Chia sẻ

Tre Làng

THAM NHŨNG VẶT KHẮP NƠI

TT - Kết quả một cuộc khảo sát được công bố ngày 2-4 cho thấy tình trạng tham nhũng vặt diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, cứ đụng đến thủ tục là người dân phải “lót tay”.

Biểu đồ đánh giá tình hình tham nhũng và hối lộ trong khu vực công (2011-2013) Nguồn: báo cáo của PAPI - Đồ họa: V.Cường

Ngày 2-4, kết quả công bố Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2013 cho thấy tham nhũng vặt diễn ra phổ biến ở hầu hết địa phương, trong khi người dân bị cán bộ đối xử thiếu tôn trọng...

Theo kết quả công bố, các địa phương được đánh giá cao nhất trong chỉ số PAPI 2013 lần lượt là Quảng Bình, Quảng Trị, Long An, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng... Một số TP lớn đều có thứ hạng không cao như TP.HCM (26), Hà Nội (28), Hải Phòng (48)...

Đứng cuối bảng là Bắc Giang, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Kon Tum... Đặc biệt, Bắc Giang là địa phương bị người dân đánh giá nhiều chỉ số thành phần đều đứng cuối bảng.

Đụng đến thủ tục là phải “lót tay”
Kết quả khảo sát người dân của PAPI cho thấy tình trạng lót tay để có việc làm trong khu vực nhà nước vẫn diễn ra ở tất cả tỉnh, thành. Các loại tham nhũng vặt cũng đang phổ biến trên cả nước
Ông Đặng Hoàng Giang
Khi được hỏi về tính công khai minh bạch, theo ông Jairo Acuna Alfaro (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, trưởng nhóm thực hiện PAPI), khoảng 80% người tham gia cuộc khảo sát khẳng định không được biết đến quy hoạch hay kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.

Nơi thấp nhất là 1,6% và nơi cao nhất cũng chỉ 50% người dân biết về thông tin này, trong đó chỉ có 19% là nhờ chính quyền thông báo.

Theo ông Jairo Acuna Alfaro, chỉ số này “hầu như không có sự thay đổi tích cực nào từ năm 2011-2013”.

Khảo sát về việc đóng góp tự nguyện, kết quả cho thấy có tới hơn 50% người dân cho biết đã đóng góp để xây mới hay tu sửa các công trình công cộng ở địa phương... là do bị chính quyền vận động hoặc ép buộc.

Đặc biệt, 75% trong số này cho biết đóng góp của họ có được ghi chép vào sổ, riêng tại Lai Châu tỉ lệ này là 36%. Tính chung về chỉ số công khai minh bạch, Quảng Bình đứng đầu, tiếp theo là Đà Nẵng, Thanh Hóa... Ba tỉnh cuối bảng là Kiên Giang, Đồng Tháp và Bắc Giang.

Đánh giá về tình trạng tham nhũng, có 42% người dân cho rằng họ vẫn phải hối lộ khi đi khám bệnh ở bệnh viện tuyến quận, huyện. 30% người dân được hỏi cho rằng có tham nhũng khi làm thủ tục liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 24% cho rằng phải mất thêm tiền khi xin cấp phép xây dựng, 42% nêu có tiêu cực khi xin việc vào cơ quan nhà nước...

Chỉ có 38% người dân cho rằng chính quyền địa phương đã nghiêm túc trong xử lý các vụ tham nhũng được phát hiện. Tiền Giang, Long An, Cần Thơ là các địa phương được đánh giá đứng đầu về kiểm soát tham nhũng trong khu vực công. Hải Phòng và Hà Nội thuộc nhóm cuối bảng trong khi Bắc Giang đứng thấp nhất.

Theo ông Jairo Acuna Alfaro, “kiểm soát tham nhũng trong dịch vụ công” là nội dung được người dân đánh giá có sự tăng điểm lớn nhất trong năm 2013 so với năm 2012, dù mức độ tăng điểm không đáng kể.

Tuy nhiên, theo ông Jairo, chỉ tiêu thành phần “quyết tâm chống tham nhũng ở cấp địa phương” dường như không có biến chuyển nào sau nhiều năm.

Khổ sở với... sổ đỏ

Về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), hầu hết người dân đều khẳng định gặp nhiều khó khăn, thậm chí “quá khổ”, trong đó gần 20% người dân cho biết phải qua nhiều cửa mới làm xong các thủ tục.

Hệ quả là 6,3% người dân đã phải thuê trung gian thay vì trực tiếp đến bộ phận một cửa. Theo quy định, thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến sổ đỏ chỉ khoảng 30 ngày, nhưng kết quả khảo sát cho thấy thời gian hoàn tất thủ tục này kéo dài rất nhiều, thậm chí có trường hợp lên đến 700 ngày (tức hai năm).

“Điểm số xếp hạng của dân về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thấp nhất trong bốn nhóm dịch vụ hành chính công được đánh giá. Điều đó cho thấy quy trình, thủ tục cấp mới, đổi và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần được rà soát và đơn giản hóa hơn nữa” - báo cáo của PAPI nhấn mạnh.

Với các câu hỏi cụ thể về công chức có thạo việc không, công chức làm thủ tục này có thái độ lịch sự không, có nhận được kết quả như lịch hẹn không... nhiều người dân khẳng định bị công chức đối xử thiếu tôn trọng. Với thủ tục hành chính cấp xã phường, nguyên nhân chính dẫn đến giảm sự hài lòng của người dân là không trả kết quả đúng hẹn (51%), thái độ thiếu tôn trọng (50%).

Trong khi đó, với câu hỏi “công chức có đối xử lịch sự không?”, kết quả cho thấy nhiều nơi người dân chưa thật sự được đối xử lịch sự. Các địa phương có điểm số này khá thấp là Khánh Hòa, Quảng Ninh, Cao Bằng và Điện Biên, trong khi Hậu Giang, Thanh Hóa được đánh giá tốt nhất. Báo cáo PAPI nêu rõ chính thái độ phục vụ và sự thạo việc của công chức đang kéo chỉ số thủ tục hành chính công xuống, mặc dù hai chỉ số này đã có sự cải thiện thời gian qua.

CẦM VĂN KÌNH

8 nhận xét:

  1. Nói về nguyên nhân của tham nhũng không phụ thuộc vào đất nước đó theo thể chế chính trị nào, mà nó phụ thuộc vào mức độ dân chủ ở quốc gia đó. Chính vì vậy không phải chỉ ở những nước nghèo hay theo chế độ xã hội chủ nghĩa hoặc tư bản chủ nghĩa thì tình trạng tham nhũng đều hoành hành cả, nhất là những nước có những luật pháp quy định không chặt chẽ sẽ dẫn đến tham nhũng và tác hại của tham nhũng chắc hẳn ai cũng biết là rất lớn

    Trả lờiXóa
  2. Trong thời gian gần đây thì vấn đề tham nhũng ở nước ta ngày càng nổi lên như là một vấn nạn của đất nước mà cần phải thay đổi, sửa chữa ngay không thì tác hại của tham nhũng là cực kì to lớn nó sẽ khiến ngân sách của đất nước ngày càng kiệt quệ làm cho tình trạng phân chia giai cấp ngày càng lớn và tăng cao, chính vì vậy niềm tin của nhân dân và Đảng và nhà nước sẽ giảm lúc đó hẳn ai cũng biết sẽ nguy hiểm đến thế nào khi niềm tin không còn

    Trả lờiXóa
  3. Tình hình tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là đáng báo động, có nhiều qua chức cấp cao đã bị phanh phui và đưa ra ánh sáng pháp luật, tuy nhiên không thể nói là chỉ có chế độ cộng sản mới có tham nhũng được, mà ở những nước tư bản thì tham nhũng cũng rất nhiều, và có những vụ tham nhũng rất lớn trên thế giới chứng tỏ bất kì một nước nào cũng trải qua vấn đề tham nhũng điều quan trọng là chúng ta nên có những biện pháp cụ thể để chấm dứt hoặc hạn chế tệ nạn tham nhũng này

    Trả lờiXóa
  4. Tham nhũng không phải là một vấn đề mới từ các nhà nước phong kiến ngày xưa đã có cho nên đây có thể coi là một vấn nạn trong bất cứ xã hội nào và xã hội ta cũng như thế. Tình trạng tham nhũng vặt như trên là một hiện thực đau buồn nhưng chúng ta có quyền tin rằng với những quyết tâm của Đảng và Nhà Nước ta hiện nay tình trạng này sẽ bị đẩy lùi

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh22:16 3/4/14

    Theo dự đoán đến năm 2100 chúng ta xay xong cnxh,khi đó có lẽ tham nhũng sẽ bi đẩy lùi.Đảng ta đang rất quyết tâm.Có ban nào có dự đoán sớm hơn k ?

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh03:58 4/4/14

    Vì lãnh đạo có phải trực tiếp người dân bầu đâu mà họ phãi lich sự .....

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh07:26 4/4/14

    Dân chỉ biết đóng thuế lo mưu sinh lịch sự lam gì.Lich sự với cấp trên vì họ quyết định quyền lợi sinh mang chính trị cúa mình.Thực tế rõ như ban ngày mà các người cứ mê muội hoặc cố tình tuyen truyền lóa khoét để duy trì cơ chế phản khoa học,phi lý để tạo môi trường đục nước béo cò.Kẻ cơ hội vỗ tay,người có tâm có tài và những người dân có hiểu biết chán ngán thất vọng,lo lắng cho tương lai đất nước.

    Trả lờiXóa
  8. Những kẻ tham nhũng đều là Đảng viên cán bộ Đảng Cộng sản. Con đi ăn cướp, cha thì làm quan thì làm sao chống tham nhũng được.

    Những nước có tự do dân chủ thật sự thì rất ít tham nhũng. Ngược là những nước độc tài toàn trị như Việt nam thì tham nhũng lan tràn. Vì người dân không thề bầu chọn được một lãnh đạo thật sự chống tham nhũng.

    Dù dân ta biết rõ lão tướng Công an kia tham nhũng tiền bao nhiêu triệu đô. Nhưng có ai dám đi thưa báo hắn ta không.
    Tòa cũng là của đảng
    công an cũng là của đảng.
    luật pháp cũng là của đảng.
    tham nhũng của là từ đảng.


    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog