Chia sẻ

Tre Làng

PUTIN KÝ HIỆP ƯỚC, CRIMEA VỀ VỚI NGA

Putin ký hiệp ước, Crimea về với Nga 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và hai lãnh đạo Crimea vừa đặt bút ký vào hiệp ước sáp nhập bán đảo Biển Đen vào Liên bang Nga. Ông Putin phát biểu rằng Crimea "đã và sẽ mãi mãi là một phần không thể tách rời của Nga".

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước cácđại biểu tham dự cuộc họp chung của Quốc hội tại điện Kremlin chiều naysau khi phê duyệt dự thảo hiệp ước để Crimea sáp nhập vào Nga. Ảnh: Reuters

"Cộng hòa Crimea chính thức được coi là một phần của Nga kể từ ngày ký hiệp ước", điện Kremlin tuyên bố vài phút sau khi Tổng thống Putin ký kết hiệp ước với các lãnh đạo Crimea.

Nhà lãnh đạo Nga hôm nay chính thức kết thúc quyết định dưới thời Xô viết của Nikita Khrushchev trao quyền quản lý Crimea cho Cộng hòa Ukraine thuộc Liên Xô. Putin nói cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea cuối tuần qua về việc sáp nhập vào Nga là một quyết định "quan trọng mang tính lịch sử".

Trong tiếng hát và tiếng nhạc quốc ca Nga, Putin và các lãnh đạo Crimea ký hiệp ước chính thức đưa bán đảo này trở thành trở thành lãnh thổ của Nga. Trong bài phát biểu, ông Putin bị ngắt lời ít nhất 30 lần bởi tiếng vỗ tay, các đại biểu còn đứng dậy, nhiều người rơi nước mắt.

"Trong trái tim và tâm trí của mọi người, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của Nga. Cam kết này, dựa trên sự thật và công lý, đã được khẳng định, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác".

Tổng thống Nga mô tả bán đảo Biển Đen, căn cứ của Hạm hội Biển Đen, là địa điểm linh thiêng đối với không chỉ Nga mà cả ba dân tộc ở Crimea gồm Nga, Ukraine và Tatar. 

"Điều đúng đắn nhất, mà tôi biết rằng người dân Crimea sẽ ủng hộ, là Crimea sẽ có ba ngôn ngữ bình đẳng là tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar Crimea", Reuters dẫn lời Putin nói.

Hàng trước, từ trái sang: Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov, Chủ tịch Nghị viện Crimea Vladimir Konstantinov, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thị trưởng Sevastopol Alexei Chaliy trong lễ ký hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga tại Moscow hôm nay. Ảnh: Reuters

Ông Putin lên án các nước phương Tây là "đạo đức giả" khi công nhận độc lập cho Kosovo sau khi tách khỏi Serbia, nhưng nay lại bác bỏ quyền tương tự của người dân Crimea. 

"Không thể cùng một vật mà hôm nay nói trắng, mai lại nói đen", ông Putin nói trong tiếng vỗ tay vang dội.

Ông cũng chỉ trích các nước đối tác phương Tây "đã vượt quá giới hạn" trong vấn đề Ukraine và hành xử "vô trách nhiệm". Putin khẳng định cuộc bỏ phiếu hôm 16/3 đã thể hiện nguyện vọng của người dân Crimea là được đoàn tụ với Nga sau 60 năm thuộc về Cộng hòa Ukraine.

Tổng thống Nga cảm ơn Trung Quốc vì đã ủng hộ Nga, dù Bắc Kinh bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Crimea mà Moscow bỏ phiếu phủ quyết. Ông cũng nói ông từng nghĩ rằng chắc chắn Đức sẽ ủng hộ đề nghị thống nhất của người dân Nga, như Nga từng ủng hộ Đức thống nhất năm 1990.

Và ông cũng tìm cách trấn an Ukraine rằng Nga không cần bất cứ phần lãnh thổ nào khác của họ, trước nỗi lo của Kiev rằng Nga có thể sẽ hành động tương tự đối với khu vực nói tiếng Nga ở phía đông Ukraine.

"Đừng tin những người cố gắng khiến bạn lo sợ Nga và những người đe dọa rằng các khu vực khác cũng sẽ đi theo Crimea. Chúng tôi không cần lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi chỉ cần điều này", Putin khẳng định.

Ông cũng chỉ trích các lãnh đạo lâm thời ở Kiev, nói rằng họ đã đi vào con đường "phát xít".

"Những người đứng đằng sau những sự kiện gần đây, họ đã chuẩn bị cuộc đảo chính. Họ lên kế hoạch để chiếm quyền và không run sợ trước bất cứ điều gì. Khủng bố, giết người, tàn sát đều đã xảy ra", Putin nói và gọi các lãnh đạo Kiev là "chủ nghĩa dân tộc, phần tử phát xít, bài Nga và bài Do Thái".

"Đó là những người đang quyết định đời sống của Ukraine ngày nay. Cái gọi là chính quyền Ukraine hiện nay đã đưa ra đạo luật tai tiếng về chính sách ngôn ngữ, trong đó vi phạm trực tiếp quyền của người thiểu số trong quốc gia".

Ông Putin hôm qua ký sắc lệnh công nhận Crimea là một quốc gia độc lập, một ngày sau khi người dân bán đảo này bỏ phiếu lựa chọn sáp nhập với Nga. Các nước phương Tây coi cuộc bỏ phiếu này của Crimea là bất hợp pháp và ban hành các lệnh trừng phạt với Nga. 

Theo Vnexpress.ne

19 nhận xét:

  1. Bài phát biểu của ông Putin ấn tượng quá!

    Trả lờiXóa
  2. Hay, Crưme về lại với Nga là hợp lẽ.

    Trả lờiXóa
  3. Kết quả bỏ phiếu cho thấy phần đông người dân tự nguyện muốn nhập lại vào Nga. Đây là quyền của họ và hoàn toàn phù hợp với công ước quốc tế.

    Trả lờiXóa
  4. Phương Tây và Mỹ có tức giận cũng không làm gì được vì đó là quyền tự quyết của họ.

    Trả lờiXóa
  5. Phương Tây hậu thuẫn để phe biểu tình làm loạn hóa ra ở giữa Nga lại gặt hái Crưme.

    Trả lờiXóa
  6. Trong vụ này công nhận Putin giỏi thật! Biết vận dụng ngay thời cơ mà Mỹ đưa ra. Cho nên Mỹ tức hồng hộc là phải. Trồng cây cho Nga hái quả!

    Trả lờiXóa
  7. Bây giờ một loạt vùng ở Ucraina cũng đòi về lại với Nga. Phen này chính quyền Ucraina tha hồ đau đầu.

    Trả lờiXóa
  8. Không chỉ có lãnh đạo Ucraina đau đâu, phương Tây và Mỹ cũng xung huyết ầm ầm. Thua đau quá mà!

    Trả lờiXóa
  9. Thôi, mọi việc đã xong. Tức giận cũng đành, rồi lại bắt tay nhau hợp tác vì quyền lợi.

    Trả lờiXóa
  10. Nga là đối thủ đáng gờm của Mỹ đấy. Mỹ không dễ gì cấm vận, gây sức ép đâu.

    Trả lờiXóa
  11. Tổng thống Nga Putin đã cho thấy sự lạnh lùng của mình trong chiến lược ngoại giao đối với Mỹ và Phương Tây. Hầu hết các bài phân tích của báo giới đã tốn khá nhiều giấy mực để phân tích chiến lược của ông. Những nhà chính trị gia người Mỹ đang tìm cách nghiên cứu ứng dụng ngôn ngữ cơ thể để hiểu được ông Putin nghĩ gì khi giao tiếp. Qua đó phân tích tìm hiểu để hoạch định những chiến lược cho các chính trị gia người Mỹ

    Trả lờiXóa
  12. 10 năm qua, Putin âm thầm xuất khẩu năng lượng giá thấp qua châu Âu. Nói cách khác, châu Âu hiện đang phụ thuộc cực lớn vào Nga. Khi Nga tăng giá hay tệ nhất, cắt nguồn xuất khẩu này, ngay lập tức châu Âu sẽ rơi vào khủng hoảng kinh tế , đây mới là nước cờ cao tay của Putin

    Trả lờiXóa
  13. chúng ta có thể thấy được sự quản lý yếu kém,kém hiệu quả, không có quan điểm tư tưởng vững vàng, không có đường lối đúng đắn của chính quyền , lãnh đạo ukraina dẫn đến như bây giờ, bị các nước đế quốc xâu xé, chịu sự chi phối , không còn độc lập tự chủ của đất nước và bị phụ thuộc hoàn toàn vào các nước đế quốc,

    Trả lờiXóa
  14. Với lịch sử thăng trầm như vậy từ thời Liêng Bang Xô Viết cho đến nay khi là Liên Bang Nga, Crimea đã có lịch sử gắn bó với Nga, đây cũng là mong muốn của đông đảo người dân Crime muốn trở về với đất mẹ Nga, sẽ không còn khủng hoảng, không còn chiến tranh, người dân sẽ được sống trong hòa bình hạnh phúc, Mỹ và phương Tây sẽ không còn khả năng chi phối gây ảnh hưởng sức ép nữa khi lần này Nga đã chiến thắng.

    Trả lờiXóa
  15. Crimea hôm 16/3 tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc bán đảo này sáp nhập vào Nga hay vẫn là một phần của Ukraine. Kết quả cuộc trưng cầu cho thấy 96,77% số người bỏ phiếu chọn tách khỏi Ukraine và đi theo Nga. Cuộc trưng cầu được Moscow công nhận trong khi Mỹ cùng nhiều quốc gia phương Tây phản đối gay gắt.

    Trả lờiXóa
  16. Từ khi là một phần lãnh thổ của Nga cho đến nay, lịch sử Crimea đã trải qua nhiều thăng trầm với những biến cố lịch sử to lớn. Vì vậy, Cuộc trưng cầu ý dân lần này có nhiều ý nghĩa quan trọng, nó có thể chấm dứt những thời kỳ Crimea bị lưu lạc, tranh giành giữa các quốc gia. Với nhiều người dân Crimea, việc được sáp nhập vào Nga chẳng khác nào họ được trở về nhà, trở về với đất mẹ của mình.

    Trả lờiXóa
  17. Người dân Crimea đã nhất trí, đoàn kết, thống nhất và đi đến quyết định về số phận, cuộc sống của riêng mình thì không có lý gì mà nó bị phản đối bởi Mỹ và EU. Đó là điều thật sự vô lý, chính động thái của Mỹ và EU mới là hành động của những kẻ vi phạm luật quốc tế về quyền con người, quyền tự quyết của người dân Crimea.

    Trả lờiXóa
  18. Việt Nam cũng đã thể hiện rõ quan điểm của mình về vấn đề này: "Việt Nam quan tâm theo dõi chặt chẽ tình hình tại Ukraine và Crimea. Chúng tôi mong mọi vấn đề sẽ được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyện vọng chính đáng của người dân để tình hình sớm ổn định, vì hòa bình và ổn định ở khu vực và trên thế giới".

    Trả lờiXóa
  19. Theo TTXVN, Thượng viện Nga ngày 21/3 đã thông qua hiệp ước sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga, hoàn tất việc phê chuẩn hiệp ước đã được Tổng thống Vladimir Putin ký hôm 18/3 vừa qua.
    Toàn bộ 155 thượng nghị sỹ đã bỏ phiếu thông qua hiệp ước trong phiên làm việc được truyền hình trực tiếp.
    Điện Kremlin cho biết sẽ cân nhắc việc coi Crimea là một phần của Liên bang Nga kể từ khi hiệp ước được ký kết.
    Tổng thống Putin quả đúng là một con người tài năng kiệt suất.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog