Chia sẻ

Tre Làng

BỘ TRƯỞNG VÀ THUYỀN TRƯỞNG

Ở thời điểm này, người ta thường đặt ra câu hỏi: Tại sao Việt Nam chưa có văn hóa từ chức, Tại sao Bộ trưởng bộ y tế vẫn chưa từ chức sau những bê bối xảy ra,...

Trên thế giới, kể cả ở những quốc gia đang phát triển, cũng có rất nhiều trường hợp bộ trưởng từ bỏ cương vị của mình, trong lúc xảy ra những hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng đến uy tín của họ, họ không giải quyết được, nhận trách nghiệm về mình và nhường lại vị trí tối cao đó cho người khác.

Tháng 7/2009, Graciela Ocana, bộ trưởng Y tế Argentina, từ chức khi dịch cúm gia cầm bùng nổ. Ở thời điểm bà từ chức, đã có 26 người tử vong trong 1.587 ca mắc bệnh.

Gần đây nhất, tháng 11/2013, Bộ trưởng Y tế bang Punjab, Ấn Độ, ông Khalil Tahir Sindhu từ chức sau khi có 10 bệnh nhân qua đời vì bệnh sốt xuất huyết Dengue. Để tưởng tượng rõ hơn về mức độ của dịch sốt xuất huyết tại Punjab, cần lưu ý là bang này có hơn 24 triệu dân, tương đương với một quốc gia nằm trong top 50 về đông dân thế giới.

Ngay sau khi từ chức, ông Khalil Tahir Sindhu nhắc lại cho dư luận nhớ rằng đã có 362 bệnh nhân chết vì virus Dengue ở Punjab vào năm 2011, nhưng thời đó không có bộ trưởng nào từ chức cả.

Đầu tháng 4/2014, bộ trưởng bộ y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ, bà Kathlen Sebelius đã từ chức, không phải vì dịch bệnh nào bùng nổ, mà là vì bà không chịu được sức ép từ những kế hoạch vĩ mô.

Nhưng không phải cứ xảy ra một sự việc cụ thể, dư luận rối ren, nhiều tờ báo, phóng viên chĩa ngòi bút vào, là một bộ trưởng phải nghĩ đến việc từ chức hay không từ chức, tự tử hay không tự tử.

Tất cả hầu hết đều trách móc, thắc mắc tại sao khi có đến 112 trẻ chết vì sởi và các biến chứng liên quan, trong đó 25 trẻ chết hoàn toàn do sởi, vậy mà tại sao lại chưa công bố dịch sởi. Chưa kể, trong phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 - 2015, và cam kết với hội đồng Y tế thế giới WHO, rằng Việt Nam đến 2012 hoàn toàn có thể xóa bỏ bệnh sởi, và ngay cả Quỹ Gavi Alliance của Bill Gates cũng tài trợ hàng chục triệu USD cho Việt Nam để tiêm phòng sởi-rubella trong những năm qua.

Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh: "Ở địa vị chúng tôi mà có con cháu mắc sởi, không bao giờ dại cho vào đây". Báo chí thường khai thác thông tin giật gân, dẫn trích câu nói này ít nhiều gây ra sự hiểu lầm cho mọi người.
Có thể cùng một câu nói, nhưng đặt vào những hoàn cảnh và thái độ khác nhau, nó sẽ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Bộ trưởng kêu gọi mọi người không nên dồn đến bệnh viện, đó thể hiện tính trách nghiệm của cương vị bộ trưởng chứ không phải ác hay vô lương tâm như mọi người đã từng suy diễn.

Bản chất của bệnh sởi là một bệnh lành tính, nó chỉ gây ra những biến chứng trên những cơ địa đặc biệt, nếu nhẹ có thể điều trị tại nhà, mang trẻ em vào bệnh viện là môi trường rất dễ lây nhiễm và làm xuống tinh thần mọi người.

Chuyện công bố dịch sởi hay không nó không còn quan trọng bằng việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại dẫn đến tử vong nhiều như vậy và ý thức của người dân về phòng trị bệnh cũng như tâm lý nghe theo những luồng tin khác nhau khiến bản thân hoang mang, lo sợ.

Chưa bao giờ hai chữ "từ chức" lại được nhắc đến nhiều và lại gắn liền với bộ trưởng bộ y tế như vậy. Nhưng từ chức có phải là cách hay lúc này? Từ chức lúc một tập thể, cộng đồng hay rộng hơn là một quốc gia đang gặp khó khăn, đó là thể hiện sự buông bỏ trách nhiệm.

Cũng giống như trên một con thuyền, vị thuyền trưởng luôn là người cuối cùng rời con thuyền của mình, đặc biết là lúc tàu gặp nạn. Người đứng đầu luôn là người chịu trách nghiệm và sức ép nhiều nhất. Nếu chỉ đơn giản là từ chức, người khác lên làm bộ trưởng, trách nghiệm sẽ được trao lại nhưng như thế liệu có đúng với lương tâm và trách nghiệm?

Con thuyền dù có thế nào cũng không thể thiếu đi người thuyền trưởng. Trách nghiệm là của tất cả mọi người, muốn qua những cơn đại cuồng phong thì cần tất cả thành viên hợp sức lại. Việc đứng ra chê trách, kêu gọi người lãnh đạo từ chức trong lúc dịch đang diễn ra nóng lên từng ngày như thế này không phải là một giải pháp khôn ngoan.

Thì vẫn là "tội - y -quy - trưởng", những sai phạm, bê bối được dư luận quan tâm gần đây liên quan đến ngành y tế xảy ra thì người bị giáng trách nghiệm vẫn là người có vị trí cao nhất. Nhưng nếu suy xét cho thấu đáo và tích cực, một người phụ nữ như bà, đang từng ngày một, vừa hứng chịu dư luận chỉ trích rất gay gắt, vừa nỗ lực dập tắt dịch sởi, cũng như các vấn đề tiêu cực của ngành y tế, một phần cũng là vì danh dự của bà, nhưng phần lớn là vì trách nghiệm với sức khỏe của cộng động.

Vẫn còn nhiều những tính toán trong tương lai mà bộ trưởng đang hướng tới như thành lập hội đồng giám sát để đánh giá hiệu quả của các loại thuốc mới, kỹ thuật mới nhập. Vẫn còn những người ủng hộ bà, họ nhìn nhận được rằng lỗi không hoàn toàn do bà, họ thấy được sự tận tình, lo lắng khi bà đi thăm các bệnh nhân, trả lời phỏng vấn báo chí.

Một con thuyền đang chòng chành giữa biển khơi thì không ai muốn lên trên đó làm chỉ huy cả, và người thuyền trưởng, cũng không thể bỏ mặc tất cả, tự thoái thác, rút êm để bảo toàn tính mạng cho mình.

Không phải ở Việt Nam không có văn hóa từ chức, huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá Quốc Gia đã từng từ chức sau những thất bại của đội, nhưng chúng ta hãy tự đặt ra câu hỏi, nếu chỉ cần từ chức mà cải thiện được tình hình, thì có bao nhiêu bộ trưởng sẵn sàng từ chức?

Quỳnh Trần/Theo The Box

13 nhận xét:

  1. Rõ ràng chị Tiến đã mất hết cả uy tín mà chị ta vẫn trơ trơ, không chịu mở miệng xin từ chức!!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  2. Năng lực quản lý kém thì rút lui để người khác làm còn giữ lại sự tôn trọng của mọi người dành cho. Cố đấm ăn xôi chỉ tổ người ta ghét cho.

    Trả lờiXóa
  3. Ai cũng hiểu chỉ bà Tiến không hiểu!

    Trả lờiXóa
  4. Thật đáng thất vọng với cách làm việc của bà Bộ Trưởng bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến! Thực sự có nhiều vấn đề không phải cứ chậm chân là đều có thể chấp nhận được. Phong cách làm việc của một người lãnh đạo không cho phép trì trệ như vậy, phải biết linh động, đối đầu với mọi tình huống một cách chủ động nhất,c ó như vậy mới có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác được!

    Trả lờiXóa
  5. Không hiểu mấy ngày nay chị Tén nghĩ gì mà vẫn không thấy xấu hổ? Chỉ loanh quanh thanh minh này nọ. Tức thật!

    Trả lờiXóa
  6. Người đứng đầu một ngành, nhất là ngành y, phải có tâm có tầm. Bà Tiến không có đủ tầm, còn tâm thì cũng không thấy sáng rõ. Hazzz

    Trả lờiXóa
  7. Bà Bộ trưởng này chưa làm gì để người dân thấy vai trò cá nhân của bà ta đối với ngành y. Phát ngôn câu nào hớ câu đó. Bà ta được điểm gì?

    Trả lờiXóa
  8. Phải trách các bộ phận tham mưu của bộ Y tế làm không tốt.
    Nếu các vụ, cục làm có tách nhiệm, tham mưu đúng, tham mưu trúng cho bộ trưởng thì đâu ra nông nỗi này?!

    Trả lờiXóa
  9. Ở Việt Nam chắc còn xa lắm mới có những con người can đảm để xin từ chức, nhường lại trọng trách cho người có năng lực hơn mình để thay bản thân gánh vác. Đấy không phải là trốn tránh tránh nhiệm, mà là nhường gánh nặng cho một người có thể gánh vác khi bản thân không đủ sức. Bộ trưởng Y tế chắc chưa học được bài học ấy, bà ấy vẫn còn mê luyến ghế bộ trưởng lắm.

    Trả lờiXóa
  10. Nếu chỉ đợi nghe báo cáo và bên dưới tham mưu thì Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có đến thị sát bệnh viện không? Tình hình dịch bệnh có được quan tâm đúng mức không?

    Trả lờiXóa
  11. Làm lãnh đạo phải có bản linh, không chỉ cho công việc mà còn cần cho những lúc phải đối diện với sự thật

    Trả lờiXóa
  12. Thêm vụ dịch sởi này thì bà Tiến như giọt nước tràn ly rồi, không ai có thể bênh vực, biện hộ nữa rồi

    Trả lờiXóa
  13. Đã lãnh đạo của cả một Bộ thì người ấy phải là một người tài giỏi và có bản lĩnh cũng như tài lãnh đạo của mình để giúp ích cho đất nước. Gần đây nước ta có những vụ bê bối về Bộ Y tế làm dư luận ngày càng trở nên phẫn lộ vì những gì mà Bộ Y tế đã gây ra cho nhân dân, không cần phải kể ra chúng ta ai cũng có thể nhận thấy không biết bộ trưởng có tài năng về chuyện môn như thế nào nhưng việc lãnh đạo bộ Y tế như vậy thì thật sự không xứng đáng với công việc, trách nhiệma

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog