Chia sẻ

Tre Làng

BỔ NHIỆM PHÚT 89

Không ai lại bổ nhiệm hàng loạt ở phút 89

TT - Ông Vũ Phạm Quyết Thắng (nguyên phó tổng Thanh tra Chính phủ - TTCP) nhận xét như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc ông Trần Văn Truyền (nguyên tổng TTCP) bổ nhiệm 60 cán bộ trong vòng sáu tháng trước khi về hưu.

Ông Vũ Phạm Quyết Thắng - Ảnh: Việt Dũng

- “Biết sử dụng nhân tài là tư cách của bậc quân vương”. Trong một lần tranh luận trên mạng với những thanh niên thế hệ 9X, tôi được nghe câu ấy bật ra từ một bạn trẻ người Việt (hiện đang ở TP Portland, Hoa Kỳ) có tâm huyết trước những dư luận xôn xao về việc bổ nhiệm cán bộ chẳng giống ai đang được các cơ quan thông tin đại chúng bàn thảo. Chữ quân vương thời nay hiểu rộng ra hàm ý chỉ có người tài mới sử dụng được người tài. Phải chăng các bạn trẻ đang nhìn vào tư cách của người lãnh đạo qua những quyết định về nhân sự.

* Nghe nói ông từng đóng góp ý kiến với lãnh đạo TTCP nhiệm kỳ này về công tác cán bộ?

- Trong lần thực hiện kiểm điểm theo nghị quyết trung ương 4, với tư cách là ủy viên Ban cán sự Đảng TTCP thời kỳ trước, tôi có đóng góp thẳng thắn bằng văn bản gửi tới TTCP về vấn đề này, chắc cơ quan TTCP còn lưu. Rõ ràng ở ta công tác cán bộ có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng nhân tài. Chừng nào không làm tốt công tác cán bộ, chừng đó sẽ có những sai lầm.

Ai là người sử dụng cán bộ? Đó là những người đứng đầu cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương. Chúng ta hay nói người đứng đầu là tư lệnh lĩnh vực, là thuyền trưởng, nếu chọn thuyền trưởng đủ đức đủ tài thì đến lượt người thuyền trưởng sẽ biết chọn thủy thủ giỏi. Nếu chọn thuyền trưởng sai thì đó có thể không phải là thuyền chiến, không phải là thuyền buôn mà là con thuyền tiêu cực.

Về sự việc mà báo chí nêu, có nhiều ý kiến đủ rõ rồi nên tôi không muốn nói thêm. Rõ ràng là không nên bổ nhiệm cán bộ vào phút 89, thậm chí vào phút 90 khi sắp rời nhiệm sở. Cách làm như vậy không thể nói là trách nhiệm với thế hệ sau. Còn làm vì cái gì thì tự mỗi người trong chúng ta có thể phần nào hiểu được.

* Thời kỳ ông còn công tác ở TTCP đã bao giờ chứng kiến việc bổ nhiệm nhiều cán bộ trong thời gian ngắn như vậy chưa?

- Thời kỳ tôi chưa bao giờ có những chuyện như thế.

* Với đặc thù ngành thanh tra, nhiều ý kiến cho rằng phải chọn được những cán bộ đặt sự liêm chính lên đầu. Ông có đồng tình không?

- Chọn được cán bộ đủ đức đủ tài là yêu cầu không riêng gì với ngành thanh tra. Chúng ta chỉ có thể kiểm chứng được người hiền tài qua thực tiễn, qua sự đánh giá khách quan của xã hội. Cho nên phải có dân chủ thật sự từ cơ sở. Chẳng hạn như trong công tác cán bộ có quy trình lấy phiếu tín nhiệm, nhưng với ông lãnh đạo nào đó thì phiếu tín nhiệm chỉ có ý nghĩa nếu người được lấy phiếu đã “chấm” từ trước, còn nếu không thì phiếu tín nhiệm cũng chỉ là một kênh tham khảo. Nghĩa là tín nhiệm từ cơ sở, từ đơn vị được đặt lên bàn hay vứt vào sọt rác là do ý chí chủ quan của ông lãnh đạo. Cá nhân tôi quan tâm đến cái tâm của người cán bộ, rồi mới đến cái tài. Trước đây, thời anh Tạ Hữu Thanh làm tổng thanh tra, anh thường nói với tôi rằng phải chọn người tử tế. Người tốt chưa đủ, vì người tốt có thể tốt với gia đình, với người thân nhưng chưa chắc tốt cho xã hội. Vấn đề là anh phải tử tế, sống đàng hoàng theo quy định pháp luật, liêm chính và minh bạch. Bản thân tôi cũng nói với đồng chí vụ trưởng Vụ Tổ chức lúc bấy giờ là chúng ta phải chọn người tử tế, nếu không thì về sau sẽ rất mệt mỏi, rất phức tạp.

* Ông quan niệm thế nào về sự giàu - nghèo của người cán bộ?

- Năm 2007, trong chương trình “Người đương thời”, nhà báo hỏi tôi có giàu không? Tôi trả lời thật là rất giàu. Nhưng giới hạn giàu của mình với người khác sẽ khác nhau. Anh chấp nhận như thế nào là giàu? Với người nào chỉ cần có hai bữa cơm ăn no, đủ chất, sáng có ly cà phê, ấm trà, như vậy đã tự thấy đủ. Ngược lại có những tỉ phú biệt thự này, biệt thự kia nhưng họ vẫn cảm thấy chưa đủ. Trong khi rất nhiều người chỉ mong có căn hộ 30m2 để hai vợ chồng và hai đứa con ở là thấy hạnh phúc rồi.

* Ông có nghĩ rằng nên nhân rộng cách thức thi tuyển cán bộ có số dư để hạn chế tiêu cực trong công tác cán bộ?

- Tôi ủng hộ, nhưng thi tuyển suy cho cùng cũng do con người. Vấn đề chính là ai sẽ chấm bài, ai ra đề thi, tư cách của ban giám khảo như thế nào? Cho nên, theo tôi, chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề, trước hết là phải có một “bộ lọc” - mà ở xã hội ta “bộ lọc” đó là cấp nào thì mọi người đều rõ, chính ở đấy sẽ chọn ra được những vị tư lệnh, những thuyền trưởng xứng đáng để chèo lái con tàu đi tới đích.

VÕ VĂN THÀNH thực hiện

Dư thừa lãnh đạo

Theo điều 15 nghị định 178/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ thì số lượng cấp phó của các tổ chức thuộc bộ không quá ba người. Tuy nhiên, sau khi ông Trần Văn Truyền, nguyên tổng TTCP, bổ nhiệm hàng loạt hàm vụ trưởng, vụ phó và tương đương, hầu hết các cục, vụ của TTCP đều có số lượng phó vụ trưởng, phó cục trưởng vượt quá quy định này. Thậm chí ngay cả sau khi thành lập ba vụ mới, có đơn vị vẫn còn đến sáu cấp phó.

Cụ thể, chỉ riêng Văn phòng TTCP có sáu cấp phó, Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (Vụ 1) có năm phó vụ trưởng và một cán bộ hàm phó vụ trưởng, Vụ Thanh tra khối văn hóa xã hội (Vụ 3) có năm phó vụ trưởng, Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ 2) có đến bốn phó vụ trưởng. Ở các cục, con số này còn nhiều hơn, Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và thanh tra khu vực I (Cục I) có bảy phó cục trưởng, Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và thanh tra khu vực II và III (Cục II, III), Cục Chống tham nhũng mỗi cục có đến sáu phó cục trưởng...

Lý giải của vị lãnh đạo làm công tác tổ chức dưới thời ông Trần Văn Truyền cho biết việc bổ nhiệm cán bộ của ông Truyền trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 8-2011 nhằm chuẩn bị lực lượng phục vụ việc thành lập mới ba đơn vị gồm: Vụ Kế hoạch tài chính và tổng hợp, Vụ Giám sát - thẩm định và xử lý sau thanh tra, Vụ Tiếp dân. Thế nhưng ngay cả khi chia tách, thành lập ba vụ mới thì số lượng lãnh đạo các cục, vụ của TTCP vẫn vượt quá quy định của nghị định 178. Điển hình là Vụ 1, Vụ 3 có đến ba vụ trưởng, các cục đều có ít nhất bốn phó cục trưởng, thậm chí Cục III còn có đến sáu phó cục trưởng và một cán bộ hàm cục trưởng.

Theo quy định tại quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo thuộc TTCP do chính ông Trần Văn Truyền ký quyết định ban hành năm 2009, cán bộ công chức được bổ nhiệm phải nằm trong quy hoạch, nhưng trên thực tế có những trường hợp được vận dụng đặc biệt để bổ nhiệm trong giai đoạn sáu tháng trước khi ông Truyền nghỉ hưu. Có một số lãnh đạo bổ nhiệm trong giai đoạn này sau đó bị kỷ luật hoặc bị truy tố trước pháp luật. Điển hình là một phó cục trưởng Cục I có hành vi chống người thi hành công vụ, lái xe hất cảnh sát giao thông lên nắp capô, vị phó cục trưởng này bị cách chức và bị đưa ra truy tố trước pháp luật. Hay trường hợp giám đốc Trung tâm thông tin của TTCP cũng bị điều chuyển về đơn vị khác, đang chờ xem xét kỷ luật về những tiêu cực tại đơn vị mình phụ trách. Có một phó vụ trưởng tại Vụ 3 cũng đang trong giai đoạn chờ xem xét kỷ luật do có vi phạm trong một cuộc thanh tra và tố cáo sai sự thật với một phó vụ trưởng khác.

MINH QUANG
Cần sớm làm rõ

Chiều 4-3, trả lời Tuổi Trẻ về thông tin từ tháng 3-2011 đến tháng 8-2011 người đứng đầu Thanh tra Chính phủ đã bổ nhiệm 60 cán bộ cấp vụ và tương đương, ông Vũ Quốc Hùng (nguyên phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra trung ương) nói:

“Tôi cũng chỉ vừa biết thông tin này qua báo chí. Theo tôi, trong bối cảnh hiện nay, dư luận đang đòi hỏi đánh giá lại chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đảng và Nhà nước cũng đang tiến hành nhiều công việc để đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, vấn đề báo Tuổi Trẻ nêu ra liên quan đến công tác cán bộ ở Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ trước đây cần sớm được làm rõ. Qua đó có câu trả lời rõ ràng trước công luận. Nếu trong quy trình, thủ tục bổ nhiệm có gì không đúng thì xử lý theo quy định pháp luật, còn nếu đúng rồi thì cũng để tránh những dư luận bất lợi đến uy tín của tổ chức và cá nhân có liên quan.

Trước hết, Thanh tra Chính phủ cần xem xét kỹ phản ánh của báo chí, có phát ngôn theo đúng quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Bộ Nội vụ cũng không thể đứng ngoài cuộc sự việc này. Chúng ta đã nói nhiều đến tính công khai, minh bạch là điều không thể thiếu trong đời sống xã hội, cùng với đó là trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý nhà nước. Với tinh thần như vậy, tôi nghĩ rằng các cơ quan Ban Tổ chức trung ương, Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng cần xem xét, có ý kiến về vấn đề này”.

Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Quốc Bảo - phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre - cho biết về nguyên tắc, tất cả đảng viên về hưu, dù là ai cũng thuộc quản lý, giám sát của chi bộ tại địa phương. Gần đây dư luận có đặt vấn đề về khối tài sản của ông Trần Văn Truyền, đồng thời cũng đặt vấn đề về trách nhiệm của chi bộ đối với việc quản lý, giám sát đảng viên, tất nhiên chi bộ có quyền yêu cầu ông Truyền báo cáo nhưng để xác minh nguồn gốc tài sản đó như thế nào thì khả năng của chi bộ là không thể. “Theo tôi biết, đồng chí Truyền có giải trình bằng văn bản cho đơn vị công tác cũ là Thanh tra Chính phủ và Bộ Thông tin - truyền thông” - ông Bảo nói thêm.

Đề cập đến tài sản của ông Truyền tại Bến Tre, ông Bảo nói Đảng bộ địa phương chỉ nắm được tài sản liên quan đến nhà và đất. Cụ thể, ở Bến Tre ông Truyền có hai ngôi nhà. Căn nhà thứ nhất tại phường 1 (TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) ông Truyền mua theo nghị định 61 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc mua bán và kinh doanh nhà ở, trong đó có việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê. Căn thứ hai ở xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre thì phần đất là của con trai ông Truyền mua. Riêng ngôi nhà ở phường 6 gần chùa Bạch Vân ông Truyền trả lại Tỉnh ủy trước khi được mua ngôi nhà ở phường 1. “Có người thích đơn giản, người thì thích cầu kỳ, nhưng đảng viên cất nhà lớn thì dư luận dễ đặt vấn đề” - ông Bảo nhận xét khi có ý kiến cho rằng cơ ngơi của ông Truyền ở xã Sơn Đông quá đồ sộ.

Theo ông Nguyễn Khắc Hải - bí thư Đảng ủy phường 1 (TP Bến Tre), ông Trần Văn Truyền là đảng viên sinh hoạt tại Đảng bộ phường 1 từ tháng 2-2012. Ông Hải thừa nhận gần đây có nhiều dư luận về khối tài sản của ông Truyền nhưng Đảng bộ chỉ nắm được những thông tin qua báo chí phản ánh. Chi bộ chưa có trao đổi, đặt vấn đề để ông Truyền có báo cáo. “Đồng chí Truyền là cán bộ hưu trí do trung ương quản lý nên có bất cứ dư luận hoặc vấn đề gì Đảng bộ phải chờ ý kiến hoặc chỉ đạo từ cấp trên” - ông Hải nói.

V.V.Thành - NGỌC TÀI ghi

77 nhận xét:

  1. dân thường17:13 5/3/14

    Tôi mà là ông Truyền tôi cũng làm thế, tội gì, quyền hành trong tay, bổ nhiệm thì đương nhiên được chạy chọt rất nhiều tiền. Đừng trách quan chức tham nhũng mà hãy trách CÁI GÌ đã cho phép quan chức tham nhũng! CÁI GÌ thì không cần nói ra nhưng ai cũng biết.

    Trả lờiXóa
  2. Dân thường bạn bảo thế là có nghĩa gì bạn, tôi thấy bạn bảo thế là hơi suy nghĩ sai về tư cách của người cán bộ Truyền rồi đấy, bạn thử nghĩ xem, việc ông Truyền trước khi về hưu bổ nhiệm nhiều cán bộ như vậy với mục đích gì cơ chứ, ông Truyền chỉ muốn sử dụng nhân tài vào việc của đất nước vì trong xã hội ta hiện nay còn nhiều nhân tài chưa được sử dụng nên với con mắt nhìn của cán bộ Truyền đã thấy được điều đó

    Trả lờiXóa
  3. Dân thường: bạn nói thế là không đúng rồi, việc ông Vũ Phạm Quyết Thắng bổ nhiệm nhiều cán bộ như thế tôi nghĩ ông ta cũng đã có cách nhìn của ông ta, ông ta đã dựa trên nhân cách của người cán bộ thanh tra, đó là phải có năng lực, phải thực sự liêm khiết, và tôi nghĩ việc bổ nhiệm như thế cũng chẳng có gì là lạ, chúng ta phải tạo tương lai cho lớp trẻ chứ, họ có năng lực hơn lớp người cũ mà

    Trả lờiXóa
  4. Chả lẽ cứ hạ cánh an toàn là làm gì cũng được hay sao? Càng cán bộ cấp cao thì càng phải biết giữ trong sạch, bởi ai có thể kiểm tra họ. Đây là bài học lớn trong công tác xử dụng cán bộ.

    Trả lờiXóa
  5. việc ông Trần Văn Truyền (nguyên tổng TTCP) bổ nhiệm 60 cán bộ trong vòng sáu tháng trước khi về hưu đúng là một sự việc gây bất ngờ với dư luận và cả những lãnh đạo nhà nước ta khi số lượng cán bộ được bổ nhiệm là quá lớn mà chỉ trong thời gian ngắn trước khi ông về hưu, kể cả khi đã biết là sẽ có quyết định thành lập thêm 3 phòng ban mới. Nhưng cũng phải nói rằng được làm lãnh đạo thì chứng tỏ ông cũng được coi trọng bởi tài năng, do đó con mắt nhìn người tài của ông cũng rất tốt nên trước khi về hưu ông muốn những người có tài được bầu vào ban cán sự cơ quan

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh20:38 5/3/14

    Chúng ta đã dùng cán bộ thiết nghĩ cũng phải nên tin cán bộ. Những luồng dư luận phản động đánh vào cán bộ cao cấp của ta đã làm họ sớm từ giã cõi đời như thượng tướng Phạm Quý Ngọ, phó CT UBMTTQ thành phố HCM. Đành rằng họ có tí tì vết nhưng nếu chúng ta cứ có tâm lý bầy đàn thì ai dám ra gánh vác trọng trách làm công bộc của dân?

    Trả lờiXóa
  7. nói như thế là không được đâu bạn dân thường à, vì bất kì đất nước nào cũng không cho phép làm thế, ai cũng nghĩ như bạn thì nạn tham nhũng, lợi dụng chức quyền sẽ hoành hành trong đất nước, thế loạn sẽ ngày càng cao, đất nước sẽ bị phá hủy một cách nhanh chóng, sự phát triển cũng không có bởi cán bộ lãnh đạo, cán bộ trong các ban ngành đất nước toàn vì tiền, không có chút năng lực, trí tuệ nào cả, làm sao có thể lãnh đạo đất nước đi lên một cách bền vững được. Lần sau bạn hãy thận trọng trước khi ăn nói nhé

    Trả lờiXóa
  8. Bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trước khi nghỉ hưu là bất thường. Đáng buồn là điều này xảy ra trong cơ quan thanh tra cao nhất.

    Trả lờiXóa
  9. Có vấn đề bất thường hay không phải đợi kết luận chính xác, Tuy nhiên, có những dấu hiệu để nghi vấn chuyện này có tiêu cực.

    Trả lờiXóa
  10. Ông Truyền phải đối mặt với án kỷ luật như chơi. Gay chứ không phải đùa.

    Trả lờiXóa
  11. Càng ngày chức năng giám sát xã hội của báo chí lại càng hiệu quả hè. Hy vọng nạn tham nhũng, tiêu cực sẽ ngày càng bớt đi.

    Trả lờiXóa
  12. Bổ nhiệm nhiều chưa phải là điều cần quan tâm bằng việc các cán bộ bổ nhiệm chưa bao lâu thì vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật...

    Trả lờiXóa
  13. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, có người tài thì đất nước mới có thể đi theo một con đường đúng hướng, rõ ràng là như vậy bởi lẽ nếu không có những con người vì đất nước, không có năng lực thì đất nước ta sẽ đi xuống, không những vậy, về lâu về dài thì nó sẽ ảnh hưởng tới cả một chế độ, pháp luật nước ta không cho phép những cán bộ làm ảnh hưởng tới đất nước, do vậy chúng ta cần phải có những biện pháp đối với những cán bộ làm sai với nhiệm vụ của mình.

    Trả lờiXóa
  14. đây rõ ràng là những sai phạm rất lớn của những cán bộ cao cấp của nhà nước ta, làm gì có kiểu bổ nhiệm cán bộ bừa bãi đến như vậy, những người không có năng lực cũng như người có năng lực cũng được tình như nhau, như vậy thì còn gì là công bằng xã hội nữa chứ, đã thế khi mà có sự phân vân giữa một bên là năng lực một bên là quen biết thì ta sử dụng cả 2, gây thất thoát lớn cho kinh tế của đất nước, cho ngân sách nhà nước.

    Trả lờiXóa
  15. Chúng ta thấy rằng công tác thanh kiểm tra của chúng ta còn mang tính hình thức nhiều quá. Chúng ta thấy vụ việc ông Trần Văn Truyền có rất nhiều tài sản mà gây ra sự nghi ngờ cho người dân, tuy nhiên, bao lâu như vậy mà bây giờ người ta mới để ý tới tài sản của những cán bộ cấp cao như vậy. Đây là một bài học rất đắt giá cho công tác thanh kiểm tra của Đảng trong hoạt động của Đảng viên, mà nếu có sự việc gì khuất tất ở đây thì chúng ta cần phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  16. Không ngờ ông Trần văn Truyền có những vấn đề bất minh như vậy, nhưng theo dự đoán của nhiều người thì ông Trần văn Truyền này có những sai phạm trong việc bổ nhiệm cán bộ, và chú ý hơn là những cán bộ mà ông bổ nhiệm có nhiều người không có năng lực, không thuộc diện quy hoạch cán bộ.. Thế là sai phạm rồi, vậy câu hỏi đặt ra là số tài sản của ông có sai như những việc mà ông đã làm hay không.

    Trả lờiXóa
  17. Cứ như thế này hỏi sao bọn phản động được có cớ để nói ra nói vào. Con sâu làm rầu nồi canh thế này -_-

    Trả lờiXóa
  18. Những sự bổ nhiệm bất thường này cần được tiến hành điều tra làm rõ một cách nghiêm túc, tại sao trong thanh tra chính phủ lại bổ nhiệm một lúc nhiều người như thế. Nếu có vi phạm thì đề nghị phải xử phạt đối với người đã tiến hành bổ nhiệm, chắc chắn là sẽ có sai phạm rồi, vì không lý gì mà ông ta lại cho bổ nhiệm nhiều như vậy, những 60 người cơ mà. Thanh tra chính phủ mà thế này thì không biết họ thanh tra cái gì, cần phải loại những con người không liêm chính ra khỏi thanh tra chính phủ

    Trả lờiXóa
  19. "ông Trần Văn Truyền (nguyên tổng TTCP) bổ nhiệm 60 cán bộ trong vòng sáu tháng trước khi về hưu." phải chăng đây là một điều bất thường, khi mà ông ta chuẩn bị về hưu thì đang cố gắng kéo nhiều người vào ? thiết nghĩ, đó là một việc làm khó có thể mà chấp nhận được khi mà toàn Đảng, toàn dân đang ra sức nỗ nực để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Nhưng cũng không phải vì thế mà chúng ta có thể quy chụp, đổ lỗi và trách nhiệm cho chính quyền được. ĐÓ là một điều hết sức phi lý.

    Trả lờiXóa
  20. "ông Trần Văn Truyền (nguyên tổng TTCP) bổ nhiệm 60 cán bộ trong vòng sáu tháng trước khi về hưu." phải chăng đây là một điều bất thường, khi mà ông ta chuẩn bị về hưu thì đang cố gắng kéo nhiều người vào ? thiết nghĩ, đó là một việc làm khó có thể mà chấp nhận được khi mà toàn Đảng, toàn dân đang ra sức nỗ nực để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Nhưng cũng không phải vì thế mà chúng ta có thể quy chụp, đổ lỗi và trách nhiệm cho chính quyền được. ĐÓ là một điều hết sức phi lý.

    Trả lờiXóa
  21. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  22. Đồng bào ta trên cả nước lâu nay rất nhức nhối với những căn bệnh cuối nhiệm kì của sếp,...đó là vấn nạn chạy chức,chạy quyền và nhiều quan tham tranh thủ ...hốt hụi chót..Cần phải xử lí triệt để vấn nạn này đó là lòng mong mỏi của cử tri cả nước để lấy lại lòng tin của nhân dân với...cán bộ và nhà nước ta là của dân,vì dân...,nhưng điều quan trọng nhất là phải chọn lựa những ai là người có " bàn tay sạch " và phải xử lí như thế nào,hay chỉ là...rút kinh nghiệm ???

    Trả lờiXóa
  23. Bài viết của tác giả đã nói trúng những tâm tư, nguyện vọng và nỗi bức xúc bây lâu nay của dư luận và công chúng. Cá nhân tôi thấy việc tham nhũng trong công việc tuyển dụng LĐ,tuyển sinh và TCCB hiện nay rất cao kéo theo nhiều nguy cơ hệ lụy! Đề nghị công việc chống tham nhũng nên làm và chống tham nhũng ngay từ cơ quan phòng chống tham nhũng. Lâu nay ta làm từ dưới lên hiệu quả không như mong muốn. Xin cám ơn.

    Trả lờiXóa
  24. Theo tôi, nhà nước nên đổi mới mạnh mẽ khâu tổ chức đầu vào cán bộ đó là thi tuyển. Mỗi một chức danh nhất thiết phải lập một hội đồng giám khảo, ở mỗi chức danh phải có ít nhất 2 ứng cử viên (được phép tự ứng cử)tất nhiên các ứng viên này phải thỏa mãn các tiêu chí cơ bản do hội đồng đề ra như trình độ, chuyên môn, tuổi đời, kinh nghiệm...mỗi ứng viên sẽ có một bài thuyết trình về đề án của mình, sau đó các thành viên giám khảo lần lượt đặt câu hỏi phản biện. Tất cả đều phải được diễn ra công khai, minh bạch, phải có sự giám sát chặt chẽ của báo chí-công luận. Với chức danh chủ chốt quan trọng cần thiết được truyền hình trực tiếp trên báo chí, phát thanh, truyền hình...Các phóng viên được phép tham gia đặt câu hỏi, thậm chí người dân cũng được phép, tất nhiên các câu hỏi này phải được ban thư ký tổng hợp biên tập. Ban giám khảo phải chấm điểm độc lập, kết quả phải được công khai tại chỗ. Có như thế mới giảm bớt được trình trạng tù mù như hiện nay.

    Trả lờiXóa
  25. Nặc danh08:30 10/3/14

    Không riêng gì bổ nhiệm mà phút 89 này còn được rất nhiều quan chức sử dụng cho tuyển dụng nửa chứ. Hàng chục thậm chí hàng trăm hồ sơ xin việc được thông qua vào thời điểm giám đốc chuẩn bị nghỉ hưu bất kể ứng viên có đủ tiêu chuẩn về chuyên môn hay không. Bác Tám khơi ra để mọi người bình luận cho vui chứ theo tôi với cơ chế hiện nay chúng ta chẳng làm được gì. Người ta đang thí điểm Giám đốc, Chủ tịch kiêm luôn Bí thư lúc đó các vị ấy tha hồ hành động mà không còn sợ có người giám sát.

    Trả lờiXóa
  26. Nói tới nhỉ HƯU là nói tới sự nhức nhối ,bất cập ,không minh bạch ,không công bằng ,mờ ám ...của nghành bảo hiểm ,có không it người khai man tuổi ,năm cóa sự công tác nghành bảo hiểm để đủ tiêu chuẩn nghỉ hưu , trong khi ấy đa số các quân nhân người đã có công với cách mạng ,đã từng cầm súng trực tiếp chiến đấu ít nhất cũng được 5 năm sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyển nghành tiếp tục công hiến sức mình cho công cuộc xây dựng nước nhà giàu mạnh ,o suy thoái kinh tế ,không có việc làm buộc họ phải về chế độ một lần mặc dù đã cống hiến và đóng góp cho tổ quốc trên 20 năm ,quá thiệt thòi ,trong khi ấy có nhiều người chỉ nạp bảo hiểm 15 năm ,tuổi đời chỉ có 50 tuổi nhưng vẫn chạy chọt về hưu ,gọi là hưu non,xã hội quá là bất công ,đề nghị chính phủ xem xét tổng thể để có phương án điều chỉnh và xem lại cơ chế của nghành bảo hiểm không nên để dân quá bức xuac .

    Trả lờiXóa
  27. Thể nào ông Trần Văn Truyền nói bạn bè và họ hàng góp tiền cho ông ấy xây mấy cái siêu biệt thự kể cũng đúng, kể cả dân trăm họ cũng phải góp tiền cho ông này xây siêu biệt thự nữa mới phải. Trong khi 50% dân ta còn ở diện đói nghèo thì siêu biệt thự của ông này toàn 15,16ha 1 chiếc không à, thật tài tình quá... Nghĩ mà buồn thôi!!!

    Trả lờiXóa
  28. Phút 89?!!!chuyện thường ngay của công chức nhà nước ấy mà.Ở tỉnh tôi 1 ông GĐ ngân hàng nông nghiệp tỉnh sắp sửa về hưu cũng kịp để lai tầm 450 nhân viên LĐ hợp đồng.Và đến phút 89,5 cũng kịp cho thi vào biên chế gần 10 LĐ làm cho số còn lai mãi hát bài "ước gì".Vậy đó bạn cứ lấy con số đó nhân với 1 suất là biết liền hà.(HĐ :300triệu,còn biên chế thì theo thi trường...)nên ông thanh tra nầy 60 suất cuối chỉ là cú đúp mà thôi.sao dân chúng tôi biêt mà các quan không biết nhỉ?

    Trả lờiXóa
  29. Chỗ tôi đang làm cũng vậy giám đốc cũ trước khi về hưu 2 tháng còn đề bạt được kế toán trưởng lên chức phó giám đốc, ngay sau đó em rể của kế toán trưởng và cháu giám đốc cũ cũng được chuyển lên vị trí cao hơn và rồi cũng không có việc gì làm để sáng cắp ô đi tối lại cắp ô về.

    Trả lờiXóa
  30. Chẳng có sai đâu, trước khi bổ nhiệm cũng đã có lấy tín nhiệm, có đề nghị từ cấp dưới hết đấy, chuyện đó khó gì? Nhưng chất lượng thực của người được bổ nhiệm? "Money- money, money"!

    Trả lờiXóa
  31. Các bác phó thường dân thương hay thắc mắc: Ông truyền nguyên là TTTCP, bổ nhiệm có 60 cán bộ tuy có không bình thường, nhưng mà là bây giờ soi vào đúng quy trình, nhà tuy có to hơn mức bình thường nhưng mà anh em họ làm cho, đất có hơi rộng một chút nhưng mà của con trai...nói túm lại là mọi việc có hơn mức bình thường nhưng tôi nghỉ hưu rồi. Các bác phó thường dân cho phép tôi hưởng thụ tuổi già tý.

    Trả lờiXóa
  32. chả có gì lạ, tại VN cơ quan nào chả vậy. Vì thế mới có 30% công chức không hoàn thànnh nhiệm vụ. Họ lách luật cả thôi; nhà nước biết thừa nhưng chưa có biện pháp? hay không... còn nhiều lý do mà dân ta biết hết, cứ hỏi các quán vỉa hè trên toàn quốc mà xem./

    Trả lờiXóa
  33. Chẳng có gì khó để xác định ông Truyền có tham nhũng hay không: 1. Hàng năm tất cả nhũng người làm ở cơ quan Nhà nước và Đảng viên đều tự kê biên tài sản và thu nhập của từng cá nhân, bây giờ lấy kê biên của ông truyền ra so sánh xem tài sản lớn như vậy kê biên năm nào. Nếu đã kê biên thì tài sản của ông là chính đáng. 2. Những người mà giúp đỡ ông Truyền để ông có tiền như vậy là ai, họ làm gì ở đâu, nếu là doanh nghiệp làm ăn lỗ lãi ra sao. Em nuôi của ông Truyền là ai, tài sản lớn như vậy có ở đâu.... 3. Về bổ nhiệm cán bộ thì càng nghi vấn vì không có cơ quan nào một năm luân chuyển cán bộ và bổ nhiệm trong 6 tháng nhiều như vậy. Vụ này cứ giao cho ban nội chính TW điều tra là ra ngay, Đảng và Nhà nước ta cần đánh mạnh tay tệ tham nhũng như Trung Quốc họ đang làm thì dân mới tin.

    Trả lờiXóa
  34. Trước khi lãnh đạo các cơ quan công quyền, doanh nghiệp vốn NN về hưu họ đã chuẩn bị cơ cấu hậu duệ và vây cánh, ký quyết định cho con cháu vào ghế đã dọn sẵn, có đứa mới ra trường, bằng từ xa vào lãnh đạo các chú các anh nhiều năm công tác chỉ vì không luồn cúi. Cờ bạc lúc gà gáy, quan chức lúc lúc về hưu mà?

    Trả lờiXóa
  35. Có 6 tháng trời mà ông Truyền bổ nhiệm tới 60 cán bộ như vậy thì làm sao anh e người ta không "giúp đỡ" vượt qua khó khăn để xây căn biệt thự cỡ đó, tôi nghĩ đến 5 săn như vậy anh em vẫn xung phong giúp vì khi về hưu ông giúp anh em có chức có quyền tới 60 cơ mà. Còn việc bổ nhiệm như ông Cuơng trả lời là không chuẩn vì khi Đảng chỉ lựa chọn những đồng chí có đủ tiêu chuân về bằng cấp, năng lực công tác tốt, đạo đức tốt, có uy tín cao trong cơ quan và đã trải qua lần lượt các cương vị công tác đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như vậy nếu đối chiếu với thời gian của quyết định bổ nhiệm mà các loại bằng cấp có sau tháng 8.2011 thì đều là sai phạm, sai phạm về nguyên tắc bổ nhiệm, điều động cán bộ. Nếu cán bộ nào như vậy là vi phạm phải bãi miễn và xử lý vị ra quyết định kể cả đã nghỉ hưu chứ làm gì mà khó, làm gì có chuyện nợ bằng cấp, trả nhẽ không còn ai đủ tiêu chuân mà lại bổ nhiệm anh thiếu tiêu chuẩn xong cho nợ tiêu chuẩn, thật nực cười. Tôi cũng đang công tác trong cơ quan Nhà nước nên tôi hiểu rất rõ việc bổ nhiệm, con cháu không làm được việc thì ông anh ở trên bảo thôi các chú giúp nó lên lãnh đạo rồi nó sẽ học dần, sẽ phấn đấu, nếu bác nào tiếp nhận mà có ý kiến không được thì ông anh lại trả lời là thế các chứ không giúp người ta thì đến lượt các chú ai giúp... thôi thì đành suy nghĩ lại và cứ như vậy trong bộ máy công quyền của chúng ta ngày càng tồn tạimột bộ phận công chức (SÁNG CẮP Ô ĐI ,TỐI MANG Ô VỀ ) SỐNG CHẾT MẶC BAY,LƯƠNG KHỦNG THÀY CỨ LĨNH. Thôi tôi nói đến đây thôi, chào mọi người

    Trả lờiXóa
  36. Nghỉ hưu mà tham ô trước đó cũng đều phải vào tù hết, "học hỏi Trung Quốc đi", chứ làm gì ra tiền mà lắm biệt thự Khủng thế. Thế này cứ bảo sao người tài bằng cấp giỏi ko có chỗ đứng, vì chạy tiền nhiều quá mất rồi. Liệu tôi còn tin vào đâu nữa? Ngày trước để tuyển 1 quan chức, nhà Vua đã phải mất 5 năm mới thi tuyển được 1 đến 2 người. Vậy mà giờ nhà nước cho tuyển kiểu này sao? Tuyển 60 người 1 lúc mà không có sai phạm thì tôi xin... không làm người nữa!!!

    Trả lờiXóa
  37. Theo tôi để thanh tra việc bổ nhiệm 60 vị vào phút 89 của ông Truyền thì không nên giao cho thanh tra Bộ Nội vụ mà nên để cho Ban kiểm tra TƯ làm thì mới đáng tin cậy. Trò này "xưa" như trái đất rồi có điều người biết chuyện thì không "dám" lên tiếng vậy thôi.

    Trả lờiXóa
  38. Tai tiếng quá. Không thể để vụ này chìm xuồng được. Có điều giờ đây đầu tiên phải kiểm tra cơ quan , cấp nào đã chấp nhận việc bổ nhiệm ? Đã đúng luật chưa ?...Nếu không đúng thủ tục và cán bộ không đạt yêu cầu thì phải loại bỏ luôn và kỷ luật người đồng ý duyệt tiếp nhận. Tôi tin vụ bầu Kiên, Dương Chí Dũng...ta còn xử lý được thì vụ này cũng không khó đâu. Miễn ai đó phải là người có trách nhiệm và quyết tâm làm.

    Trả lờiXóa
  39. Có kiểm tra, thanh tra thì cũng chỉ là cho có làm thôi, chẳng có ai sai cả đau. không tin mọi người cứ chờ xem? Đến việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng trước đây như vậy mà vẫn được kết luận là đúng quy trình thì vụ này có khi còn phải tặng huy chương cho bác Truyền và cấp trên của ông ấy "tuyệt vời đúng quy trình" nữa cơ!

    Trả lờiXóa
  40. Nhìn biệt thự của ổng mà khát khao. Đúng: Cán bộ là đày tớ của dân. Cán bộ ở biệt thự "khủng " đầy đủ tiện nghi....Còn dân ta: Ôi còn khổ lắm. Nhà tranh vách đất còn la liệt, xóa miết vẫn không hết kìa. Xin các vị làm gì thì làm, ăn ở như thế nào đó để khi về hưu còn có người chào, người thương nhớ.......Làm từ thiện bớt đi. Đề nghị Bộ Nội vụ vào cuộc là rõ.

    Trả lờiXóa
  41. Bác này nói như thế đâu có được? Tất cả các văn bản, văn bằng đều có ngày tháng ghi phía dưới hay trong nôi dung chứ. Nếu ngày đó cấp văn bằng chứng chỉ mà sau ngày kí quyết định của ông này bà nọ thì sẽ rõ chứ. Nghe trả lời mà tôi không hiểu có từng đọc các văn bằng mình được cấp không nữa?

    Trả lờiXóa
  42. ông nguyễn sỹ cương trả lời chưa chuẩn. ".....Tuy nhiên, cũng có cái khó ở đây nếu như thời điểm người được bổ nhiệm thiếu bằng này, cấp kia (nợ tiêu chuẩn) nhưng qua thời gian người ta đã kịp bổ sung đầy đủ rồi thì sao........" trong quy định bổ nhiệm có cho nợ bằng cấp không, hay làm như thế chẳng khác gì kéo bè kéo cánh "xí chỗ" cho nhau

    Trả lờiXóa
  43. Theo tôi kể cả bây giờ soi các trường hợp bổ nhiệm mà hồ sơ, bằng cấp đầy đủ rồi do họ bổ sung sau thì vẫn bị xử lý bởi thời điểm bổ nhiệm chưa đủ tiêu chuẩn. Cần làm rõ những người này vì sao lại đươc bổ nhiệm vội vàng như vậy, có tiêu cực hay không? Việc đề bạt cán bộ cấp Vụ phải thông qua Ban cán sự Đảng. Chẳng nhẽ cả một Ban cán sự Đảng đều không biết các cán bộ đó chưa đủ tiêu chuẩn??? Cần truy cứ trách nhiệm liên đới của những người liên quan.

    Trả lờiXóa
  44. Tôi nghĩ vụ này nếu có thật thì cũng chìm xuống, vì đây là một cán bộ cấp cao,vả lại ông này đang là bí thư tỉnh ủy được đưa thẳng ra trung ương ắt hẳn có người đỡ, nên không động vào được Theo tôi thì thanh tra cũng không có kết quả , các hồ sơ đã hợp lệ cả rồi ,và nói gì thì người dân cũng khó tin,...về nguyên tắc cấp phó là người giúp việc cho trưởng ,nhưng chúng ta đang có dàn cấp phó...khủng, ở mọi cấp,mọi ngành,ở các địa phương...Đây là thành quả làm...đúng quy trình ,nhưng chỉ vì con người chứ không phải ...vì công việc .

    Trả lờiXóa
  45. Tôi đồng ý với trả lời phỏng vấn của ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội. Phải truy tận gốc rễ từng tài sản của Trần Văn truyền (dù đã về hưu). Ai cho? ai tặng? ai biếu? tại sao cho? tại sao tặng? tại sao biếu? quan hệ thế nào? nhân cách của những người cho, tặng, biếu... làm thế nào mà những người cho, tặng, biếu lại có tài sản lớn như thế để cho, tặng, biếu. "Cô em kết nghĩa" là ai? Ai công nhận là kết nghĩa? kết nghĩa từ bao giờ? ... KHông thể để tham nhũng xẩy ra ngay tại cơ quan chống tham nhũng, như vậy sẽ nguy đến chế độ. Tôi không muốn gọi tham nhũng là "giặc" nội xâm, mà tham nhũng chính là bệnh ung thư đang di căn, cần phải xạ trị rồi chặt đi để cứu mạng.

    Trả lờiXóa
  46. Con cái quan chức thành đạt, giỏi giang cũng là điều dễ hiểu vì họ có điều kiện tốt hơn những người bình thường (học hành, quan hệ xh...)... Nay có điều kiện báo hiếu cũng đáng khen ngợi... Vấn đề là họ kiếm hàng tỷ đồng như vậy thì họ đã nộp bao nhiêu tiền thuế theo quy định. Có lẽ cơ quan thuế có thể giúp chúng ta có câu trả lời.

    Trả lờiXóa
  47. Không riêng ông Truyền còn nhiều ông nữa, nhà nước có làm hay không mà thôi! cá nhân tôi thấy thế này ví dụ nhà nước quy định xe ô tô cho cán bộ theo cấp huyện đi xe bao nhiêu tiền, lãnh đạo cấp tỉnh đi xe bao nhiêu tiền. Đầy ông cán bộ cấp tỉnh đi xe CAMRY thấy có sao đâu! có ai hỏi thì ông ấy trả lời là hàng xóm nó tặng ý mà,

    Trả lờiXóa
  48. Một Đất Nước giàu đẹp cũng giống như một cây rừng xanh tươi, những kẻ quan tham như những con sâu đục thân,sâu cuốn lá luôn không ngừng hút lấy nhựa sống. Muốn giữ được cây xanh tốt thì trước hết phải loại bỏ được tận gốc những loài sâu gây hại ấy.

    Trả lờiXóa
  49. Không riêng ông Truyền còn nhiều ông nữa, nhà nước có làm hay không mà thôi! cá nhân tôi thấy thế này ví dụ nhà nước quy định xe ô tô cho cán bộ theo cấp huyện đi xe bao nhiêu tiền, lãnh đạo cấp tỉnh đi xe bao nhiêu tiền. Đầy ông cán bộ cấp tỉnh đi xe CAMRY thấy có sao đâu! có ai hỏi thì ông ấy trả lời là hàng xóm nó tặng ý mà,

    Trả lờiXóa
  50. Việc truy nguồn gôc tài sản đối với ông Truyền là việc không khó, vấn đề là ai làm, và khi làm rõ vân đề thì ai xử lý. Nạn tham nhũng của quan chức Nhà nước hiện nay ai cũng biết nhưng ai làm, đến như Tổng thanh tra chính phủ trong vòng 6 tháng trước khi nghỉ hưu đã ký quyết định bổ nhiệm đến 60 người thì có khách quan ko? liệu có sự mua quan, bán chức hay ko?

    Trả lờiXóa
  51. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  52. Tại sao Đảng không ban hành hay bổ xung luật kiểm kê tài sản của những cán bộ có chức có quyền khi dân và báo chí phản ánh có sai phạm (nhận hối lộ) bằng nhiều hình thức để có biện pháp xử lý, tịch thu tài sản do tham ô mà có! Liệu có phải các vị biết mà không làm, sợ sau này về hưu sẽ có những người lôi mình ra ánh sáng hay sao...

    Trả lờiXóa
  53. Tại sao Đảng không ban hành hay bổ xung luật kiểm kê tài sản của những cán bộ có chức có quyền khi dân và báo chí phản ánh có sai phạm (nhận hối lộ) bằng nhiều hình thức để có biện pháp xử lý, tịch thu tài sản do tham ô mà có! Liệu có phải các vị biết mà không làm, sợ sau này về hưu sẽ có những người lôi mình ra ánh sáng hay sao...

    Trả lờiXóa
  54. Đúng như vậy nhưng ông Thanh tra lại bảo đấy không phải trách nhiệm của thanh tra Người của ông mà nói vậy thì hỏi giữa trời à Thôi hòa cả làng đi cho yên ổn Để cho họ lấy được nếu bới ra thì liên quan nhiều không làm được đâu

    Trả lờiXóa
  55. Chỉ có đương chức đương quyền thì mới tham nhũng được, chứ về hưu thì sức xuống, chí mòn, chỉ lo giữ của cũng mệt. Sức đâu mà làm ra tiền tỷ nữa, có làm thì tôi nghĩ có lẽ cũng chỉ là ..."rửa tiền" cho hợp pháp. Nghe bàn luận của mấy ông mà dân cứ ... oải hết cả người!

    Trả lờiXóa
  56. Những quy định như thế này cũng chỉ là ...quy định ,và công chức ta đang bị nhiều "vòng kim cô " ràng buộc,song hầu như không có hiệu quả ,Ai là người chịu trách nhiệm "xử lí " và " xử lí ai "thì còn...hãy đợi đấy.Vì những công chức uống rượu ,la cà thì chẳng lẽ người dân ra bắt về...đuổi việc họ sao ?...Vừa qua tôi có đi một huyện miền tây Nam bộ có công việc ,đến cổng uỷ ban huyện là đã thấy biển "khu vực cấm , vào bên trong thì lại thấy biển " địa điểm cấm " và phía dưới là 2 hàng chữ tây không hiểu nói gì ,vào trong các phòng thì không có ai đeo biển tên và nhiều người đang ngồi chơi máy tính, và họ bảo tôi ,chú ra cho các cháu làm việc còn việc của chú đang nghiên cứu xem xét và phải chờ...Tôi có về chưa kịp nói ra thì em vợ tôi nó đã bảo, đố ai làm được gì họ đấy,anh biết họ là ai không,con ông nọ ,cháu ông kia ..

    Trả lờiXóa
  57. Người dân thì làm quần quật mới có đủ tiền để đóng góp. Chính vì vậy nên có những biện pháp kỷ luật thật nghiêm với nhưng công chức như vây. Không nên đưa phần trăm vào,mà cứ ai có những hành vi đó thì đều phải trị nghiêm.Có như vậy đất nước ta mới phát triển được, người dân mới đỡ khổ.

    Trả lờiXóa
  58. Theo tôi thấy, COCC Họ xin việc vào rất dễ và thường có chức vụ trong cơ quan nên thông thường thái độ làm việc của họ rất vô tư (có thể nói là hống hách), cuối năm bình xét bao giờ cũng từ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho tới các danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp Bộ... Trong khi đó, có một số cá nhân được nhận vào làm với những kiến thức và trình độ đã được đào tạo thực sự,có thể nói là họ rất may mắn khi xin được vào một cơ quan đó với một vị trí thấp nhất. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường đó thì họ sẽ phải cố gắng thật nhiều, làm việc hết sức mình bởi vì họ sợ mất việc để có được những thành tích và cũng tìm cơ hội phát triển hơn. Và đây là những người làm được việc nhất cho cơ quan. Nhưng thông thường họ là những người thấp cổ bé họng nên những thành tích hay đóng góp của họ ít được công nhận và chỉ đạt thành tích hoàn thành nhiệm vụ khi bình xét cuối năm thôi. Do đó, nếu muốn có được đội ngũ công chức, viên chức làm được việc và có hiệu quả thì phương án tốt nhất là thi tuyển đầu vào. Những người có trình độ thực sự và không phải con ông cháu cha có cơ hội làm việc và cống hiến tốt hơn cho xã hội. Theo quan điểm thi tuyển của Bộ trưởng Đinh La Thăng, tôi nghĩ tất cả mọi người đều ủng hộ.

    Trả lờiXóa
  59. Cử tri đề ra săc lệnh NGHIÊM CẤM CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC UỐNG RƯỢI BIA ,NGỒI QUÁN XÁ TRONG GIỜ HÀNH CHÍNH nếu bat được hay bị ghi hình thì đuổi việc không khoan nhượng ,để lập lại kỹ cương.

    Trả lờiXóa
  60. cái gì cũng đưa ra bàn luận được, nhưng mình thấy báo chí phản ảnh thì cứ phản ánh, nói thì có nói, cũng như câu bình trong bài báo " ai kiểm soát hành động của công chức", mình ko thích công chức nhà nước, đi làm thủ tục hành chính thì luôn cãi nhau với cán bộ hành chính vì thái độ thờ ơ, dửng dưng và hạch sách. mình chọ làm viẹc ở môi trường cty nước ngoài từ khi đi làm, bởi tâm lý luôn phải cố gắng và ko ỷ lại. nếu ko tốt bạn ập tức bị sa thải ngay, áp dụng cái này với công chức nhà nước đi, hiệu quả hành chính sẽ dc cải thiện

    Trả lờiXóa
  61. Theo tôi đuổi 30% công chức hay hơn nữa bằng việc quản lý công chức và giao việc và đánh giá hiệu quả công việc mà họ hoàn thành đến đâu? Làm ở doanh nghiệp tư nhân hay nước ngoài, giao việc, đánh giá hiệu quả làm việc tương xứng với mức lương mà mình nhận, thậm chí làm việc quần quật, công việc phức tạp mà lương còn thấp rồi lơ mơ là bị đuổi việc mà xin nghỉ việc riêng là cực khó. Nhưng nhà nước thì ngược lại, sao nhà nước cũng áp dụng như thế đi xem thế nào? Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp nước ngoài có một e đang làm thì tỉnh tổ chức thi viên chức, e ấy thi đỗ vào viên chức bệnh viện, làm phòng tổng hợp hành chính. Sau một thời gian làm e ấy nói với chúng tôi rằng: Vào làm ở đấy sướng lắm, giờ mới biết người nhà nước sướng thế nào???

    Trả lờiXóa
  62. Tôi đọc một bài viết cũ nhưng không nhớ. Nhưng ý kiến rất hay, áp dụng sẽ rất hiệu quả. Đó là: chỉ ký hợp đồng có thời hạn với công chức, vì suy nghĩ của nhiều người là vào được công chức sẽ ổn định, công việc nhàn hạ, nhiều thời gian cho gia đình, không bị áp lực mất việc. Loại bỏ được tư tưởng này thì chỉ cần áp dụng có thời hạn.

    Trả lờiXóa
  63. tôi làm trong doanh nghiệp tư nhân,tôi thấy 1 điều rất bất thường nhưng trở thành 1 quy luật: công chức đi kiểm tra doanh nghiệp điều báo trước:kiểm tra vệ sinh nhà xưởng,kiểm tra PCCC,kiểm tra ISO,kiểm tra an toàn lao động......Đã là kiểm tra mà báo trước hôm nay tôi sẻ kiểm tra cái gì thì ôi chao...để kiếm tra cái gì.Hay là để kiểm phong bì dày hơn.

    Trả lờiXóa
  64. Thật đáng buồn va xấu hổ cho xã hội, phải xử lý ngay những kẻ ăn bám mồ hôi công sức của nhân dân. Kiểm tra năng lực quản lý của các thủ trưởng lãnh đạo, lãnh đạo mà không biết bộ phận mình quản lý cần bao nhiêu người cho khối lượng cv của bộ phận mình thì tốt nhất cũng nên đi về.

    Trả lờiXóa
  65. Làm gì cung thế thôi, đều phải có chế tài, có thi đua thì mới yêu nước. Riêng việc này theo cá nhân tôi thì các cơ quan hàng năm đều đưa vào nôi quy quy chế của đơn vị mình, bình xét thi đua hàng năm. Vấn đề ở đây là chỉ tiêu biên chế, công tác tuyển dụng, sử dụng lao động đã phù hợp chưa. Với đặc thù công việc của từng đơn vị có cần đến số lượng người nhiều như thế không? tinh giảm biên chế là vấn đề cần xem xét..

    Trả lờiXóa
  66. Còn một tình trạng là cấp phó đang thừa quá nhiều trong các cơ quan nhà nước. Có 2 lý do: 1 là con ông cháu cha quá nhiều nên phải bổ nhiệm thêm nhiều cấp phó để ngồi chơi và hưởng lương,bổng lộc. Những thành phần này đa số không làm được việc của một nhân viên vì năng lực của họ rất kém. 2 là vì ít việc nên cấp trưởng ôm hết việc của cấp phó để hưởng bổng lộc. Tôi đã từng làm việc với cấp sở ở một tỉnh miền tây Nam bộ. ở đó phó sở chỉ biết ngồi chơi mở máy vi tính để đó. Nên có một cấp phó khi ngồi nhậu với chúng tôi thường nói câu: Cấp phó là cấp ngồi chơi chờ cho cấp trưởng đi rồi để lên. Mong rằng Bộ nội vụ hãy cách để giảm biên chế có hiệu quả. hãy ra đề thi cho các chức danh và tổ chức thi nghiêm túc như thi đại học may ra loại được số công chức chỉ biết ăn chơi không biết làm này.

    Trả lờiXóa
  67. Đúng! cần đuổi gấp hơn 30% CBCC không làm được việc, thậm chí còn làm chậm đi bộ máy hoạt động,hãy làm gấp, đùng ban hành quá nhiều văn bản ,hãy hành động gấp đối với những người sắn sàng làm việc không tốt đang ngồi . Lộ trình! nghe có vẻ xa xôi và thiếu thực tế, dân muốn "trảm" ngay, muốn nhìn thấy đồng tiền thuế của mình được sử dụng hiệu quả,trả đúng người, đúng địa chỉ.

    Trả lờiXóa
  68. Tôi thấy công văn ,văn bản ,thông tư ra nhiều tốn kém bao nhiều tiền của nhân dân ít ai đo đếm được ,nhưng trên ra 10 dưới chỉ thực hiện 5 thôi ,khi có ai tố cáo thì mới thòi nhiều sai phạm ,do vậy ra văn bản ,nhưng khâu kiểm tra yếu ,hay vì lợi ích nhóm bao che thì cũng bằng thừa ,nếu kiểm toán ,kiểm tra liêm khiết ,thường xuyên thì tại sao tòa án lại phải xử nhiều vụ bê bối động trời như vậy,còn công chức la cà ,hay cắp ô tìm ra chẳng có gì là khó ,khó ở chỗ ai đứng ra làm và có làm thực chất như nói không là câu chuyện nên bàn .

    Trả lờiXóa
  69. lãnh đạo quyết liệt,có kế hoạch và phân công hợp lý đầu việc là ra hết. Tuy nhiên hậu quả của vấn đề là do chính sách tuyển dụng, đề bạt vị trí do vậy chưa thực sự có được đội ngũ làm việc, quyết việc đúng nghĩa xứng tầm với thời đại. Một địa phương kinh tế yếu kém cần những người có năng lực thực sự chú trọng tuyển người, tuyển vị trí ưu tiên theo thứ tự nguời dân tộc địa phương và cuối cùng mới là năng lực học vấn thì bảo sao không chây bì...

    Trả lờiXóa
  70. Liệu có cấm được cán bộ công chức viên chức uống rượu hay chơi game không? Xin thưa chắc luôn là không. Người ta có đủ lý do để giải thích cho hành vi của họ và cũng chẳng ai đủ sức để kiểm soát hết hành vi của nhiều người trong một công sở. Ví dụ, một người ngồi trước máy vi tính, ai biết được họ đang làm gì. Nếu họ không chơi game thì họ có thể đọc báo, xem phim, lên face, chat với bạn bè. Tất cả đều là ăn cắp giờ công, không khác gì nhau.

    Trả lờiXóa
  71. Phút 89?!!!chuyện thường ngay của công chức nhà nước ấy mà.Ở tỉnh tôi 1 ông GĐ ngân hàng nông nghiệp tỉnh sắp sửa về hưu cũng kịp để lai tầm 450 nhân viên LĐ hợp đồng.Và đến phút 89,5 cũng kịp cho thi vào biên chế gần 10 LĐ làm cho số còn lai mãi hát bài "ước gì".Vậy đó bạn cứ lấy con số đó nhân với 1 suất là biết liền hà.(HĐ :300triệu,còn biên chế thì theo thi trường...)nên ông thanh tra nầy 60 suất cuối chỉ là cú đúp mà thôi.sao dân chúng tôi biêt mà các quan không biết nhỉ???

    Trả lờiXóa
  72. Bản thân tôi cũng từng là cán bộ nhỏ,còn bố vợ tôi là thủ trưởng của tôi đã nghỉ hưu trí,khi rãnh rỗi hay lâu ngày gặp nhau cha con nói chuyện đời,chuyện xã hội thì bị em vợ tôi lên lớp liền " chỉ những người đã về hưu và những kẻ thất sủng " là hay moi móc chuyện xã hội, xã hội ngày nay nó thế thì phải thế,ai không chấp nhận quy luật ,cuộc chơi thì bị "văng" mà đã văng thì đừng có mà kêu ca nữa,ai tin,ai nghe...im đi mà sống có tốt hơn không... nó nói như thế là "đúng quy luật" bởi vì nó đang đương chức và là quan tham nhỏ ,và cũng đang dựa vào hơi bố vợ nó ,chú vợ nó là "đại quan tham "nên nó mới có nhiều đất ,nhiều tiền và dễ lên chức...tôi và bố vợ tôi chỉ nhìn nhau ,cảm thông cho nhau...mà buồn lắm...Thất vọng

    Trả lờiXóa
  73. Đó là bức xúc của Nhân Dân. Những Quan chức có nhà to, tài sản kêch xù tất nhiên là đảng viên, đa số lại là những người giữ vị trí lãnh đạo. Tại sao họ lại giàu đến mức như vậy? Tài sản đó từ đâu ra, chắc chắn không phải từ tiền lương, tiền thưởng công khai rồi? Không thể không bàn không tính để lấy lại lòng tin của nhân dân để tồn tại!

    Trả lờiXóa
  74. Không những nhiều quan có nhà to, xe hơi đắt tiền, con cái gửi đi học nước ngoài mà còn tạo điều kiện cho nhóm lợi ích làm giàu bất chính, còn gửi tiền ở các ngân hàng trong ngoài nước, còn tạo điều kiện cho cả những người thân vào những vị trí công tác không tương xứng với năng lực. Các Bác cứ thử xuống cấp huyện nào đó, thấy ngay đội ngũ cán bộ cấp huyện và một số cấp xã hiện nay gần như đại gia: > 50 % Có nhà lầu, biệt thự đẹp, có xe hơi, có tiền ăn chơi du lịch khắp miền.... Thử đặt câu hỏi với đồng lương hiện nay sao làm nổi. Để kiểm tra chéo tài sản quan chức, tôi nghĩ ai cũng đưa ra được cách làm, chỉ có điều có muốn làm không thôi.

    Trả lờiXóa
  75. Công chức nhà nước có quyền được làm giầu là tốt xã hội nào cũng hoan nghênh nhưng làm giầu thế nào và chính đáng thì không ai phê phán mà còn thán phục vậy chúng ta phải làm sao xây dựng một xã hội minh bạch chứ đừng giải thích tôi xây nhà tôi có tiền của là của hồi môn là của người này, người kia cho. Rồi có ngán bộ cấp phòng một sở mà sở hữu khói tài sản bằng cả làng quê anh ta cộng lại mà giải thích là làm thêm Thật coi thường quần chúng với cách vải thích trên

    Trả lờiXóa
  76. Nếu là QUAN THANH LIÊM thì đủ ăn đã là tốt rồi lấy đâu ra nhà lầu, xe hơi, nhiều vị đang công tác thì đi xe cơ quan ở nhà bình thường nhưng khi về hưu mới bung ra nào là: nhà lầu, xe hơi đất đai hàng nhiều m2,,,thử hỏi tiền ở đâu ra nếu không tham nhũng mà có.

    Trả lờiXóa
  77. bài viết đi đúng vào cái vấn đề xã hội ngày nay người dân cần quan tâm.Cứ tính 1 phép tính đơn giản trung bình người dân sống được 80 năm, khi 20 tuổi họ có thể kiếm 8 triệu đồng/ 1 tháng.họ làm việc được 30 năm là nghỉ hưu.vậy số tiền họ dành dụm cả cuộc đời, cũng chỉ có hơn 2 tỷ.đó là chưa kể ăn uống, nhu cầu sinh hoạt....áp dụng vào thực tế, 1 người dân làm 1 tháng xem đã được 3 triệu chưa.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog