Chia sẻ

Tre Làng

SẼ CÓ "SỰ THẬT" LÀ ÔNG CHẤN 'TỰ CHẶT CHÂN MÌNH"

Sẽ có “sự thật” là ông Chấn “tự chặt chân mình”

“Suy đoán có tội” đã được Ủy viên ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, có lẽ là không ngẫu nhiên, phát biểu trước Quốc hội. Đại ý bà nói nếu cơ quan điều tra không chứng minh được Lý Nguyễn Chung, nghi phạm vừa tự thú trong vụ giết người 10 năm trước ở Bắc Giang, là thủ phạm đích thực, thì cũng không có nghĩa họ được phép “suy đoán” ông Chấn là hung thủ.

Phải nói với Chánh án về sự tối kỵ mà ngay một sinh viên vỡ lòng ngành luật cũng đã “thừa biết”, có lẽ bà Nga đã không vô tình, khi mà bản chất vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang đang là một điển hình cho sự vô lối trong việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội.

Hôm qua, câu chuyện “có ép cung, dùng nhục hình”, theo… suy đoán, tưởng đã rõ như ban ngày trong vụ án Bắc Giang đã được đem ra chất vấn.

Chánh án đã trả lời, đại ý thế này:

Bất cứ nền tư pháp nào cũng có thể có oan sai. Oan sai, nhất là với những người có mức án 20 năm, chung thân, tử hình, là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, oan hay không lại không thể chỉ nghe dư luận. Nếu có, phải chứng minh. Và “Việc có phát hiện ép cung hay không là rất khó”.


Có thể, sau đây, một vụ án “xâm phạm các hoạt động tư pháp” sẽ được khởi tố, để điều tra và trả lời công luận câu hỏi: Người tù oan Nguyễn Thanh Chấn “tự chặt chân mình” khi “tự nguyện” xin ở lại cơ quan điều tra, để “tự giác” khai nhận hành vi giết người để đối mặt với án tử. Hoặc có hay không việc ép cung, dùng nhục hình.

Nhưng có gì để chứng minh điều đó khi vết sẹo nào đó nếu có sau 10 năm cũng đã liền da. Ngay cả lời khai của một tù nhân nào đó, người gián tiếp ép cung Nguyễn Thanh Chấn, kiểu gì chẳng được xem “chỉ là cung chứ không phải chứng”.

Nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ cho ra một kết quả khắc nghiệt, nhưng là sự thật, rằng chỉ lời khai ông Chấn không thể đủ để chứng minh cho hành vi ép cung, dùng nhục hình. Các điều tra viên trong vụ án, như đã biết, đã đồng loạt phản bác việc ép cung. Và ngay cả khi họ thừa nhận thì, như Chánh án nói, cũng còn phải chứng minh. Để tránh…oan sai chẳng hạn.

Có thể, trong vụ án oan như một vết nhơ trong lịch sử của ngành tư pháp này, người dân sẽ tiếp tục phải chứng kiến một vết nhơ khác: Cơ quan chức năng sẽ đưa ra kết luận không có việc ép cung, dùng nhục hình. Chính xác là không chứng minh được điều đó.

Một vết nhơ nói rằng pháp luật đã bất lực trong việc kết án một tội ác tưởng rõ như ban ngày, trong khi lại làm oan cho một người vô tội. Một vết nhơ khi dư luận phải chấp nhận “sự thật” là người ngay Nguyễn Thanh Chấn “tự chặt chân mình”.

Trong những câu trả lời của Chánh án, cử tri, chắc trong đó có cả ông Chấn, nghe rất rõ câu “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

Nhưng dường như, chỉ những người oan ức như ông Chấn mới có quyền được nói câu đó.

Nguồn: Lao Động

50 nhận xét:

  1. Vụ án này sẽ không có hồi kết khi mà trái chín, xanh lẫn lộn. Mỗi người nói theo một kiểu, cũng không biết tin ông Chấn hay tin mấy điều tra viên. Chỉ có duy nhất một sự thật đó là lòng dân đang rất bức xúc.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là trên thế giới cũng có rất nhiều án oan, có những án oan hậu quả còn khùng khiếp hơn chúng ta. Trong vụ án này tôi chỉ suy nghĩ một điều đó là liệu xã hội chúng ta có thực sự công bằng khi mà ngày ngày án mạng, án oan đăng đầy trên các trang báo.

    Trả lờiXóa
  3. Đây là lúc phải phát huy tinh thần cách mạng vô sản, dám làm dám chịu của các chiến sĩ công an vì nước quên thân vì dân phục vụ tại cơ quan cảnh sát điều tra CA tỉnh Bắc Giang. Nếu nói về lý thì cũng không thể suy đoán có tội cho các chiến sĩ công an đã ép cung, nhục hình đối với cậu Chấn nếu các chiến sĩ này không tự thú về việc ép cung, nhục hình trong giai đoạn điều tra và lời thú đó không phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.

    Hôm trước chú Són cũng có đăng đàn nói a bờ cờ sau khi chị có bài phân tích về vụ án oan này. Chị cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng không bao giờ làm oan sai cho bất kỳ ai. Có chăng oan sai là do một hay một số kẻ có chức vụ, quyền hạn nằm trong các cơ quan này thực hiện hành vi xâm phạm các hoạt động tư pháp gây oan sai cho người vô tội. Lại nữa, đảng viên không bao giờ bị buộc tội và kết tội khi còn đảng tịch dù rằng họ thường phạm tội khi đang đảm nhiệm các chức vụ hay thực hiện công vụ trong bộ máy nhà nước mà nhờ có đảng tịch họ mới được bổ nhiệm. Thế nên đảng viên nào mà khi còn đảng tịch, khi còn đương chức đương quyền lại dám đứng lên tự nhận tội, dám tự thú, dám từ chức và dám xin rút đảng tịch vì tội mình gây ra thì quả thật người đó vừa có tính đảng, vừa có lương tâm, hay nói cách khác tay nớ tuy là đảng viên nhưng cũng còn là người tốt. Chị hỏi chú Són ở đời này, ngoài chị thuộc ngoại hạng không bàn, thì có mấy ai đáp ứng được câu này.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh19:50 21/11/13

    lại còn ý kiến yêu cầu phải lắp camera ở phòng hỏi cung nữa chứ.vậy khi điều tra viên và bị can ngồi trước máy quay thì đúng luật,thì tử tế... còn khi về phòng giam và chỗ khác không có camera thì sao,ai giám sát?đại bàng tẩn cho một trận rồi bắt chăn kiến.v.v.v.và ai dám bảo đảm rằng các cơ quan pháp luật ở các vị trí giam giữ khác nhau không có sự "thông cảm" với nhau để cho nghi can thành phải có tội.ít nhất thì điều đó đã được (vụ ông Chấn này minh chứng rồi)tôi rất khâm phục Bà Nga xung quanh việc chất vấn.Bà đã không phụ lòng tin của người dân,của cử tri. xong trong ý kiến lắp camera ở phòng hỏi cung tôi cho là là không có tác dụng.

    Trả lờiXóa
  5. Cuộc đời con người rất ngắn ngủi. Với 10 năm ở ngoài cuộc sống đời thường và là trụ cột của gia đình đáng lẽ anh Chấn sẽ làm được rất nhiều việc cho gia đình cho xã hội. Nhưng 10 năm trong tù và bây giờ được minh oan trả tự do thì cuộc đời đã ngắn lại. Vậy cho nên ai sẽ đứng ra nhận trách nhiệm trong vụ án này?. Ai sẽ rửa oan cho anh Chấn, cho vợ con anh, cho gia đình anh, họ hàng anh?. Ai sẽ bồi thường nhân phẩm, bồi thường vật chất và tinh thần cho anh? Qua những vụ việc như thế này chúng ta mới thấy được những sai trái những sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ đã không những làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân mà nó còn gây ra những sự mất lòng tin của nhân dân với Nhà nước. Thế nên cần phải có những biện pháp để có thể không cho những vụ việc tương tự xảy ra.

    Trả lờiXóa
  6. Một người đang sống yên ổn, chẳng hại gì ai, chỉ mong sống một cuộc sống bình thường nhưng hạnh phúc bên vợ con, gia đình và người thân; một người nông dân tuy nghèo nhưng hoàn toàn trong sạch vì đâu mà mất hết danh dự, tuổi xuân, hạnh phúc. Biết bao oan ức, tủi nhục trong suốt mười năm! Làm sao đền bù được? Nếu làm sai mà cứ rút kinh nghiệm mãi thì pháp luật dùng để làm gì? Một sai lầm rất nghiêm trọng ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, cuộc sống của một công dân và gia đình công dân đó. Trong vụ việc của ông Nguyên Thanh Chấn nếu mà tuyên ông bản án tử hình rồi thì không biết sẽ bồi thường cho ông ấy như thế nào đây? Cần phải làm rõ trách nhiệm từng người và đưa ra hướng xử lý đích đáng.

    Trả lờiXóa
  7. Tất nhiên là những người mắc phải sai lầm trong việc hàm oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn, làm ông bị tù oan 10 năm sẽ phải đối mặt với bản án của pháp luật, hay chí ít cũng là bản án của lương tâm. 10 năm không phải ngắn nhưng cũng đủ để làm thay đổi số phận của biết bao nhiêu người, nhất là đối với vợ và con ông Chấn. Tự dưng mang danh là vợ, là con của kẻ giết người, bị bạn bè hắt hủi, những đứa con phải trải qua 10 năm sống trong sự mặc cảm.. Những điều đó thôi cũng đủ nói lên tính chất của sự việc rồi

    Trả lờiXóa
  8. sự oan uổng của ông chấn có thể không gì có thể bù đắp được ..tuổi thanh xuân , danh tiếng gia đình hộ hàng, tương lai của con cái đã phải trả cái gá quá đắt...thiết nghĩ đảng và nhà nước cần có các chính sách giúp gia đình ông vượt qua nỗi đâu này....

    Trả lờiXóa
  9. vụ án nguyễn thanh chấn đã kéo dài và được dư luận khá quan tâm trong thơif gian gần đây. Án oan thì đã rõ rồi, ai cũng thấy, vấn đề là ở đâycó sự sử dụng nhuc hình hay không thì đang được dư luận khá quan tâm, do đó cần phải điềutra làm rã và xác minh những lời nói của ông chấn về việc cơ quan công an sử dụng nhục hình với ông chân. ĐÂY cũng là một vết nhơ của pháp luật việt nam, cần phải giải quyết sơm và dứt điểm

    Trả lờiXóa
  10. cần phải nghiêm trị những cán bộ điều tra làm sai các quy tắc của pháp luật gây lên hậu quả nghiêm trọng như vậy....để trả lại những quyền lợi cho người vô tội và thể hiện sự nghiêm minh cảu pháp luật...chúng ta không thể để một bộ phận cán bộ làm ảnh hưởng đến bộ mặt cảu đảng và nhà nước

    Trả lờiXóa
  11. Điểm sôi” kéo dài suốt thời gian qua trên các diễn đàn là vấn đề án oan sai, nên cũng dễ hiểu khi trả lời của các vị đứng đầu ngành chức năng có vẻ vẫn chưa thực sự đáp ứng được mong đợi của người dân, bởi cái dân cần thấy là giải pháp được cụ thể hóa bằng hành động thì luôn là... còn phải chờ! Bù lại, trả lời của BT Công an giúp giải tỏa được một phần căng thẳng quanh lĩnh vực rất nhạy cảm này

    Trả lờiXóa
  12. Bây giờ muốn giảm án oan, giảm tham nhũng thì trước hết phải phanh phui một số vụ cán bộ tòa cũng tham nhũng, nhận tiền đút lót để được xử nhẹ. Có như thế thì những người được giao trọng trách cầm cân công lý mới xét xử công bằng được.

    Trả lờiXóa
  13. Không phải tất cả các anh em tư pháp làm vậy. Có người tận tụy, chịu khó để điều tra, xử lý nên dân rất mến. Nhưng nhìn chung người tốt hiếm lắm... Còn thì tôi cũng thấy là có lẽ vẫn... có vấn đề. Vì vậy bao che cho cán bộ sai phạm là một lý do nhưng chưa phải là tất cả. Còn tôi thấy thường là tùy loại cán bộ, tùy loại thứ dân, tuỳ quan hệ... mà xử khác nhau tuy cùng một tội danh... Nhưng tất cả là phải có tiền! Càng nhiều càng tốt! Nói thì nghe tiêu cực nhưng thực tế là như vậy. Có ai bí mật đi vi hành như các bậc minh quân để xem tình hình cuộc sống, tâm tư tình cảm của thảo dân và đặt ra những chính sách đối với cán bộ (quan phụ mẫu thời nay). Đặc biệt xem thử nhà cửa, đất dai, tài khoản... của các vị công bộc đủ chưa hay họ... quá nghèo phải kiếm thêm...? Sao các bác ấy đa số làm gì mà giàu quá, không ai dám đụng vào? Nên bày vẽ cho dân làm theo với....

    Trả lờiXóa
  14. Rất hoan nghênh ý kiến của các đại biểu, có mạnh tay hơn thì niềm tin trong nhân dân mới được cũng cố và đất nước mới mong hết nghèo... 1 ví dụ cụ thể mới nhất là vụ án DƯƠNG CHÍ DŨNG: tham ô để lấy tiền phung phí, bao gồm cả nuôi bồ... Cần xử lý nghiêm mới răn đe được tội phạm tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  15. Theo tôi, không phải là xử nghiêm với dân mà nhiều khi là xử sai, gây hại cho dân. Nhưng lại thường tỏ ra rất ưu ái với những người trong ngành, thế là rất thiếu trách nhiệm hết mức. Rồi cứ khi báo chí phanh phui thì các vị chức sắc lại trả lời: Chưa nhận được báo cáo. Mà chờ khi các vị nhận được thì dân có lẽ đã... chết oan rồi.

    Trả lờiXóa
  16. Tôi thấy ông ấy nói đúng. Vì các sếp có tiền sau khi tham ô để chạy án, còn dân lành không tiền dễ bị ép cung để lấy thành tích... Vì vậy mà lòng tin của dân vào các cơ quan pháp luật VN ngày càng thấp. Cần nhanh chóng chấn chấn chỉnh lại cách làm việc để lấy lại niềm tin của nhân dân, cải tiến nhanh may ra còn kịp...

    Trả lờiXóa

  17. “Theo tôi, ngay từ bây giờ Bộ Công an cần tự làm mới mình bằng cách kiểm tra lại năng lực từng cán bộ trong ngành. Ai kém thì cho xuất ngũ, ai có thể đào tạo thành cán bộ tốt thì mới tuyển vào học và đào tạo cho ngành. Chứ như hiện nay tôi thấy tuyển người ồ ạt, chiến sỹ công an kém về chuyên môn và suy thoái về đạo đức có vẻ vẫn nhiều. Ngay huyện tôi ở Bắc Ninh, tôi chứng kiến mấy đối tượng chẳng ra sao mà giờ cũng có được chức sắc trong ngành thì đúng là đáng lo ngại quá! Vấn đề này ngành Công an chắc còn lâu mới làm và giải quyết xong được?”

    Trả lờiXóa
  18. Tôi thấy hình như cách áp dụng pháp luật vào thực tế thường để "trị" dân, yên nước là chính. Chứ cán bộ, giới chức nhà nước có tội thì khi xét xử có vẻ cũng đao to búa lớn dữ lắm, nhưng cuối cùng thì cũng từ nặng thành nhẹ thôi!

    Trả lờiXóa
  19. “Mong BT Đại Quang làm mạnh vụ oan sai ở Bắc Giang, chứ không thì ảnh hưởng đến bộ máy của ngành quá. Vì những vị điều tra viên liên quan có ai nhận sai đâu. Nhưng nói cho cùng thì nếu không bị ai ép, chú Chấn không bao giờ nhận tội tày đình như thế… Cần xử nghiêm tất cả những người đã gây ra án oan đó thì dân mới lấy lại được lòng tin

    Trả lờiXóa
  20. Bình thường khi có dấu hiệu phạm tội thì phải tạm giữ, tách những người nghi vấn ra để họ không có cơ hội bàn bạc tìm cách đối phó. Đây là những người có quá nhiều kinh nghiệm, mà vụ việc lùm xùm cả tháng nay, việc họ bàn bạc với nhau là không tránh khỏi. Lẽ ra khi vụ việc xảy ra phải tìm cách tách họ ra, thậm chí là tạm thời đình chỉ công tác thì công việc chắc sẽ thuận lợi hơn nhiều. Trong vụ này chắc chắn là khó khăn vì toàn những người có kinh nghiệm điều tra và họ có cả tháng nay để bàn bạc rồi.

    Trả lờiXóa
  21. Đừng để người dân nói cán bộ bây giờ... "quên dân, vì thân phục vụ" như trong vụ của chú Nguyễn Thanh Chấn nữa. Tôi thấy công an bây giờ nhiều người làm mất niềm tin với dân quá!

    Trả lờiXóa
  22. Nhận trách nhiệm rồi sau đó sẽ làm gì? Bộ nào cũng để xảy ra tình hình gọi là cấp dưới mắc quá nhiều lỗi với nhân dân, xong ai cũng nói là có lỗi, có một phần trách nhiệm... Nhưng rồi dân vẫn chẳng thấy tình hình khấm khá lên được tí nào! Chán

    Trả lờiXóa
  23. Qua sự xác minh "khách quan, khoa học và rút kinh nghiệm bị ông Chấn ...lừa" lần trước, chắc lần này Công an Bắc Giang đã cẩn trọng tìm hiểu kỹ càng sự việc hơn. Nhưng quá trình xác minh cho thấy 6 cán bộ điều tra vụ ông Chấn không hề dùng biện pháp bức cung nào, tất cả là do ông Chấn tự nhận và thủ đoạn diễn tập hành vi phù hợp với hiện trường để lừa cán bộ ta. Lời khai của 6 cán bộ đều trùng khớp nhất quán là không hề có biện pháp bức cung, tra tấn, dọa nạt nào. Tất nhiên không dễ gì Công an tỉnh Bắc Giang lại bị ông ấy "lừa" một lần nữa??? Nếu ông Chấn không bị ép cung thì phải xử ông ấy 2 tội sau: 1- Tự nhận tội giết người làm sai lệch hồ sơ, gây ảnh hưởng đến uy tín công an Bắc Giang (!?) 2 - "Vu khống" cán bộ nhà nước trong lúc thi hành công vụ (!?) Chết rồi! sắp tới ông Chấn này lại phải hầu toà về việc "khai man" để suýt bị tử hình ... may có cha là liệt sỹ nên chỉ ngồi có 10 năm. Lần này chắc chắn toà án sẽ không xử sai, lại ngồi tù dài dài??? Cơ quan điều tra Bắc Giang có lẽ tự hào là giỏi nhất thế giới, phá án nhanh nhất thế giới. Chả thế mà các điều tra viên Bắc Giang đã từng cùng nhau lập thành tích tìm ra hung thủ hiếp, giết, cướp Nguyễn Thanh Chấn hồi hơn 10 năm trước, nay đều là các giới chức cả rồi đấy...

    Trả lờiXóa
  24. Tôi thấy bấy lâu nay dân chịu tù oan nhiều, nhưng có ai chịu thay dân nỗi đau đâu. Nên nhớ CSĐT làm sai thì dân vẫn phải chịu tội. Nay nghe BT Công an nói thế, tôi hy vọng các ông đó phải vào tù ngồi thay... Nhưng liệu có chỉ nói cho có ko? Nếu Các ông đó vào ngồi đúng vị trí, tôi tin dân sẽ canh gác cho các ổng ngủ yên lành. Cứ nói dân chú mà các ông làm sai lại bắt dân phải chịu oan là sao? Hy vọng cuối đường hầm... các ông chỉ nói lời đúng.

    Trả lờiXóa
  25. Kính gửi Bộ trưởng Công an! Bộ trưởng phát biểu quá hay. Nhưng như vụ án oan sai với trường hợp của ông Chấn với mức án tử hình (may có bố là liệt sĩ) là quá nghiêm trọng, dư luận không thể ko lên tiếng được. Tôi thấy quá tội cho linh hồn người cha liệt sĩ, tội cho Ô Chấn - hòn máu còn lại sau khi Cha hy sinh. Tôi nghĩ các cán bộ điều tra vụ án nếu cho vào tù vẫn chưa hết nỗi đau, nỗi bức xúc của người dân, nhất là những người thân của Ô Chấn. Thật tội lỗi, làm cán bộ thi hành pháp luật mà thiếu lương tâm đạo đức thì sao có thể vẫn sống nhởn nhơ được, sao làm người được??? "Hay" thật!

    Trả lờiXóa
  26. Các biện pháp "không quản lý nhà tạm giam, nhà tạm giữ", "lắp đặt hệ thống camera ở các phòng hỏi cung" tôi nghĩ chỉ là các giải pháp bất lực, bịt lỗ rò. Cần có giải pháp sàng lọc nghiệp vụ và trau dồi đạo đức, các giải pháp nhằm răn đe hành vi làm oan sai. Vì một khi đã lắp camera thì không ai có thể tố là bị dùng nhục hình nữa, vì không nghi can nào có đoạn video đó đâu. Liệu chăng đây lại là giải pháp cực kỳ an toàn cho ngành điều tra xét hỏi, có thể xem đây là "sáng kiến"...?

    Trả lờiXóa
  27. Theo tôi, phải cải tổ cơ quan điều tra: Không để trực thuộc Bộ Công an mà nên đưa về trực thuộc Viện Kiểm sát (hay Viện Công tố). Vì rằng, cơ quan công tố buộc tội thì phải gắn với điều tra, chỉ đạo và giám sát điều tra thì mới bảo đảm điều tra và buộc tội đúng được.

    Trả lờiXóa
  28. Mong Bộ trưởng xác định rõ giờ đây là lúc cần thiết nhất để lấy lại lòng tin trong nhân dân, Bộ trưởng cần mạnh tay nghiêm trị, thanh lọc tất cả những ai sai phạm, cố tình sai phạm kể cả cấp chỉ huy, để làm trong sạch ngành CA từ mọi cấp... Được như vậy dân mới tin và tội phạm ắt sẽ giảm......

    Trả lờiXóa
  29. Hiện nay Công an tỉnh và huyện đều có khu tạm giam, tạm giữ. Trại tạm giam Công an tỉnh thường có tới 500 phạm nhân, các huyện có từ 20 đến 25 phạm nhân. Có nhà hỏi cung, xét hỏi, có nhà tạm giam, tạm giữ, nhà dành cho tử tù đều theo mẫu Bộ phát hành. Những khu tạm giam tạm giữ từ cấp huyện đến tỉnh này cũng do Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thống nhất quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ giam giữ?

    Trả lờiXóa
  30. Khi bị bắt vào trại giam rồi, họ làm gì ai biết được không? Cần có cơ chế giám sát nạn ép cung, mớm cung. Nghiêm cấm thì nghiêm cấm nhưng vẫn xảy đầy ra đấy, khi mà người bị bắt chỉ biết nghe theo lời ép hoặc mớm, nếu trái lời họ thì........khốn khổ khốn nạn ngay!

    Trả lờiXóa
  31. Ông Đại Quang nên làm mạnh vụ án oan sai ở Bắc Giang, không thì để ảnh hưởng đến bộ máy của ngành quá. Vì những vị điều tra viên có ai nhận sai đâu. Mà nói cho cùng thì không ép chú Chấn thì chú đấy không bao giờ nhận tội tày đình thế. Nếu chú đấy chết thì... xấu hổ lắm vì những con sâu bỏ rầu nồi canh đấy. Vì vậy, cần xử nghiêm tất cả những người đó thì dân mới tin vào Nhà nước ta của dân, do dân và vì dân...

    Trả lờiXóa
  32. Tại sao những người dân phải chịu hàm oan, Trong khi đó những người ép cung lại được thăng chức tăng lương. Khi người chịu oan nói bị ép cung phải đưa bằng chứng ép cung. Xin hỏi là một người bị bắt không có quyền lên tiếng thì làm sao có bằng chứng chứ. Vả lại, nếu người bị oan đã được minh oan thì hy vọng những người xử oan phải chịu tội chứ. Đằng này, họ vẫn không bị gì hết. Như vậy, Luật pháp của mình phải như như thế nào đây.

    Trả lờiXóa
  33. Thậm chí các điều ta viên còn được thăng quân hàm, thăng chức tước vì đã điều tra nhanh, phá án gọn, bắt đúng người đúng tội. Nhưng chỉ những ai bị rơi vào tay các điều tra viên này mới thấu hiểu được nỗi thống khổ mà họ phải chịu đựng.

    Trả lờiXóa
  34. qua sự việc của ông CHẤN. theo tôi nghĩ nhà nước phải chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyển cao nhất vào cuộc điều tra lại lại các vụ án ở BẮC GIANG nói riêng và cả nước nói chung. để không còn chết oan, tù oan nữa...

    Trả lờiXóa
  35. Nên đưa ra một bộ luật về việc này, nếu xử oan cho người ta tội tử hình thì phải có hình phạt là tử hình đối với người đã xử oan. Không thể để việc này ngoài vòng pháp luật, xử oan cũng chính là vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng và cần xử lý nghiêm minh với mức án cao nhất

    Trả lờiXóa
  36. Qua sự việc của VKSND tỉnh Bắc Giang, tôi thấy chất lượng đội ngũ CBCNVC của chúng ta còn nhiều vấn đề chưa ổn, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm như VKSND, Bác Sĩ, Giáo viên....là những người vừa làm nhiệm vụ cứu người nhưng cũng có thể sẽ giết người, vì vậy những người này nên tuyển dụng họ theo một trình tự đặc biệt để chọn ra người vừa có tâm, có tài có đức.

    Trả lờiXóa
  37. Dù pháp luật đã quy định không được nhục hinh, bức cung hình,cũng giống như pháp luật, đạo đức đều ngăn cấm con người không được ăn cắp, tham nhũng, giết người...nhưng thực tế vẫn có người vi phạm. Theo tôi, nguyên nhân chính của nhục hình, bức cung dẫn tới án oan sai là từ khâu điều tra. Nếu trao quyền mà không có cơ chế giám sát, kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu điều tra thì khó ngăn chặn được lạm quyền, dẫn tới những chuyện đau lòng trong đó có được mấy vụ may mắn như vụ ông Chấn. Đã đến lúc phải rà soát, sửa đổi quy định có liên quan để bảo đảm có một cơ chế đủ mạnh giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp để bảo đảm tính NGHIÊM, MINH của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  38. Tôi hoàn toàn đồng cảm với bài viết. Tuy nhiên trước mắt cần phải giải ngay những án oan, lâu dài cần nghiêm trị những tập thể, cá nhân gây nên án oan cho người vô tội, không chỉ ở Bắc Giang mà ở cả các địa phương khác trong cả nước. Đặc biệt cần có những chế tài trong hệ thống pháp luật làm sao ngăn chặn được tình trạng gây nên án oan cho người dân vô tội.

    Trả lờiXóa
  39. Việc dùng nhục hình tra tấn ép cung... xảy ra có hệ thống tai Bắc Giang. Có nhiều vụ đc minh oan và nhiều vụ chưa phát hiện. Tôi cho rằng cần khởi tố vụ án dùng nhục hình ép cung... trong nhiều vụ án thì mới tập trung được nhiều nhân chứng, người bị hại để lôi kẻ có tội ra ánh sáng mà trừng trị.

    Trả lờiXóa
  40. Làm nghề gì cũng cần có lương tâm, có đức và có tài. Vậy tại sao họ lại nhẫn tâm đẩy người khác vào chỗ chết để họ được thăng tiến? Để được tăng lương và báo cáo thành tích công trạng?

    Trả lờiXóa
  41. Lý Nguyễn Chung phạm tội giết người,điều đó không có gì ngạc nhiên vì anh ta đã nhận tội,tôi gọi Chung là anh,vì trong tận đáy lòng,tôi thật sự tôn trọng con người này,phạm tội khi còn thiếu niên,nhưng sau hơn 10 năm,vẫn day dứt với tội của minh,anh cảm thấy nhẹ nhõm sau khi thú tội,vì anh đã làm được 2 việc:nhận lỗi mình đã làm và minh oan cho 1 người vô tội(có thể đây là lý do chính anh Chung tự thú).

    Trả lờiXóa
  42. Có lẽ mọi việc đã quá rõ rồi,các điều tra viên trước đây có chối bỏ tội cũng không được nữa,cho dù những người này đang ngồi ở các vị trí lãnh đạo.Xin có đôi lời vớc các ông. - Nên nhận trách nhiệm thì có lẽ tội sẽ nhẹ hơn,dư luận cũng bớt trì triết và lương tâm các ông cũng được thanh thản. - Nên xem xét lại còn vụ nào oan sai tương tự nữa không,thì sửa sai luôn đi.

    Trả lờiXóa
  43. Có tính giáo dục đạo đức con người rất cao. Mình làm gì có lỗi với người khác là mình ngủ không được suy nghĩ sáng đêm chừng nào mệt mỏi ngủ hồi nào không hay thì thôi còn thức dậy là cảm thấy lương tâm bị cắn rứt. Dù không bị pháp luật trừng trị nhưng lương tâm mình cũng bị trừng trị.

    Trả lờiXóa
  44. Nếu không tin tôi, các anh hãy thử nhìn những người xung quanh mà xem. Họ nhìn các anh hôm nay rất khác với các anh của ngày hôm qua. Và không chỉ thế, tôi nghĩ rằng chính các anh cũng nhận thấy mình thay đổi. Có thể nhỏ thôi, ví như các anh không còn nói to trong các cuộc họp hoặc mỗi khi gặp ai đó, các anh đều để ý xem thái độ của họ hôm nay đối với mình thế nào.., Hay thật! hay đến thế là cùng...

    Trả lờiXóa
  45. ở ngành nào thì cũng có những sai lầm, thiếu sót. Bên cạnh việc mỗi năm cơ quan tư pháp xử lý được rất nhiều những vụ án khó là việc có một vài sự nhầm lẫn thế này. Biết là 10 năm ngồi tù oan làm người ta mất đi bao nhiêu cơ hội nhưng tin rằng những con người làm việc thiếu trách nhiệm, chạy theo thành tích cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Trả lờiXóa
  46. Việc ông Chấn bị ngồi tù oan trong 10 năm liền là một vụ việc rất đáng buồn cho ngành tư pháp. Hy vọng là sau vụ việc này, ngành có thể rút ra được cho mình những bài học thật có ý nghĩa để tránh những vụ việc đáng tiếc đó xảy ra thêm một lần nữa.

    Trả lờiXóa
  47. Sự tiêu cực và thái độ làm việc thiếu trách nhiệm của ngành tư pháp đã và đang gây ra một làn sóng phẫn nộ cho nhân dân. Thiết nghĩ đã là một ngành mang công lý đến cho nhân dân thì hãy làm việc theo công lý. Không phải chỉ người có tiền mới được điều tra rõ ràng mà ngay cả những kẻ nghèo hèn cũng nên được công lý bảo vệ bởi họ giống nhau vì đều là con người.

    Trả lờiXóa
  48. Từ vụ việc ông Chấn, mong là ngành tư pháp sẽ tự kiểm điểm lại thái độ làm việc của mình và những nhân viên trực tiếp liên quan đến vụ việc ông Chấn để có thể có được những cách giải quyết, những bài học cho ngành mình. Để một người phải chịu oan ức 10 năm ngay dưới một cơ quan bảo vệ công lý cho nhân dân là một điều rất khó chấp nhận ở chính những nhân viên tư pháp.

    Trả lờiXóa
  49. ruyện rằng: Có cuộc thi truy tìm một con thỏ được thả vào rừng. Trong khi cảnh sát Anh, Mỹ dùng tất cả các biện pháp nghiệp vụ siêu đẳng, thậm chí đốt trụi cả cánh rừng nhưng tung tích chú thỏ vẫn biệt tăm.
    Chỉ đến khi cảnh sát “nước X” vào cuộc thì mới có kết quả mỹ mãn. Nhà chức trách còng tay dẫn từ rừng ra một chú Gấu bị đánh đập tơi tả, miệng chú Gấu đó không ngớt van xin: “Em xin các anh đừng đánh em nữa, em chính là Thỏ đây!”

    Việc tìm chứng cứ để chứng minh có việc ép cung, đánh đập của các điều tra viên đối với ông Chấn là rất khó, khó hơn vạn lần là nhiệm vụ tìm ra bằng chứng ấy lại được giao vào tay những người đã góp phần đưa dân vô tội vào vòng lao lý.

    Trả lờiXóa
  50. oan sai sai song rồi lai oan
    xin oan xin sai thế là song có sử ông sử oan sai đâu
    cấp trên phải bảo vệ cấp dưới
    cấp dưới phải nuôi cấp trên
    oan sai này sẽ còn tồn tại khi kỷ cương đất nước còn trong tay kẻ không tâm không đức
    vkchd

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog