nhu vậy thôi , một gia đình có 2 người con chỉ có 8 tuổi - tuổi mải chơi thích được chiều , vào một nhà hàng gọi những món ăn con cái họ thích ( tâm lý của bậc làm cha mẹ) . Và tất nhiên bố mẹ sẽ phải giải quyết nốt vì trẻ con mải chơi đâu có muốn ăn , ăn không hết thì thừa ---> lãng phí . Một đôi nam nữ đang trong thời gian hẹn hò chàng thanh niên dẫn cô gái đó vào quán ăn , cũng chỉ gọi cái gì nàng muốn ăn và lại xảy ra nàng ngại chẳng muốn ăn nhiều , không lẽ cho vào túi mang đồ thừa về . ---->>> lãng phí . Ôi ngồi nghĩ thôi là đủ nổ tung đầu rồi

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh09:09 8/6/13

    Vâng, bác nói dúng. Có lẽ mỗi chúng ta chỉ có thể xem xét dưới một dóc nhìn nào đó mà thôi, khó toàn diện. Vàd đúng là từ từng cá nhân đến xã hội, từ trong nhà ra ngoài ngõ... bác nhỉ.

    Trả lờiXóa
  3. Thất thu thuế. Nước ta đang phát triển, bộ máy cũng đang kiện toàn, hệ thống pháp luật đang hoàn chỉnh cho nên không thể tránh khỏi việc thất thu thuế được. Lãng phí có lẽ còn tương đương với tham nhũng nữa bởi lãng phí đã đi ngấm vào máu những cán bộ rồi. Nói như thế không phải tất cả ai cũng lãng phí nhưng cũng phải thừa nhận rằng lãng phí là căn bệnh của đại đa số cán bộ ta mà nếu không có chế tài phù hợp thì nó sẽ biến thành quốc nạn.

    Trả lờiXóa
  4. Tất cả đều là ý thức của con người mà thôi. Lãng phí là do chúng ta mà ra, Nếu chúng ta tự ý thức được rằng làm việc đó sẽ dẫn tới thừa thãi một cách vô ích thì chúng ta nên cân nhắc. Nhưng bản tính chúng ta là thừa còn hơn thiếu thế rồi lần này thừa một ít lần sau thừa một ích, cuối cùng là lại thất thoát lớn. Lúc đó mới quy kết trách nhiệm cũng đã muộn rồi

    Trả lờiXóa
  5. Cứ đơn cử như một buổi tiệc buffe thôi là đủ thấy chúng ta lãng phí thế nào. Chúng ta thấy một món rất ngon rồi cứ gắp lấy gắp để vào đĩa về ăn. Rồi có món khác lại thòm thèm bỏ ngay cái đĩa mới đó để ăn món mới. Thế nên giờ đây mới sinh ra cái luật lệ ăn không hết mà bỏ thừa là xử phạt để răn đe ý thức của mỗi người. Chính mỗi chúng ta không biết tiết kiệm thì bảo sao mà còn lãng phí nhiều đến như vậy

    Trả lờiXóa
  6. lãng phí cũng là một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết hiện nay. lãng phí đất đai, lãng phí điện, lãng phí nước, lãng phí thức ăn..., còn nhiều thứ lãng phí nữa. đây là vấn đề cần phải giải quyết triệt để, nhưng trước hết, mỗi người chúng ta phải tự ý thức được mình, phải biết tiết kiệm.

    Trả lờiXóa
  7. lãng phí, tham nhũng, tiêu cực thì đúng là ở bất kì một nước nào trên thế giới cũng có cả, không chỉ riêng ở việt nam ta, nhưng quan trọng hơn là công tác phòng và chống nó cần làm tốt để đạt hiệu quả cao thôi, chứ còn như tôi thấy thì để xóa bỏ tận gốc lãng phí tham nhũng thì cần cả một quá trình dài , quan trọng là đừng để nó thành căn bệnh trầm kha và đang xâm nhập vào tận nhân tế bào của chúng ta đó là điều quý giá nhất rồi

    Trả lờiXóa
  8. khẩu hiệu " tiết kiệm là quốc sách" luôn luôn được đề cao ở ,mọi lúc mọi nơi nhưng hiệu quả không đạt được như mong muốn. các phong trào tiết kiệm, chống lãng phí liên tục được phát động nhưng kết quả thu được thì chưa đáng là bao. đây không phải của một tổ chức nào hay một cá nhân nào mà là ý thức của toàn xã hội, của từng cá nhân, mỗi người phải có ý thức tự giác

    Trả lờiXóa
  9. Đóng thuế là trách nhiệm của mỗi người, Nước Việt Nam ta cần lắm thuế để đóng góp cho nhiều lĩnh vực. Việc thất thu thuế xuất phát trước hết từ chính những doanh nghiệp, mà hầu hết là tư nhân là nhiều. Thứ hai là từ cán bộ thu thuế. Việc thu thuế không đúng, cái kiểu bỏ lọt sót như vậy thì tiền thuế làm sao có thể đủ. Nói chống tham nhũng thì trước hết hãy chống lãng phí đã

    Trả lờiXóa
  10. cái việc lãng phí thì quả là đáng trách. Cùng là của cải làm ra mà không biết quý trọng, chi tiêu không tiết kiệm có phải là phí hoài của cải không? Chỉ những người không biết quý trọng đồng tiền và sức lao động thì mới lãng phí mà thôi.

    Trả lờiXóa
  11. Tìm ra nguyên nhân rồi thì lại phải tìm cách khắc phục thì mới đạt được hiệu quả, chứ chẳng phải có nguyên nhân rồi bỏ đấy là không được! Làm sao để tránh lãng phí, tránh thất thoát, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ là bài toán đang cần lời giải.

    Trả lờiXóa
  12. Lãng phí là bởi vì Cán bộ của ta thiếu trách nhiệm, nếu muốn chống lãng phí thì phải chống từ những thứ nhỏ nhất như cái kim, sợi chỉ rồi sau đó mới đến những thứ to tát được, nó giống như việc xây nhà thì phải đặt móng trước vậy.

    Trả lờiXóa
  13. Vay vốn về cho lắm, xây dựng cho lắm, nhưng không quản lý nổi, để tình trạng lãng phí kéo dài, tiềnn mất tật mang, vài bữa hỏng lại xin tiền xây lại, sửa chữa, đúng là đem muối bỏ biển. Nhìn thấy mà xót xa. Cứ thế này thì nghèo đất nước đi chả mấy chốc.

    Trả lờiXóa
  14. Các ông cứ cậy tiền của dân nhiều nên vung tay không tiếc, tiền thuế nên ko ai chịu thua ai ở cái khoản phung phí cả, xe thì xe ngon mới đi, đi công tác thì phải ở khách sạn 5 sao, ăn cơm nhà hàng 5 sao....

    Trả lờiXóa
  15. Lãng Phí là căn bệnh rất khó chữa và có thể bị lây, bệnh có thể nói đã là nan y rồi, từ cán bộ nhỏ cho đến cán bộ lớn thì Lãng Phí cũng như tham nhũng là 2 căn bệnh rất khó chữa, nếu muốn khỏi thì quyết tâm phải rất cao, nửa vời thì không bao giờ khoi.

    Trả lờiXóa
  16. Lãng phí từ ông to đến ông nhỏ, lãng phí từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất, thế thì liệu có "chống" lãng phí được không, hay chỉ là "hạn chế" lãng phí thôi. Lần này phải làm quyết liệt, không để như chống tham nhũng được.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog