Chia sẻ

Tre Làng

ĐỀ NGHỊ XEM XÉT TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TRƯỞNG HOÀNG TUẤN ANH

Đề nghị xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh

Khi Thủ tướng Chính phủ quyết định rút đăng cai tổ chức Asiad 18 hầu hết các ý kiến đều đánh giá đây là một quyết định đúng đắn, kịp thời và hợp lòng dân. Mặc dù thông tin trên một số tờ báo trước đó cho rằng về việc này Chính phủ chưa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo, còn trên một số tờ báo thì cố “đào bới” những văn bản do Chính phủ kí liên quan đến việc này. Và, hiếm khi, trước một vấn đề lớn và còn nhiều tranh cãi như vậy lại được Chính phủ giải quyết một cách nhanh chóng đến vậy, dù rằng cơ quan tham mưu (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình. Có lẽ, lí do Chính phủ đưa ra để rút đăng cai Asiad trúng với suy nghĩ của đông đảo nhân dân, là “tình hình kinh tế – xã hội của nước ta còn nhiều khó khăn; ngân sách nhà nước (cả trung ương và địa phương) rất hạn hẹp, phải tập trung ưu tiên đầu tư cho nhiều nhiệm vụ hết sức cấp thiết khác. Nhưng quan trọng hơn cả là Chính phủ đã lắng nghe và thấu hiểu nguyện vọng của người dân.

Hay tin Thủ tướng Chính phủ quyết định dừng đăng cai Asiad 18, ngày 19/4, TS Vũ Đức Khiển, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cựu Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao tỏ thái độ đồng tình và có ý kiến cá nhân, đề nghị xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong thư, ông Vũ Đức Khiển viết: Tôi không hiểu tại sao trong các cuộc thảo luận về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn khẳng định nước ta sẽ có lợi ích lớn nếu nhận đăng cai Asiad 18. Đến tận buổi làm việc cuối cùng với Thủ tướng ngày 17/4, Bộ này vẫn bảo lưu quan điểm, trong đó đặt ra mục đích rất hay là “quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế đất nước”. Tuy nhiên, Thủ tướng lại khẳng định trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, tình hình kinh tế – xã hội của nước ta còn có nhiều khó khăn thì dự kiến nguồn thu từ Asiad để bổ sung cho kinh phí tổ chức là chưa có cơ sở chắc chắn và rất khó bảo đảm; nếu không chu đáo, không thành công thì ảnh hưởng ngược lại. Vì vậy, Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì để có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức Asiad tại Hà Nội.

Vậy ở đây có Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu đề xuất với Chính phủ một chủ trương sai, có nguy cơ gây ra hậu quả xấu lớn cho đất nước về nhiều mặt. Nhân sự việc này, tôi đã xem lại kết quả cuộc lấy phiếu tín tín nhiệm đối với 47 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn được tiến hành tại Kì họp thứ 5 Quốc hội Khóa XIII vào ngày 10 và 11/6/2013 thì thấy ông Hoàng Tuấn Anh chỉ được 90 phiếu tín nhiệm cao (bằng 18,07% tổng số đại biểu Quốc hội) trong khi đó ông có đến 116 phiếu tín nhiệm thấp (bằng 23,29 tổng số đại biểu) nhưng ông lại không suy nghĩ về điểm này nên tiếp tục làm giảm sự tín nhiệm của mình. Vậy tại Kì họp thứ 7 sắp tới của Quốc hội nên xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh để thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI (TT).

Đương nhiên, việc xin đăng cai Asiad 18 không chỉ Ủy ban Ô-lim-píc, thậm chí là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dám tự ý quyết định? Vì Ủy ban hay Bộ này không đủ thẩm quyền và thu xếp đủ tài chính cần thiết tổ chức sự kiện này (nếu được chọn đăng cai). Tuy nhiên, cũng không cần phải bình luận gì nữa bởi bức thư vị cựu “đại cử tri” Vũ Đức Khiển đã nói hộ cả rồi. Bởi Nhà nước trong bất cứ thời đại nào cũng cần lắng nghe ý kiến của dân, coi đó như “nhiệt kế” dư luận làm nền tảng cho quyết sách của mìnhn

Tuấn Đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog