Chia sẻ

Tre Làng

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ CẦN NHIỀU HƠN NỮA SỰ GÓP Ý CỦA NGƯỜI DÂN

Cuteo@

Năm vừa qua, Bộ trưởng Bộ y tế là một trong những người được góp ý nhiều nhất. Góp ý cho chị Nguyễn Thị Kim Tiến cũng là góp ý cho ngành y và hoàn toàn không có chuyện cá nhân ở đây. Nhẽ thế, nên chị Tiến là người được dân quan tâm nhất, và chính chị là người được dư luận ưu ái nhất. Với những ý kiến "gắt" một chút, chắc chị không thấy phiền đâu nhỉ?

Báo giới, người dân lên tiếng về các vụ việc liên quan đến ngành y, ta nên gọi là góp ý thay vì gọi là chỉ trích mới thỏa đáng. Người dân đã thực thi quyền của mình bằng cách đòi hỏi ngành y tế phải làm đúng và làm đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với người dân. 

Thử hỏi, nếu không có sự góp ý, đôi khi khá gay gắt ấy thì liệu rằng ngành y tế có tiến bộ không? Với cá nhân chị Tiến liệu có quyết liệt đến mức như vậy không? Hỏi thế để thấy được giá trị của những lời góp ý từ người dân.

Khác với những ngành nghề khác, quản lý ngành y tế không đơn giản chút nào vì nó liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Dưới góc nhìn tổng quan, chất lượng dịch vụ ý tế phản ánh sự quan tâm của nhà nước đối với người dân và là tiêu chí đánh giá mức độ văn minh của xã hội.

Năm qua là một năm khá đặc biệt của ngành y với những sự kiện động trời, tất tật đều liên quan máu mủ tới đạo đức ngành y. 

Đầu tiên phải kể đến là vấn nạn phong bì diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi và mọi cấp. Vấn đề này phản ánh đạo đức và nhận thức của cán bộ ngành y tế. Không có phong bì người dân không được chăm sóc tử tế, tính mạng của họ bị đe dọa nghiêm trọng. Tôi nghĩ, chị Tiến biết rất rõ điều này nhưng chưa biết cách khắc phục, và cho đến tận bây giờ nó vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi.

Tiếp theo vấn nạn phong bì là hiện tượng quá tải ở các bệnh viện thành phố lớn. Người bệnh và thân nhân phải nằm ở gậm giường, hành lang, hoặc những nơi tối tăm hơn thế. Sự quá tải này dẫn đến chất lượng chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh bị giảm sút. Lý giải cho hiện tượng này, Bộ y tế cho rằng, là do người dân muốn được về thành phố lớn chữa bệnh. Đây là lý do không thuyết phục, bởi nó không trả lời được câu hỏi, vì sao người dân không muốn chữa bệnh tại cở sở y tế cấp huyện, hoặc tỉnh? Câu trả lời cũng liên quan tới 2 vấn đề. Một là về tổ chức, ngành y không có bác sĩ giỏi ở tuyến dưới và thiếu thốn về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tuyến này, nói đúng hơn là Bộ y tế không quan tâm nhiều đến tuyến dưới, nơi mà người dân mong chờ có sự đầu tư tốt hơn. Hai là về khía cạnh tâm lý, đạo đức, cán bộ y tế sau khi tốt nghiệp muốn được ở thành phố để hưởng thụ và kiếm được nhiều tiền hơn ở nông thôn. Đây là 2 lý do chính mà chị Tiến cần nhận thức cho đúng. Ngoài ra, chị cũng nên hiểu rằng, chả có người dân nào lại muốn về thành phố lớn để điều trị bệnh tình của mình đâu nếu như chất lượng dịch vụ ở nơi họ sống tốt hơn thành phố hoặc chí ít là ngang bằng. Tại sao họ vẫn phải về thành phố lớn trong khi chi phí rõ ràng cao hơn tuyến dưới? Câu chuyện này chị Tiến cũng đã biết nhưng không biết cách xóa nhòa đi khoảng cách chất lượng dịch vụ giữa các vùng.

Những câu chuyện cán bộ y tế tắc trách, vô cảm cộng với sự quản lý lỏng lẻo ở cả khâu cán bộ lẫn kỹ thuật đã dẫn đến những thảm họa y tế đau lòng, như: Tiêm vac xin quá hạn sử dụng, làm chết người, đặc biệt là trẻ em. Người ta không khó để tìm ra hàng loạt kết quả khi gõ cụm từ "tiêm vác xin làm chết người" khi vào mạng internet. Điều này phản ánh một sự thật là hiện tượng này đã xảy ra và xảy ra tương đối nhiều. Rõ ràng trách nhiệm quản lý của ngành y tế đã và đang có vấn đề.

Vào cuối năm vừa rồi, một trong những sự kiện được người dân quan tâm nhất chính là vụ nhân bản kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức, vụ "bác sĩ ăn phim" ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tất nhiên việc nhân bản kết quả xét nghiệm hay ăn phim không chỉ xảy ra ở những bệnh viện này, chỉ có điều người ta có bắt được tận tay, day tận trán hay không mà thôi. Không nói, ai cũng biết đó là biểu hiện suy thoái đạo đức của cán bộ ngành y, từ giám đốc bệnh viện cho đến các nhân viên kỹ thuật. Kết quả là tính mạng, sức khỏe của người dân bị coi thường.

Một sự kiện táng tận lương tâm đình đám nhất năm qua liên quan trực tiếp đến ngành y là vụ bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai, giám đốc Thẩm mỹ viện Cát tường đã che dấu kết quả tác nghiệp của mình bằng cách phi tang xác nạn nhân xuống sông Hồng (?). Nó, chính vụ việc dã man ấy là làm chấn động dư luận trong và ngoài nước, và người dân đã phải tự hỏi: Bác sĩ hay quỷ sứ?

Còn hàng loạt vụ việc liên quan đến câu chuyện quản lý nhà nước của Bộ y tế, mà trách nhiệm chính thuộc về chị Nguyễn Thị Kim Tiến. Vấn đề đầu tư xây dựng mới, mở rộng các bệnh viện; vấn đề nhập khẩu các thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh; vấn đề quản lý phòng khám tư nhân; phối hợp với bảo hiểm, vấn đề khám chữa theo tuyến.v.v..cũng đang là vấn đề bức xúc đòi hỏi nhanh chóng phải giải quyết. 

Liệu chị Tiến có đủ trí và dũng để làm không?

Công bằng mà nói, chị Tiến cũng như rất nhiều cán bộ ngành y rất đau lòng khi nói đến những vụ việc vừa qua. Chúng ta không thể phụ nhận công lao của đội ngũ cán bộ ý tế trong việc khám chữa bệnh cho người dân. 

Tuy nhiên, những câu chuyện dài kỳ về y đức vẫn còn đó và có lẽ chị Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn cần đến những lời góp ý của người dân!

8 nhận xét:

  1. Ôi, mừng quá: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM TIẾN SẼ LÀ GIÁO SƯ DANH DỰ CỦA ĐẠI HỌC OXFORD
    Ôi, mừng quá.

    PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, sẽ trở thành người đầu tiên ở Việt Nam được trường Đại học Oxford nổi tiếng của Anh phong hàm “Giáo sư danh dự thỉnh giảng” vào ngày 17/10 tới.

    Trường ĐH Oxford, một trong những ĐH lâu đời nhất thế giới tại Anh, thông báo PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, sẽ được phong hàm “Giáo sư danh dự thỉnh giảng” vào ngày 17/10 tới tại Vương quốc Anh.

    Trong thời kỳ làm Viện trưởng Viện Pasteur tại TP.HCM, bà Tiến là người ủng hộ mạnh mẽ và then chốt của đơn vị nghiên cứu thuộc Bệnh viện ĐH Oxford (OUCRU) có trụ sở tại TP.HCM vốn còn nhỏ lúc đó dần lớn mạnh.

    Sự trợ giúp này được minh chứng qua nỗ lực hợp tác giữa Viện Pasteur và OUCRU trong việc phòng chống và điều trị bệnh SARS (hội chứng viêm đường hô hấp cấp), H5N1 và bệnh sốt xuất huyết.

    “Bà Tiến đã và đang tạo ra những giá trị trực tiếp và những đóng góp bằng hiện vật cho hiệu suất và hồ sơ của ĐH ở cả Việt Nam và khu vực. OUCRU nhận được nhiều lợi ích từ sự hỗ trợ, lời khuyên và hướng dẫn của GS Tiến, và nhiều thành công của tổ chức được xây dựng trên sự hợp tác này. Trong sự nhận thức về mối liên kết này chúng tôi đề nghị được trao cho bà danh hiệu Giáo sư thỉnh giảng của bộ môn Dịch tễ học” – thông báo của ĐH Oxford cho biết.

    Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sắp thành GS danh dự thỉnh giảng của ĐH Oxford
    Trước đó, vào ngày 20/3/2009, bà được trao tặng Huân chương Bắc đẩu Bội Tinh – huân chương cao quý nhất của nước Pháp vì những đóng góp to lớn của Thứ trưởng Kim Tiến trong việc phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học ở trình độ cao. Huân chương này được Napoléon Bonaparte lập ra ngày 19 tháng 5 năm 1802 để tặng thưởng cho những cá nhân hoặc tổ chức (cả dân sự và quân sự) có đóng góp đặc biệt cho nước Pháp. Những người được tặng thưởng Bắc đẩu Bội tinh sẽ trở thành một thành viên trong quân đoàn danh dự.

    Bà Nguyễn Thị Kim Tiến (sinh năm 1959) là một chính khách Việt Nam, hiện nay là Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XI, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối cơ quan trung ương, đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam từ năm 2011. Bà cũng là một Tiến sĩ Y khoa, học hàm Giáo sư, được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Y học thực hành Bộ Y tế.

    Trước khi đảm nhậm vị trí trong chính phủ, bà từng giữ chức Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM

    Bà từng đạt nhiều danh hiệu như Thầy thuốc nhân dân, Huân chương Lao động hạng I, nhiều Bằng khen Chính phủ, Huy chương Tuổi trẻ sáng tạo.

    Trả lờiXóa
  2. Năm nay ngành y tế có khá nhiều sự cố. Cứ độ 2-3 tháng lại có một vụ việc, từ bớt xén phim X-quang, nhân bản xét nghiệm máu, cho đến tiêm nhầm vắc-xin và đỉnh điểm là vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.
    Thậm chí con số hơn 30 người chết trong một ngày vì tai nạn giao thông lại không gây phẫn nộ, bức xúc bằng vài vụ việc của ngành y tế.

    Trả lờiXóa
  3. với hàng loạt các sự kiện không hay nổi lên trong năm 2013 nó đã làm mất đi bao niềm tin của nhân dân vào y đức của ngành y ..hy vọng sau những thất bại đó thì trong năm nay 2014 này chúng ta sẽ có thể nhìn thấy sự thay đổi toàn diện của ngành y để phục vụ đất nươc và nhân dân

    Trả lờiXóa
  4. sau hàng loạt các vụ lùm xùm ầm ỹ thời gian gần đây dường như nó đã làm xói mòn các niềm tin về y đức của ngành y..dẫu biết là đất nước còn nghèo nhân dân chưa thực sự ấm no hạnh phúc..lương của công nhân viên còn thiếu và yếu những không phải vì thế mà làm càn bỏ qua tất cả y đức của người bác sĩ như vậy

    Trả lờiXóa
  5. Trong thời gian qua thì ngành y đã phải đón nhận rất nhiều vụ việc không vui và còn đáng báo động với một bộ phận y bác sĩ.Tuy nhiên đó cũng chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh mà thôi.Những sự việc đáng buồn đó cần phải chấm dứt để lấy lại lòng tin trong nhân dân cũng như là lấy lại y đức.Và để làm được điều này thì những người trong ngành y cần phải lắng nghe ý kiến của nhân dân.mong rằng trong thời gian tới thì y đức sẽ không còn những vụ việc buồn như thế nữa.

    Trả lờiXóa
  6. Trong năm vừa qua thì vấn đề đáng báo động đã diễn ra trong ngành y.Đó là những vụ việc đáng buồn và chẳng ai muốn nó xảy ra.Những vụ việc đó là do những con sâu làm rầu nồi canh và những bộ phận y bác sĩ mất hết nhân tính.Và pháp luật đã trừng trị những người như vậy,Trong thời gian tới với những góp ý chân thành và đúng đắn của người dân thì mong rằng ngành y sẽ có những đổi mới và chuyển biến tích cực.Mang lại lòng tin cho nhân dân.

    Trả lờiXóa
  7. Đã có quá nhiều vụ việc chấn động diễn ra trong năm qua liên quan đến ngành y.Hết phong bì,tiêm vắc xin đến ném xác phi tang.vậy thì làm sao có thể chấp nhận được việc đó.Những người làm trong ngành y cần phải có những hành động và giải pháp kiên quyết hơn nữa để có thể chấm dứt được tình trạng này.Có như vậy mới làm cho người dân yên tâm hơn mỗi khi đến bệnh viện để thăm khám sức khỏe.

    Trả lờiXóa
  8. Ý kiến của nhân dân luôn rất quan trọng để phát triển đất nước.Đó là điều mà nganh y tế đặc biệt cần trong thời gian này.Khi mà đã có quá nhiều vụ việc đáng báo động xảy ra với ngành y trong thời gian qua thì những góp ý đó còn quý hơn cả vàng.Chúng ta cần phải có những thay đổi và hướng đi mới để có thể lấy lại y đức vốn đã xuống dốc trong thời gian qua.Mong rằng trong tương lai không xa thì y đức sẽ lấy lại lòng tin của nhân dân.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog