Chia sẻ

Tre Làng

BỘ TRƯỞNG PHẠM BÌNH MINH NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ R

Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói chuyện tại nhà R

BT PBM nói chuyện tại nhà R. Ảnh: HM

Ngày 1-10-2014, Bộ trưởng Phạm Bình Minh (BT PBM) đã đến Washington DC, thăm chính thức Hoa Kỳ. Tuần trước, ông đến dự và phát biểu tại UN, sau đó thăm Canada 2 ngày, và quay lại Mỹ.

BT từng có buổi nói chuyện rất thành công tại Hiệp hội Châu Á tại New York tuần trước. Sáng qua 1/10, BT PBM tới Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic International Studies – CSIS).

Video clip mà BT PBM phát biểu có thể xem tại đây. Hoặc trên YouTube. Bài nói chuyện tại Hiệp hội Châu Á có trong Clip tại đây.

Nói không qua phiên dịch tại những nơi như thế này là thách thức lớn đối với nhiều lãnh đạo quốc gia mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ. Bộ trưởng PBM đã chứng tỏ Kevin Rudd không quá lời khi nói ông là “one of the most skilled diplomats of all Asia – một trong những nhà ngoại giao kinh nghiệm nhất châu Á.”

We can not change the history but we can change the future – Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể thay đổi tương lai, khi BT kết luận bài phát biểu về quan hệ Việt Mỹ trải qua 20 năm hòa bình và trước đó là 20 năm chiến tranh tàn khốc. Quan hệ kinh tế, chính trị, và cụ thể từng cá nhân giữa hai dân tộc sẽ bàn thảo trong các cuộc tiếp xúc.

Câu hỏi đầu tiên do một phóng viên từ Thượng Hải (Trung Quốc) hỏi về quan hệ Việt Mỹ ảnh hưởng ra sao tới Trung Quốc và xung đột biển Đông. Vẻ mặt Bộ trưởng lại mang hình viên đạn như lúc gặp Vương Nghị. Xem phút thứ 15.

Anh thứ 2 hỏi về quan hệ với Nga, nghe tiếng Anh biết ngay là dân Ivan. Được hỏi về Cam Ranh… BT nói đó không phải là căn cứ quân sự.

Nhiều câu hỏi liên quan đến biển Đông. Khi hỏi về đường chín đoạn, BT PBM thẳng thắn “Nine dotted line is groundless.” Cách trả lời rõ ràng, không né tránh khá thuyết phục.

Điều rất lạ, có hai anh bạn “vĩ đại” Nga và Trung Quốc, từng giúp mình chống Mỹ, nay lại quay sang hỏi VN về quan hệ đặc biệt Việt Mỹ, có cảm giác họ bị đặt ngoài lề.

Buổi chiều BT PBM có cuộc gặp với nhân viên ĐSQ VN tại Mỹ và một số khách mời trong đó có TBT Cua Times, cũng tên là…Minh. Lần đầu hai ông Minh đối diện trong gang tấc, thậm chí còn bắt tay và chụp ảnh chung, cười rất tươi. Trong đời, tôi chỉ chụp với hai người nổi tiếng, ké được một ảnh với cụ Võ Nguyên Giáp (1981?) khi ông thăm Viện Tin học, và hôm qua với Bộ trưởng Minh.

Khi giới thiệu vị khách đặc biệt, đại sứ Nguyễn Quốc Cường bỏ thời gian giải thích tại sao hôm nay BT PBM mới “được phép đi Mỹ” như giới bloggers từng tung tin. Ông nói, cuộc gặp với John Kerry đã lên kế hoạch từ rất lâu, nhưng do cả hai bên khó xếp lịch, lúc thì Kerry bận, khi tìm được thời gian rảnh, BT PBM lại mắc việc khác.

ĐS Nguyễn Quốc Cường. Ảnh: HM

Hơn nữa vụ giàn khoan của Trung Quốc vào biển Đông hồi tháng 5 nên trong nước cần bên ngoại giao phải làm rất mạnh. Vì thế BT phải ở nhà, giải quyết xong xuôi, thăm cả TQ rồi mới sang Mỹ. Ý ông bảo, không trong cuộc thì không biết, cánh blogger phát biểu lung tung làm ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Mỹ-Trung.

Theo cách hiểu của Cua Times, nếu sang Hoa Kỳ lúc đó, có thể không thuận lợi bằng lúc này. Khi sóng yên biển lặng, điều cần nói với TQ đã nói rồi “vẫn là đối tác chiến lược, là nước XHCN”, vẫn ba không, mình bơi thuyền thúng sang Mỹ thành thơi hơn. TQ đang quấy ở biển Đông mà ta sang Mỹ ngang bằng thách thức người ta. Đấy là Cua Times đoán thế. :razz:

Trong cuộc nói chuyện ngắn 30 phút, BT PBM nói chuyện không cần phao, các số liệu nhớ khá chính xác, giọng ấm và rõ ràng, dễ nghe. Nhắc đến 40 cuộc trao đổi, BT ngầm giễu “nước mình gọi là 40 cuộc giao thiệp với TQ”.

Nghe xong cuộc nói chuyện, kể cả trả lời, một bác Việt kiều nhận xét, đây là buổi thành công nhất từ xưa tới nay tại nhà R. (Tòa ĐS VN tại DC).

Mình từng nghe cụ Phan Văn Khải. Hôm cụ đến bị jet lag, hồi đó hơn 70 rồi (2007), họp cả ngày, được Bush tiếp, lại dùng phao đọc từng chữ, nên cụ mệt. Tới sứ quán đã muộn cả tiếng, cụ lả người, nhưng vẫn cố gắng xuống bắt tay một số bà con. Lên bục nói được ba câu, chào bà con, chào anh chị em trong sq… xin lỗi và đẩy micro cho bác Vũ Khoan, khi đó là PTT.

Năm sau đến bác Nguyễn Tấn Dũng, bà con đến nghe ở khách sạn 5 sao. SQ cũng trừ hao giờ cao su, đợi từ 5 giờ, tới 6:30 bác Dũng mới tới. Nhưng bác Dũng khỏe mạnh nhanh nhẹn, lên thẳng bục, giơ tay chào khách theo kiểu lãnh tụ. Rồi bác ào ào 1 tiếng liền, về tiến triển kinh tế Việt Mỹ, sắp mua 10 cái Boeing, bao nhiêu hợp đồng sẽ ký. Đại loại đọc báo và nghe bác Dũng không khác nhau là mấy. Nói xong bác vẫy chào mọi người rồi đi rất nhanh vào hậu trường, nhiều người định chụp ảnh chung nhưng bác ý bận.

Rồi đến bác Trương Tấn Sang hồi năm ngoái 7-2013. Bác Sang nói chung chung rất hay, giọng cũng sang sảng, nhưng cụ thể như thế nào, bác ít nói. Bác làm chủ tịch nước rất đúng người đúng việc.

BT PBM khi nói về Trung Quốc khá sòng phẳng, có nhắc đến tầu thuyền VN ra đương đầu với tầu chiến TQ, dù không đánh nhau, nhưng VN tỏ ra kiên nhẫn mới không đổ máu. Có phối hợp ngoại giao, quân sự, dư luận, đưa cả báo chí quốc tế ra thăm giàn khoan. BT có nhắc chi tiết TQ mang giàn khoan cách đảo Tri Tôn hơn chục hải lý. Nếu khoan được dầu ở đó, họ đòi 200 hải lý nữa thì biên giới biển của Trung Quốc vào tới Quảng Nam.

Như vậy mình phải khôn khéo, đấu tranh cho họ rút đi, nhiều thách thức không hề đơn giản. Cuối cùng họ rút thật, chả hiểu do bão mạnh hay bão dư luận hay do lý do gì mà BT Minh không muốn nói thêm.

Có chi tiết buồn cười là BT đang thao thao về TQ, chủ đề có vẻ tủ của nhà ngoại giao, người nghe cũng chăm chú, bỗng cái micro đổ xuống bàn, gây một tiếng ùm rất to như bom nổ trong loa, làm cả hội trường giật thót mình. Trong khi nói về kinh tế, tình hình trong nước, micro chẳng sao cả.

Tuy nhiên, BT rất nhanh trí và đùa, nói đến Trung Quốc nên “nó” thế đấy, làm hội trường cười ồ, chứng tỏ nhà ngoại giao này biết phản ứng trước các tình huống bất ngờ.

Bà con hỏi về tôn giáo và nhân quyền. Ảnh: HM

Về phần trao đổi, bà con tranh nhau hỏi và cảm ơn BT PBM, khen nhiều. Có một bác hỏi nhưng thực chất là trình bày về lịch sử loài người, người Trung Quốc không có nguồn gốc mà từ Ấn Độ. 15 phút liền mà chưa biết bác định hỏi gì, dài lê thê. Bác này ở Mỹ mấy chục năm nhưng vẫn còn thói quen dài dòng văn tự. Bao nhiêu người định nhắc nhở, nhưng vì lịch sự nên đành thở dài.

Một chị hỏi về nhân quyền, BT chỉ trả lời theo báo. Đó là giá trị phổ quát, nhưng áp dụng cho mỗi quốc gia, vùng miền, thì có khác nhau. Mỹ và Việt Nam luôn có các cuộc trao đổi để nhằm hiểu biết lẫn nhau. Ai cũng biết là không thể đi xa hơn.

Bộ trưởng Minh nghe câu hỏi, ghi chép, kể cả tên từng người, rồi trả lời, không bỏ sót câu nào. Có luật sư Lai giới thiệu người Nam Định, Bộ trưởng Minh khi trả lời cũng đùa “Tôi cũng người Nam Định” làm hội trường rất vui. Sau đó Đại sứ Cường cũng nói, ông là người Nam Định, nếu thêm anh Cua ở Ninh Bình, gần Nam Định, thì dân Hà Nam Ninh hơi bị đông. :razz:

Nói chung đây là cuộc gặp khá thành công vì người nghe tận mắt chứng kiến vị BT Ngoại giao nói chuyện, trả lời, kể cả xử lý cái miro đổ.

Cuối cùng có màn tặng ĐSQ VN tại Mỹ huân chương Lao động do công lao đóng góp của tòa đại sứ trong nhiều năm qua.

Cũng phải thừa nhận, nhiệm kỳ của Đại sứ Nguyễn Quốc Cường để lại ấn tượng tốt đẹp, quan hệ Việt Mỹ và bang giao quốc tế thay đổi ngày một tốt hơn. Vị đại sứ lên CNN trả lời phỏng vấn, phu nhân đại sứ tham gia các công tác ngoại giao phụ trợ, trao đổi tiếng Anh nhuần nhuyễn, tổ chức 20 năm bình thường quan hệ Việt Mỹ tại đồi Capitol, và nhiều sự kiện khác.

Hôm trước, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường có đến WB ăn trưa với khoảng 20 anh chị em làm việc trong WB, IMF, IFC và NGOs, phu nhân đại sứ Hoàng Minh Hà có nhận xét nhiều bạn trẻ và tài năng. TBT Cua Times có nói, đất nước mình có rất nhiều bạn trẻ tự tin làm việc tại các tổ chức có uy tín lớn, gần hai triệu người gốc Việt tại Mỹ, đó là một nguồn chất xám cho nước nhà. Vấn đề sử dụng như thế nào, ngoài nỗ lực của bản thân từng người, đại diện ngoại giao tại các nước cần đóng một vai trò ra sao để hướng họ về tổ quốc.

Trong buổi nói chuyện của BT PBM, Cua Times định nói mỗi câu này, nhưng vì câu hỏi quá nhiều, nên mình viết lên blog. Nghe nói BT đọc bài “Phản hồi về phát biểu của BT PBM” trên Hiệu Minh blog, hy vọng, BT sẽ đọc cả bài này.

Có chi tiết thú vị, Hoa Kỳ mời cả hai bộ trưởng ngoại giao của VN và TQ cùng một thời điểm thăm Washington DC. Ngày 1-10, hai ông Kerry và Vương Nghị trong một cuộc họp báo đã đối nhau chan chát về vấn đề Hong Kong.

Khi viết bài này, chưa biết kết quả hội đàm John Kerry – Phạm Bình Minh ra sao. Nhưng trong họp báo thế nào cũng có đoạn về tôn giáo, dân chủ và nhân quyền. BT “nhà mềnh” lại có câu trả lời trong túi “giá trị phổ quát nhưng vùng, miền, quốc gia lại khác nhau”.

Thuyền thúng tiếp tục ra khơi.

HM. 3-10-2014

Giới thiệu khách. Ảnh: HM

Nhà R kín chỗ. Ảnh: HM

Chăm chú nghe. Ảnh: HM

Đồng hương hỏi. Ảnh: HM

Tặng huân chương Lao động cho SQ VN tại DC. Ảnh: HM

Chụp ảnh kỷ niệm. Ảnh: HM

Giới thiệu nguồn gốc người Việt. Ảnh: HM

Chụp kỷ niệm. Ảnh: HM

Tìn giờ chót, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng John Kerry phát biểu với báo giới.


Nhờ bác nào dịch hộ


SECRETARY KERRY: Thank you. Well, good morning, everybody. It’s my distinct pleasure to welcome the Deputy Prime Minister and Foreign Minister Pham Binh Minh, who I have known for many, many years. I first met him when he was a student in Boston at Tufts University, Fletcher, and we’ve seen each other many times since in my journeys to Vietnam and in his work over here.

It’s fair to say that in the first year of our comprehensive partnership, we have now made significant progress on the civilian 123 nuclear program, on the Proliferation Security Agreement, as well as on economic and other issues that are important to both of our countries.

And we still have things that we’re working on. One of the things that we want to try to conclude is the Trans-Pacific Partnership trade agreement, and Vietnam is working very hard with us in order to be able to do that. We continue to talk about issues in the bilateral relationship – human rights, economic development, private company ability to be able to do business. These are all important things. And I look forward to a good discussion today, and I’m delighted to welcome Pham Binh Minh here to have this dialogue.

Thank you. Thank you, sir.

DEPUTY PRIME MINISTER MINH: Thank you very much.

SECRETARY KERRY: Want to say anything?

DEPUTY PRIME MINISTER MINH: Good morning. Thank you, Mr. Secretary, for inviting me to visit officially the United States. Since the establishment of the comprehensive partnership, we have recorded many achievements in all fields – economic, political, security, defense, and other areas.

So I come to United States today to meet and to work with U.S. colleagues to review the bilateral relations between the two countries. I’m looking forward to have the fruitful discussions on bilateral issues, how to deepen our relation, and also discuss the regional and international issues of our mutual interest. Thank you.

SECRETARY KERRY: Thank you, sir, very much. Thank you. Thank you all very much.

DEPUTY PRIME MINISTER MINH: Thank you.

1 nhận xét:

  1. Cuộc gặp của BT phần nào cũng cho thấy được sự quan tâm của nhà nước ta và đồng bà trong nước với những người con Việt đang sống ở nước ngoài.Hy vọng trong thời gian tới với những thông tin chính thống mà đồng bào ta ở Mỹ nhận được qua buổi nói chuyện của BT trưởng mọi người Việt ở Mỹ sẽ tiếp tục cùng nhân dân trong nước sát cánh cùng chính phủ bảo vệ chủ quyền quê hương.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog