Chia sẻ

Tre Làng

BÁO CHÍ - BÀI HỌC SINH ĐỘNG VÀ CAY ĐẮNG

Cù Thị Thanh Huyền

TNO - Báo chí không vì cộng đồng, vì nhân dân, vì những người bỏ tiền ra mua sản phẩm báo chí mỗi ngày, thì còn vì ai khác?

Cách đây vài tuần, tôi đứng lớp ở một trường đại học, nói với sinh viên về nghiệp vụ truyền thông.

Hôm đó, tôi đã nói với các bạn về truyền thông và báo chí, về sự khác biệt giữa hai khái niệm này, về tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí, về chuyện báo chí hoạt động vì lợi ích của ai…

Cộng đồng, nhân dân, người đóng thuế, độc giả, người trả tiền… là những từ xuất hiện nhiều trong phần giảng này.

Báo chí không vì cộng đồng, vì nhân dân, vì những người bỏ tiền ra mua sản phẩm báo chí mỗi ngày, thì còn vì ai khác?

Nói như thế là mặc định các cơ quan báo chí cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chiến hào - nhiệm vụ vì nhân dân và chiến hào chiến đấu bảo vệ người dân.

Ấy thế mà chỉ ít hôm sau, những cô cậu học trò đang còn trong sáng và hừng hực lửa ấy, lại ngỡ ngàng trước một thực tế mà với các em là vô cùng kỳ lạ. Thực tế ấy khác xa với bài giảng của tôi hôm trước.

Họ thấy cả một đội quân báo chí với sự giúp sức của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý và rất nhiều người dân rùng rùng lên tiếng đòi giữ nguyên trạng một khúc sông. Nhưng họ cũng mục kích một lực lượng báo chí khác kiên quyết giữ quan điểm phải lấn, nắn dòng và tận “khai thác” khúc sông ấy.

Cả hai hoặc ngấm ngầm hoặc công khai gây áp lực lên nhau. Nhưng, cả hai đều nhân danh vì cộng đồng, vì nhân dân cả.

Mùa này, có nhiều bạn sinh viên báo chí đang đi thực tập. Mùa này cũng có những bạn vừa mới ra trường, đang chân ướt chân ráo theo các đàn anh, đàn chị học nghề.

Họ thấy gì?

Hẳn là họ không thể không thấy những đồng nghiệp sôi sục tình yêu với từng gốc cây, từng giọt nước từ dòng sông hiền hòa. Hẳn họ cũng nhìn thấy hàng chục phóng viên ngày ngày đeo bám hiện trường, đeo bám các nhà khoa học, các nhà quản lý, đi tìm các tàng thư… để cập nhật tin tức, để mong chặn đứng phi vụ lấn sông này.

Họ nhìn thấy gì nữa? Hẳn không có gì có thể ngăn họ nhìn vào một phía khác, một khoảng lặng mênh mông của báo chí, khoảng lặng mà ở đó nhà báo "đi nhẹ, nói khẽ" đến ngỡ ngàng!

Ngày hôm ấy, tôi cũng nói với các bạn trẻ về mối quan hệ và lằn ranh giữa báo chí và truyền thông xã hội. Rồi đây, bài học tiếp theo của các bạn sẽ là những lằn ranh trong chính nội bộ làng báo. Bài học này những ngày qua đang diễn ra quá sinh động mà dù cay đắng tôi cũng không thể không cùng các bạn luận bàn.

19 nhận xét:

  1. Báo chí bữa này chán lắm, toàn là những thông tin vớ vẩn thôi ak, những thông tin cần làm rõ thì không đăng toàn đăng những thông tin giải trí nhằm thu hút những người đọc chủ yếu là bạn trẻ để có thể thu lợi nhuận từ quảng cáo, chưa kể đến chuyện là báo chí còn đôi khi viết sai sự thật nữa chứ

    Trả lờiXóa
  2. Cái này cũng do cơ chế thị trường cả, chỉ vì doanh thu nên báo chí hiện nay đôi khi đã mất hết chất rồi, toàn là những bài báo chuyện về giải trí phần nhiều , những vấn đề của xã hội không phản ánh hết, rồi còn đôi khi nhặt nhạnh này nọ trên mạng hay đâu đó rồi cũng viết dẫn đến sai nữa

    Trả lờiXóa
  3. Báo chí giờ toàn giật tít câu view trước đã chả bao h chịu tìm hiểu kĩ, thậm chí lại còn viết bài theo hướng một phía. Gây sự hiểu lầm cho người đọc. Thật là hết nói với một số bộ phận báo chí hiện nay.

    Trả lờiXóa
  4. Báo chí bữa này chán lắm, không phản ánh được thực trạng xã hội, đâm đầu vào mảng giải trí nhằm để câu view nhiều hơn, chưa kể có những lúc phản ánh rất hời hợt nữa, không chịu hiểu đúng chuyện cũng đứng ra phản ánh như đúng rồi dẫn đến sai, bị xử phạt thì kêu này kêu nọ nữa chứ, cần phải có luật báo chí mới ra đi

    Trả lờiXóa
  5. Báo chí sinh ra là để phản ánh xã hội, trước đây người dân xem báo chí là kênh thông tin chuẩn xác nhất và đáng tin nhất nhưng hiện nay thì khác rồi, báo chí với người dân không còn tin tưởng như trước nữa, cái này cũng do báo chí thôi, đưa tin toàn là những tin đâu đâu, không phản ánh thực trạng xã hội và đôi khi còn viết sai nữa

    Trả lờiXóa
  6. Báo chí hiện này cũng bị thương mại hóa nhiều rồi, càng nhiều tơ báo xuất hiện và thông tin từ đó cũng nhạt đi rất nhiều luôn, báo chí không thực hiện đúng chức năng phản ánh xã hội của mình mà cứ chạy theo thị trường, để từ đó câu view từ đó có thể tăng doanh thu cho mình, còn đối với họ chất lượng bài báo, nội dung thế nào cũng khong quan tâm nữa

    Trả lờiXóa
  7. báo chí bữa này chán lắm, thông tin toàn đưa là ca sĩ này người mẫu nọ nhằm câu view là chủ yếu thôi còn những thông tin phản ánh xã hội thì chẳng được bao nhiêu cả, cái này cũng xuất phát từ việc kinh tế thị trường thôi, dần làm cho báo chí bị thương mại hóa rất nhiều, quan tâm lợi ích là chủ yêu thôi

    Trả lờiXóa
  8. khoảng lặng mà ở đó nhà báo "đi nhẹ, nói khẽ" đến ngỡ ngàng. "khoảng lặng" này thì ở bất kỳ nghề nào cũng có. Nhưng đối với nghề báo mà nói, sức ảnh hưởng của báo chí càng lớn hơn bất kỳ một nghề nào. Chỉ hy vọng khi viết báo, hãy cung cấp những thông tin, chi tiết đúng với thực tế, đừng cắt xén để tạo ra nội dung theo kịch bản dựng sẵn trong đầu mình. Hãy khách quan hơn, hãy có lương tâm nghề nghiệp hơn, có ý thức nghề nghiệp hơn nữa

    Trả lờiXóa
  9. Báo chí h toàn đưa những tin nhảm nhí. Thậm chí những bài viết còn chả đi tìm hiểu toàn xào xáo từ báo này báo kia, trong khi sự thật nó lại khác xa với những bài viết ấy. Một số bộ phận làm báo viết giờ càng ngày càng nản làm mất đi sự tin tưởng của người dân vào báo chí.

    Trả lờiXóa
  10. Báo chí h làm mất lòng tin trong người đọc lắm rồi. Đọc một cái tin bài báo mà chả biết là liệu bài viết đó có đúng hay sai không nữa. Nản lòng lắm rồi một bộ phận viết báo ơi!

    Trả lờiXóa
  11. Những sinh viên ngành báo họ chưa bước chân vào nghề, thì họ sẽ xác định con đường làm báo như thế nào cho đúng đây. Khi mà báo chí giờ đây đang mất dần bản chất thực sự của nó, mang tính cá nhân nhiều hơn cộng đồng. Báo chí đang mất dần tính khách quan, trung thực, chính xác trong mỗi bài báo của mình, làm người đọc mất niềm tin vào các bài báo.

    Trả lờiXóa
  12. Báo chí ngày càng thay đổi, từ báo giấy ngày xưa tới báo hình, báo điện tử ngày nay, thông tin trên báo chí vì thế mà cũng phong phú, cập nhật từng giờ từng phút. Có khi một câu nói vừa mới nói ra, thậm chí chưa hết câu đã có ngay bản update trên các trang mạng rồi, và vì thế mà cuộc chiến tin tức cũng âm thầm diễn ra, đưa tin nhanh, tin hot được đặt lên hàng đầu, nhiều khi vì cái mục đích ấy mà tin đưa ra thiếu hẳn đi cái tôn chỉ căn bản là tính chính xác của nó.

    Trả lờiXóa
  13. Cái ta được học trong trường với đời thực khác nhau nhiều lắm, đời không phải là mơ, không màu hồng như thời sinh viên. Vì thế khi ra trường dù học bất kì nghề nào cũng khiến ta hụt hẫng, khiến ta trao đảo. Nhưng sau đó ta tiếp thu, hấp thụ nó như thế nào lại phụ thuộc vào từng người

    Trả lờiXóa
  14. Nghề gì thì cũng cần có tâm, bây giờ kinh tế thị trường đi sâu vào từng lĩnh vực nên tâm càng cần nhiều, không có tâm huyết chỉ có lợi nhuận thì sau có sản phẩm tốt được, thông tin nhanh, không kiểm chứng sao chính xác được, chưa kể đến việc tam sao thất bản, ôi...

    Trả lờiXóa
  15. Nhìn chung là nghề nào mà muốn bám trụ lâu thì người làm nghề đó phải có tâm với nghề thì mới thành công được.

    Trả lờiXóa
  16. Đọc bài viết, tôi nhớ đến tác phẩm "Đời thừa" của Nam Cao. Nhân vật Hộ, anh ta có ước mơ, có khao khát và đam mê nghề nghiệp, thế nhưng chỉ vì gánh nặng cơm áo gạo tiền mà bẻ cong ngòi bút và tha hóa nhân cách. Liệu có bao nhiêu sinh viên báo chí nào có thể giữ vững đam mê, giữ vững cái tâm nghề báo?

    Trả lờiXóa
  17. Báo chí không đơn thuần chỉ là đưa tin nữa, những người làm báo còn mấy ai giữ được cái tâm trong sáng, lòng nhiệt huyết, đam mê với nghề, mấy ai có trách nhiệm với những gì mình viết ra. Cuối cùng chỉ có đọc giả là người phải gánh chịu những sản phẩm vô trách nhiệm ấy

    Trả lờiXóa
  18. Báo trí ngày nay cập nhật nhanh nhưng thông tin thì thiếu chính xác. Nhiều bài báo nhan đề hót, giật gân nhưng nội dung thì sao rỗng. Cái người đọc là những bài báo chất lượng, những nghiên cứu kỹ lưỡng để tiếp nhận những thông tin mới chứ không phải những bài báo vô trách nhiệm của người viết nó.

    Trả lờiXóa
  19. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng là tiếng nói của nhân dân, ấy thế mà dạo này toàn đưa tin sai sự thật, đăng tải những bài viết không đúng sự thật, không thể hiện được bản chất của cơ quan ngôn luận tiếng nói của nhân dân,mà giờ đây thấy chạy theo đồng tiền, vì lợi ích mà đưa những bài viết sai lệch thiếu tính chính xác gây ra hoang mang cho dư luận.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog