Chia sẻ

Tre Làng

KHÔNG ĐỂ BÁO CHÍ TRỞ THÀNH NƠI TRUYỀN TẢI TIN ĐỒN!

Không để báo chí trở thành nơi truyền tải tin đồn!

Sự thụ động trong tiếp nhận thông tin đời sống, trên các mạng xã hội, từ các blog cá nhân và diễn đàn điện tử, cùng với tư duy phân tích thiếu sắc bén và một số yếu tố khác nữa,... đã khiến khá nhiều thông tin trên báo chí hiện nay lại ra đời từ các tin đồn, thiếu tính chính xác - một trong các yêu cầu cơ bản và cần thiết nhất của thông tin báo chí.

Theo TS Lê Văn Hảo ở Viện Tâm lý học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) thì trong tâm lý học xã hội, tin đồn được xem là những "lý giải" chưa được kiểm chứng về một sự kiện, hiện tượng, tình huống, hay vấn đề mà công chúng quan tâm, và được truyền từ người này sang người khác. Hiểu nôm na, tin đồn là những thông tin được truyền miệng cho nhau một cách không chính thức, chưa nắm rõ nguồn gốc, chưa được bảo đảm về tính chính xác và lại được nhiều người quan tâm. Sinh hoạt xã hội với sự phức tạp của các mối quan hệ, nhu cầu nắm bắt thông tin của con người, và cả trạng thái tâm lý ít nhiều có tính hiếu kỳ, đã làm cho tin đồn trở thành loại hiện tượng bình thường, khó có thể loại bỏ nó khỏi đời sống xã hội. Vì đôi khi có tin đồn khá chính xác nên trong chừng mực nào đó thì tin đồn có tác dụng nhất định với con người; tuy nhiên là những thông tin truyền miệng, không rõ nguồn gốc nên tin đồn thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực, và đôi khi bị một số người sử dụng phục vụ mục đích xấu.

Như đã trình bày, trên thực tế không phải tin đồn nào cũng mang tính tiêu cực, song các tin đồn tiêu cực thường dễ lan truyền và được quan tâm hơn các tin đồn tích cực. Ngày nay, trong các phương tiện giúp vào việc lan truyền thì báo chí truyền thông, đặc biệt là internet với diễn đàn, blog, facebook,... là các kênh giúp tin đồn phổ biến nhanh chóng, dễ tác động nhất. Một trong các minh chứng cho khả năng lan tỏa tức thời của thông tin báo chí và công nghệ là tin đồn về cái chết của Paul McCartney - thành viên nhóm nhạc huyền thoại The Beatles. Tin đồn này khởi phát từ một bài báo có tên Is Beatle Paul McCartney Dead? (Có phải Paul McCartney đã chết?) đăng trong một số báo của Trường đại học Drake (Mỹ) từ tháng 9-1969. Bài báo cho rằng, Paul McCartney đã chết từ năm 1966, và ban nhạc đã chọn được một người thay thế có ngoại hình giống hệt. Tin đồn chỉ được bác bỏ khi tạp chí Life thực hiện một bài phỏng vấn trực tiếp Paul McCartney vào tháng 11 sau đó. Tuy nhiên, tin đồn lan tỏa mạnh mẽ đến mức ngay lập tức trở thành một hiện tượng quốc tế, được hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới theo dõi. Không những thế, ảnh hưởng từ "sự kiện tin đồn" này, rất nhiều ca khúc, chương trình truyền hình "ăn theo" đã ra đời. Thậm chí, dấu ấn sau này của tin đồn về cái chết của Paul McCartney còn xuất hiện trong cả một số truyện tranh, kịch và phim tài liệu khoa học giả tưởng.

Sự kiện xảy ra cách đây hơn 40 năm - khi hệ thống truyền thông và truyền bá thông tin còn kém phát triển hơn ngày nay rất nhiều, cũng cho thấy báo chí truyền thông có vai trò quan trọng, mạnh mẽ trong việc chuyển tải rất nhiều loại thông tin đến với công chúng như thế nào. Về vai trò của truyền thông báo chí với tin đồn, cũng theo TS Lê Văn Hảo, truyền thông thường đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, xử lý tin đồn, bởi truyền thông có thể chỉnh sửa lại các thông tin sai lệch và công bố các thông tin có cơ sở xác thực, đáng tin cậy. Tuy nhiên, thời gian gần đây tại Việt Nam, nguyên tắc lành mạnh cả về nghiệp vụ và đạo đức này dường như lại bị xâm phạm nghiêm trọng. Bởi qua quan sát nhiều hiện tượng trên báo chí được quan tâm lại thấy có một bộ phận báo chí truyền thông làm ngược lại vai trò của mình vì không chỉ sử dụng tin đồn như thông tin báo chí chính thức, mà còn góp phần lan tỏa tin đồn khi chưa được kiểm chứng, xác minh. Việc xác minh tính chính xác của tin đồn thường chỉ được thực hiện sau khi thông tin được đăng tải rộng rãi, bị dư luận hoặc người trong cuộc phản ứng, các cơ quan chức năng yêu cầu đính chính. Tuy nhiên dù vậy, vẫn còn một số tờ báo không cải chính theo quy định trong Luật Báo chí, không xóa bỏ thông tin sai trên website, thông tin này vẫn tồn tại trên internet, thậm chí vài ba tháng sau, hàng năm sau, vẫn có nơi khai thác lại và đăng tiếp!

Ðơn cử như vụ Hoa hậu các dân tộc Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Anh vừa đăng quang (tháng 6-2013) đã bị cho là "mua giải với giá 1,5 tỷ đồng và có quan hệ với cậu con trai chưa đầy 16 tuổi của bà Kim Hồng - Phó Ban Tổ chức cuộc thi"! Nhiều tờ báo mạng vào cuộc, thổi phồng thông tin, liên tiếp tung các thông tin kiểu "nghi án hoa hậu mua giải" mặc dù vẫn chưa biết rõ là thật - hư ra sao, khiến thông tin bị nhiễu loạn. Hậu quả là, Ban Tổ chức cuộc thi rối loạn, nhân vật chính là tân Hoa hậu các dân tộc Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Anh phải vào viện cấp cứu do quá sốc với tin đồn. Cuối cùng, sự việc được làm sáng tỏ khi một thí sinh tham dự cuộc thi thừa nhận sự việc trên hoàn toàn chỉ là tin đồn sai sự thật, vấn đề xuất phát từ một câu nói tình cờ của thí sinh này. Sự kiện tuy chỉ gây bức xúc dư luận trong một thời gian ngắn nhưng cũng đủ khiến những người trong cuộc bức xúc, vất vả. Thậm chí, cả khi sự việc đã được xác minh, trắng - đen rõ ràng thì vẫn không một thông tin cải chính, hoặc lời xin lỗi, thể hiện trách nhiệm của những người làm báo được công bố trước dư luận?!
Tình trạng nhiễu loạn thông tin trên báo chí và internet hiện nay cho thấy đã đến lúc các cơ quan báo chí, những cá nhân tham gia hoạt động trên internet phải có trách nhiệm "xử lý" tin đồn trước khi đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Bởi nhiều khi những thông tin chưa được kiểm chứng không chỉ gây hoang mang đối với công chúng mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho "nạn nhân" của tin đồn. Hẳn bạn đọc còn nhớ tin đồn ăn nhiều bưởi gây ung thư vú từ năm 2007. Tin đồn thiếu chính xác được đăng tải trên một số tờ báo làm cho giá bưởi trên thị trường sụt giảm nghiêm trọng, nhiều gia đình nông dân trồng bưởi bị khốn đốn, thiệt hại lớn về kinh tế. Dù các tờ báo, những nhà báo có liên quan tuy đã bị xử phạt nhưng hậu quả mà người trồng bưởi phải gánh chịu rõ ràng lớn hơn rất nhiều. Rồi cách đây không lâu là tin đồn về "trứng gà giả"; thậm chí có nhiều tin đồn ác ý, liên quan đến tính mạng con người như: tin đồn MC nọ bị ung thư phải điều trị tại Singapore đã qua đời, tin đồn về một nhà báo nổi tiếng bị tai nạn và đã ra đi,... cũng được đăng trên một vài tờ báo. Nặng nề hơn, có tin đồn được báo chí "tiếp tay" khiến nạn nhân mang nhiều tai tiếng, đau đớn, như thông tin về chủ một tiệm thuốc tây có quan hệ với một học sinh ở Quảng Ngãi. Thông tin này về sau được cơ quan công an xác minh không có thật, song thử hỏi hậu quả để lại cho chủ hiệu thuốc và cả gia đình họ thì trách nhiệm thuộc về ai?

Trong hội thảo nghiệp vụ báo chí diễn ra vào tháng 6-2013, một phóng viên Thông tấn xã Việt Nam cho rằng, chính việc sử dụng tin đồn trên mạng như một nguồn tin chính thức của báo chí đã làm nhiễu thông tin. Cũng tại hội thảo này, nhà báo Hữu Thọ chia sẻ: Những tin đồn hiện nay lan tỏa trên các mạng xã hội rất nguy hiểm. Nó xô đẩy lòng tin chính trị, mà đây là bản lĩnh cơ bản của mỗi người làm báo cách mạng. Vì thế, việc chọn lựa sử dụng nguồn tin như thế nào là rất quan trọng, đòi hỏi bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng - bản lĩnh này được tích lũy qua các trải nghiệm xã hội của chính các nhà báo.

Thực tế báo chí hiện nay cho thấy, không chỉ các tin đồn trong đời sống hằng ngày mà cả những tin đồn xuất hiện trên mạng xã hội cũng đang là "nguồn tin béo bở" cho nhiều phóng viên "đói tin". Không quan tâm tác nghiệp trong thực tế cuộc sống, họ trở thành "phóng viên văn phòng", "phóng viên bàn phím", suốt ngày la cà trên các diễn đàn điện tử, trên facebook, trên các blog,... để chộp lấy các entry, status, comment nào chứa đựng thông tin có vẻ "mới", có vẻ "giật gân" để sau đó chế biến thành bài báo. Từ chuyện ngồi lê đôi mách đến ý kiến bình luận được họ khai thác triệt để, và họ tồn tại được vì sự sống còn của nhiều tờ báo (phần lớn là trang tin, báo điện tử) hiện đang phụ thuộc vào sự cạnh tranh gay gắt về thông tin, khiến một số tòa soạn "làm liều", "cố tình phạm luật" nhằm mục đích tăng lượng người đọc. Cho nên chúng ta được chứng kiến nhiều trang tin, báo điện tử công bố thông tin có nguồn gốc từ tin đồn, nhiều khi được phóng viên phóng bút "thêm nếm" với các chi tiết nhiều khi là không có thật để làm dày dặn bài báo, bất chấp đúng - sai, miễn là càng nhiều người đọc càng tốt. Do đó, trong nhiều trường hợp, tính chính xác của thông tin không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu mà lại là sự giật gân, câu khách rẻ tiền. Bên cạnh thông tin câu khách, phải nói rằng có thông tin nghiêm túc nhưng chưa được kiểm chứng tính xác thực cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

Nguyên nhân của tình trạng trên đây có thể liệt kê rất nhiều, nhưng chí ít cũng có thể thấy đó là kết quả của sự thiếu kỹ năng, vô trách nhiệm trong quá trình tác nghiệp của phóng viên, tòa soạn và của người có trách nhiệm công bố thông tin; cộng thêm sự quản lý chưa chặt chẽ của cơ quan chủ quản, của các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý, tổ chức, khiến tình trạng nhiễu loạn về thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng. "Cái sảy nảy cái ung" và vô hình trung, hoạt động của một số tờ báo (phần lớn là trang tin, báo điện tử) lại tác động tiêu cực tới khả năng tiếp nhận của người đọc, đánh mất niềm tin của công chúng, một số trường hợp còn gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển chung của xã hội. Ðể báo chí luôn là "người" định hướng đúng đắn, tin cậy thì thông tin chính xác là một trong các nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ. Vì thế, tính chính xác của thông tin luôn luôn phải được bảo đảm là yêu cầu hàng đầu trong quá trình tác nghiệp của mỗi phóng viên, mỗi tòa soạn. Việc lựa chọn nguồn tin, đặc biệt là xử lý, xác minh nguồn tin phụ thuộc vào tư duy sắc bén của người làm báo, phụ thuộc bản lĩnh nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị của mỗi người. Với các tin đồn, việc xử lý trước khi đăng tải lại càng cần thiết, do tính chất "truyền khẩu", "truyền mạng" mà tin đồn phải được xác minh, sàng lọc cẩn trọng từ nhiều nguồn mới có thể tìm ra thông tin chính xác. Thiết nghĩ, rốt cuộc thì vấn đề vẫn là câu chuyện về lương tâm, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Thái độ nghiêm túc trong việc xác minh cẩn trọng thông tin chính là thể hiện tính trung thực, tính định hướng và tính nhân văn trong hoạt động nghề nghiệp.

Lương Minh/ Nhân Dân

26 nhận xét:

  1. ngày nay tin đồn tin vịt hay tin lá cải của những tờ báo lá cải hoạt động chỉ vì mục đích lợi nhuận mà không quan tâm đến sự chính xác hay không mà chỉ quan tâm đến lượt truy cập hay độc của độc giả ..làm sai trái đi bao vụ việc đáng tiếc

    Trả lờiXóa
  2. Sự thụ động trong tiếp nhận thông tin đời sống, trên các mạng xã hội, từ các blog cá nhân và diễn đàn điện tử, cùng với tư duy phân tích thiếu sắc bén và một số yếu tố khác nữa,... đã khiến khá nhiều thông tin trên báo chí hiện nay lại ra đời từ các tin đồn, thiếu tính chính xác - một trong các yêu cầu cơ bản và cần thiết nhất của thông tin báo chí.....mình nghĩ nó bây h không chỉ là sự lên án nữa mà nó bây h phải bị quy vào vi phạm pháp luật thì đúng hơn...đã có rất nhiều tin đồn do báo chí nêu ra không đúng sự thật mà dấn đến hủy hoại thanh danh hay danh dự người khác

    Trả lờiXóa
  3. nói chung là trong thời gian gần đây một số tin đồn của một số trang mạng lá cải xuất hiện ngày càng nhiều đăng thông tin sai lệch làm ảnh hưởng và hoang mang trong dư luận,,, là cho nhân dân bức xúc và căm ghét hơn mấy oại báo lởm này

    Trả lờiXóa
  4. tôi nghĩ lên nghiêm trị hay tốt nhất là cho đóng cửa hoạt động mấy trang báo mạng vớ vẩn này đi là vừa..vừa không làm được gì cho xã hội lại còn gây hoang mang dư luận và nahr hưởng đến suy nghĩ của lớp trẻ và thế hệ sau này

    Trả lờiXóa
  5. Tin đồn là những thông tin được truyền miệng cho nhau một cách không chính thức, chưa nắm rõ nguồn gốc, chưa được bảo đảm về tính chính xác và lại được nhiều người quan tâm. Và với những gì tin đồn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội của nhân dân cũng như những người bị hại trong tin đồn đó là không thể lường trước được, nó có thể cướp đi vận mệnh, sinh mạng của một con người cũng như có thể ảnh hưởng đến cả một xã hội, đất nước. Vô hình chung se làm xấu hình ảnh của mỗi con người, vì vậy chúng ta không thể để những tin đồn xấu lan truyền được

    Trả lờiXóa
  6. tôi thấy gọi là báo lá cải còn là lịch sự đấy, nói đúng ra các tờ báo ấy đã mất đi bản chất của một tờ báo, nó chẳng khác nào một bản tổng hợp của toàn những chuyện vụn vặn, không đầu đường xó chợ thì là chuyện không đầu không đuôi, không mục đích, viết thì hời hợt, không đầu tư công sức và tâm huyết, chủ yếu viết lấy thành tích mà thôi!

    Trả lờiXóa
  7. xu hướng hiện nay của những bài báo đó chính là giật tít câu like và hầu như là lừa người đọc để kiếm tiền ganh đua theo từng bài viết. có thể nói cái cách giật tít của những tờ báo là có sự khác nhau hoàn toàn 1 bài viết có chủ đề tương tự hoặc nội dung ná ná giống nhau thì từ trang này đến trang khác cho những câu rất khác nhau để cho mọi người dễ hiểu nhầm

    Trả lờiXóa
  8. Theo tôi,việc rà soát lại các tờ báo là một quyết định đúng đắn. Vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều mặt báo, loại báo .không chỉ viết để phục vụ nhân dân mà có những tờ báo được đăng lên với thông tin giật gân,xâm phạm thông tin cá nhân ,rồi còn có những bài viết mang tính chất phản động.Nên cần kiểm soát chặc chẽ các tờ báo .Không thể để mù quãng trước các thông tin sai lệch.

    Trả lờiXóa
  9. nhiệm vụ của cơ quan truyền thông là truyền tải thông tin đến cho cộng đồng xã hội vì vậy, tính chính xác của thông tin luôn luôn phải được bảo đảm là yêu cầu hàng đầu trong quá trình tác nghiệp của mỗi phóng viên, mỗi tòa soạn. đó cũng là yếu tố làm nên chất lượng, uy tín của nhà truyền thông. thiết nghĩ phải có những chế tài thích hợp đối với những hiện tượng sai thông tin, truyền tải những tin đồn gây ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân tập thể như vậy

    Trả lờiXóa
  10. Thực sự là kho các báo chính luận thì không nói nhưng báo là cải thì cản sao được bởi số lượng, mà không chỉ báo viết, ngày nay mạng Internet phát triển lại con báo mạng rồi cá trang blog nữa nhiều vô kể khó có thể quản lý hết, các chủ tờ báo chỉ để ý đến lợi nhuận đạt được chứ không cần biết thông tin như thế nào, phải tung những tin giật tít, thu hút bạn đọc hoặc được người nào đó cho tiền để đăng bài..., rất nhiều phần tử xấu lợi dụng điểm yếu này để tăng truyền tải những bài báo nói xấu đảng nhà nước...tuy nói khó nhưng chúng ta vẫn phải làm hạn chế được phần nào thì hạn chế chứ , đây cũng là 1 trong những mục đích hàng đầu của Đảng ta đề ra

    Trả lờiXóa
  11. Trong thời gian qua chúng ta thấy sự thấy rất bức xúc với việc đưa tin của một số trang báo về các vụ việc thật không thể tưởng toàn tin vịt gây ra những dư luận không đúng tung tin đồn. Đây là một điều không hay về nhà báo Việt khi qua chạy theo thị trường mà đưa ra chiêu bài sự vô trách nhiệm như vậy. Các cơ quan nhà nước cần phải xem xét việc xử lý các trang báo như thế này

    Trả lờiXóa
  12. Nhiều tờ báo hiện nay làm ăn không có trách nhiệm gì cả, họ chỉ nghĩ đến lợi ích của mình thôi mà không thèm quan tâm đến độc giả. Họ cố tình đưa những thông tin, nhưng cái tít giật gân để thu hút mọi người mà không cần xác minh thông tin mình đưa có chính xác hay không. Nhiều lúc đọc mấy tờ báo mạng mà chán, toàn đưa thông tin ở đâu đâu ấy, chẳng biết thế nào mà lần

    Trả lờiXóa
  13. Báo chí là nơi truyền tải đến người đọc những tin tức, sự kiện đang xảy ra trong cuộc sống. Người ta tìm đến báo chí cũng là để nắm bắt những thông tin này để có được kiến thức chứ không phải là những tin đồn. Người làm báo cần phải có đạo đức nghề nghiệp, phải biết tôn trọng độc giả, không nên vì một chút lợi ích nhỏ mà làm mất đi giá trị của nghề làm báo

    Trả lờiXóa
  14. Nghề làm báo là một nghề cao quý, được mọi người ngưỡng mộ và tôn trọng. Làm báo mình có thể truyền tải tới người đọc những bài viết phản ánh cuộc sống từ khắp nơi trên thế giới, được đi nhiều nơi biết nhiều thứ. Tuy nhiên, hiện tại có những người họ không biết quý trọng nghề nghiệp của mình, mà chỉ quan tâm tới lợi ích, tiền bạc, họ viết bài mà chẳng hề suy nghĩ, chẳng hề tôn trọng người khác. Họ viết những bài viết chỉ để thu hút mọi người bằng những tin giật gân, hay cái típ gây sốc, nhưng nội dung thì không đúng, hay chẳng có gì cả

    Trả lờiXóa
  15. Nghề làm báo là một nghề cao quý và đầy quyền lực, họ là người mang đến thông tin cuộc sống, sự kiện ở mọi nơi đến cho người đọc. Gánh vác một phần quyền lực mà nhân dân giao phó không dễ dàng. Vì thế, nhiều người đã không giữ được mình, mà họ đã lợi dụng để làm những việc có lợi cho mình, đưa thông tin không đúng sự thật, hay là đưa thông tin theo chủ ý của người khác, để làm lợi cho họ. Một trong số những trang bao hay đưa thông tin sai lệch theo ý người khác mà mình biết là RFA, đọc trang này mà không thể chấp nhận được cái sự xuyên tạc, bố láo của họ khi nói về Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  16. Báo chí dạo này làm ăn hay lắm, có những thông tin còn chưa biết đúng sai đã tự ý cho đăng bài rồi, hoặc thậm chí là có người còn tự ý nghĩ ra kịch bản để viết nhằm thu hút sự chú ý của độc giả nữa. Tất cả những việc làm này đang làm cho độc giả mất niềm tin vào báo chí, bởi nó đã làm nhiễu loạn thông tin, người đọc không biết đâu là thật, đâu là giả nữa. Giờ mình rất sợ đọc báo mạng, vì có khi mỗi báo lại cho đăng tin khác nhau, làm mình chẳng biết đường nào mà lần. có chăng đọc báo giấy thì ít ra nó cũng được kiểm định cẩn thận nên đáng tin hơn

    Trả lờiXóa
  17. Bây giờ lương tâm của người làm báo dường như nó trở thành thứ xa xỉ với một bộ phận không nhỏ giới phóng viên, nhà báo. Họ làm báo mà chẳng quan tâm gì tới độc giả gì cả. Cái mà độc giả cần là những thông tin xác thực về những sự kiện, sự việc trong cuộc sống, nhưng nhiều tờ báo lại vì lợi nhuận của mình mà đưa nhiều thông tin chưa được kiểm định, hay đưa những thông tin mập mờ, làm cho người đọc hoang mang, không biết đâu là thật, đâu là giả. Đây là một thực trạng đáng buồn và đáng để những người làm báo suy nghĩ

    Trả lờiXóa
  18. Nghề làm báo là một nghề có sứ mạng cao cả và có một quyền lực mà xã hội giao phó cho họ, quyền lực này ngày càng có vai trò quan trọng trong xã hội văn minh hiện đại ngày nay. Vì thế không cho phép họ có sai lầm, hay đưa những thông tin không chân thực, không phản ánh được đời sống xã hội. Như vậy sẽ làm mất đi giá trị của nghề làm báo

    Trả lờiXóa
  19. Ngày nay, vấn đề thông tin bị nhiễu loạn là chuyện thường tình. Có quá nhiều nguồn thông tin, có cả những thông tin chính xác và cả những tin VỊT. Vấn đề là chúng ta không thể kiểm soát tất cả những nguồn tin để sàng lọc xem đâu là tin đúng, đâu là tin sai, vậy nên việc tiếp nhận thông tin chính xác cũng là một vấn đề nan giải hiện nay!

    Trả lờiXóa
  20. Báo chí là phương tiện để đưa đến mọi người những thông tin chân thật, phản ánh những sự kiện, sự việc trong cuộc sống, người ta cần đến báo chí là để tìm kiếm thông tin, tiếp nhận tri thức. Tuy nhiên, hiện nay nhiều tờ báo lại đưa thông tin theo kiểu giật gân, vì lợi nhuận của mình mà không quan tâm tới độc giả, nhiều thông tin còn chưa biết đúng sai đã đưa lên, hay những thông tin mang tính đồn đoán, khiến nhiều người hiểu nhầm

    Trả lờiXóa
  21. Nặc danh11:47 16/4/14

    Bọ vẫn khẳng định Việt Nam không có báo lá cải mà
    Với suy nghĩ đó thì còn lâu

    Trả lờiXóa
  22. Tin đồn có sức ảnh hưởng rất to lớn và rộng rãi trong xã hội. sức lây lan của nó còn mạnh hơn cả dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, mọi khoảng cách đã bị xóa nhòa. Và báo chí là một công cụ truyền tải tin đồn hết sức hữu hiệu. Nếu không có sự kiểm định chặt chẽ về thông tin thì báo chí rất dễ bị lợi dụng cho mục đích xấu, làm lây lan những tin đồn thất thiệt

    Trả lờiXóa
  23. Đây là một vấn đề cần làm hiện nay vì hiện nay,người ta thường dùng báo chỉ để tuyên truyền tin tức,và những tin tức đó phản ánh sự thật như thế nào là rất quan trọng.vì thế,trong việc này,cần phải tuyển lựa những nhà báo có trình độ,và phải quản lý thật chặt các lều báo,không để cho họ tung tin sai hoặc đưa ra những tin tức không đúng với sự thật.

    Trả lờiXóa
  24. Công nghệ phát triển, dân trí cũng cao, báo jngày càng nhiều, nhất là các trang báo điện tử, phải nói là rất nhiều. Những trang báo chính thống, đăng tải những bài viết chất lượng tốt thì không nói làm gì, nhưng những trang báo lá cải, chuyên đăng tin giật tít, câu like của người đọc, rồi gây ra những làn sóng dư luận, ảnh hưởng đến xã hội, đến cuộc sống của người khác. Vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ các trang báo, nhất là trang báo mạng.

    Trả lờiXóa
  25. báo chí là nơi để cung cấp những thông tin về kinh tế chính trị văn hóa xã hội cho tất cả mọi người,nếu như báo chí trở thành nơi truyền tin đồn thì chuyện gì sẽ xảy ra,con người sẽ dần mất tin tưởng vào những thông tin trên báo,bán tín bán nghi từ đó dẫn đến con người không tìm hiểu thông tin,không tích lũy thêm tri thức nhân loại,vì vậy tuyệt đôi không thể để báo chỉ trở thành nơi truyền tin đồn

    Trả lờiXóa
  26. báo chí bây giờ giật tít gây shoc và báo lá cải quá nhiều
    tin nhanh,van hoa giao thong,tin tuc kinh te,tin the gioi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog