Chia sẻ

Tre Làng

NHÂN DÂN - CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT TRONG HIẾN PHÁP

TPO - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Trung Lý nhấn mạnh: “Nhân dân là một chủ thể đặc biệt, quan trọng trong Hiến pháp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua”.

Ngày 8/12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 31/12, phát biểu tại Hội thảo giới thiệu nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi) năm 2013, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nguyên Ủy viên UBDTSĐ Hiến pháp năm 1992, ông Phan Trung Lý nhấn mạnh: “Nhân dân là một chủ thể đặc biệt, quan trọng trong Hiến pháp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua”.

Theo ông Phan Trung Lý, với 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2013 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

Kiểm soát quyền lực

Đặc biệt, trong Hiến pháp sửa đổi, Nhân dân là một chủ thể đặc biệt, vì vậy ngay từ Lời nói đầu cho đến các điều cuối cùng (Điều 120), danh từ Nhân dân được viết hoa một cách trang trọng nhất.

“Việc viết hoa danh từ Nhân dân thể hiện tư tưởng lấy con người là trung tâm, Nhân dân là chủ thể đặc biệt trong Hiến pháp. Vì vậy, ngay từ Lời nói đầu, Hiến pháp ghi rõ “Nhân dân Việt nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tại Điều 120, Hiến pháp quy định khi sửa đổi, dự thảo Hiến pháp phải đưa ra lấy ý kiến Nhân dân và trưng cầu ý dân” – Ông Lý nhấn mạnh.

Một điểm mới đáng chú ý theo ông Phan Trung Lý, Hiến pháp không chỉ khẳng định Nhân dân là người làm chủ Nhà nước mà để tránh cho quyền lực nhà nước bị lạm quyền đã khẳng định nguyên tắc kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Điều 2).

“Việc bổ sung quy định kiểm soát quyền lực nhà nước là theo tinh thần Cương lĩnh phát triển đất nước (bổ sung năm 2011). Đây là điểm mới quan trọng của Hiến pháp (sửa đổi), bởi đây là nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, tránh cho các cơ quan nhà nước lợi dụng, lạm dụng quyền lực” – PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương nhấn mạnh.

Thực thi quyền con người

Tại Hội thảo, các nhà khoa học cho rằng, Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua năm 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung, kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Hiến pháp quy định rõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy Nhà nước; hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.

PGS.TS Phạm Hữu Nghị (Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam) khẳng định, Hiến pháp thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

“Chế định quyền con người, quyền và nghĩ vụ cơ bản của công dân có nhiều điểm mới. Tuy nhiên để bảo đảm thực hiện, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, sắp tới các cơ quan nhà nước cần rà soát, sớm soạn thảo các đạo luật về hội, về tự do ngôn luận, biểu tình, báo chí, tiếp cận thông tin và trưng cầu dân ý... để tạo hành lang pháp lý cho con người, công dân thực hiện các quyền của mình” – PGS Nghị nói.

Cùng với đó, theo PGS Nghị cho rằng, cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của Hiến pháp sửa đổi về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hồng Phúc

9 nhận xét:

  1. Đó mới thực sự là bản Hiến pháp thể hiện đầy đủ quyền lực của Nhân dân, rất hoan nghênh bản Hiến pháp mới!

    Trả lờiXóa
  2. nhân dân là lực lượng cốt lõi trong một quốc gia dân tộc , đảng ta sinh ra và lớn lên là nhờ sự giúp đỡ của nhân dân và nuôi dưỡng của nhân dân ta vì đảng ta phát triển vì dân nhân vì lợi ích và sự phồn vinh của nhân dân do đó hiến pháp của ta cũng luôn đề cao vai trò của nhân dân ...đó là chủ thể hết sức đặc biệt..mọi công việc và hoạt động của đảng ta đều vì nhân dân, do nhân dân

    Trả lờiXóa
  3. sự phát triển của đảng ta luôn đặt vai trò của nhân dân lên hàng đầu..đó là động lực cho đảng ta tồn tại và phát triển ...mọi hoạt động của đảng đều vì mục đích mưu cầu hạnh phúc ấm no cho nhân dân và luôn vì lợi ích của nhân dân....do đó bản hiến pháp của đảng ta là thắng lợi của cả dân tộc ta...nó thể hiện quyền lực của nhân dân ta ngày một được nâng cao và đóng vai trò to lớn đối với vận mệnh dân tộc

    Trả lờiXóa
  4. Một bước ngoặt mới trong lịch sử nước nhà, một bản hiến pháp thể hiện đầy đủ tâm tư nguyện vọng của nhân dân và đập tan mọi ý đò đen tối của bọn phản động.

    Trả lờiXóa
  5. Hiến pháp luôn phải nhân dân- gốc rễ của một quốc gia. Hiến pháp mới đã phản ảnh ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta, trong đó ý Đảng, lòng dân được hòa quyện sâu sắc. Đó là bảo đảm chính trị - pháp lý vững chắc cho toàn thể dân tộc ta, nhân dân ta và đất nước ta vượt qua những khó khăn, thách thức của thời kỳ mới, vững bước tiến vào giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.

    Trả lờiXóa
  6. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân” đã được trang trọng ghi nhận tại điều 2 Hiến pháp sửa đổi vừa được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua. Đây là sự tiếp tục quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về việc đề cao chủ quyền Nhân dân, khẳng định ở “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ” (điều 2). Tuy nhiên, so với các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp sửa đổi có những nội dung mới thể hiện nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về vấn đề “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân”.

    Trả lờiXóa
  7. Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước. Hiến pháp phản ánh ý chí, nguyện vọng, lợi ích của toàn dân tộc. Thông qua Hiến pháp, tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định, nhân dân trao quyền cho các cơ quan Nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp của việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Ở nước ta, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 1946. Trải qua các giai đoạn kháng chiến, kiến quốc, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 lần lượt được Quốc hội các khóa ban hành. Các bản Hiến pháp này đã tạo nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

    Trả lờiXóa
  8. Nhân dân là người làm chủ nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Đồng thời, bộ máy Nhà nước phải được tổ chức để có sự kiểm soát quyền lực, tránh lạm quyền, tha hóa quyền lực. Theo đó, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

    Trả lờiXóa
  9. Xây dựng hiến pháp là công việc của nhân dân. Nhân dân không chỉ trao quyền cho Nhà nước mà ngược lại Nhà nước cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Ngay tại Điều 2 Hiến pháp khẳng định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog