Chia sẻ

Tre Làng

CÓ CHUYỆN NÀY KHÔNG ANH THĂNG?


Sở GTVT Hà Nội đã báo cáo giải trình UBND TP. Hà Nội sau khi báo chí có loạt bài phản ánh về dự án xe buýt nhanh (BTR) trị giá 165 triệu USD mà sở này đang triển khai…

Trước đó, ngày 26/7/2013, Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Sở GTVT báo cáo việc thi công tuyến đường dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT) thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội. Sở GTVT cho biết, hợp phần BRT thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội có chiều dài 14,7km từ bến xe Kim Mã qua Giảng Võ – Láng Hạ - Lê Văn Lương – Lê Văn Lương kéo dài – trục phía Bắc Hà Đông – Lê Trọng Tấn – Trần Phú – Ba La – bến xe Yên Nghĩa. Làn đường dành cho xe buýt nhanh là 3,5m.


Một đoạn chiều dài mặt đường Lê Văn Lương mới được sử dụng cuối năm 2010 đã bị bóc làm mới. Đoạn đổ bê tông của đơn vị thi công cao hơn mặt đường cũ

Văn bản báo cáo này cho biết xe buýt của dự án mới “chủ yếu” vẫn chạy trên mặt đường cũ. “Đối với những đoạn mặt đường cũ không đảm bảo yêu cầu và tại các vị trí nhà chờ thì đào thay thế bằng mặt đường bê tông xi măng với chiều dài đào thay thế khoảng 3,3km (đã bao gồm các điểm dừng đỗ)”.

Báo cáo này của Sở GTVT ngay lập tức gặp phải sự hoài nghi của dư luận. Bởi, thông tin chỉ bóc những đoạn mặt “đường nhựa đã cũ” và “tại các vị trí nhà chờ” là hoàn toàn không thuyết phục, rõ ràng. Bởi, ngay như cả đoạn đường Lê Văn Lương, dù đang rất mới và chất lượng mặt nhựa còn rất tốt nhưng đến nay chủ đầu tư đã cho bóc hết lớp đường nhựa hai bên giải phân cách để thay vào đó là mặt đường bê tông xi măng. Trong khi đó, nếu Sở GTVT “lý luận” những điểm mặt đường nhựa bị bóc là để làm “các vị trí nhà chờ” thì cũng chưa có sự rõ ràng, bởi không lẽ cả tuyến đường còn gần như mới nguyên tại Lê Văn Lương kéo dài như vậy chỉ để làm nhà chờ sau khi mặt đường nhựa bị đào bới?

Báo cáo này của Sở GTVT Hà Nội chỉ nói sơ sài dự án lần đầu tiên thí điểm tại Việt Nam do đơn vị tư vấn “có nhiều năng lực, kinh nghiệm thực hiện”. Trong đó, quá trình lập, phê duyệt dự án đã lấy ý kiến của bộ, ngành, các cơ quan liên quan như Bộ Xây dựng thẩm định, Ngân hàng Thế giới (WB) xem xét chấp thuận; đã phân tích, tính toán và lựa chọn phương án thiết kế là kết cấu mặt đường bê tông xi măng áp dụng cho những đoạn đường cũ không đảm bảo yêu cầu về chịu tải theo tiêu chuẩn của tuyến xe buýt nhanh.

Văn bản báo cáo Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội của Phó giám đốc Sở GTVT Phạm Hoàng Tuấn cũng “than phiền” rằng, sau khi báo chí đăng tải bài viết về BRT, thì đại diện WB đã rất quan ngại, phía ngân hàng cũng cho rằng “vấn đề tuyên truyền, giới thiệu dự án chưa được thực hiện một cách đầy đủ”…

Gây thiệt hại tài sản của Nhà nước

Khác với khẳng định từ đại diện chủ đầu tư là Sở GTVT Hà Nội rằng không “lãng phí” hay “chơi trội”, ông Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Bộ Xây dựng, cho biết, về bản chất thì việc đào bới lớp đường nhựa chưa đến giai đoạn trung tu là lãng phí.

“Đây là lỗi của những người làm quy hoạch về giao thông đô thị, với quy hoạch chắp vá nên các giải pháp về công trình rất bị động, dẫn đến sự tốn kém không đáng có. Một tuyến đường mới khai thác nhưng bóc đi làm lại là lãng phí, tuổi thọ mặt đường thì 5 năm sau mới phải trung tu và đại tu phải mười mấy năm”, ông Chủng cho hay.

Theo ông Chủng, vì không có tầm nhìn, không có thiết kế đi trước nên nhiều nơi, nhiều chỗ làm xong lại phá, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, nhân dân, đồng thời gây mất niềm tin.

Đặc biệt, ông Chủng lưu ý, phải cho xem xét lại kết cấu tuyến đường buýt nhanh đang được Hà Nội triển khai. “Không phải kết cấu mặt đường nhựa nhưng “ông” cứ phủ bê tông lên đó. Ví dụ như mái nhà nếu lợp bằng lá thì hệ thống rui mè khác, lợp bằng ngói thì cầu phong, rui mè phải khác. Đối với kết cấu đối với áo đường xi măng thì phải có giải pháp kết cấu”, ông Chủng phân tích.

Một trong những điểm đáng chú ý khác, theo ông Chủng, là hiện nay có nhiều nơi, nhiều người ngộ nhận rằng thay bằng xi măng rẻ hơn mặt đường nhựa, đó là cách hiểu rất phiến diện. Trong khi đó, đối với đường bê tông muốn chạy tốc độ cao thì phải xử lý giải pháp mặt đường khác, nếu làm cắt chia như bây giờ thì tiếng ồn rất lớn, không tăng tốc được cho xe và thậm chí gây phương hại đến tuổi thọ phương tiện.

Theo ghi nhận của phóng viên, trên đoạn đường nhựa bị bóc và thay thế bằng mặt đường bê tông trên đường Lê Văn Lương (gần ngã tư Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương), hiện nay lớp mặt bê tông đã cao hơn khá nhiều so với thảm nhựa đường cũ. Nhiều người tham gia giao thông lo ngại, gờ đường này có nguy cơ gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng.

Việt Hưng

33 nhận xét:

  1. Vẫn còn nhiều bất cập trong vấn đề giao thông đi lại quá, tắc đường vẫn còn, tai nạn vẫn xảy ra, bây giờ lại còn xe buýt nhanh nhưng chẳng hợp lý. Suy cho cùng thì bộ GTVT chưa thể ngày một ngày hai hoàn thiện được ngay về hệ thống giao thông nhưng nếu cứ vẫn tiếp tục tồn tại những hạn chế mà giảm nhẹ như thế này thì đúng là còn đáng suy ngẫm quá. Lại còn có thể xảy ra tham nhũng, lãng phí nữa chứ, đây có thể lại là cơ hội cho những kẻ có tư tưởng xấu tuyên truyền chống Đảng, nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
  2. Dự án làm bus nhanh là hợp lý, đáp ứng nhu cầu người dân và cũng giảm ách tắc giao thông. Nhưng thật là quá lãng phí khi 1 tuyến đường mới đưa vào sử dụng được vài năm đã đào xới hết lên như vậy.

    Trả lờiXóa
  3. Là phong cách làm việc không có sự suy xét sâu xa khiến lãng phí tiền của nhà nước. Đường mới được thi công thì lại bóc lên thay mới cho dự án khác, trong khi chưa biết hiệu quả dự án mới và thời gian sử dụng của dự án mới này, liệu khi dự án xe bus nhanh bị dừng lại thì lại bóc đường làm mới tiếp.

    Trả lờiXóa
  4. Nếu làm đường bus nhanh này mà có thể hết ách tắc, giao thông thuận tiện thì cũng không vấn đề gì. Nhưng quan trọng là có hiệu quả không, đừng nên lãng phí tiền của mà nhân dân đóng góp, để cho các ông đem ra thử nghiệm. Bởi trước nay nghành này đã có rất nhiều công trình thử nghiệm khiến người dân khốn khổ rồi.

    Trả lờiXóa
  5. Phải tính toán thật kỹ hãy làm, đoạn đường này còn rất mới, đường rộng, có cần thiết phải làm đường riêng cho xe bus không? Làm thế hiệu quả như thế nào? Đã có rất nhiều bài học về sự lãng phí rồi, chính lãng phí còn gây thiệt hại nhiều hơn cả tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  6. thực trạng giao thông ở Việt Nam còn khá lộn xộn, nhất là ở thành phố lớn như Hà Nôi. Tình trạng tắc nghẹn giao thông diễn ra thường xuyên, chưa kể đến ô nhiễm môi trường, vấn đề giao thông được đề cập đến nhiều lần xong chưa có biện pháp nào triệt để dẫn đến lãng phí của công nhà nước

    Trả lờiXóa
  7. hệ thống giao thông cần được giải quyết một cách ổn thỏa nhất, bao nhiều tiền thuế của dân đổ vào mà các ông ấy chỉ lo vét và tham nhũng thì lấy đâu ra tiền đầu tư một hệ thống giao thông thực sự. Với lại,xây dựng không đến nơi đến chốn thì liệu có một hệ thống thực sự cho tương lai và bền vững, hay chỉ nhìn được cái lợi phía trước mà không tính tương lai

    Trả lờiXóa
  8. vãn còn nhiều hiện tượng gây ảnh hưởng cho những người tham gia giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng ở trên nhiều đoạn đường còn lổm chổm ví dụ như Hồ Tùng Mậu, Khuất Duy Tiến,.. Thế nên đã được nhắc đi nhắc lại và đề cập rất nhiều lần nhưng vẫn không được giải quêt ổn thỏa

    Trả lờiXóa
  9. tôi chỉ có một tò mò là bao nhiêu tiền đổ vào hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông liệu có được giải ngân một cách ổn thỏa. Chẳng lẽ không có sự kiểm soát và bám sát hiện trường thi công để dẫn đến những trường hợp dỡ khóc dỡ cười. Thêm vào đó, một câu hỏi đặt ra là vì sao ở các nước khác hệ thống giao thông của họ rất bền vững

    Trả lờiXóa
  10. tôi đi xe bus, thái độ thằng lái xe còn không tử tế, không tôn trọng chúng tôi. Tiền thì giật trên mặt mà thái độ của nó cứ làm như là chúng tôi đang ăn cướp của nhà nó cái gì đó. Thật không thể tin được, con người với nhau ít ra mấy thằng lái xe hay lơ xe trên xe bus cũng phải nhận thức được trách nhiệm của mình. Mỗi hành khách là một một vua. thế nên ông thăng nên một lần đi bus để xem xét tình hình

    Trả lờiXóa
  11. sao đang đường nhựa lại bóc hết ra mà trải mấy cái bê tông ảm đạm đó.đoạn đường lê văn lương còn mới nhựa đường con đen bóng và chưa lún hỏng gì lại đem đi phá đi có phải tốn tiền của lại mât công ra không,nhất thiết là đường xe bus là phải bê tông rồi bày lắm trò thế không thảo nào bữa đi lạ tự nhiên chia đôi đường nửa bê tông nữa nhựa nhìn xấu hoắc

    Trả lờiXóa
  12. Không hiểu trình độ, năng lực ở đâu mà từ khi Bác Thăng lên đến giờ lắm chuyện rùm beng quá. Toàn những chuyện không giống ai hết cả. từ việc đánh thuế xe otô đến cách chức giám đóc sở cho đến vụ này. Tôi tự hỏi trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ để đâu khi hàng ngàn tỷ cứ bay qua tay dân một cách vô lý như thế, khi mà dân còn nghèo rớt mùng tơi.

    Trả lờiXóa
  13. sở giao thông vận tải đang vẽ ra những dự án mà người dân, dư luận không muốn. đơn giản vì nó không thiết thực cho đất nước cho cuộc sống hiện tại của người dân. cơ bản là chưa phù hợp ở nước ta. rất nhiều chính sách được Bác Thăng đưa ra trong nhiệm kỳ của mình. có thể những chính sách của bác ấy là tốt cho đất nước sau này.
    nhưng trước mắt thì chưa lên nghĩ ra thêm nhiều dự án mới chính sách mới mà thay vào đó giải quyết cho xong các vấn đề giao thông, cơ sở hạ tầng còn tồn tại chưa khắc phục hay có những phương án thích hợp để giải quyết đã.cứ như cái cách bóc đường rồi làm lại tiền của của người dân không thể bỏ vào những dự án khó hiểu như vậy

    Trả lờiXóa
  14. Đây là một trong những lý do chính giải thích tại sao Việt Nam vẫn còn nghèo, và nước ta sẽ còn lâu mới giàu lên được nếu như cứ xảy ra tình trạng lãng phí như vậy. Những dự án hàng chục triệu đô la, cứ vừa làm vừa phá, phá đi làm lại mãi mà không xong, không giải quyết được gì mà ngược lại còn tiêu hao bao nhiêu tiền của của nhà nước, của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  15. 165 triệu USD đó không phải là số tiền nhỏ mà có thể bỏ ra tùy tiền cho 1 công việc bất kỳ. phải thấy được sự bức thiết, sự hiệu quả của nó. tính hiệu quả trong một xã hội giao thông nhiều loại như ở nước ta thì dự án xe buýt nhanh muốn thực hiện được thì e là hơi khó. xe buýt nhanh muốn đi được phải có đường riêng mà các anh xe máy thích đường nào là đi đường ấy không phân chia nàn đường xe buýt hay ô tô.
    giải trình thì cũng đưa ra những lý thuyết thôi, hiện thực là người dân nhìn thấy gây thiệt hại cho nhà nước.

    Trả lờiXóa
  16. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  17. Hậu quả của cái lối "vừa thiết kế vừa thi công" là như vậy đấy các bạn ạ! Những công trình là bộ mặt của một quốc gia, trị giá đến hàng hàng trăm tỷ đồng, ấy vậy mà lại vừa thiết kế vừa thi công, thi công xong thì mới thấy thiết kế sai sót, lúc đó lại đập đi để thi công lại, thử hỏi sao không lãng phí???

    Trả lờiXóa
  18. Làm gì thì làm, nhưng phải có trách nhiệm chứ, từ ông to đến ông nhỏ đều làm ăn kiểu này thì chẳng trách giao thông Hà Nội không bao giờ hết ùn tắc. Còn nhớ đoạn đường trên cao Khuất Duy Tiến, đó chẳng phải là 1 sự lãng phí vô ích mà chẳng giải quyết được gì không.

    Trả lờiXóa
  19. bộ giao thông phải đền bù 125 tỉ vì không giao đất kịp tiến trình khiến dẫn đến tình trạng lãng phí ngân sách nhà nước. Một điều nữa là vần đề nãy không được giải quyết một cách hợp lí sẽ khiến cho sự việc trở phức tạp hơn và làm lòng dân hoang mang

    Trả lờiXóa
  20. hãy đặt vào vị trí của người dân để có cách nhận diện vấn đề, tiền lãng phí là tiền của dân nên họ là người có lỗi với nhân dân nhưng có bao giờ họ đúng ra giải quyết.Trong khi những người làm công chức nhà nước hay quản lý dự án đang sống một cuộc sống xa hoa thì có vô số người dân đang sống trong cảnh nghèo khổ và túng thiếu thậm chí phương tiện không có để đi

    Trả lờiXóa
  21. thế nên mới nói rằng: vấn đề giao thông ở nước ngoài cực kì linh động và có hệ thống. Nhìn lại hệ thống giao thông ở Việt Nam là một mớ lộn xộn, bao nhiêu tiền và ngân sách đã vào đâu hết trong khi những người tham gia vào công trình đó liệu họ là người có trách nhiệm thực sự

    Trả lờiXóa
  22. Đã từ lâu, tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông và tai nạn giao thông ở Việt nam luôn được đưa ra bàn thảo trên các Nghị trường, nhưng cũng chỉ là bàn cho vui vậy thôi chứ chưa có một giải pháp nào cụ thể và hữu hiệu để giải quyết tận gốc của vấn đề.

    Trả lờiXóa
  23. Để hiểu rõ cội nguồn và lý giải cho thật thấu tình đạt lý của vấn đề mất an toàn giao thông và tai nạn giao thông ở Việt nam, từ đó đề ra được những giải pháp đồng bộ ở các cấp cho đến từng người dân, khuyết điểm gì thuộc về ai, thuộc cấp nào, để từ đó có cách giải quyết tận gốc tình trạng mất an toàn giao thông và tai nạn giao thông ở Việt nam.

    Trả lờiXóa
  24. Phải nói, Việt nam có một hệ thống luật pháp lạc hậu chưa phù hợp với sự phát triển xã hội và hội nhập Quốc tế với một nền kinh tế thị trường đa phương, nhưng rất may Luật về giao thông và an toàn giao thông thì lại rất hoàn chỉnh. Luật được soạn thảo ngắn gọn, rõ ràng, dể hiểu và rất dể áp dụng. Trong bộ luật đã có nhiều phần rất cụ thể như luật đi lại, luật vận chuyển, luật vượt, luật nhường đường,….v.v.v các phần viết rất rõ ràng và đã được chuẩn hoá thành các câu hỏi và trả lời phục vụ cho công việc thi cử cho các học viên dưới dạng thi trắc nghiệm .

    Trả lờiXóa
  25. Anh Thăng quản lý thế nào mà nhiều chuyện lùm xùm quá. Phải làm mạnh tay và có trọng tâm. Anh Thăng rất máu cải các lề lối làm việc và cải tổ nền giao thông nước nhà nhưng anh cứ đi trên mây thế thôi. Thực trạng hiện nay đáng báo động về giao thông vận tải các bạn ah. Tôi đi đăng kiểm xe mới biết không ai quản lý ai.

    Trả lờiXóa
  26. Thời gian qua, hệ thống đường bộ và đường thuỷ khắp cả nước đã không ngừng nâng cấp và xây mới nhiều tuyến đường từ nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, đó là một cố gắng rất lớn của Nhà nước

    Trả lờiXóa
  27. Như độ nghiêng, độ bám dính mặt đường, độ phẵng, tầm nhìn….. chưa đảm bảo, ví dụ những đoạn đường cua khi phương tiện khi qua đó do có lực ly tâm xe có xu hướng nghiêng và lật ra phía ngoài theo chiều của lực ly tâm nên mặt đường cũng phải nghiêng. Nhiều hiện tượng thật khác mà một câu hỏi đặt ra là các nhà khảo sát đang nằm ở đâu thế ạ

    Trả lờiXóa
  28. Hệ thống đèn tín hiệu cảnh báo chỉ dẫn không được thiết kế thi công đồng bộ, nên hầu hết các tuyến đường không có biển báo, đèn báo, đèn chỉ dẫn giao thông đây cũng là nguyên nhân làm ùn tắc giao thông ở các chổ đường giao nhau và gây ra tai nạn giao thông nếu kể ra thì còn nhiều bất cập…

    Trả lờiXóa
  29. BRT số 1 ở TP HCM và BRT Kim Mã - Yên Nghĩa ở Hà Nội được coi là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đô thị, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng của 2 thành phố lớn.Mình ở Hà Nội và đã từng sống công tác tại Sài Gòn. Theo cá nhân mình thấy thì dự án hạ tầng nào của SG cũng làm tốt, nhanh và tiện lợi hơn HN

    Trả lờiXóa
  30. Tại sao lại quy hoạch thêm tuyến BRT này, nhớ lúc trước khi làm đại lộ VVK có quy hoạch chừa đất làm tuyến tàu điện mặt đất mà. Nếu có làm BRT thì nên làm cho nhiều tuyến buýt cùng sử dụng làn đường riêng này như ở Quảng Châu (TQ) sẽ hiệu quả hơn.Thà tốn tiền mà hiệu quả... chứ làm kiểu nửa vời vừa tốn tiền mà còn bị dư luận lên tiếng nữa thì thôi đừng nên làm... :)

    Trả lờiXóa
  31. Đường xá thì lồi lõm , kẹt e triền miên . Làm mấy cái tuyến xe buýt thấy không hiệu quả .
    Tôi ở Q7 , đi làm ở Q4 . Mỗi khi đi đường Nguyễn Tất Thành là cực hình mỗi ngày buổi sáng và buổi chiều tối . Xe hơi chạy 2 làn đường , xe máy giờ chạy leo lề . Kiểu này riết mua xe địa hình đi làm luôn cho đỡ hư xe

    Trả lờiXóa
  32. Tôi sống ở cả 2 nơi nhưng với ý thức giao thông ở hn thì tôi thấy rất sợ luôn. Mặc dù trong sg đi lại ngoài đường rất nhiều nhưng ra hn đi xe vẫn thấy sợ . Một điều sg chưa bao giờ như hà nội kẹt xe đến mấy giờ đồng hồ.Cứ phát triển vài tuyến xong tiến tới hạn chế xe máy lưu thông thì cả 2 tp ngon lên ngay ( dù cá nhân tôi cũng đi xe máy thôi )

    Trả lờiXóa
  33. bỏ thì nhiều tiền . mà làm ăn vớ vả vớ vẩn . chả hiểu làm cái gì mà tốn nhiều như thế . có mỗi 3 cái làn đường bé tý bh dành cho mỗi mấy cái xe bus .. hồi xưa ko có bus nhanh hay bus chậm đã tắc rồi bây giờ còn tắc hơn . đúng là chỉ lấy tiền dân bày vẽ linh tinh khong đâu vào với đâu . rồi lại phá đi cho mà em

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog