Chia sẻ

Tre Làng

QUAN HỆ VIỆT - MỸ TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

Quan hệ Việt Nam-Mỹ trên đà phát triển mạnh mẽ

QUANG VŨ (TTXVN/VIETNAM+)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng với Chủ tịch Thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy sau buổi hội đàm. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy dẫn đầu Đoàn nghị sỹ Mỹ đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. 

Sáng 17/4, lễ đón Chủ tịch Thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy và đoàn đã diễn ra trọng thể tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. 

Ngay sau lễ đón, trong không khí cởi mở, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy cùng đoàn nghị sỹ hai nước Việt Nam-Mỹ đã cùng đi dạo tại vườn hoa Lý Thái Tổ và bờ Hồ Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội. Ngay sau đó, hai bên đã tiến hành hội đàm.

Phát biểu tại hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhiệt liệt hoan nghênh Đoàn nghị sỹ Quốc hội Mỹ do ngài Chủ tịch Thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy dẫn đầu sang thăm chính thức Việt Nam trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp sau gần 20 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1995) và trên đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ đối tác toàn diện.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Mỹ và quyết tâm thực hiện các thỏa thuận phù hợp với tinh thần quan hệ đối tác toàn diện.

Đánh giá cao những đóng góp có ý nghĩa của ngài Patrick Leahy và nhiều nghị sỹ Mỹ trong nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn hai nước đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động này; hướng tới một mối quan hệ mới vì lợi ích lâu dài giữa hai dân tộc và hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng quan hệ hợp tác hai nước còn chưa tương xứng với tiềm năng mỗi bên. Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Quốc hội hai nước tăng cường trao đổi để thúc đẩy sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) phù hợp với lợi ích của cả hai bên, tránh thông qua những quyết định bất lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại song phương. 

Việt Nam mong muốn Quốc hội Mỹ dành ngân sách thích đáng để giải quyết những vấn đề nhân đạo tại Việt Nam. Quốc hội hai nước cũng cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp, tìm cơ chế đối thoại thích hợp, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm lập pháp...

Vui mừng thông báo về việc Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trân trọng mời ngài Patrick Leahy và Đoàn nghị sỹ Mỹ sang tham dự Đại hội đồng IPU 132 tại Hà Nội vào năm 2015 - năm kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ.

Về phần mình, Chủ tịch Thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy chân thành cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Quốc hội Việt Nam đã dành cho đoàn sự đón tiếp nồng nhiệt và trọng thị. Ngài Patrick Leahy cho biết trong chuyến thăm Việt Nam lần này, đoàn gồm các nghị sỹ của cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa với mong muốn tìm các cơ hội hợp tác, tăng cường quan hệ giữa hai nước, hai Quốc hội.

Bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam, ngài Patrick Leahy khẳng định luôn ủng hộ việc thúc đẩy những nỗ lực của Mỹ trong việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh tại Việt Nam và tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước.

Ngài Patrick Leahy nhấn mạnh những thành công đạt được trong hợp tác song phương giữa hai nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước; góp phần định hướng thúc đẩy hợp tác trong tương lai. 

Ngài Patrick Leahy hy vọng các thế hệ tiếp nối của cả hai nước sẽ kế thừa và phát huy, đưa quan hệ giữa hai nước ngày càng thu được nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân hai nước.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì tiệc chiêu đãi Chủ tịch Thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy và đoàn nghị sỹ Mỹ.

5 nhận xét:

  1. Tôi tin chắc sẽ có người nhìn vào bài viết này và có những ý kiến trái chiều, bởi lẽ trong ý nghĩ của họ vẫn còn cho rằng Mỹ và Việt Nam đối đầu nhau, nếu hợp tác với nhau khác gì là chịu thua Mỹ. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, quan hệ quốc tế hiện nay phải xem xét trên quan điểm đối tác đối tượng rồi, cái gì tốt cho ta thì ta hợp tác còn bất lợi cho ta thì ta đấu tranh chứ không phải là nước thù địch, nước bạn bè giống trước nữa

    Trả lờiXóa
  2. đúng rồi, giờ chúng ta phải theo qua điểm khác rồi, phải là đối tác đối tượng chứ không có kẻ thù vĩnh viễn và bàn bè viễn vĩnh được, cái gì có ích cho dân tộc thì ta hợp tác thôi, còn xấu thì ta chống thôi, nếu hợp tác với Mỹ đem lại nguồn lợi cho ta thì ta sẵn sàng hợp tác còn trên các vấn đề khác như chính trị hay nhân quyền, nếu Mỹ chống ta thì ta cũng cần phải đấu tranh lại

    Trả lờiXóa
  3. Trong xu thế hội nhập như hiện nay lợi ích quốc gia mới mãi mãi chúng ta giao lưu hợp tác tranh thủ mọi cơ hội cho đất nước phát triển. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta quên đi việc đề phòng âm mưu hoạt động của Mỹ nhằm chuyển hóa nhà nước ta. Đất là mục tiêu mà người Mỹ chưa bao giờ từ bỏ ở Việt Nam. Cần cảnh giác cao hơn!

    Trả lờiXóa
  4. đúng là mối thù hận của nhân dân ta đối với bọn Mỹ này quả là mãi không thể nào hết được bởi những tội ác mà chúng gây ra cho người dân Việt Nam mình. nhưng mọi thứ đã qua bây giờ hòa bình rồi mình cũng nên quan tâm đến những vấn đề hợp tác với các đối tác mạnh như Mỹ sẽ giúp chúng ta tận dụng được những thành tựu khoa học của nhân loại, thế nhưng thiết nghĩ bởi chúng ta và họ là hai chế độ khác nhau cho nên chúng ta không thể tin tưởng chúng vì biểu hiện rõ ở các cái đài phản động có nguồn gốc từ Mỹ đó

    Trả lờiXóa
  5. đúng thế việc nhà nước ta hợp tác với chính kẻ thù của mình trong thời đại này là đúng bởi, nếu không chúng ta sẽ bị tụt hậu ngay với thế giới. Những thành tựu khoa học và công nghệ của bọn Mỹ là sự tụ họp của thế giới rất nhiều ở đó. Bởi trong các cuộc chiến tranh thế giới thì đất nước Mỹ là đất nước nằm ngoài các cuộc chiến tranh cho nên khi chiến tranh xảy ra thì nhiều nhà tri thức vì tránh chiến tranh nên đã di chuyển đến Mỹ và điều đó khiến Mỹ càng ngày phát triển mạnh. CHúng ta hợp tác với chúng không phải là thua chúng hay chịu theo chúng mà chúng chỉ hợp tác về những lĩnh vực tri thức kinh tế khoa học mà thôi, còn vấn đề chính trị thì chúng vẫn có những tác động chống phá chế độ của ta một cách âm thầm thông qua những kẻ chấp nhận bán lương tâm mình vì những lợi ích cá nhân một cách bẩn thỉu

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog