Chia sẻ

Tre Làng

KỲ THỊ CHỦNG TỘC Ở MỸ VÀ CÂU CHUYỆN CỦA VỢ CHỒNG CA SĨ THU PHƯƠNG


Chồng ca sĩ Thu Phương bị kỳ thị chủng tộc ngay trên đất Mỹ


Đáp lại thái độ khiếm nhã đó, chồng nữ ca sĩ Thu Phương bình tĩnh xử lý: "Tôi có thể đấm vào mặt ông dựa trên câu nói vừa rồi của ông, nhưng tôi biết nếu tôi làm thế thì phi cơ trưởng sẽ lập tức hạ cánh phi cơ để đảm bảo an toàn cho những khách hàng khác."


Mới đây trên trang cá nhân của mình, chồng nữ ca sĩ Thu Phương - doanh nhân Dũng Taylor đăng tải một câu chuyện với tựa đề Hạt dưa. Trong câu chuyện này, anh kể về hành trình trên chuyến bay 263 United từ New Orleans về Los Angeles và bị một người khách ngoại quốc bày tỏ thái độ kỳ thị chủng tộc. 

"Khi tiếp viên hàng không nói với tôi người khách ngoài ghế sau lưng tôi số 2F tỏ vẻ khó chịu với tôi về việc tôi cắn hạt dưa. Tôi đã giải thích rằng: "Đây là dịp đầu năm mới, mùng 4 Tết và văn hóa Á Châu chúng tôi thường cắn hạt dưa đỏ trong dịp năm mới, tượng trưng cho sự may mắn" và tôi cảm thấy không làm ồn người khác, bằng chứng là những người khách ngồi cạnh tôi đã ngủ từ đầu chuyến bay cho đến giờ. Hai người khách ngồi phía bên kia cười nói ồn ào cả chuyện bay mà sao không thấy ông khách phía sau lưng tôi lên tiếng?" - Dũng Taylor chia sẻ.


Nhưng đáp lại câu trả lời của Dũng Taylor vị khách kiến nghị ngồi phía sau bất ngờ thốt lên câu nói mang đầy hàm ý kỳ thị: "Stupid Asian Culture" (cái thứ văn hóa dân Á Châu ngu dốt).

Quá giận dữ, nhưng chồng nữ ca sĩ Thu Phương vẫn bình tĩnh quay sang nói: "Tôi có thể đấm vào mặt ông dựa trên câu nói vừa rồi của ông." Đồng thời, anh đến thẳng tiếp viên trưởng và cơ trưởng để kiến nghị về thái độ kỳ thị của Micheal - tên vị khách nước ngoài. Ngay khi chuyến bay đáp xuống phi trường, Micheal đã bị nhân viên an ninh giữ lại, đồng thời người khách khiếm nhã này còn phải cúi mặt xin lỗi chồng nữ ca sĩ Thu Phương.

Ngay sau câu chuyện dài của Dũng Taylor, rất nhiều người hâm mộ, khán giả cũng như những người bạn của 2 vợ chồng Thu Phương vào trang cá nhân và chia sẻ sự đồng tình cũng như dành nhiều lời khen cho cách xử lý khéo léo mà doanh nhân Dũng Taylor đã xử lý.


Hạt Dưa: Phần của tác giả, người viết câu chuyện này.

Người cắn hạt dưa chính là tôi, Dũng Taylor. Chuyến bay 263 hãng United từ New Orleans về Los Angeles. Tôi là người khách ngồi ghế số 1F. Trong chuyến bay có ba người bạn đồng nghiệp Vietnam bay chung, chúng tôi vừa đi họp ở New Orleans trở về.

Tôi bay mỗi tuần 2-3 thành phố và ngồi trên khoảng 4-5 chuyến bay nên không chuyện gì không thấy. Cách người Á Châu mình ứng xử với nhau, cách người ngoại quốc đối xử với mình và người ngoài quốc với người ngoại quốc. Vì ngoại hình của Dũng không giống người Á Châu nên mình đã là nhân chứng của không biết bao nhiêu sự kỳ thị, miệt thị của người nước ngoài đối với người Á Châu. Lý do của sự kỳ thị vì văn hóa khác biệt và cũng gì cái nhìn của họ đối với dân tộc Á Châu, nhưng cũng có rất nhiều hành khách Á Châu kém hiểu biết nên ảnh hưởng đến những người chung quanh.

Vì những lý do trên nên chúng tôi rất ý thức khi bay show mỗi tuần, nhất là những khi ngồi hàng thương gia. Thường thì 99% là ngủ từ khi lên máy bay cho đến khi máy bay đáp, tôi thì là người ít ngủ và thường tranh thủ thời gian làm việc trên máy bay và hay quan sát nên đã trở thành nhân chứng của rất nhiều việc chướng tay, gay mắt. Nhưng lần này thì ông khách ngoại quốc thật sự đã quá lố, kỳ thị chủng tộc. 

Khi tiếp viên hàng không nói với tôi người khách ngoài ghế sau lưng tôi số 2F tỏ vẻ khó chịu với tôi về việc tôi cắn hạt dưa. Tôi đã giải thích rằng: "Đây là dịp đầu năm mới, mùng 4 Tết và văn hóa Á Châu chúng tôi thường cắn hạt dưa đỏ trong dịp năm mới, tượng trưng cho sự may mắn" và tôi cảm thấy không làm ồn người khác, bằng chứng là những người khách ngồi cạnh tôi đã ngủ từ đầu chuyến bay cho đến giờ. Hai người khách ngồi phía bên kia cười nói ồn ào cả chuyện bay mà sao không thấy ông khách phía sau lưng tôi lên tiếng?

Vì tôi luôn hãnh diện một phần của tôi là người Á Châu, nên tôi không ngại nói cho cô tiếp viên biết tôi là người Á Châu. Vì thế nên người khách ngoại quốc phía sau lưng tôi mới nói câu "Stupid Asian Culture" (cái thứ văn hóa dân Á Châu ngu dốt). Sau khi nghe câu nói này, tôi đã quay lại nói với ông khách ấy rằng: "Tôi có thể đấm vào mặt ông dựa trên câu nói vừa rồi của ông, nhưng tôi biết nếu tôi làm thế thì cơ trưởng sẽ lập tức hạ cánh phi cơ để đảm bảo an toàn cho những khách hàng khác. Tôi yêu cầu kể từ ngay lúc này ông không được quyền nói chuyện trực tiếp với tôi và tôi muốn nói chuyện với tiếp viên trưởng và có trưởng."

Tôi sẽ yêu cầu phi cơ trưởng gọi điện thoại với cơ quan cảnh sát và tôi sẽ truy tố ông tội phỉ báng và xúc phạm tinh thần của tôi.

Dung Taylor: Hello, Captain. My last name is C. Taylor, I'm sitting in first class cabin seat 1F and I was verbally attacked by a customer seatting right behind me in seat 2F. I avoided the confrontation for obvious reasons, however I will press charge against the man and would like you to request a police officer and a United representative present at the gate after we arrived at LAX.

Captain: Thank you for your civilize action, I will notify the ground immediately. If the man continues to speak to you, I will have the purser move him to a different seat. I also advise you not to speak to him directly from this point forward.

Dung Taylor: Thank you Captain.

Kể từ lúc tôi nói chuyện với cơ trưởng thì thái độ và sắc thái của người khách ngoại quốc và cô bạn gái ngồi bên cạnh thay đổi hoàn toàn. Ông ấy gọi tiếp viên trưởng đến hỏi rằng: Khách ngoại quốc: Vậy là sao? Chuyện gì sẽ xảy ra khi đáp máy bay.

Tiếp viên trưởng: Người khách ngồi phía trước ông đã yêu cầu cơ trưởng gọi cảnh sát, ông ấy muốn tố cáo ông tội kỳ thị chủng tộc, tấn công tinh thần bằng lời nói. 

Khách ngoại quốc: Tôi có quyền phản ảnh sự bực mình của tôi đúng không?

Tiếp viên trưởng: Vâng, ông có quyền nhưng ông không có quyền dùng những lời kỳ thị và miệt thị người khác như thế. Tôi nghĩ ông không nên nói gì nữa với người khách Á Châu này cho đến lúc gặp cảnh sát ở phi trường.


Trước khi máy bay đáp người khách ngoại quốc có tranh thủ nói một lời xin lỗi với tôi khi cô tiếp viên trưởng mang chiếc áo vest của tôi mà cô ấy treo trong khoang tủ của hàng khách thương gia đến cho tôi. Tôi đứng lên mang áo khi quay mặt lại thì người khách ngoại quốc nói rằng: "Ê, ông bạn, tôi xin lỗi cậu nhé".

Hai người bạn đồng nghiệp Vietnam đi chung cũng khuyên tôi nên bỏ qua, đừng làm lớn chuyện vì đầu năm đầu tháng. Tôi nghĩ nếu không làm rõ chuyện này tôi sẽ cắn rứt trong lòng và tôi sẽ trở thành loại người thấy chuyện bất bình mà không lên tiếng vì sợ phiền. Tôi sống với thái độ, người yếu cần được bảo vệ và nếu thấy chuyện bất bình và có khả năng thay đổi vấn đề thì hãy hành động, đừng lên tiếng than phiền mà không hành động. Bình thường thì một câu nói xin lỗi cũng đủ rồi, nhưng tôi thừa hiểu những hạng người như tên này sẽ xin lỗi cho qua chuyện nếu không làm rõ chuyện và dạy cho hắn một bài học thì sau này sẽ còn nhiều nạn nhân bị nó ăn hiếp nữa. Tôi đưa ngón tay lên miệng ra dấu với hắn "Đừng nói" 

Khi máy bay đáp, cơ trưởng và tiếp viên trưởng lập tức đứng ngay trước của buồn lái. Phi cơ trưởng bắt tay tôi và chào.

Captain: Hello Mr. Taylor. Xin ông đứng yên ở đây đợi đại diện của hãng United đến.

Đại diện hãng United: Hello Mr. Taylor. Ông ngồi ghế số 1F đúng không? Xin ông đứng cạnh tôi và cho chỉ cho tôi biết mặt người khách đã tấn công ông bằng lời lễ kỳ thị. Cảnh sát đang chờ tất cả chúng ta bên ngoài. 

Khi người khách ngoại quốc vừa rời khỏi máy bay đại diện cửa hãng United đã ngưng bước ông ấy và hỏi ông ấy rằng.
Đại diện United: Xin ông cho biết tên.

Người khách ngoại quốc: Michael 

Đại diện United: Có phải ông ngồi ghế 2F và đã có lời qua tiếng lại với ông Taylor không?

Người khách ngoại quốc: Đúng như thế. 

Đại diện United: Thưa ông Michael, ông Taylor muốn tố cáo ông và cảnh sát đang chờ chúng ta bên ngoài để lập biên bản.

Người khách ngoại quốc: Sác thái biến dạng, mặt đỏ như cái cà chua, tay hắn rung lên và hướng về phía tôi nói. Tôi xin lỗi ông. 

Người bạn gái của Michael tỏ vẻ bực mình và túm lấy cổ áo hắn ta nói:

Bạn gái: Em không muốn anh xin lỗi. Anh có biết hắn nói anh là kẻ kỳ thị chủng tộc hay không? Cái cáo buộc này nặng lắm đó.

Có lẽ cô bạn gái biết luật pháp nên khuyên hắn ta đừng nên nói nhiều coi như mình đã nhận tội. Sau đó cô bạn gái hỏi người đại diện United rằng:

Bạn gái: Ông Taylor có tố cáo tôi không? Nếu không thì tôi đi được phải không? Tôi chuyển tiếp chuyến bay khác. 

Đại diện United: Không, ông Taylor chỉ tố cáo bạn trai cô thôi. Cô có quyền đi.

Sau khi cô bạn gái bỏ đi thì người khách ngoại quốc không còn ngần ngại chuyện sĩ diện nữa, ông ta bắt đầu nói chuyện hạ giọng và rưng rưng nước mắt.

Người khách ngoại quốc: I humbly apology for my action... 

Khi bước ra khỏi jetway, tôi đi trước và người khách ngoại quốc đi sau lưng. Ông ấy gọi tên tôi, ông Taylor.

Người khách ngoại quốc: Một lần nữa tôi thành thật xin lỗi ông, cảm ơn ông đã bỏ qua và không làm lớn chuyện này để tôi kịp chuyển tiếp chuyến bay với bạn gái tôi. Đây là một bài học tôi nhớ đời.

Dung Taylor: Tôi hy vọng rằng giữa hai người đàn ông chúng ta ông sẽ giữ lời hứa của ông trước mặt bao nhiêu người lúc nãy. Nên tôn trọng người khác dù là sắt tộc gì, đây là hợp chủng quốc Hoa Kỳ, lý do chúng ta là một cường quốc cho dù lịch sử của chúng ta trên dưới 200 năm mà thôi là nhờ sự đóng góp của tất cả sắc tộc. Chúc ông một chuyến bay an toàn. 

Khi người khách ngoại quốc đi rồi thì anh cảnh sát gọi tôi đến và hỏi:

Policeman: Anh thật là người Vietnam à?

Dung Taylor: Vâng, mẹ tôi là người Vietnam. 

Policeman: Không ngờ. Tôi cũng là người Vietnam. Tôi rất thích hành động vừa rồi của bạn, tôi hy vọng ông ấy sẽ không tái diễn . Chúc mừng năm mới.

Khi rời khỏi phi trường tôi gọi cho hai người bạn đồng nghiệp (giám đốc tt Thuý Nga) cùng chuyến bay biết rằng tôi đã chấp nhận lời xin lỗi của ông khách ngoại quốc đó và không truy tố ông ấy. Bạn tôi vừa cười và nói: "Thôi, về nhà mau đi để ăn miến gà vợ anh đang nấu chờ anh đó". 

Chúc mừng năm mới mọi người.

T.B. hôm nay nhận được email của hãng United cảm ơn cách giải quyết của mình đã không làm trễ chuyến bay và đồng thời không ảnh hưởng đến sự an toàn của hành khách.

Nhạn Thư - Ảnh: FBNV

14 nhận xét:

  1. Nặc danh11:54 10/2/14

    Thế mới thấy họ cư xử có học khi biết lỗi và xin lỗi. Ăn cơm cà mà cứ nói chuyện thế giới. Ngay cùng 1 chủng tộc mà còn khinh miệt nhau (dân TH, NA..) mà đi chê người khác.

    Trả lờiXóa
  2. Hợp Chủng Quốc Hoa kỳ là nước có nền văn hóa đa sắc tộc, đa văn hóa. Tuy nhiên lẩn sau bức màn đa văn hóa đó vẫn còn tồn tại sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc. Nó công khai hoặc có thể được che dấu một cách tế nhị và kín đáo, mà không ít người dân nhập cư sống tại Mỹ hiểu được nó như thế nào. Nước Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục bằng nhiều cách khác nhau để thu hút người tài từ khắp mọi nơi trên thế giới đến với miền đất hứa này. Bất cứ ai khi đến nước Mỹ vì một lý do nào đó cũng mang hy vọng sẽ tìm thấy ước mơ của mình tuy nhiên không phải ai cũng thấy mặt trái của nước Mỹ

    Trả lờiXóa
  3. Tình trạng kinh tế của cộng đồng người Mỹ gốc Phi, nói chung, đang là một vấn đề gây tranh cãi, khi các con số thống kê tính đến những tàn dư của quá trình kỳ thị trong quá khứ lẫn sự tăng trưởng bền vững trong đại bộ phận dân số Hoa Kỳ, cũng như sự phồn vinh của cộng đồng nếu so sánh với các quốc gia bên ngoài nước Mỹ. Mặc dù nhiều người Mỹ gốc Phi vẫn sống dưới mức nghèo, những chỉ số gần đây cho thấy khoảng cách giàu nghèo đang thu hẹp dần. Ấy vậy mà chúng ta vẫn còn thấy hiện tượng phân biệt chủng tộc ở đất nước vốn được cho là giàu có và văn minh này

    Trả lờiXóa
  4. Lịch sử các dân tộc bản địa ở Mỹ, Canada, và Úc là những sự kiện khác biệt nhau, nhưng lại tiêu biểu cho sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc gắn liền với hệ thống chính sách phát triển bản địa hiện đại. Các sự kiện, các cá tính và khuynh hướng của mỗi quốc gia, mỗi địa phương trong mỗi quốc gia đó đã tạo hình và thể hiện thực chất kinh nghiệm bản địa tại đây. Nước Mỹ vốn được cho là thiên đường vậy mà lại có cách nghĩ quá tệ hại

    Trả lờiXóa
  5. Trong nhiều vùng địa lý người bản địa vẫn là nhóm đa số, nhưng lại bị phụ thuộc, bị tước hết các quyền và bị lôi vào cuộc chiến chống lại các nhóm thực dân đế quốc, trong khi các nhóm đó nhân danh nhà nước, vẫn khước từ việc công nhận chủ quyền chính trị của các dân tộc bản địa, làm nảy sinh các cuộc xung đột vũ trang ở hầu khắc các vùng đất bản địa, tại các nguồn tài nguyên, các di sản văn hoá của họ. Mỹ vẫn còn có lối suy nghĩ cá nhân và bảo thủ, như thế thì làm sao mà xứng đáng có được sự tôn trọng của những nước khác

    Trả lờiXóa
  6. Các dân tộc bản địa là những dân tộc có chủ quyền và như vậy là họ có một mối quan hệ duy nhất với nước Mỹ. Chủ quyền tối cao của Liên bang có thể vẫn tồn tại như một đế quốc liên bang là chính phủ Mỹ; nhưng chủ quyền của các dân tộc bản địa Mỹ và chính quyền liên bang đế quốc này về phương diện công lý lịch sử, tối thiểu cũng cần dựa vào sự bình đẳng liên quan đến các quyền và các trách nhiệm của những người công dân của mỗi dân tộc, và vị thế quốc tế của các dân tộc đó. Chẳng lẽ Mỹ lại không thể nhìn ra được điều đó, hay chăng là Mỹ cố tình giả vờ ngu

    Trả lờiXóa
  7. Hóp làng13:46 10/2/14

    @hô hô ha ha :
    "Mỹ vẫn còn có lối suy nghĩ cá nhân và bảo thủ, như thế thì làm sao mà xứng đáng có được sự tôn trọng của những nước khác"
    - Dũng Taylo là người Mỹ - quốc tịch Mỹ - đó bạn !
    @đêm bóng:
    "Các dân tộc bản địa là những dân tộc có chủ quyền và như vậy là họ có một mối quan hệ duy nhất với nước Mỹ.... "
    - Biết thì thưa thốt ...
    - Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm !

    Trả lờiXóa
  8. Phân biệt chủng tộc là phân biệt đối xử giữa con người với nhau một cách khác biệt thông qua quá trình phân chia xã hội thành các loại hạng, đôi khi không nhất thiết dựa trên các đặc trưng chủng tộc. Các chính sách phân biệt chủng tộc có thể chính thức hoá sự phân biệt chủng tộc, nhưng nó cũng thường được thực hiện mà không được luật pháp hoá. ở Mỹ đâu đó vẫn còn sự kì thị, phân biệt này và có lẽ nó là một điều mà không một quốc gia nào trên thế giới có thể chấp nhận được!

    Trả lờiXóa
  9. chúng ta vẫn biết Mỹ là một nước luôn nêu cao những cái gọi là dân chủ nhân quyền, trong đó thì vấn đề phân biệt đối xử cũng được nhắc tới rất nhiều! trong những năm gần đây, Mỹ đã chú trọng hơn trong việc xử lí vấn nạn phân biệt chủng tộc ở nước mình, tuy nhiên thì cũng chỉ một phần nào vấn đề này được giải quyết và cũng chỉ diễn ra trên một phạm vi tương đối hẹp! điều chứng mình là hàng ngày vẫn có những vụ phân biệt chủng tộc và vẫn thường xuyên có những cuộc biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ! đây có lẽ vẫn là một vấn đề tồn tại và chưa thể có phương hướng giải quyết triệt để ở Mỹ được!

    Trả lờiXóa
  10. Cứ nói rằng Mỹ là đất nước có nhân quyền vào hạng nhất của thế giới, thế nhưng sự thật thì không phải là như vậy, ở Mỹ vẫn có những sự phân biệt chủng tộc, giữa người da đen và người da trắng, giữa người trong cơ quan nhà nước với tù nhân, điển hình là cái vụ ngược đãi tù nhân của Mỹ trong vài năm trước, đây có lẽ là vấn đề mà chúng ta cần phải xem xét lại giữa nhân quyền của nước Mỹ với một số nước khác mà trong đó có Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  11. nạn kỳ thị chủng tộc giữa các dân tộc khác nhau dường như vẫn còn tiếp diễn và âm ỉ trong long đất mĩ..nhưng nổi bật hơn cả vẫn là sự mâu thuẫn và đấu tranh giữa những người da trắng và những người da đen ...đó quả là một thời kỳ đầy bất công trên đất mĩ

    Trả lờiXóa
  12. ngày nay khi thế giới ngày càng văn minh và con người ngày càng tôn trọng các giá trị của nhau thế những ở đâu đó trên thế giới vẫn tồn tại nạn mâu thuẫn và kỳ thị sắc tộc giữa những người da đỏ , da đen và da trắng với nhau..bạo lực vẫn còn...vẫn còn đổ mấu và vẫn còn những nỗi đâu không ai có thể giải tỏa ngay được

    Trả lờiXóa
  13. hành động đó của a Dũng rất đáng hoan nghênh. Chúng ta phải luôn tự hào là người Việt Nam, máu đỏ da vàng, mọi hành động coi thường, phân biệt đều pahir bị trừng phạt.

    Trả lờiXóa
  14. Nhưng tất cả mọi người ai cũng đổ xô hàng năm đứng xếp hàng ở các sứ quán Mỹ , để xin visa nhập cư Mỹ , chứ chả ai làm đề nầy ngược lại để đến xin nhập cư VN cả nhé . Tỉ lệ sơ xót vi phạm nhân quyền ở Mỹ dù từ lớn cho tới nhỏ cũng đều bị phây khui . Còn ở VN thì đều bị che dấu 100 % , và VN không thừa nhận mình vi phạm nhân quyền , thì ở VN có nhân quyền nhất đấy , vì họ cho rằng họ bị vu không mà bạn ...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog