Chia sẻ

Tre Làng

ĐÂY CÓ PHẢI LÀ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ?

[NÓNG] Đây có phải là sách giáo khoa điện tử?

Baron Trịnh: Được một người bạn trên Facebook share cho thông tin này. Giật mình khi xem hình ảnh thấy máy tính bảng có ghi rất rõ ở phần lưng: AIC Group Smart Education. Không biết điều này có liên quan gì đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC)? Một đơn vị với vai trò tư vấn trong Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” cho Sở GD&ĐT Tp.Hồ Chí Minh - trong "Một đề án sặc mùi tiền, thiếu tính người" đang làm nóng dư luận trong thời gian qua?

Chủ blog rất băn khoăn và đặt ra câu hỏi "Đây có phải là sách giáo khoa điện tử?" sử dụng trong đề án nói trên?

Lưu ý: Bài đăng chỉ đặt câu hỏi mở. Không quy chụp, không kết luận. Thông tin (nội dung status và hình ảnh) lấy từ Facebook Thienhai Blue chỉ có giá trị tham khảo vì chưa được kiểm chứng về độ xác thực. Nội dung của status copy về đây thể hiện quan điểm tiêng của FB-er này, không phải là quan điểm của chủ blog.
--------------------------------- 

Facebook Thienhai Blue: Chuyện về thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3

Một tháng trước có một lô hàng nhập từ Đài Loan về Hải Phòng, đó là máy tính bảng, thật bất ngờ và tình cờ khi tôi quen biết với người Đài Loan đó và lấy được 1 mẫu về thử, thưc sự tôi không biết nó dành riêng cho giáo dục, chỉ thấy giá nhập cho 3000 thiết bị rất hấp dẫn, chỉ khoảng 900.000VND, với màn hình 7inch-hệ điều hành android 4.2, bên ngoài ghi smart education, và còn bất ngờ hơn nữa khi mở máy lên, toàn bộ đều giao diện tiếng Việt, và thêm bất ngờ là máy cài sẵn một số giáo trình và sách giáo khoa Việt Nam.

Suy nghĩ ban đầu của tôi “Thật tốt khi cháu tôi nó có một cái như này để học! Tôi thấy thật bổ ích”, Nhưng đó chỉ là cảm nhận ban đầu, sau khi nhận thấy phần cứng của thiết bị này thật không phù hợp với trẻ nhỏ, vì toàn bộ đều bằng nhựa, không kiên cố chắc chắn (tất nhiên với giá thành như vậy thì không thể làm tốt hơn đươc nữa!). Với mức hoạt động của trẻ nhỏ thì chỉ một vài tháng là IPAD còn hư hỏng chứ chưa nói đến thiết bị như thế này. Thật là lãng phí.

Câu chuyện sẽ chỉ dừng lại ở đó khi hôm nay tôi không đọc bài báo Nếu đề án sách giáo khoa điện tử hơn 4.000 tỷ đồng được thông qua thì hơn 327.000 học sinh lớp 1-3 sẽ phải mua máy tính bảng với giá dao động 3-5 triệu đồng/máy.

Tôi đã rất bức xúc và cảm thấy buồn, khi mà khi biết giá nhập vào của thiết bị và giá bán dự định của nó, ăn lời 2-3 triệu trên một thiết bị mà đối tượng ở đây là thế hệ tương lại của đất nước. Bạn có chấp nhận được không? Thật là xấu hổ khi kinh doanh kiểu này.

Bỏ ra 3-5 triệu đồng để mua một máy tính bảng với tuổi thọ không quá 1 năm. Với đối tượng là hơn 327.000 em học sinh, điều đó có nghĩa là một năm có khoảng 300.000 thiết bị biến thành rác thải công nghiệp, và lợi nhuận thu về cho các đối tượng kinh doanh thiết bị này khoảng 1000 tỷ đồng/ năm. Thật sự tôi rất mong đề án này thất bại, để con em chúng ta không phải vác thêm 1 đống sách giáo khoa cộng với sức nặng của chiếc máy tính bảng, và bố mẹ không phải nhức đầu khi phải kiếm tiền mua máy tính bảng cho con em mình mỗi năm một cái. Việt Nam sẽ không có thêm một đống rác thải công nhiệp.

Và đây là hình ảnh thực tế.










2 nhận xét:

  1. Chửi bậy phát. Dkm, chúng nó chỉ biet tiền. Thằng nào bảo dùng MTB hơn SGK in bản giấy tranh luận với tôi

    Trả lờiXóa
  2. Những ngày gần đây, dân tình đang xôn xao bàn tán chuyện Tp. HCM chuẩn bị thí điểm một dự án lên đến gần 4000 tỷ VND để “hiện đại hóa” giáo dục tiểu học của Thành phố thông qua các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại như hệ thống quản lí học tập, sách giáo khoa – giáo án điện tử, và những chiếc máy tính bảng. Chuyện lùm xùm chủ yếu xoay quanh cái máy tính bảng và số tiền khủng, báo chí đã bàn nhiều, tôi lại muốn thảo luận đôi chút về một chủ đề khác: hiện đại hóa giáo dục là hiện đại hóa cái gì?

    Phải nói ngay rằng, hiện đại hóa giáo dục không phải là đi sắm những thứ đắt tiền rồi mang vào lớp học. Việc thay bảng đen phấn trắng bằng chiếc bảng trắng bút dạ, rồi chuyển sang dùng máy chiếu cùng với Powerpoint, và ngày nay là chiếc bảng tương tác hoặc/và chiếc máy tính bảng không hề thay đổi bản chất và hiệu quả giảng dạy nếu như người thầy vẫn duy trì cách dạy của thế kỉ 19: thầy giảng giải thật kĩ, học trò cố nhớ thật nhiều. “Thầy đọc – trò chép”, “thầy giảng – trò ghi nhớ” hay “thầy chiếu – trò xem” về cơ bản là một cách dạy học lạc hậu, ngay cả khi nó được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ của thế kỉ 21.

    Hiện đại hóa giáo dục bao gồm rất nhiều nội dung, nhưng chỉ cần nhìn một nội dung căn bản nhất là “học thế nào” (hay “dạy thế nào”) là có thể thấy được có cái gì được đổi mới hay vẫn dùng một cách làm cũ kĩ, lạc hậu. Chúng ta có thể dẫn ra đây cách làm của nhóm Cánh Buồm để tham khảo về một lối tư duy về hiện đại hóa giáo dục.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog