Chia sẻ

Tre Làng

PHÍ THU KHÔNG ĐỦ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI THU PHÍ

Phí thu không đủ trả lương người thu phí!

(LĐ) - Số 83 ĐÀO TUẤN

Hơn 300 khoản phí và lệ phí đang tồn tại, chưa kể 21 khoản đóng góp khác được đặt ra nhiều khi cực kỳ phi lý. Đây là thông tin được chính Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đưa ra.

Xin bắt đầu bằng một chiếc xe ôtô. Ngoài hai loại thuế tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng (khoảng từ 72 - 82% giá trị xe), một chiếc ôtô còn phải chịu vô số các loại phí khác: Phí trước bạ; phí đăng ký cấp biển số; phí xăng dầu; phí bình ổn giá xăng dầu; phí đăng kiểm, bảo hiểm; phí bảo trì đường bộ và tới đây rất có thể là phí lưu hành phương tiện, phí vào nội đô giờ cao điểm. Một kỷ lục thực sự!

Nhớ sau thời điểm 1.1.2012, những người dân thủ đô không thể hiểu được vì sao chỉ riêng Hà Nội, phí đăng ký một chiếc ôtô lại tăng đúng 10 lần, từ 2 triệu đồng lên tới 20 triệu đồng.

Không ngẫu nhiên, khi tính đếm những khoản phí quá vô lý mà một chiếc xe, bản chất cũng chỉ là một phương tiện giao thông đáng lẽ phải thông dụng chứ chẳng có gì xa xỉ, nguyên Giám đốc NXB GTVT - TS Nguyễn Xuân Thủy - phát biểu rằng: Đây là những thuế phí không tưởng, không nên làm và thiếu nhân văn.

Trong phiên giải trình về phí và lệ phí cuối tuần qua, ĐBQH Trần Ngọc Vinh nêu “băn khoăn của người dân” hỏi Bộ trưởng Bộ Tài chính rằng “tiền trông giữ xe là khoản nhỏ thôi, khoảng 5.000-10.000 đồng, nhưng có nơi thu 40.000-50.000 đồng, có lễ hội thu đến hàng trăm ngàn đồng. Vậy căn cứ nào để thu như vậy, đây là giá dịch vụ hay là phí?

Và giải trình nguyên văn sau đây của Bộ trưởng, có lẽ không mấy người dân hiểu nổi: “Phí trông giữ xe đang là phí, nhưng tới đây đề nghị sang thành giá”.

Trước nghị trường, các ĐBQH đã liệt kê vô số các khoản phí được thu chẳng theo bất cứ quy định nào: Ở thành phố, đó là phí chung cư. Ở nông thôn thì nhan nhản các loại “phí”: Xây dựng trường học, xây dựng đường giao thông, xây dựng trạm xá. Ở khắp nơi, là: Các khoản từ thiện, xã hội, khuyến học, phí an ninh, phí công chứng... không phải là phí, nhưng được thu đúng như phí.

Hay như chính Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính Nguyễn Trọng Nghĩa xác nhận trên báo chí về “phí xây dựng”, trong khi người dân đã phải nộp như lệ phí địa chính, lệ phí cấp phép xây dựng, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Cũng không chỉ địa phương, bất cứ ai cũng có thể đặt ra để thu phí. Chẳng hạn như chính thừa nhận của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, đó là phí bến bãi, phí ra vào khu công nghiệp... những khoản thu theo cơ chế giá dịch vụ, hoàn toàn không phải là các khoản thu theo cơ chế phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.

Và có lẽ, nói về sự phi lý của phí, không thể không dẫn ra đây phát biểu nghị trường của ĐBQH Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) về thực tế có những loại phí “thu không đủ chi trả phục vụ đơn vị thu phí... Ngân sách nhà nước không thu được bao nhiêu, trong khi nhân dân thì thiệt thòi”.

Nguồn: Lao Động

3 nhận xét:

  1. Nặc danh19:01 14/4/14

    Đấy là phần cống nộp xã hội đỏ , còn phần cống nộp xã hội đen cũng không kém , theo kiểu đất có thổ công , sông có hà bá....

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh17:17 15/4/14

    Nợ công đến hơn 90% gdp, vậy phải móc của dân để trả nợ chứ. Dân không đóng thì ngân sách lấy đâu ra để các wan tham ô. Sự nghiệp cách mệnh là sự ngjỉẹp toàn dân, vậy dân phải nộp từ cái rau, con cá để làm cách mệnh.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh19:28 15/4/14

    Nợ công đến hơn 90% gdp, vậy phải móc của dân để trả nợ chứ. Dân không đóng thì ngân sách lấy đâu ra để các wan tham ô. Sự nghiệp cách mệnh là sự ngjỉẹp toàn dân, vậy dân phải nộp từ cái rau, con cá để làm cách mệnh.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog