Chia sẻ

Tre Làng

CHÙA BỒ ĐỀ LUẬN PÍ LÙ

Ong Bắp Cày

Vụ Chùa Bồ Đề nổi tiếng gần xa.

Chị ủng hộ chùa Bồ Đề. Suy cho cùng, không có chùa Bồ Đề thì hàng trăm và nhiều hơn nữa trẻ em bị bỏ rơi và có nguy cơ tạch rất cao. Đó là sự thực, cấm cãi. 

Một cách công tâm nhất, chị cho là chùa Bồ Đề đã tiếp nhận, cứu sống và nuôi dưỡng các trẻ bị bỏ rơi trong nhiều năm qua là sự thật đẹp đẽ. Trên hết, đó là hành động nhân đạo của nhà phật, nó thấm đẫm tình người, mà nếu nhà chùa không ra tay, chị tin phần lớn số trẻ đó đã không có được cuộc sống như hôm nay, nếu không muốn nói là không có cơ hội sống. Nhà chùa rộng lượng như vậy, cái kết cục cuối cùng, dù có ẩn chứa điều gì đó mà thiên hạ coi đó là "mờ ám" thì nó cũng mang đến sự sống cho bao sinh linh bé bỏng đáng thương kia. Trong khi đó, hầu hết các tổ chức được giao trọng trách nhân đạo thì hầu như không thấy đâu, họ chỉ ra tay khi có áp lực của lãnh đạo thành phố.


Chị chả biết gì về trụ trì Đàm Lan, nhưng qua đọc báo vài năm trở lại đây, có thể hơi cảm tính, chị vẫn tin rằng đó là một người tốt. Cho đến tận hôm nay, khi báo chí lên tiếng, công an vào cuộc, các đối tượng buôn bán trẻ em tại đây đã có lời khai, và Hà Nội đã họp báo, thì trụ trì Đàm Lan mặc dù là tâm điểm của VINASOI, nhưng vẫn là người trong sạch.


Đồng cảm với chị, nhiều người cho rằng, ngay từ khi chùa Bồ Đề khi chưa có tiếng tăm gì, nhưng vẫn tiếp nhận, nuôi dưỡng các cháu bé bị bỏ rơi ở cổng chùa trước khi tìm được một giải pháp lâu dài hơn. Có bạn cho rằng: "Sư Đàm Lan chắc chắn cũng không phải á thánh kiểu mẹ Teresa, giai đoạn về sau khi chùa nhận được hiệu ứng tích cực từ việc nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi, nhờ đó có nhiều người biết đến chùa và công đức cho chùa, nhiều tiền bạc đổ vào chùa hơn mức cần thiết cho việc duy trì hoạt động một ngôi chùa ở quy mô đó, sư có cách hành xử trần tục hơn cũng là việc dễ hiểu. Sư có thể không đáng ca ngợi (như giai đoạn trước vụ việc này), nhưng có lẽ cũng không đáng bị ném đá ở mức độ hiện nay". Điều đó tuyệt đối đúng.


Một vài tờ báo lên tiếng về sự chi tiêu của nhà chùa, thậm chí bơi móc cả trụ trì Đàm Lan. Về điểm này chị chả quan tâm. Nhà chùa có quyền chi tiêu những gì mà khách thập phương công đức vì sùng kính đạo Phật hay vì tiếng tăm nuôi dưỡng các cháu nhỏ bị bỏ rơi. Mà thực ra, tiền đổ về đây không nhiều như ta ngồi bàn phím tưởng tượng, bởi "lòng trắc ẩn thì vô biên, nhưng tiền lại rất hữu hạn" như cách nói của mụ Beo. Cái mà chị quan tâm hơn chính là sau khi được cứu sống, nuôi dưỡng dù ở chế độ tối thiểu thì các cháu sẽ đi đâu về đâu và tương lai của các cháu sẽ như thế nào.


Chị đây ủng hộ cả hai tay nếu như những đứa trẻ đáng thương đó được và làm con nuôi ở những gia đình có điều kiện, và vì thế các cháu sẽ có được một tương lai đẹp đẽ hơn. 


Các cháu bị bố mẹ đẻ bỏ rơi là bất hạnh trong đời, nhưng nhờ có nhà chùa, các cháu được cưu mang. Tuy nhiên, tương lai các cháu cần và nên tiếp tục ở trong một gia đình bình thường chứ không phải trong chùa. Vì thế, các cháu được đón về làm con nuôi chị cho là một giải pháp hoàn hảo. Những gia đình nhận con nuôi từ chùa, có thể công đức tùy tâm ở bất cứ đâu, và thực tế nhà chùa không đòi hỏi gì cả, chỉ mong các cháu có được tương lai tốt đẹp hơn mà thôi. Rất không nên, nhìn vào vụ việc một cô bảo mẫu lợi dụng công việc của mình làm điều bất nhân mà quy kết chùa Bồ Đề mua bán trẻ em, và phủ nhận những điều tốt đẹp mà nhà chùa đã mang lại cho xã hội. Chị e rằng, rất khó và không thể tìm ra chứng từ mua bán trẻ em ở đây.


Chị phản đối những ý kiến quy chụp chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em. Trước hết vì nhà chùa không đi cướp, hay mua trẻ em để bán hoặc phục vụ các mục đích táng tận lương tâm kiểu như bên Tàu. Thứ nữa nhà chùa đã từ bi hỉ xả đón nhận, cứu sống và nuôi dưỡng những cháu bé bị bỏ rơi, thay vì gọi điện cho các Trung tâm bảo trợ xã hội hoặc bế đến tân của UBND thành phố mà trao gửi. Rốt cuộc, chị thấy đó là việc nên được khuyến khích chứ không phải lên án. Cuối cùng, như một sự thừa nhận, chùa Bồ Đề đã làm những công việc này từ rất lâu, nhưng chính quyền thành phố cùng các cơ quan ban ngành đã bao giờ lên tiếng phản đối, hoặc sắn tay chung sức chung lòng?


Thử hỏi, không có chùa Bồ Đề, các cô gái nhẹ dạ và những tay Sở Khanh sẽ bỏ con ở đâu, ai sẽ nuôi các cháu, chúng ta có đủ lòng tốt và tiền bạc để đón nhận và chăm bẵm được hàng trăm cháu bị bỏ rơi hay không? Thực tế thì các trung tâm bảo trợ xã hội đã làm tròn bổn phận của chưa, hay chỉ đến khi báo chí lên tiếng, các cơ quan cãi nhau ỏm tỏi thì các trung tâm này mới lên tiếng?


Một sự thật không thể chối cãi, chùa Bồ Đề từ lâu đã trở thành địa chỉ nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa. Chị cũng biết chắc một điều, nhờ có chùa, nhiều em bé có nơi trú nắng trú mưa, có cơm ăn qua ngày mà không phải vất vưởng vỉa hè, xó chợ.


Rất không nên đánh sập một lòng tốt như vậy.

50 nhận xét:

  1. hướng giải quyết đối với việc chăm sóc các đối tượng xã hội tại chùa Bồ Đề và các cơ sở tôn giáo, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu cần căn cứ tình hình thực tế, quy định của pháp luật và khả năng, nguyện vọng của chùa Bồ Đề và các cơ sở tôn giáo khác để xem xét một cách toàn diện, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật, phù hợp với năng lực của từng cơ sở.

    Trả lờiXóa
  2. không ai nuôi, được chùa nhận nuôi thì quá sướng. các cơ quan nhà nước đỡ bao nhiêu việc.
    Đừng có nghĩ nuôi cả tram trẻ là đơn giản
    các bạn mới nuôi có hai đứa mà đã kêu ca rồi đó

    Trả lờiXóa
  3. Không có chùa Bồ Đề thì sẽ có nhiều trẻ em tạch. Đó là thực tế.
    Thử hỏi, có cô em nào mang con đến TT bảo trợ xã hội để bỏ con lại đấy không?
    Thử hỏi: Vì sao người ta hay mang con đến chùa Bồ Đề để bỏ con ở đó không?
    Trả lời: Đó là địa chỉ tin cậy. Ít ra con của họ cũng còn có cơ may sống và thành người.
    Hết.
    Chào.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh06:09 24/8/14

    Nhà chùa nuôi các cháu là điều đáng quý , nhưng nhà chùa không được phép cho các cháu đi nơi khác để làm con nuôi , vì nhà chùa không đủ quyền lực để giám sát các cháu khi các cháu rời khỏi chùa và chắc chắn sẽ bị kẻ khác lợi dụng ...... Bên Trung Quốc đang thiếu nhiều nội tạng trẻ em để ghép cho người bệnh lắm....

    Trả lờiXóa
  5. tôi ngĩ rằng đạo phật khác đạo giáo và nhiều đạo khác ở chỗ, đạo giáo thường ở nơi trung tâm, đông người, thực hiện các nghi lễ ảnh hưởng đến người dân xung quanh, thường can thiệp vào chuyện thế sự, còn người tu phật hay ẩn cư, lánh đời, ít tiếp xúc chuyện đời, thế nhưng gần đây xảy ra sự việc đáng tiếc làm tôi cũng thấy cảnh báo về sự loạn trong đạo, cần phải được giải quyết luôn và ngay

    Trả lờiXóa
  6. lại vẫn quay về vấn đề bảo trợ xã hội này, vấn đề này tôi nói nhiều lần rồi, thắc mắc nhiều lần rồi, không hiểu sao cứ đến lúc trẻ em bị lợi dụng đến mức bị phanh phui thì mới rầm rộ lên về tình con người, trách nhà chùa làm gì một khi nếu chùa chân chính thì không quan tâm miệng nhân gian, còn chùa giả thì lại càng trơ mặt, thế nên phải rút kinh nghiệm mà làm việc

    Trả lờiXóa
  7. Mua bán trẻ em là hành động vô nhân đạo, đi ngược lại với truyền thống đạo đức con người. Cá nhân tôi thiết nghỉ, nếu việc này không được điều tra một cách thận trọng, kỹ lưỡng và phía cơ quan thẩm quyền ko có câu trả lời chính sát với người dân thì sẽ còn nhiều vụ tượng tự nguy hiểm hơn, bởi lẻ đây là nơi thi hành đạo đức, tập hợp những người đạo đức để làm việc đạo đức cho xã hội mà lại có những hành vi trục lợi trái ngược với ý nghĩa nhân văn ban đầu.

    Trả lờiXóa
  8. Chỉ cần chúng ta sống tốt và có trách nhiệm với những gì mình làm thì sẽ không có những trường hợp như thế này xảy ra.....đa số những bé mồ côi này cũng do yêu nhau rồi lầm lỡ mà ra, sau đó lại k có trách nhiệm đến khi lòng tham vô đáy của con người nỗi dậy thì mọi chuyện đã khác đi.....chỉ tội cho những đứa bé,không cha không mẹ mà còn phải chịu cảnh kẻ bán người mua,rồi cuối cùng là số phận của bé chẳng biết đi về đâu.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi nghĩ không nên để chùa Bồ Đề nuôi dưỡng các cháu nữa, chốn tu hành nên yên tịnh, chứ nay đoàn này, mai đoàn kia đến làm thiện nguyện, công đức nườm nượp mất không khí tôn nghiêm, chùa lại không quản lý tốt tiền bá tánh đóng góp dẫn đến dư luận không tốt vừa qua đối với sư trụ trì và nhà chùa

    Trả lờiXóa
  10. Việc nuôi trẻ cần phải là các cơ sở bảo trợ của nhà nước thế này, để các bè còn được dạy dỗ, đi học và hoà nhập với các bạn khác, ốm đau được chữa bệnh. Không phủ nhận công lao của nhà chùa nhưng ở đó các bé chỉ được nuôi (với mức ăn thấp) chứ không được đi học!

    Trả lờiXóa
  11. Giúp đỡ người già cô đơn,cứu những em nhỏ bị bỏ rơi là lòng từ bi của nhà Phật.Người tu hành không phải chỉ tụng kinh niệm Phật mà con phải làm việc thiện,cứu vớt những người khốn khổ.

    Trả lờiXóa
  12. Theo tôi nhà chùa có thiện tâm nuôi giúp người khó khăn, nhưng làm sao mà biết hết luật pháp và làm sao mà phòng ngừa được người không hay trong chùa làm bậy, nên chính quyền phải hổ trợ nhà chùa hoàn thành tốt tấm lòng từ bi của mình, con sâu làm rầu nồi canh..chỉ có phần tử nhỏ làm bậy còn tinh thần của chùa luôn làm tốt mọi điều cho con người.

    Trả lờiXóa
  13. Chùa hay cơ sở Nhà nước đều tốt , miễn sao lo cho các em mồ côi và nguời già cơ nhỡ được sống trong môi trường phù hơp và an toàn ..Rút kinh nghiệm là các Chùa nếu có điều kiện nuôi trẻ ,nên có sự phối hơp với chính quyền điạ phương , và những cơ quan hữu trách để không xảy ra những vụ như vừa rồi là ổn .

    Trả lờiXóa
  14. Nếu nhà chùa được phép nuôi trẻ, người già không nơi nương tựa theo đúng qui định của pháp luật là hay nhất. Chính quyền nên xem xét hướng đi này, hợp tình người và đạo lý. Nếu làm đúng tôi tin các nhà bảo trợ chắc chắn sẽ ủng hộ và hỗ trợ.

    Trả lờiXóa
  15. Mấy lâu nay nhà chùa nuôi trẻ bị bỏ rơi và người già không nơi nương tựa là vì lòng từ bi. Nay đòi hỏi phải bảo đảm cơ sở vật chất, người nuôi trẻ phải có trình độ, quản lý trẻ và ngừoi già đúng pháp luật...thì sẽ rất khó cho nhà chùa. Tốt nhất là để cho các cơ sở Bảo trợ xã hội của nhà nước nuôi theo đúng chức năng và trẻ em được học tập theo chương trình, được phát triển toàn diện, sau này lớn lên còn được đào tạo nghề. Nhà chùa chỉ nên thu tiền công đức, tiền ủng hộ của những Mạnh Thường Quân rồi giao cho các Trung tâm bảo trợ. Không nên để nhà chùa làm việc trái với chuyên môn của nhà chùa là tu hành vì nếu tiếp tục một thời gain nữa sẽ lại có sự cố ngoài ý muốn xảy ra.

    Trả lờiXóa
  16. Được ở trong chùa dù sao cũng tốt hơn là để các bé lang thang, vất vưởng ngoài đường, bị bọn mẹ mìn đánh thuốc ngủ làm công cụ ăn xin. Các trung tâm bảo trợ cũng không thể nào cưu mang hết tất cả các bé bị bỏ rơi được

    Trả lờiXóa
  17. Làm từ thiện và nhân đạo là việc cả xã hội nên làm, theo tôi nên để chùa Bồ Đề tiếp tục hoạt động nuôi dưỡng trẻ và người già cơ nhỡ, còn ai sai đến đâu xử lý đến đó, các cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ đúng mức, nếu kiểm tra tránh sách nhiễu để lòng nhiệt huyết của người tốt không bị mai một đi

    Trả lờiXóa
  18. Làm từ thiện và nhân đạo là việc cả xã hội nên làm, theo tôi nên để chùa Bồ Đề tiếp tục hoạt động nuôi dưỡng trẻ và người già cơ nhỡ, còn ai sai đến đâu xử lý đến đó, các cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ đúng mức, nếu kiểm tra tránh sách nhiễu để lòng nhiệt huyết của người tốt không bị mai một đi. Cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức cũng như Nhà nước để làm việc này tốt hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  19. Đồng ý với bạn, nếu có trẻ rơi người ta mang đến cổng UBND thành phố à, thành phố nên kết hợp với nhà chùa để chăm sóc cho các hoàn cảnh éo le. Trẻ em và người tàn tật họ cần có nơi đến để gửi gắm, những người hảo tâm có nơi để thiện nguyện, nên có nhiều mái nhà cho những người khốn khổ ấy, thương lắm. Thế nên chúng ta cần phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng để những mảnh đời cơ nhỡ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Trả lờiXóa
  20. Dẫu biết rằng''Kinh nhà Đạo, gạo nhà chùa'' thì không bao giờ thiếu, nhưng nhà chùa chỉ nên cưu mang người cơ nhỡ trong một thời gian ngắn và sau đó tìm cách đưa họ vào các tổ chức nuôi dưỡng của xã hội, vì không phải chỉ nuôi mà còn phải dạy nữa và quan trọng hơn là mọi thứ phải theo pháp luật và cần được giám sát thường xuyên. Chỉ có làm được như thế mới có thể đảm bảo được không xảy ra những vấn đề tương tự.

    Trả lờiXóa
  21. Giúp đỡ người già cô đơn,cứu những em nhỏ bị bỏ rơi là lòng từ bi của nhà Phật.Người tu hành không phải chỉ tụng kinh niệm Phật mà con phải làm việc thiện,cứu vớt những người khốn khổ.Ni sư Đàm Lan muốn giữ những người già cô đơn và những em nhỏ lai chuà để tiếp tục nuôi dưỡng cũng xuất phát từ lòng từ bi đó.Mong các cấp chính quyền giải quyết theo nguyện vọng của ni sư Đàm Lan. Thế nên cần phải có những sự quan tâm giúp đỡ cũng như chung tay góp sức của cả cộng đồng để việc này được tốt hơn.

    Trả lờiXóa
  22. Nếu muốn Chùa nuôi dưỡng tốt như các trung tâm bảo trợ xã hội thì Chùa cũng phải được hưởng các chế độ cung cấp kinh phí như các trung tâm bảo trợ xã hội. Trong điều kiện các trung tâm bảo trợ xã hội còn nhiều khó khăn thì theo tôi không chỉ cho phép các chùa mà còn nên vận động nhiều chủ thể, nhiều thành phần khác nuôi dưỡng trẻ em, người già không nơi nương tựa dưới sự quản lý, giám sát của chính quyền các cấp. Nhà chùa đã có sẵn cơ sở vật chất rồi, hàng trăm con người chứ có ít đâu, nhà mình nuôi thêm 1 người còn khó, nên ủng hộ nhà chùa làm từ thiện, mong sư Đàm Lan chú tâm hơn để các con đỡ thiệt thòi.

    Trả lờiXóa
  23. Theo tôi nhà chùa có thiện tâm nuôi giúp người khó khăn, nhưng làm sao mà biết hết luật pháp và làm sao mà phòng ngừa được người không hay trong chùa làm bậy, nên chính quyền phải hổ trợ nhà chùa hoàn thành tốt tấm lòng từ bi của mình, con sâu làm rầu nồi canh..chỉ có phần tử nhỏ làm bậy còn tinh thần của chùa luôn làm tốt mọi điều cho con người.. Vậy nên cần phải có những sự chung tay góp sức của cả cộng đồng để việc này được giải quyết một cách tốt đẹp hơn.

    Trả lờiXóa
  24. Tôi thấy có vài điều khó lý giải khi Ni sư quá nôn nóng việc nhận nuôi trẻ trở lại. Theo Trụ trì chùa Bồ Đề giãi bày, nếu chùa không được tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ mồ côi nữa sẽ làm “mất hình ảnh từ bi, hỉ xả của đạo Phật”. Lạ thật. Chả lẽ chùa Quán sứ và hàng trăm chùa khác ở Hà nội không nuôi trẻ nên không có “hình ảnh từ bi, hỉ xả của đạo Phật” như chùa Bồ đề? Chùa hay cơ sở Nhà nước đều tốt , miễn sao lo cho các em mồ côi và nguời già cơ nhỡ được sống trong môi trường phù hơp và an toàn ..Rút kinh nghiệm là các Chùa nếu có điều kiện nuôi trẻ ,nên có sự phối hơp với chính quyền điạ phương , và những cơ quan hữu trách để không xảy ra những vụ như vừa rồi là ổn

    Trả lờiXóa
  25. Nhà chùa, nhà thờ, "nhà thương" của những người hảo tâm đều là những cơ sở từ thiện đúng nghĩa. Các trung tâm xã hội tuy có thể có được sự quản lý chuyên nghiệp hơn, nhưng chính sự chuyên nghiệp về mặt hành chánh có khi lại trở thành rào cản thách thức những tấm lòng. Mong sao cả hai bên vì yêu thương vô vị lợi mà kết hợp giúp đỡ lẫn nhau. Mong sao chính sách giáo dục và phát triển đất nước không tạo thêm những mảnh đời bất hạnh nữa!

    Trả lờiXóa
  26. Nhà Chùa...là những cơ sở từ thiện, vì tình thương và sự cảm thông với các số phận, nhưng thiếu chuyên môn và cơ sở vật chất . Các trung tâm thi ngược lại....Vì vậy, mong các bên hợp tác, hổ trợ nhau, bổ sung phần khiếm khuyết, để tất cả hoạt động tốt và hữu hiệu hơn, an ủi và chăm sóc các mãnh đời bất hạnh tốt nhất có thể. Những sai sót phải được khắc phục. Những người cố tình làm sai, lạm dụng, vi phạm pháp luật, phải được làm rỏ để xử lý nghiêm khắc. Tránh nghĩ oan, kết tôi oan cho người từ tâm, bất vụ lợi, sẽ rất tội lổi!!! Họ cần phải được nêu gương, vinh danh và tôn trọng. Xin đừng ai xúc phạm bừa bãi, tổn thương danh dự và tấm lòng nhân ái của họ!!

    Trả lờiXóa
  27. Cuộc đời ai cũng sinh, lão, bệnh, tử. Ai cũng có mẹ cha và ai cũng có một mái nhà. Ấy âu đã là cái lẽ quá thường.Trẻ trong vòng tay mẹ cha, ông bà, già thời cận kề con cháu. Mấy ai trong chúng ta thấu nỗi đớn đau khi thấy những cánh chim non bị quăng ra khỏi tổ tự lúc lọt lòng? Mấy ai trong chúng ta thấu nỗi đớn đau khi cảnh già run rẩy lết những bước cuối đời nơi lang bạt gầm cầu, góc phố? Trên con đường đời chúng ta đi, lướt qua mỗi sáng là vô vàn cảnh đời. Lòng thắt đau vì ánh mắt sáng ngời của thằng bé đánh giày khi khách bước ra để rồi xông vào húp nốt chút nước phở thừa, hay một bà già rưng rưng khi đếm tiền vì trả nhầm, thừa cho khách 2 ngàn tiền bán gói bông tăm. Đau xót biết bao nhiêu khi một chút nước phở thừa, hai ngàn đồng lại là niềm hạnh phúc, khổ đau cũng của một kiếp con người. Rồi những cô gái đứng bên những vỉa hè. Họ mong manh, run rẩy trong trời đầy mưa gió với một cuộc đời cũng tràn ngập gió mưa. Nhìn nước mắt của những chú chim non ngơ ngác, thêm một lần mất tổ, nhìn những đôi chân gầy run rẩy rời chốn tựa nương quen. Tại sao lại nỡ thêm một bận chia lìa? Hỡi ôi trong kiếp trần ai này mấy ai đau thấu.

    Trả lờiXóa
  28. Người vi phạm cũng đã bị bắt. Cơ quan chức năng nên hướng dẫn chăm trẻ cho đúng luật tại chùa. Nước ta còn thiếu rất nhiều cơ sở từ thiện và những mảnh đời bất hạnh còn nhiều lắm và trong tương lai vẫn còn đang tiếp diễn. Vậy mang các bé đi làm gì??? Nếu tương lai vẫn còn nhiều bé bất hạnh khác vậy có chỗ dung nạp bé không? Hay chỉ các bé này thì không còn nữa. Tệ nạn thì đâu cũng có, chỗ bé ở có tội tình gi? Con sâu làm ung thư nồi canh. Bắt con sâu đó đi để canh cơm được ngon trong tương lai là được rồi? Để các bé sinh hoạt như cũ là tốt nhất. Với lại chỉ có trường hợp buôn bán chứ có nghe nói bị ngược đãi trong chăm sóc đâu mà mang các bé đi chi vậy??? Bắt người buôn bán là được rồi....

    Trả lờiXóa
  29. Thương cho những mảnh đời bất hạnh, dù biết rằng theo luật nhân quả thì đó là Quả mà họ phải chịu do họ đã tạo Nhân từ kiếp trước. Trong mỗi chúng ta có rất nhiều người có điều kiện sống tốt hơn họ rất rất rất....rất nhiều nhưng ta lại bất mãn với cuộc sống hiện tại vì những đòi hỏi phù phiếm. Đối với họ dù chỉ trong giấc mơ thôi họ củng chẳng dám mơ có một ngày sẽ được như chúng ta. Hãy biết yêu quý cuộc sống, yêu thương giúp đở những người xung quanh mình vì cuộc sống là không chờ đợi.

    Trả lờiXóa
  30. Tôi chỉ mong mỗi người trưởng thành "hưởng thụ cuộc sống có trách nhiệm" để không còn cảnh các cháu phải chịu cảnh " một cha, hai mẹ; một mẹ hai cha; hoặc không cha không mẹ" như thế này? Giáo dục và nuôi dưỡng trẻ mồ côi không phải nơi những cơ sở đầy đủ và tiện nghi mà cân có những tình thương chân thật từ những tấm lòng.
    Trẻ em không chỉ nghe chúng ta bằng lỗ tai mà còn bằng cả con mắt nữa các bạn.
    Tôi mơ ước một ngày nào đó sẽ không còn các cô nhi viện, trung tâm xã hội cho trẻ mồ côi nữa.

    Trả lờiXóa
  31. người già thường tìm đến Nhà Phật vốn dĩ họ muốn thanh thản, an nhàn sau một cuộc đời vất vả, hoặc thâm chí là cầu an cho gia đạo ngay cả khi đã bị bỏ rơi. Còn trẻ khuyết tật thật sự không vô hồn, không vô cảm. Các em ngược lại rất nhạy cảm và ghi nhớ rất sâu. Sự gắn kết từ nhỏ với bảo mẫu đã giúp các em tồn tại, có chổ bấu víu. Tách các em với những người “mẹ” này sẽ tạo nên lỗ hổng trong tâm hồn các em. Trung tâm bảo trợ không phải là nơi không tốt, nhưng vì quá đông nên việc san sẻ yêu thương, chăm sóc tận tâm là rất khó. Một cuộc đời chẳng còn bao lâu, và những cuộc đời bắt đầu nhưng tương lai bất định, thì thử hỏi nơi nào sẽ an ủi nhiều hơn?

    Trả lờiXóa
  32. trước hết giải quyết vấn đề nhân lực như trong bài báo nêu ra. Việc tuyển dụng nhân lực không diễn ra trong thời gian ngắn, rồi đào tạo, va chạm thực tế, chi phí ăn ở. Tiếp đến là cơ sở vật chất, sửa chữa, làm mới, và các trang thiết bị. Trung tâm Ba Vì có thể lớn, nhưng về tương lai họ sẽ phải “gồng gánh” nhiều người, kinh phí không thể kham nổi. Hơn nữa, về lĩnh vực chuyên môn, nhân lực & điều kiện thực tế chưa chắc đã bằng khu vực tư nhân. Đó là lý do vì sao mà Nhà May Mắn được chính quyền ủng hộ, tạo điều kiện cho duy trì, phát triển. Một bên thật sự có thể chia sẻ áp lực về kinh phí, nhân lực, nơi ở; một bên phụ trách phần giám sát, huấn luyện, đào tạo; như thế cũng hợp với câu Nhà nước và dân cùng làm!

    Trả lờiXóa
  33. Nếu sự việc này không liên quan đến sư cô Thích Đàm Lan thì dư luận cũng đừng nên quá khắt khe với sư cô. Có thể sư cô cũng không hay biết về việc mua bán trẻ con trong chùa, nếu dư luận phát hiện có sự mua bán này thì nên phối hợp với sư cô và các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn và bảo vệ quyền lợi cho các con. Hãy vì các con mà tìm nơi dưỡng dục tốt nhất cho các con, nếu các con vẫn muốn ở lại chùa với sư cô thì các cơ quan chức năng hãy tạo điều kiện hỗ trợ về mặt vật chất, tinh thần, y tế, giáo dục.... cho nhà chùa để chăm sóc các con tốt hơn, đồng thời các cơ quan chức năng cũng phải thực hiện nhiệm vụ giám sát các hoạt động ảnh hưởng đến các con ở chùa để kịp thời hỗ trợ, phát huy thiện chí và kịp thời ngăn chặn cái ác, nguy hiểm đến các con. Cầu trời cho mọi việc tốt đẹp đến với các con.

    Trả lờiXóa
  34. Xin đừng chê bai nhà chùa. Tuy thiếu thốn, không bằng các trung tâm, nhưng đó là nơi duy nhất mở rộng vòng tay chào đón bọn trẻ khi chúng bơ vơ, không nơi nương tựa, chứ chẳng phải một trung tâm nào cả! Điều kiện của các trung tâm tốt thật đấy, vậy sao ngay từ đầu không nhận các em? Các bạn phê phán nhà chùa, vậy thử hỏi các bạn có làm được như nhà chùa không? Tất cả các tâm lòng nhân ái đều đáng được hoan nghênh, trân trọng, chưa tốt thì cố gắng cải thiện!

    Trả lờiXóa
  35. Thiết nghĩ, cả nước ta, đâu phải nơi nào cũng có điều kiện, hổng lẽ chùa nào có chuyện xãy ra thế này là di dơi ư, như vậy những trung tâm được coi là có khả năng nuôi dưỡng, có bảo mẫu chuyên môn lúc ấy có quá nhiều trẻ liệu có chất lượng ko? thay vào đó giờ chính quyền nhà nước hãy lên chính sách đào tạo cho những người cơ nhỡ không nơi nương tựa, một phần là nuôi dạy những mãnh đời bất hạnh tốt hơn, một phần là tạo công ăn việc làm cho họ... Tôi không muốn các em phải bị như thế này, thiếu thốn tình thương lại phải mãi di dời nơi mình sinh sống. Tôi nghiệp các em lắm. Mà tôi cũng có niềm tin ở cửa Phật, mong xã hội đừng nghĩ mãi về con sâu đó, để phải làm rầu nồi canh! Nam Mô A Di Đà Phật!

    Trả lờiXóa
  36. con sâu bắt đi rùi mà, sao mình không chăm bón cho cây đi, mang cây đi nơi khác chắc có sống tốt hơn không!những giọng nói tiếng cười rùi sẽ vắng bóng. thương cho các em phải xa lìa những người chăm sóc mình khác gì bán đi.Nhà chùa đã có gắng nuôi dạy các em trong điều kiện thiếu thốn, vậy tại sao không đầu tư cải tạo thêm cho nhà chùa mà chuyển đi tới chỗ khác chứ. Mong ở môi trường mới các Cô bảo mẫu chăm sóc các bé thật tốt. Chúc các cô sức khỏe.

    Trả lờiXóa
  37. thật lạ, khi đi khỏi chùa các bé lại khóc, có nghĩa là các bé cảm thấy sợ hoặc là bất an khi đi, vậy thì cớ gì phải chuyển đi, tội nghiệp quá, cửa phật từ bi mà, ai sai người đó chịu chứ.. thấy hình ảnh các ni sư ẵm các cháu mà tôi rớt nước mắt. Thương người từ tận đáy lòng của các ni sư đã cưu mang gần hai trăm con người cơ nhỡ. Con mong sau này các ni sư vẫn mang tấm lòng từ bi để giúp đỡ những người cơ nhỡ khi các nơi nuôi dưỡng trẻ đều quá khả năng về cả nhân lực và vật lực. Cầu mong các sư thầy luôn mạnh khỏe. Con rất khâm phục tấm lòng nhân hậu của các sư.

    Trả lờiXóa
  38. Nếu ngày ấy không có cổng chùa cho cha mẹ bất đắc dĩ để lại những đứa con, nếu ngày ấy không có những tấm lòng nhân ái của Phật cưu mang thì liệu có những đứa trẻ bây giờ??? Họ đã từ bi, đã nuôi duongx những thân phận bất hạnh từ khi chưa có những quyên góp của những nhà hảo tâm và của những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... Đừng phán xét họ, đừng lên án họ, chắc gì chúng ta đã đủ tư cách. Hãy nhìn những cái nhìn lưu luyến, bin rịn,những giọt nước mắt của những người đã chăm sóc cho những đứa trẻ để suy ngẫm. Đó là cái Tình.

    Trả lờiXóa
  39. thử hỏi nếu ko có tấm lòng từ bi hỉ xả ấy hơn 30 thân phận kia sẽ đi về đâu trong khi mọi việc đến bây giờ mới được quan tâm một cách nghiêm túc , đúng đắn . Phàm ở trên đời nơi đâu chẳng có tốt xấu , trắng đen , những bảo mẫu bất đắc dĩ kia họ đâu có mặc áo tu hành ,họ đâu có tư lợi ích gì mà hàng ngày họ vẫn chăm chút cho những thân phận ko may mắn kia...thiết nghĩ chúng ta nên nhìn vào chùa , và các bảo mẫu chân tình kia bằng cái tâm nhà phật. Ở đâu mà ko quản lý tốt cũng sẽ xảy ra những sự việc đáng tiếc như vậy thôi.Một số bộ phận con người đã làm hỏng hình ảnh từ bi của chùa. Tiếc quá. Chỉ thương các em nhỏ.

    Trả lờiXóa
  40. Nhà chùa là nơi cứu vớt những hoàn cảnh không nơi nương tựa, so với những đứa trẻ bị bỏ rơi ngoài đời, những người già lang thang, thì nơi này đã quá là ấm áp. Tại sao khi cơ nhỡ họ tìm đến chùa, những bà mẹ lầm lỡ lại để con ở cổng chùa mà không phải là trung tâm bảo trợ. chuyển như thế này có chút nhẫn tâm với các nhà sư và bảo mẫu, giống như việc cứu vớt những mảnh đời của họ là sai trái vậy. Sao không tập huấn cho họ làm đúng cách và nhà nước có cách tổ chức tốt hơn? vậy sau này những mảnh đời khác lại tìm đến đây nương tựa thì họ không được rủ lòng từ bi cửa phật nữa hay sao?

    Trả lờiXóa
  41. Nhìn cảnh mà Tôi rơi nước mắt. Theo Tôi việc không cho chùa Bồ Đề cưu mang các mãnh đời bất hạnh là việc chưa đúng, chưa chắc các cháu được nuôi dưỡng tốt hơn ở các Trung tâm bảo trợ xã hội. Việc nhà chùa đứng ra nhận nuôi dưỡng các mãnh đời bất hạnh là việc tốt, xã hội phải hỗ trợ, nếu có chổ nào nhà chùa làm chưa đúng thì xã hội phải giúp đở để nhà chùa làm đúng. Không có chùa Bồ đề cưu mang thì không biết ngày nay các cháu có còn để được đến chỗ ở mới hay không?
    Mong rằng đến nơi ở mới các bé sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn...

    Trả lờiXóa
  42. theo tôi. chúng ta không nên di dời các cá thể nay đi, mà nên đầu tư thêm vào đó như: nguồn lực, kiến thức kỷ năng cung như là cơ sở vật chất. v.v. vì chúng ta biết các cơ sở của nhà nước đều luôn trong hoàn cảnh quá tải.... thiết nghĩ cần lắm những cơ sở tư nhân, các nhà mạnh thường quân, nhà hảo tâm bắt tay cùng chính quyền hợp tác chặt chẽ để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ khác. Chúc mọi điều tốt lành tới các em bé và người già. Cảm ơn lòng từ bi nơi cửa phật,... Cuộc sống muôn điều vui buồn xen lẫn, dẫu biết sự thay đổi chưa hẳn đã phải là tốt hơn nhưng đó là sự chuyển giao giai đoạn mới của các em. Mình cầu chúc mọi điều an lành đến với các bé và người già...

    Trả lờiXóa
  43. Xã hội sẽ có nhiều kiểu thái cực: Nghèo, giàu, có nhà cửa, không có nơi nương tựa, người có lòng tốt, tâm tốt, kẻ có lòng tham, dục vọng.., đó mới gọi là xã hội. Mái Chùa luôn dành cho những mảnh đời trái ngang và nơi nuôi dưỡng ấp ủ những cháu bé vừa chào đời nhưng bất hạnh, được mái chùa che chở, nuôi dưỡng. Tuy có những ai lợi dụng nơi cửa PHẬT để làm điều xấu cần loại bỏ và đừng làm hoen ố cửa Từ Bi. Những mầm non tương lai của đất nước. Tuy hôm nay các con thiếu thốn vật chất, tình thương yêu của bố mẹ,...., nhưng tôi tin lòng nhân ái, lòng yêu thương của mọi người sẽ giúp các bé sớm được phát triển và hòa đồng với Cộng ĐỒng vào ngày mai.

    Trả lờiXóa
  44. A Di Đà Phật
    Cầu mong cho các bé đc bình an và mạnh khỏe .
    Cầu xin các ba các má làm ơn đừng vì một chút ham muốn cho bản thân,để rồi không có trách nhiệm với những gì mình làm,sanh con ra rồi bỏ bơ vơ ngoài đường xó chợ
    Và cầu xin những người có đầy đủ tay chân và sức khỏe ,hãy kiếm tiền bằng tự đôi tay của mình ,đừng làm biến,muốn ở kg mà đồi có nhiều tiền,lại làm hại và liên luỵ người khác.làm ơn xin hãy làm ơn
    Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát

    Trả lờiXóa
  45. mong các con về chỗ mới vẫn sống vui, khỏe và sau này lớn thỉnh thoảng về chùa thăm lại những người đã nuôi các con trước đây. Nhìn các con mà thương số phận của các con, mà nghĩ cha mẹ của các con - trừ những người đã mất vì bệnh tật - thì chúng đang làm gì nghĩ gì mà để con của chúng phải đi từ tay người này đến người khác trong tình thương và nước mắt của những người chẳng máu mủ gì...Nhìn cảnh mọi người khóc mà mình cũng khóc theo, thương quá! Mong các con đều lớn lên trọng sự yêu thương chăm sóc của mọi người, dù cho đó là ở đâu chăng nữa

    Trả lờiXóa
  46. Theo tôi thì trước hết xin cảm ơn Chùa Bồ Đề đã quan tâm Chăm Sóc TE và người già không có nơi nương tựa từ mấy năm qua, nhưng có xảy ra việc vi phạm là có bán bé trai 40trieu đồng là điều ko thể chấp nhận được. Thứ 2; cơ sở nhận nuôi dưỡng TE và người già phải được pháp luật cho phép thành lập và nhận nuôi mới pháp. Thứ 3; Việc ko kểm soát, ko quan tâm đến TE mồ côi, TE bị bỏ rơi và người già ko nơi nương tựa là trách nhiệm của huyện, xã và thôn ở đó nhé. Đây là bài học kinh nghiệm nói chung đấy.

    Trả lờiXóa
  47. Adi đà phật cửa phật là nơi từ bi, khi những cảnh đời khốn cùng không nơi nương tựa chẳng biết về đâu thầy đã mở rộng vòng tay nhân ái, thầy an lòng sau này khôn lớn các em lại tìm về bên thầy. Các sẽ luôn nhớ về thầy xin nguyện kính dâng thầy ca khúc (( Nhớ Mong Thầy của Tâm Nguyện)). Rồi sóng gió sẽ qua đi thầy ạ. Adi đà phật. Hy vọng lịch sử không lập lại với các con lần thứ 2 . Mong các con sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn . Yêu các con . Mẹ chỉ ước mẹ đủ điều kiện đón nhận hết các con . Hy vọng sẽ có nhiều người tốt đến đón các con cho các con có cuộc sống tốt đẹp nhất.

    Trả lờiXóa
  48. @Bông hồng thời gian,
    Bạn nói quá chuẩn luôn.
    Bên TT cứu trợ Thụy An mới nhận 18 chau, được 3 ngày mà đã kêu như quạ.

    Trả lờiXóa
  49. Thật sự qua những việc này đã khiến cho chúng ta rất đau lòng đau xót khi nhìn thấy các em phải chịu những cảnh như thế. Đã đến lúc chúng ta cần phải xem xét lại nhìn nhận lại vấn đề này một cách đúng đắn một cách thật công tâm để làm sao cả cộng đồng chung tay góp sức giúp cho các em hay những hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ có được những cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Trả lờiXóa
  50. Thật sự thì những sự việc này nó quá đau lòng và nó như một hồi chuông cảnh tỉnh để cho chúng ta cần phải xem xét lại nhìn nhận lại cho nó đúng đắn hợp lí chứ nếu không sẽ có những sự việc đáng tiếc tương tự xảy ra. Vậy nên đã đến lúc chúng ta cần phải chung tay góp sức để cùng nhau có thể giúp đỡ cũng như làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn không để xảy ra những sự việc đáng tiếc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog