Chia sẻ

Tre Làng

Ý KIẾN CỦA 1 NGƯỜI CÔNG GIÁO VỀ VỤ NGHI PHƯƠNG

Hãy để chúng con được cầu nguyện vì đức tin

Baonghean - Những ngày qua, theo dõi thông tin về giáo xứ Mỹ Yên ở Nghi Phương (Nghi Lộc), là người cùng đức tin với những anh em có liên quan đến vụ việc, tôi cảm thấy buồn và chạnh lòng cho cách hành xử của một số người quá khích ở giáo xứ Mỹ Yên. Những hành động sai trái của anh em, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của những con chiên ngoan đạo. Làm cho mọi người có cái nhìn thiếu thiện cảm về người công giáo.

Là những người dân cùng chung sống trong cộng đồng làng xã, cùng cày chung thửa ruộng, cùng chung “cây đa, giếng nước, sân đình”, giờ đây, những hành động quá khích của một số giáo dân khiến người dân ở trong xóm có cái nhìn dè dặt hơn về những người theo đạo Thiên Chúa giáo.

Tôi muốn gửi tới những người anh em cùng đức tin, đang có những giận hờn ở giáo xứ Mỹ Yên lời nhắn: Sự manh động và những hành vi vi phạm pháp luật của một số anh em sẽ khiến không ai khác, mà chính là những giáo dân chúng ta phải chịu thiệt thòi hơn cả, nhất là về đức tin. Tin mừng của Thánh Matthêu chương 5, câu 23 – 24 đã viết: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình”; hay như thư của Thánh Phê – Rô gửi tín hữu Ê Phê Xô chương 4, câu 26 đã viết “Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn”. Ngày Chúa nhật, những người công giáo chúng ta vẫn dự thánh lễ, vậy mà chúng ta chưa làm lành với mọi người được thì thử hỏi đi lễ có ích gì không? 


Còn với các Đức Cha, con kính mong các ngài hãy nghĩ đến công việc chính của mình là chăm lo phần hồn của con chiên chúng con, việc xã hội đã có Đảng và Nhà nước lo. Các Cha nên có thiện chí với các cấp chính quyền, không để giáo dân manh động, dẫn đến hậu quả khôn lường. Bởi cuối cùng, chính chúng con sẽ là người gánh chịu hậu quả.

Mọi người công giáo chúng ta ai cũng biết, những hành động quá khích, những hành vi lăng mạ, xỉ báng là tội lỗi. Thư gửi tín hữu Ê Phê Xô chương 4, câu 31 đã ghi: “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thóa mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác”. Đem so sánh với hành động của một số anh em cùng đức tin ở giáo xứ Mỹ Yên, thì thấy còn quá xa vời so với lời Chúa dạy. Còn nữa, tin mừng của Thánh Luca chương 6, câu 37 ghi: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha”. Chúng ta đã tha thứ chưa? Chắc hẳn ở đây là chưa tha thứ!? Sự thù hận, quá khích của chúng ta có lúc đã lên đến đỉnh điểm, dẫn tới những hành động xác thịt, đánh đập nhau, gây hấn và làm tổn thương cho nhau. 


Chúng ta hãy bình tĩnh nhìn nhận lại và đọc lời Chúa Thư gửi tín hữu Ê Phê Xô chương 2, câu 16 dạy “Trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét”. Trên thập giá Đức Chúa GiêSu đã tiêu diệt sự thù ghét rồi, sao vẫn còn thù ghét ở đây? Mà chúng ta thù ghét ai đây? Trong khi chúng ta đều là con Lạc, cháu Hồng, cùng đồng cam cộng khổ vượt qua các cuộc kháng chiến, thiên tai để có được cuộc sống này. Những thành công và cuộc sống hôm nay của chúng ta, chẳng phải là của biết bao thế hệ người Việt, trong đó có cả anh em công giáo đó sao!? Suy ngẫm thấy, để xẩy ra sự việc đáng tiếc ở giáo xứ Mỹ Yên, là chúng ta đang đi ngược lại những gì mà đạo Ki tô giáo mong muốn, thể hiện trong thư gửi tín hữu Ê Phê Xô chương 4, câu 32 “Phải đối xử tốt với nhau, có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki tô”...

Kết thúc lời nhắn này, những người công giáo, một lần nữa tha thiết cầu mong chính quyền các cấp, các vị Đức Giám mục, các Linh mục hãy đưa ra ánh sáng những người xúi giục, lợi dụng lòng tin của bà con, kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. 

Hãy để cho chúng con được đến nhà thờ cầu nguyện vì đức tin!

Người anh em cùng đức tin

2 nhận xét:

  1. Đến nhà thờ là đến với niềm tin vô hạn vào đức thánh thần, người đại diện là những người đứng đầu giáo phận đó, họ chính là trung gian để giáo dân chia sẻ niềm tin của mình. Vậy mà cứ nghĩ đế NTH mà buồn, giáo dân còn đâu niềm tin nưa, còn đâu tin vào giáo lý của những người như NTH nữa, nghe theo để rồi cuộc sống họ đảo lộn. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng phải theo khuôn khổ của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  2. giáo dân nghe theo NTH còn đâu cuộc sống an lành hay bình an; họ bị vướng vào vòng lao lý...cuộc sống họ bị đảo lộn, khổ cho họ và người thân trong gia đình họ và niềm tin của họ sẽ như thế nào...xã hội mất ổn định, kinh tế khó khăn, cuộc sống căng thẳng, chịu nhiều áp lực.... phải bình an ở đâu đây...thinh lặng ở đâu đây...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog