Chia sẻ

Tre Làng

Lộ trình mới cho quan hệ Mỹ - Trung

Thông tấn xã Việt Nam (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Kevin Rudd – Tạp chí Foreign Affairs — 2013

Tranh luận về tương lai của mối quan hệ Mỹ – Trung hiện đang được điều khiển bởi một chính sách đối ngoại và an ninh quyết đoán hơn của Trung Quốc trong thập kỷ qua, phản ứng của khu vực đối với điều này, và phản ứng của Washington – “sự xoay trục” sang, hay “tái cân bằng” đối với châu Á. Sự tập trung trở lại của Chính quyền Obama vào tầm quan trọng chiến lược của châu Á là hoàn toàn thích hợp. Nếu không có một động thái như vậy, có một mối nguy cơ là Trung Quốc, với cái nhìn thực tế theo đường lối cứng rắn về các mối quan hệ quốc tế, sẽ kết luận rằng một nước Mỹ kiệt quệ về kinh tế đang mất đi sức mạnh dẻo dai của mình ở Thái Bình Dương. Nhưng, giờ đây khi mà rõ ràng là nước Mỹ sẽ vẫn ở lại châu Á trong một thời gian dài, đã đến lúc cả Washington và Bắc Kinh phải đánh giá lại, nhìn về phía trước, và đi đến nhũng kết luận dài hạn về kiểu thế giới nào mà họ mong muốn được nhìn thấy vượt qua các rào cản.

Những nhiệm vụ trọng tâm của châu Á trong các thập kỷ tới là ngăn ngừa một sự đối đầu lớn giữa Mỹ và Trung Quốc, và duy trì sự ổn định chiến lược đã củng cố cho sự phồn vinh của khu vực. Những nhiệm vụ này tuy rất khó khăn nhưng vẫn có thể làm được. Chúng sẽ đòi hỏi cả hai bên phải thấu hiểu hoàn toàn lẫn nhau, hành động bình tĩnh bất chấp vô số nhũng sự khiêu khích, đồng thời kiểm soát các thế lực trong nước và khu vực đe dọa kéo hai nước ra xa nhau. Điều này, đến lượt nó, sẽ đòi hỏi một mối quan hệ sâu sắc hơn và có tính tổ chức hơn – một mối quan hệ bám chắc vào một khuôn khổ chiến lược chấp nhận thực tế cạnh tranh, tầm quan trọng của hợp tác, và thực tế là những điều này không phải là những đề xuất loại trừ lẫn nhau. Hơn nữa, một cách tiếp cận mới như vậy, cần được làm cho có hiệu quả thiết thực thông qua một chương trình nghị sự có kế hoạch được thúc đẩy bởi những cuộc gặp trực tiếp thường xuyên giữa lãnh đạo hai nước.

Không còn là một con rồng ẩn mình

Tốc độ, quy mô và tầm ảnh hưởng của sự trỗi dậy của Trung Quốc là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử đương đại. Chỉ trong vòng 30 năm, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển từ nhỏ hơn so với Hà Lan, đã trở nên lớn mạnh hơn tất cả các nước khác ngoại trừ Mỹ. Nếu Trung Quốc sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo như một số người dự đoán, đây sẽ là lần đầu tiên một đất nước không nói tiếng Anh, không phải phương Tây, và phi dân chủ lãnh đạo kinh tế toàn cầu, kể từ thời Geogre III. Lịch sử cho thấy rằng khi sức mạnh kinh tế phát triển, thường kéo theo sức mạnh chính trị và sức mạnh chiến lược. Sự trỗi dậy của Trung Quốc chắc chắn sẽ phát sinh ra những lợi ích, các giá trị và thế giới quan giao thoa và đôi khi là xung đột nhau. Duy trì hòa bình sẽ không chỉ mang tính chất quyết định đối với 3 tỷ người châu Á mà còn cho cả tương lai của trật tự toàn thế giới. Phần lớn lịch sử của thế kỷ 21, dù tốt hay không, sẽ được viết lên tại châu Á, và điều này đến lượt nó sẽ được định hình bởi việc liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có được kiểm soát một cách hòa bình và không có bất kỳ sự phá vỡ căn bản nào của trật tự này hay không.

Trật tự thời hậu chiến ở châu Á dựa trên sự hiện diện và khả năng có thể dự đoán của sức mạnh Mỹ, được gắn chắc trong một mạng lưới các liên minh quân sự và các quan hệ đối tác. Điều này được hoan nghênh ở hầu hết các thủ đô trong khu vực, trước hết nhằm ngăn chặn sự tái xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, sau là như một sự đối trọng chiến lược với Liên Xô, tiếp đến là một sự đảm bảo an ninh cho Tokyo và Seoul (để loại bỏ nhu cầu về các chương trình vũ khí hạt nhân trong khu vực) và giảm bớt những căng thẳng nhỏ hơn trong khu vực. Trong những năm gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc và những khó khăn về tài chính và kinh tế cua Mỹ đã bắt đầu khiến người ta nghi ngờ về tính bền vững của khuôn khổ này. Ý thức về sự bất ổn chiến lược và một mức độ nào đó sự phòng ngừa chiến lược đã bắt đầu nổi lên ở nhiều thủ đô. “Sự tái cân bằng” của Chính quyền Obama là một sự điều chỉnh cần thiết, tái lập lại các nguyên tắc cơ bản chiến lược. Nhưng một mình nó, nó sẽ là không đủ để duy trì hòa bình – một thách thức sẽ ngày càng trở nên phức tạp và cấp bách khi các hoạt động chính trị nước lớn tương tác với một loạt ngày càng tăng các xung đột tiểu khu vực và các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng chéo nhau ở các biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa.

Trung Quốc nhìn những diễn biến này qua lăng kính các quyền ưu tiên trong nước và quốc tế của chính mình, ủy ban thường vụ Bộ chính trị, bao gồm những lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng sản, coi những trách nhiệm cốt lõi của mình là duy trì sự cầm quyền của Đảng Cộng sản, duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước (bao gồm chống lại các phong trào đòi ly khai và bảo vệ những tuyên bố chủ quyền biển khơi), duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ bằng cách chuyển đổi mô hình phát triển của đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc, duy trì ổn định khu vực và toàn cầu để không đi trật ra khỏi nghị trình, phát triển kinh tế hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và khẳng định mạnh mẽ hơn các lợi ích chính sách đối ngoại của Trung Quốc, và nâng cao vị thế của mình như một nước lớn.

Ưu tiên toàn cầu và khu vực của Trung Quốc được định hình chủ yếu bởi những đòi hỏi kinh tế và chính trị trong nước. Trong thời đại mà chủ nghĩa Mác mất đi tính thích đáng về tư tưởng của mình, tính hợp pháp tiếp tục của Đảng phụ thuộc vào sự kết hợp thành tích kinh tế, chủ nghĩa dân tộc chính trị, và việc kiểm soát tham nhũng. Trung Quốc cũng xem xét sự trỗi dậy của mình trong bối cảnh lịch sử quốc gia, như một sự bác bỏ cuối cùng một thế kỷ bị nước ngoài sỉ nhục (bắt đầu với các cuộc chiến tranh nha phiến và kết thúc với sự chiếm đóng của người Nhật) và như một sự trở lại với vị thế đúng đắn của nó là một nền văn minh vĩ đại với một vị trí được tôn trọng trong các quốc gia hàng đầu thế giới. Trung Quốc chỉ ra rằng mình hầu như không có lịch sử xâm lược các quốc gia khác và không có chủ nghĩa thực dân hàng hải (không giống như các nước châu Âu) và bản thân nó cũng đã từng là mục tiêu của nhiều cuộc xâm lược của nước ngoài. Do đó, theo quan điểm của Trung Quốc, phương Tây và các quốc gia khác không có lý do nào để lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thực tế, họ được hưởng lợi từ đó bởi vì sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Bất kỳ một quan điểm thay thế nào khác đều sẽ bị chỉ trích như là một phần của thuyết “mối đe dọa từ Trung Quốc”, điều đến lượt nó được nhìn nhận như là một cái cớ cho chính sách kiềm chế trên thực tế của Mỹ.

Tuy nhiên, những gì mà Trung Quốc bỏ qua, là sự khác biệt giữa “mối đe dọa” và “sự không chắc chắn” – thực tế của cái mà các nhà lý luận quan hệ quốc tế gọi là “thế tiến thoái lưỡng nam an ninh” – đó là, cách theo đuổi lợi ích hợp pháp của Bắc Kinh có thể làm nẩy sinh các lo ngại cho các bên khác. Điều này đặt ra câu hỏi rộng hơn là liệu có phải Trung Quốc đã phát triển một chiến lược lớn cho dài hạn hơn hay không. Những tuyên bố công khai của Bắc Kinh – nhấn mạnh rằng Trung Quốc mong muốn một “sự trỗi dậy hòa bình” hay “sự phát triển hòa bình” và tin tưởng vào “đôi bên cùng thắng” hay một “thế giới hài hòa” – đã hầu như không làm sáng tỏ các vấn đề, và cũng không có sự viện dẫn câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình “Giấu mình chờ thời”. Đối với người nước ngoài, câu hỏi cốt lõi là liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác làm việc bên trong trật tự thế giới dựa trên các điều luật hiện hành một khi nước này đạt được vị thế một nước lớn hay thay vào đó tìm cách định hình lại trật tự đó theo ý niệm của mình nhiều hơn. Điều này vẫn còn là một câu hỏi mở.

Tập Cận Bình – người phải được tuân lệnh

Trong giới hạn của những ưu tiên tổng thể của Trung Quốc, Tập Cận Bình, Tổng bí thư mới được bổ nhiệm của Đảng Cộng sản và cũng là tân chủ tịch nước, sẽ có ảnh hưởng quan trọng, và có lẽ mang tính chất quyết định, lên chính sách quốc gia. Tập Cận Bình thoải mái với trọng trách lãnh đạo. Ông tự tin vào cả gốc gác thuộc quân đội và theo đường lối cải cách của mình, và việc không có gì phải chứng minh về những tấm bình phong này đem lại cho ông quyền tự do nào đó để dùng thủ đoạn thao túng. Ông đọc nhiều và hiểu biết như một nhà sử học về trách nhiệm của mình đối với đất nước. Ông là một nhà lãnh đạo thiên bẩm và khó có thể hài lòng với chỉ đơn thuần là duy trì các chính sách theo nguyên trạng. Trong số tất cả các người tiền nhiệm, ông là quan chức Trung Quốc có khả năng nhất kể từ sau Đặng Tiểu Bình trở thành không chí là đứng đầu trong những người ngang hàng, mặc dù vẫn nằm trong phạm vi sự lãnh đạo tập thể.


Tập Cận Bình đã có một bước đi chưa từng thấy. Ông đã thẳng thừng tuyên bố rằng trừ phi tham nhũng được giải quyết, Trung Quốc sẽ phải chịu sự hỗn loạn gợi nhớ đến Mùa xuân Arập, và ông đã ban hành các quy tắc mới rõ ràng về mâu thuẫn lợi ích cho ban lãnh đạo. Ông đã trình bầy đường lối chỉ đạo của Bộ Chính trị được vạch ra nhầm cắt giảm các cuộc họp vô nghĩa và các bài diễn thuyết chính trị khoa trương, ủng hộ việc hành động chống lại một số ấn phẩm và các trang web thẳng thắn về mặt chính trị hơn, và tán dương những người hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Đặc biệt nhất, Tập Cận Bình đã mượn lời một cách rõ ràng từ sách chí nam chính trị của Đặng Tiểu Bình, tuyên bố rằng Trung Quốc bây giờ cần cải cách kinh tế nhiều hơn. Tuy nhiên, về chính sách đối ngoại và an ninh, Tập Cận Bình tỏ ra khá kín đáo. Nhưng với tư cách là một thành viên cấp cao của Quân ủy trung ương, kiểm soát toàn bộ lực lượng vũ trang của đất nước (Tập Cận Bình từng là phó chủ tịch từ năm 2010 đến 2012 và gần đây được lên chức chủ tịch), Tập Cận Bình đã đóng một vai trò quan trọng trong “những nhóm lãnh đạo” của ủy ban này về chính sách đối với các biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa, và những động thái gần đây của Bắc Kinh trên những tuyến đường thủy này đã khiến một số nhà phân tích kết luận rằng ông là một người theo đường lối cứng rắn không biện hộ đối với chính sách an ninh quốc gia. Nhiều người còn chỉ ra những công thức chính sách đối ngoại ông đã sử dụng trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 2/2012, khi ông đề cập đến sự cần thiết của “một mối quan hệ nước lớn kiểu mới” với Washington và rõ ràng đã bị bối rối khi có rất ít phản ứng thực chất từ phía Mỹ.

Sẽ là không chính xác vào thời điềm hiện tại nếu xem Tập Cận Bình như một Gorbachev tiềm tàng và những cải cách của ông ta như là sự khởi đầu của một chính sách công khai của Trung Quốc. Trung Quốc không phải là Liên Xô, và cũng sẽ không trở thành Liên bang Nga. Tuy nhiên, trong thập kỷ tới, Tập Cặn Bình có khả năng sẽ dẫn dắt Trung Quốc theo một hướng mới. Các nhà lãnh đạo mới của nước này là những nhà cải cách kinh tế theo bản năng hoặc được đào tạo về tri thức. Để thực hiện việc chuyển đổi to lớn, họ dự tính sẽ phải sử dụng hầu hết vốn liếng chính trị của họ và sẽ đòi hỏi sự kiểm soát chính trị chặt chẽ tiếp tục, thậm chí khi cải cách tạo ra những lực lượng mạnh mẽ cho sự thay đổi xã hội và chính trị. Đến nay vẫn chưa có kịch bản được nhất trí nào cho cải cách chính trị dài hạn; chỉ có nhiệm vụ trước mắt là việc mở rộng tổ chức cơ sở trong nội bộ Đảng gồm 82 triệu thành viên. Khi nói đến chính sách đối ngoại, vai trò trung tâm của nhiệm vụ kinh tế trong nước có nghĩa rằng ban lãnh đạo có sự quan tâm mạnh mẽ hơn đến việc duy trì sự ổn định chiến lược trong ít nhất là thập kỷ tới. Điều này có thể đôi lúc xung đột với các yêu sách lãnh thổ ngoài khơi của Trung Quốc, nhưng khi đó, Trung Quốc sẽ muốn giải quyết xung đột hơn là làm hỏng sự ổn định đó. Công bằng mà nói, Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo mà Mỹ nên tìm cách cùng làm việc, không chỉ về xử lý các vấn đề sách lược hiện tại mà cả các vấn đề chiến lược lâu dài hơn, rộng lớn hơn.

Sự đổi hướng của Obama nhằm giành thế chủ động

Không chỉ là một tuyên bố quân sự, sự tái cân bằng của Chính quyền Obama là một phần của một chiến lược ngoại giao và kinh tế khu vực rộng lớn hơn mà cũng bao gồm quyết định trở thành một thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á và các kế hoạch phát triển Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược của Mỹ với Ấn Độ, và mở cửa đối với Myanmar (hay còn gọi là Miến Điện). Một số người đã chỉ trích sự hồi phục sức mạnh của Washington chính là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng gia tăng gần đây ở khu vực Đông Á. Nhưng lý lẽ này không đứng vững khi xem xét kỹ lưỡng, do sự gia tăng đáng kể các sự cố an ninh khu vực đã bắt đầu từ hơn nửa thập kỷ trước.

Trung Quốc, một quốc gia của những người theo chủ nghĩa hiện thực về chính sách an ninh và đối ngoại nơi những tác phẩm của Clausewitz, Carr, và Morgenthau là bắt buộc phải đọc trong các học viện quân sự, tôn trọng sức mạnh chiến lược và khinh thường sự do dự và yếu đuối. Bắc Kinh có thể không được trông đợi chào đón sự xoay trục. Nhưng sự phản đối đó không có nghĩa là chính sách mới của Mỹ là sai lầm. Sự tái cân bằng đã được hoan nghênh trên khắp các thủ đô khác của châu Á – không phải vì Trung Quốc được coi là một mối đe dọa mà bởi vì các chính phủ ở châu Á không chắc chắn rằng một khu vực do Trung Quốc chi phối sẽ có nghĩa là gì. Vì vậy, giờ đây khi việc tái cân bằng đang được thực hiện, câu hỏi cho những nhà hoạch định chính sách Mỹ là tiếp theo phải đưa mối quan hệ với Trung Quốc đi đến đâu.

Một khả năng là Mỹ đẩy nhanh mức độ cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, chứng minh rằng Bắc Kinh không có cơ hội vượt mặt Washington và các đồng minh của mình về chi phí hay thủ đoạn thao túng. Nhưng điều này là không thể duy trì được về mặt tài chính và do đó không đáng tin cậy. Khả năng thứ hai là sẽ giữ nguyên hiện trạng khi việc tái cân bằng có tác dụng, chấp nhận rằng có thể không có cải thiện cơ bản trong quan hệ song phương và không ngừng tập trung vào xử lý vấn đề và khủng hoảng. Nhưng điều này sẽ là quá thụ động và có nguy cơ bị lấn át bởi số lượng và sự phức tạp của những cuộc khủng hoảng khu vực sẽ phải được xử lý, sự chệch hướng chiến lược có thể xẩy ra, đi đến lựa chọn một đường đi ngày càng tiêu cực.

Khả năng thứ ba là nỗ lực trong toàn bộ mối quan hệ bằng cách đưa ra một khuôn khổ mới cho sự hợp tác với Trung Quốc công nhận thực tế cạnh tranh chiến lược giữa hai nước, định rõ các lĩnh vực then chốt của lợi ích chung để làm việc và hành động, và do đó bắt đầu thu hẹp khoảng cách lớn về lòng tin giữa hai nước. Được thực hiện chính xác, một chiến lược như vậy sẽ không gây hại gì, hầu như không gặp rủi ro, và đem lại kết quả thực sự. Điều đó có thể làm giảm căng thẳng trong khu vực, tập trung các bộ máy an ninh quốc gia của cả hai nước vào những chương trình nghị sự chung đã được phê duyệt ở những cấp cao nhất, và giúp giảm thiểu nguy cơ chệch hướng chiến lược tiêu cực.

Một yếu tố quan trọng của một chính sách như vậy sẽ phải là cam kết với các hội nghị thượng đỉnh thường xuyên. Hiện nay ngày càng có nhiều những sáng kiến không chính thức đang được đưa ra giữa Mỹ và Trung Quốc hơn là những tầu trên biển Nam Trung Hoa. Nhưng không gì trong số này có thể có một tác động lớn đến mối quan hệ, vì trong việc thỏa thuận với Trung Quốc, không có gì có thể thay thế cho sự can dự trực tiếp của lãnh đạo. Tại Bắc Kinh, cũng như ở Washington, chủ tịch (hay tổng thống) là người vạch ra quyết định trọng yếu. Vắng mặt sự can dự cá nhân của Tập Cận Bình, động lực tự nhiên trong hệ thống của Trung Quốc là hướng về thuyết tuần tiến trong trường hợp tốt nhất và sự ngưng trệ trong trường hợp xấu nhất. Do đó, Mỹ có một sự quan tâm sâu sắc đến sự can dự cá nhân của Tập Cận Bình, với một hội nghị thượng đỉnh ở mỗi thủ đô mỗi năm cùng với các cuộc họp làm việc khác trong khoảng thời gian hợp lý, được tổ chức cùng với các cuộc họp của G-20, hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, và Hội nghị cấp cao Đông Á.

Cả hai chính phủ cũng cần những người đại diện có thẩm quyền làm việc thay mặt các lãnh đạo quốc gia, xử lý các chương trình nghị sự giữa các hội nghị thượng đỉnh và giải quyết các vấn đề khi nhu cầu nẩy sinh. Nói cách khác, Mỹ cần một người nào đó đóng vai trò như Henry Kissinger đã từng làm trong đầu những năm 1970, và Trung Quốc cũng cần làm vậy.

Trên phạm vi toàn cầu, chính phủ hai nước cần phải xác định một hoặc nhiều vấn đề hiện đang bị sa lầy trong hệ thống quốc tế và làm việc với nhau để đưa chúng đến những kết thúc thành công. Điều này có thể bao gồm các vòng đàm phán Doha về thương mại quốc tế (hiện vẫn còn bị trì hoãn bất chấp đã đi đến một thỏa thuận cuối cùng năm 2008), các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu (mà Trung Quốc đã có bước tiến đáng kể từ khi Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2009 tại Copenhagen), không phổ biến hạt nhân (hội nghị đánh giá tiếp theo về Hiệp ước không phổ biến hạt nhân sắp tới), hoặc các điều khoản cụ thể nổi bật tại chương trình nghị sự G-20. Sự tiến bộ trên bất kỳ mặt trận nào trong đó sẽ chúng minh rằng với ý chí chính trị đẩy đủ ở mọi nơi, có thể làm cho trật tự toàn cầu hiện tại hoạt động vì lợi ích của tất cả các bên, bao gồm cả Trung Quốc. Việc đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ trở thành bên tham gia tích cực trong tương lai của trật tự này là mang tính chất quyết định, và thậm chí cả những thành công khiêm tốn cũng sẽ giúp ích.

Trong khu vực, hai nước cần phải sử dụng Hội nghị cấp cao Đông Á và diễn đàn cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để phát triển một loạt các biện pháp xây dựng lòng tin và xây dựng an ninh giữa quân đội 18 nước trong khu vực. Hiện nay, những nơi gặp gỡ này có nguy cơ trở nên phân cực lâu dài đối với các tranh chấp lãnh hải ở biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa, vì vậy hạng mục đầu tiên sẽ được đàm phán nên là một nghị định thư về xử lý sự cố trên biển, với các thoả thuận khác nhanh chóng theo sau để giảm thiểu nguy cơ xung đột bởi sự tính toán sai lầm.

Ở cấp độ song phương, Washington và Bắc Kinh nên nâng cấp các cuộc đối thoại quân sự thường xuyên của họ lên cấp những người đứng đầu như, về phía Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân. Cần không được để điều này bị ảnh hưởng bởi sự thăng trầm của quan hệ, với các cuộc họp tập trung vào những thách thức an ninh trong khu vực, chẳng hạn như Afghanistan, Pakistan và Triều Tiên, hoặc những thách thức mới, chẳng hạn như an ninh mạng. Và cuối cùng trên mặt trận kinh tế, Washington nên xem xét mở rộng Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản, và cuối cùng là cả Ấn Độ.

Tiến tới một thông cáo Thượng Hải mới

Nếu những nỗ lực như vậy bắt đầu mang lại thành quả và làm giảm một số trong những ngờ vực hiện tại chia tách các bên, các quan chức Mỹ và Trung Quốc nên suy nghĩ kỹ về việc ràng buộc mối quan hệ xung đột ít hơn, hợp tác nhiều hơn của họ vào một Thông cáo Thượng Hải mới. Một ý kiến đề nghị như vậy thường tạo ra một phản ứng tai hại ở Washington, bởi những thông cáo được xem như là những con khủng long ngoại giao và bởi vì một quá trình như vậy có thể đe dọa tiếp tục lại vấn đề Đài Loan gây tranh cãi. Mối quan tâm thứ hai là chính đáng, bởi sẽ phải giữ cho Đài Loan nằm ngoài bàn đàm phán để việc đó có thể thành công. Nhưng điều này không hẳn là một vấn đề không thể vượt qua, bởi vì quan hệ hai bờ eo biển bây giờ đang tốt hơn hơn bất cứ thời điểm nào kể từ năm 1949.

Đối với lời cáo buộc rằng các thông cáo là có ít giá trị hiện tại, điều này có thể ít đúng với Trung Quốc hơn là với Mỹ. Ở Trung Quốc, những biểu tượng mang các thông điệp quan trọng, bao gồm cả đối với quân đội, do đó có thể có lợi ích đáng kể trong hệ thống của Trung Quốc trong việc sử dụng một thông cáo mới để phản ánh và duy trì một tư duy chiến lược hợp tác mới mẻ, nhìn về phía trước – nếu một thông cáo như vậy có thể được đưa ra. Tuy nhiên, một động thái như vậy nên theo sau sự thành công của hợp tác chiến lược, thay vì được sử dụng để bắt đầu một quá trình mà có thể hứa hẹn nhiều nhưng đem lại ít.

Những người hoài nghi có thể lập luận rằng Mỹ và Trung Quốc phải khôi phục lại niềm tin vào nhau trước khi bất kỳ sự hợp tác chiến lược quan trọng nào có thể diễn ra. Trong thực tế, lôgích đảo ngược được áp dụng: sự tin tưởng chỉ có thể được xây dụng trên cơ sở thành công thực sự trong các dự án hợp tác. Hơn nữa, việc cải thiện quan hệ, ngày càng cấp bách, vì những thay đổi chiến lược sâu sắc đang diễn ra trên toàn khu vực sẽ chỉ làm cho cuộc sống phức tạp hơn và gây ra nhiều điểm bùng nổ tiềm tàng hơn. Việc cho phép các sự kiện diễn ra theo tiến trình không được sự chỉ dẫn của chúng sẽ có nghĩa là gặp phải những rủi ro lớn, vì khắp châu Á, người ta không chắc kết quả sẽ ra sao dù các lực lượng tích cực của toàn cầu hóa thế kỷ 21 hay các lực lượng đen tối hơn của chủ nghĩa dân tộc cổ xưa sau cùng sẽ thắng thế.

Sự bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama và nhiệm kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình tạo ra một cửa sổ cơ hội độc nhất để đưa mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc theo một tiến trình tốt hơn. Tuy nhiên để làm được điều đó, sẽ đòi hỏi khả năng lãnh đạo bền vững từ cấp cao nhất của cả hai chính phủ và một khuôn khổ nhận thức chung và cả cơ cấu thể chế để hướng dẫn công việc của bộ máy công chức của mỗi nước, cả dân sự và quân sự. Lịch sử đã chỉ ra rằng sự trỗi dậy của các cường quốc mới thường gây ra xung đột lớn trên toàn cầu. Điều này nằm trong quyền lực của Obama và Tập Cận Bình là chúng minh rằng châu Á thế kỷ 21 có thể là một ngoại lệ với điều mà mặt khác là một quy tắc lịch sử gây thất vọng sâu sắc.

***

TTXVN (Hong Kong 12/11)

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong) Trung Quốc và Mỹ là dường như là hai cực đối lập. Được xem là một trong những nền văn minh lâu đời nhất và vẫn đang phát triển, cộng đồ Nho giáo ở Trung Quốc là kết quả tất yếu của quá trình lịch sử.

Vào cuối thế kỷ 18, nước Mỹ được hình thành bởi một nhóm người sáng lập có khả năng nhìn xa trông rộng do George Washington lãnh đạo. Tuy nhiên cả hai nước này đều đã có kinh nghiệm với chủ nghĩa, thực dân châu Âu và từng tham gia các cuộc chiến tranh với người Anh. Cuộc cách mạng Mỹ đã khiến Anh phải rút quân khỏi thuộc địa Mỹ, trong khi Trung Quốc đã phải gánh chịu hai cuộc chiến tranh nha phiến với Anh.

Điều đáng lưu ý là ngôn ngữ chung, sự liên kết dân tộc và ảnh hưởng tôn giáo chung không ngăn được tuyên bố chiến tranh của Mỹ vào năm 1812 chống lại Đế cuốc Anh. Trong thời gian này và trong hơn một thế kỷ cho đến khi diễn ra cuộc chiến tranh nha phiến lần đầu tiên, các mối quan hệ thương mại đã phát triển mạnh mẽ giữa những nền văn minh lâu đời nhất và các quốc gia mới nhất trên Trái Đất.

Tương tự như 13 bang ban đầu của Mỹ đã từng được ràng buộc với nhau bởi lĩnh vực thương mại, Trung Quốc và Mỹ đã có mối quan hệ thương mại thân thiện trong suốt kỷ nguyên thương mại vì hòa bình. Kinh nghiệm quan hệ Trung-Mỹ cho thấy thương mại – không phải ngôn ngữ, dân tộc và tôn giáo – giúp liên kết các quốc gia với nhau.

Trên thực tế, Trung Quốc và Mỹ có một “mối quan hệ đặc biệt” – một mối quan hệ tồn tại từ rất lâu trước khi Winston Churchill tuyên bố có một mối quan hệ giữa Mỹ và Vương quốc Anh – bởi Bắc Kinh và Washington chưa từng trực tiếp tuyên chiến với nhau.

Trong suốt quá khứ của Trung Quốc, nỗi nhục chủ nghĩa thực dân châu Âu – trong đó có cả những tội ác của Nhật Bản – và chiến tranh sắc tộc nội bộ đã tạo ra một ý thức dân tộc độc nhất cho Trung Quốc hiện đại; và dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Mao Trạch Đông Nước Mỹ, cũng như Trung Quốc, là một nền cộng hòa, không phải là một nền dân chủ, như những người sáng lập nước Mỹ đã hình dung.

Thương mại có quyền lực tối cao để xóa đi mọi bất đồng giữa con người.

Việc thúc đẩy nền dân chủ được đưa vào các nguyên tắc thành lập chế độ cộng hòa, như Thomas Jefferson muốn biến quốc gia mới ở Mỹ thành một Đế chế tự do lý tưởng, là điều đúng đắn. Tại thời điểm hình thành Hội quốc liên các quốc gia sau chiến tranh Thế giới thứ Nhất, Tổng thống Woodrow Wilson đã có một tuyên bố nổi tiếng rằng “thế giới phải được an toàn vì nền dân chủ,” một tuyên bố cần thiết để biện minh cho quyết định của ông nhằm chấm dứt chủ nghĩa đế quốc.

Trong những năm trước Chiến tranh thế giới thứ Hai và cho đến bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ” của Tiến sĩ Martin Luther King vào năm 1963, nước Mỹ đã phải đấu tranh với nền dân chủ, tự do và các vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ, người Mỹ bản địa và người Mỹ gốc Phi.

Có thể thấy vẫn còn nhiều vấn đề căng thẳng khi Tổng thống Barack Obama đôi khi bị một số người phản đối, đặc biệt là những người ủng hộ Tea Party, cáo buộc không phải là một công dân Mỹ. Sự kiện Chính phủ Mỹ bị đóng cửa dường như là hệ quả của việc bác bỏ nền dân chủ; dự luật chăm sóc y tế (Obamacare) đã được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tòa án Tối cao nước này phê chuẩn.


Chủ nghĩa tuyên truyền Tea Party và sự xuất hiện các đảng phái chính trị bất thường là một trong những tín hiệu tốt về nền dân chủ của quốc gia, điều mà tác giả bài viết cảm nhận được lần đầu tiên khi đến Mỹ thông qua chương trình học bổng sau khi có những năm tháng sống tại đất nước xã hội chủ nghĩa Sri Lanka.

Trong vùng đất của những người nhập cư, tác giả từng là một nhà ngoại giao Mỹ, chuyên gia quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ trong NATO và Bộ Tư lệnh khu vực Thái Bình Dương, nhưng lại chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và tìm hiểu về nhà Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, thế giới quan không tưởng và ước mơ của Trung Quốc về sự bình đẳng và ổn định của Nho giáo.

Trung Quốc là nơi giao thoa của các nền văn hóa thế giới. Nền móng phát triển của Nho Giáo và sự cai quản là một phần của di sản văn hóa và ADN của Trung Quốc để tạo ra những điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi là “giấc mộng Trung Hoa”. Điều này cũng tương tự như kinh nghiệm của Mỹ trong việc “thoát khỏi tình trạng hỗn loạn” và cuộc hành trình đầy biến động của đất nước này đến với sự bình đẳng và đoàn kết trong “giấc mơ Mỹ”.

Tuy nhiên, sự thành công của nền dân chủ Mỹ phụ thuộc phần lớn vào phẩm chất của con người, cho dù họ theo Cơ đốc giáo hay Nho giáo, trong nền văn minh của quốc gia này.

Khi Tổng thống Obama thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Chủ tịch Tập Cận Bình cũng thực hiện kế hoạch “Con đường tơ lụa mới” của mình từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương thông qua Sri Lanka. Cả hai chiến lược này đều có sự giao thoa thương mại, trong đó, cùng với các thành phần quân sự, có một xu hướng tự nhiên ràng buộc các quốc gia với nhau.

Nếu hai quốc gia này tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng tại nền cộng hòa của riêng mình thì thương mại sẽ phát triển tốt, góp phần xóa bỏ bất đồng giữa những người có mong muốn chung là mưu cầu hạnh phúc.

Trong khi hai nhân vật phục hưng này – Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình – dường như đã phản ánh kỷ nguyên thương mại vì hòa bình trong môi quan hệ Trung-Mỹ góp phần giúp mọi người xích lại gần nhau thì hai nước cộng hòa này trở thành tiền đề cho việc hiện thực hóa “giấc mơ Thái Bình Dương”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khéo léo kế thừa tầm nhìn cả cũ lẫn mới của Mỹ trong “giấc mơ Thái Bình Dương” để làm sống lại quá khứ. Điều này có thể là một di sản tuyệt vời của hai nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh và Washington nhằm biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn so với trước đây.

Không giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sự xuất hiện hình thức mới của “mối quan hệ nước lớn” là một con đường mới hướng tới “cuộc chiến tranh thời bình”. Không giống như các nhà lãnh đạo trước đây, ông Obama và ông Tập Cận Bình có những kinh nghiệm sống của riêng mình, hoặc là những sinh viên theo diện trao đổi hợp tác giáo dục hoặc là những người đến thăm châu Á và Mỹ để hiểu rõ những sự khác biệt văn hóa và để ca ngợi các môi quan hệ giữa con người với con người là điều bình thường đối với tất cả chúng ta.

Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, George Washington đã từng đặt câu hỏi: “Phải chăng Thượng đế đã không thể gắn kết niềm hạnh phúc lâu dài với đức hạnh của một quốc gia?” Ý tưởng về một xã hội đạo đức thường xuyên được những người có tầm nhìn xa trông rộng xem xét bởi “chỉ một con người đạo đức thì mới có tự do,” như Benjamin Franklin, ông tổ truyền bá Nho giáo ở Mỹ, đã luôn coi trọng những nỗ lực của mình nhằm thích ứng với các kiến thức và trí tuệ được truyền đạt bởi nền văn minh lâu đời nhất cho nền văn minh trẻ nhất.

Bức bích họa phía Đông trên tòa nhà Tòa án Tối cao Mỹ ở Washington khắc họa bộ ba quyền lực cổ xưa – Moses, Khổng Tử và Solon – để ghi dấu món nợ của Mỹ với Trung Quốc và các nền văn minh khác. Khi cả Trung Quốc và Mỹ được hưởng lợi từ các nền văn hóa khác thì mối quan hệ Trung-Mỹ hiện có, nếu được quản lý một cách khôn ngoan sẽ có thể dẫn đến một “giấc mơ Thái Bình Dương” giúp gắn kết một cách tốt nhất đạo đức của Nho giáo với các giá trị dân chủ thông qua lĩnh vực thương mại./.

6 nhận xét:

  1. Giờ đây Trung Quốc đã vươn mình lớn mạnh, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc đang cho thấy sức mạn của mình, cũng như muốn gây ra sự ảnh hưởng của mình lên các nước khác. Còn Mỹ với tư cách là nền kinh tế số một thế giới, họ còn muốn khẳng định giá trị của mình vào các nước khác trên thế giới.
    Theo mình trong những năm tiếp theo, cán cân sẽ cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, bởi dù là đối thủ lớn nhất của nhau nhưng họ cũng là đối tác vô cùng quan trong của nhau.

    Trả lờiXóa
  2. Quan hệ Trung-Mỹ vẫn còn có những bất đồng trong các vấn đề từ lâu đã gây tranh cãi, như vấn đề nhân quyền, hay cách thức hành xử mà giới phê bình gọi là "ngoại giao bằng vũ lực" đang ngày càng gia tăng trong những tranh cãi chủ quyền trên biển của Trung Quốc thời gian gần đây với các nước láng giềng châu Á, trong đó có các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Philippines.

    Trả lờiXóa
  3. 2 ông lớn này vẫn còn nhiều điều phải bàn trong mối quan hệ, việc Trung Quốc muốn xóa ngôi bá chủ của Mỹ cũng không còn là điều xa lạ, điều này cũng được thế giới biết đến như một khẳng định trong tương lai của Trung Quốc. Tuy nhiên có thể nhìn thấy Trung Quốc cũng không dễ làm được điều này bởi Mỹ đâu có dễ để điều này xảy ra, trong khi nền kinh tế của Trung Quốc vẫn còn có khủng hoảng, việc thống nhất lãnh thổ của Trung Quốc còn vướng mắc và đặc biệt những hành động bành chướng của Trung Quốc đã gieo hình ảnh xấu trong lòng nhân dân thế giới. Chắc chắn sẽ có những bước cản nhất định đối với con đường độc bá này.

    Trả lờiXóa
  4. Trong bất kì hoạt động ngoại giao nào của Mỹ cũng có những mục đích đem lại lợi nhuận cho quốc gia mình và gần như không có quan hệ ngoại giao đơn thuần ! Chính vì thế việc xem xét mối quan hệ ngoại giao của 2 quốc gia này cần đáng lưu !tâm , nhất là trong thời điểm hiện nay !

    Trả lờiXóa
  5. Tình hình căng thẳng tại biển Đông đang diễn biến phức tạp nay lại có thêm sự can thiệp nhúng tay của Mỹ vào các hoạt động của Trung Quốc ! Chắc hẳn Mỹ cũng muốn tranh giành miếng bánh ngọt tại khu vực biển Đông này ! cần phải thận trọng trước một quốc gia luôn có âm mưu xâm lược như Mỹ và TQ !

    Trả lờiXóa
  6. Mối quan hệ hợp tác Mỹ Trung đã được hình thành từ khá lâu ! Nhưng hiện nay 2 quốc gia này đang tăng cường hợp tác trên những lĩnh vực vô cùng nhạy cảm ! Cần cẩn trọng quan sát từng đường đi nước bước trong quan hệ ngoại giao Mỹ Trung để tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra !

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog