Chia sẻ

Tre Làng

CẤM GIẢNG VIÊN YÊU SINH VIÊN VÀ CÂU CHUYỆN NGOẠI TÌNH

Cấm giảng viên yêu sinh viên và câu chuyện ngoại tình


Thấy bạn tiến sĩ chủ tịch HĐQT của cái trường cao đẳng nghề gỉ gì đấy ra quy định cấm giảng viên yêu sinh viên. Mình già rồi, chuyện yêu đương là của đám trẻ, chả bon chen. Nhưng thấy vụ này bạn í não phẳng như mông Ngọc Trinh (nhời của Đào Tuấn), nên phải chém zó tý.

Câu chuyện của bạn này, báo chí nói sao tôi nghe thế, còn thực chất cái quy định mồm ngang mũi dọc thế nào thì tôi chưa đọc. Nhưng báo đảng nói, chả nhẽ không tin. Mặc dù lâu nay thông tin từ báo chí xứ An-nam chả khác gì trôn con trẻ bị đi tướt mãn tính.

Nói bạn này não phẳng như mông Ngọc Trinh trong lĩnh vực này chả ngoa (còn vài lĩnh vực khác bạn này cũng giỏi giang phết, mặc dù chém zó cũng phần phật). Bởi nhẽ:

- Nếu một cô/cậu giảng viên mà có tình yêu với một cô/cậu sinh viên (đã trên 18 tuổi) thật sự và mong muốn đi đến một cuộc hôn nhân mà bạn này cấm họ yêu nhau thì bạn này không những thuộc loại vô nhân vô cảm mà còn vi hiến, vi luật về quyền con người, dốt!

- Còn nếu cấm theo nghĩa giảng viên (đại đa số là nam giảng viên) của trường bạn í yêu đương sinh viên theo kiểu lừa tình thì hóa ra trường này toàn tuyển đám giảng viên vô đạo đức, có lối sống không lành mạnh, vi phạm chế độ một vợ một chồng (đối với những người đã có gia đình). Gớm, đám thầy/cô mà vô đạo đức như thế thì tốt nhất cho ra Côn Đảo đập đá, chứ dạy dỗ gì chúng nó, hãm!

Có nghĩa, dù với lý do gì, thì quy định của bạn lãnh đạo trẻ này cũng sai. Sai cả tình lẫn lý. Và không đáng có đối với một bạn đã từng tây học và thi thoảng có bi-bô về sự văn minh và tiên tiến của xã hội phương tây để so sánh với cái mọi rợ và lạc hậu của xứ An-nam.

Nói đi cũng phải nói lại, việc lừa tình, gạ tình, đổi tình của người dạy và người học (nói chung) của xứ An-nam thời nay nhộn nhịp phết. Thi thoảng cần-lao lại trút hết sự căm phẫn lên những kẻ vô đạo đức kiểu như ông thầy môi giới bán dâm cho lãnh đạo ở Hà Giang, hay mấy ông thầy rủ học sinh vị thành niên học thêm chơi trò người lớn, hay ông giảng viên - trưởng phòng gạ tình cô sinh viên ở trường cao đẳng truyền hình,... Nhưng điều đó không có nghĩa chỉ vì một vài con sâu làm rầu nồi canh rồi quy chụp thành hiện tượng chung của xã hội và đưa ra cái quy định dở người như thế.

Nhân chuyện này, lại chém zó tý về chuyện gái-zai, chuyện mà cần-lao gọi là ngoại tình hay hủ hóa.

Đời tôi, khinh nhất là lũ đạo đức giả. Biên cái bản tự nhận xét cá nhân hay bi-bô trước đám lìu-tìu cán bộ-sinh viên tuyền lên giọng là phải đạo đức trong sáng, phải có lối sống lành mạnh,… ấy thế mà vào phòng karaoke thì tay chụp vú ca-ve như chảo chớp, còn những chuyện sau chụp, sờ với bóp thì chả nói ai cũng biết.


Đờn-ông An-nam, tư duy đa-thê đã ngấm vào máu. Thế nên ở cái xã hội tươi đẹp xuống hố cả nút, chỉ một vợ một chồng, mới sinh ra cái bệnh lăng nhăng. Nhẹ thì đi ngủ với cave, nặng thì bồ bịch ngoại tình, đủ cả.

Đờn-bà An-nam, dĩ nhiên chửi đờn-ông có nhóm máu D như chó. Cho rằng đám này khốn nạn, bội bạc, bất nhân bất nghĩa,… Có điều, đám này quên mất rằng, nếu không có đờn-bà ngoại tình cùng đờn-ông thì nhẽ mấy thằng rựa-đực ngoại tình với nhau chắc?

Nói thế để thấy, có một bộ-phận-không-nhỏ cần-lao xứ An-nam (cả đực lẫn cái) thích phiêu liêu vào cuộc chơi tình ái, dù vợ/chồng con cái đã đuề huề. Lại dĩ nhiên, tội vạ của những vụ ngoại tình này phần lớn được xã hội đổ lỗi lên đầu đám đàn ông dâm dê chuyên dụ dỗ đờn-bà (mà chẳng thắc mắc vì sao đờn-bà lại dễ dụ dỗ thế?).

Nói đi cũng nói lại. Phần lớn các cuộc hôn nhân của xứ An-nam sống vì nghĩa, chả mấy vì tình. Đôi chục năm trở về trước, đa phần các cuộc hôn nhân là do phụ huynh sắp đặt, cưới về mới tập yêu. Dĩ nhiên chả mấy cặp hình thành tình yêu thật sự, mà họ sống với nhau vì nghĩa, vì trách nhiệm với con cái, vì sĩ diện với họ hàng, đồng nghiệp, xóm giềng. Nhưng thế hệ đó tư duy đơn giản, vẫn là câu trách nhiệm, thế nên đời sống hôn nhân khá ổn, càng về già càng quấn nhau, thế mới tài.

Còn hai chục năm trở lại đây, chuyện yêu đương đã không còn bị áp đặt bởi phụ huynh, nên tình yêu đôi lứa nảy nở như nấm sau mưa. Có điều chả có mấy mối tình đầu mà đi đến hôn nhân. Lại thêm tác động của sự mở cửa về kinh tế. Đầy zai xinh gái đẹp nhắm mắt đưa chân chấp nhận một cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ để có hộ khẩu thành phố, có vị trí công việc, có điều kiện kinh tế,… thậm chí là để trả thù mối tình trước đó.

Nói thế để cho thấy, khi một cuộc hôn nhân không tình yêu thì chuyện ngoại tình là tất yếu nếu chủ thể có đủ điều kiện để ngoại tình. Còn chuyện mấy anh mấy chị được vợ/chồng yêu say đắm nhưng vẫn thích phiêu liêu tình ái thì tham lam quá, chả bàn.

Ở một xã hội mà phải đến 90% đờn-ông xứ An-nam thuộc loại âm-tính, đội chữ “trinh” của đờn-bà lên đầu như đội mả tổ nhưng lại mang máu Sở-khanh, trong đầu luôn có tư tưởng chiếm hữu lẫn chiếm đoạt đờn-bà trong một quan hệ yêu đương thì tất yếu có một số lượng không nhỏ các cuộc hôn nhân không hạnh phúc và dẫn đến ngoại tình cũng chỉ bởi nguyên nhân là cái màng trinh bé như cái móng tay.

Thế nên, nếu nói một cách sòng phẳng, phải đến 90% đờn-ông An-nam ngoại tình hoặc có tư tưởng ngoại tình (sẽ ngoại tình khi có điều kiện). Còn chỉ có 10% đờn-ông An-nam là chung thủy hoặc ghét đờn-bà mà không ngoại tình mà thôi.

Và dĩ nhiên, để đáp ứng nhu cầu cho 90% đờn-ông ngoại tình hoặc có tư tưởng ngoại tình thì số lượng đờn-bà tham gia ngoại tình là bao nhiêu các anh các chị có lẽ cũng hình dung ra được. Đấy, cứ thật thà như thế cho đàng hoàng,đạo đức giả làm gì để thiên hạ chửi cho, phỏng cacc!

Chuyện ngoại tình hủ hóa của xứ An-nam thì nhiều vô thiên lủng, kể cả ngày chả hết. Từ chuyện như thằng sếp già dâm dê bẩn tính gạ tình cô nhân viên trẻ không được nên đưa ra hội đồng kỷ luật vì cô này quan hệ gái-zai không trong sáng (vì chưa báo cáo với cơ quan là có người yêu) của thời bao cấp đến những chuyện tình công sở, chuyện phi công-máy bay của những quý ông/quý bà vừa nằm nhà nghỉ ôm nhân tình vừa nhoay nhoáy gõ Ipad chưởi một cô gái “trót” yêu một anh đã có vợ trên mục tâm sự của báo chí lá ngón là vô đạo đức thời nay. Những chuyện này, hầu như ai cũng biết, tôi chả cần kể lại.

Tôi có một kho tư liệu về các chuyện ngoại tình, từ trông thấy, nhìn thấy đến nghe kể lại của những người xung quanh, từ già hói như Lê-Nin đến đạo mạo như Các-Mác, kể cả các chuyện gạ tình đổi điểm trong giáo dục. Khi nào ngứa mồm sẽ kể, và sẽ có khối kẻ giật mình, hehe...

Cố nhạc sỹ Phạm Duy viết hồi ký có kể về những người tình của ông. Tôi cho rằng, ông là một người đàn ông đích thực, dám sống, dám yêu và dám hy sinh. Một ngày nào đó, tôi sẽ viết về tôi, như ông.

© 2015 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

25 nhận xét:

  1. Luật Hôn nhân Gia đình không cấm những người "chưa ra trường" thì không được yêu, không được "tiến tới". Cũng chẳng có căn cứ nào cho thấy tình cảm nam nữa trên ghế nhà trường là "phản cảm, làm ảnh hưởng sự tôn kính nghiêm trọng" như cách nghĩ của bạn cả. Nếu đó là tình cảm chân thành và đúng pháp luật thì việc ngăn cấm của trường, theo tôi, là hết sức ngô nghê, nếu không muốn nói là có biểu hiện vi phạm pháp luật về quyền tự do cá nhân.

    Trả lờiXóa
  2. Chưa nói đến việc cấm này có vi phạm quy định pháp luật không, mà chỉ cần nói đến tính khả thi thôi thì cũng đã thấy có nhiều vấn đề rồi. Không biết trường này sẽ làm thế nào để quản lý tư tưởng của họ đây? trường chi có thể phát hiện các biểu hiện yêu đương thể hiện ra ở trường, còn ở ngoài đường thì thế nào? họ hẹn nhau bằng điện thoại, gặp gỡ sau khi hết giờ hành chính thì sao?

    Trả lờiXóa
  3. Liệu có phải là việc ra qui định này chứng tỏ ở trường đã có rất nhiều sinh viên và giảng viên cặp với nhau, gây nên những xáo trộn lớn. Còn nói rằng, trường là phân hiệu của American Polytechnic College tại Việt Nam, phải làm theo quy định của cơ sở chính, cái này là ngụy biện. Vì rằng, dù anh là ai, làm gì đi chăng nữa, đến nhà tôi để cùng sống, anh phải tuân theo những cái gọi là khuôn phép của gia đình tôi, làng quê tôi, đất nước tôi. Không có chuyện, anh là người Mỹ, đến định cư nhà tôi, thì tôi phải theo nếp sống...Mỹ.

    Trả lờiXóa
  4. Không thể ngăn cấm chuyện trai gái yêu nhau một cách chân thành. Hơn nữa pháp luật Việt Nam chưa bao giờ có quy định này. Đừng nên mang từ những quy định của nước khác về Việt Nam mà áp dụng, có khi không phù hợp đấy.

    Trả lờiXóa
  5. tôi thấy bác thớt không phải là già cả và không quan tâm chuyện yêu đương của giới trẻ đâu, già cả thì không bao giờ biết những cái ngôn ngữ xì teen ấy mà chém gió đâu, và không quan tâm thì cũng không chém gió dài lê thê và có vẻ tâm huyết thế đâu, bố chắc còn trẻ không thì cứ nhận đi, tỏ ra mình không màng thế sự làm cái gì cơ chứ

    Trả lờiXóa
  6. nếu cấm giáo viên với học sinh thì còn được vì có cách biệt tuổi tác, thế nhưng ở đại học thì khác, sinh viên ra trường có thể ở lại làm thầy cô giáo cho nên tuổi tác cách biệt với sinh viên cùng lắm là 4, 5 năm mà thôi, vậy yêu đương cũng không có gì là sai với thuần phong mỹ tục cả, cấm là vô lý quá rồi, những cái gì vô lý đều bị xã hội tẩy chay hết

    Trả lờiXóa
  7. Không thể đồng ý với quy định này được. Nếu sợ ảnh hưởng đến môi trường học tập thì có thể cấm GV với SV hoặc SV với SV thể hiện tình cảm thái quá trên lớp học, nơi sân trường để môi trường học tập lành mạnh, chứ không thể cấm họ yêu nhau. Còn việc sợ ưu ái, gây bất công cho SV khác thì tại sao nhà trường không siết chặt việc chấm thi. Chẳng hạn luôn có thêm một thầy cô giám sát, kiểm tra lại các bài thi đã chấm để xem chính xác hay chưa. Xưa nay việc ưu ái điểm thi nhiều khi do SV hối lộ GV chứ chưa chắc là do GV có tình cảm với SV.

    Trả lờiXóa
  8. tất cả mọi ứng xử giữa người với người, quan hệ trong xã hội đều do bản thân mà ra mà thôi, không có quy định nào cho tất cả được, cấm khi mà nó chắc chắn áp dụng cho tất cả đối tượng mới cấm được, chứ cấm vô lý là bị phản đối ngay, người tử tế thì cấm họ là sai, mà những kẻ nghĩ xấu làm xấu thì mới xử lý thì công bằng hơn, chuyện yêu đương trong trường học cũng thế thôi

    Trả lờiXóa
  9. đến cả pháp luật còn chẳng có quy định nào về cái gọi là tình yêu nữa là một cái trường học đòi quy định về tình yêu, tôi đảm bảo rằng chẳng ai quy định rõ ràng về tình yêu được đâu mà, cùng lắm là cấm lấy nhiều vợ, cấm lấy không đúng tuổi thôi, chứ yêu thì đây là quy định ngầm rồi, đúng với văn hóa đạo đức là được, còn chẳng phân biệt tuổi tác nữa cơ mà

    Trả lờiXóa
  10. "Yêu" là một thứ vô hình không có định hình, Nếu tôi là giảng viên tôi yêu 1 cô sinh viên, Chúng tôi đi chơi với nhau, ăn uống với nhau nhưng chúng tôi nói chúng tôi không yêu nhau. Như vậy nhà trường lấy quy chuẩn nào để cấm để phạt hay kỷ luật ?

    Trả lờiXóa
  11. thực ra trong truyện này việc cấm giáo viên yêu sinh viên cũng chẳng liên quan hay dẫn đến việc ngoại tình đâu mà, chuyện giáo viên có vợ những vẫn tán tỉnh sinh viên rất ít sảy ra ở nước mình vì sinh viên mình không thể bị giáo viên giấu thông tin gia đình hay lừa là vẫn còn độc thân được, cho nên khó mà ngoại tình được, trừ khi chính sinh viên gạ tình giáo viên thôi

    Trả lờiXóa
  12. Lý do biện minh của nhà trường đưa ra thấy không được thuyết phục cho lắm. Không nói đến việc trái với quy định của pháp luật và các lý do khác, chỉ thấy lý do sợ cho điểm thiên vị đã thấy không ổn rồi, sao không nhìn mặt tích cực là họ yêu nhau thì kèm, gia sư cho nhau học khá hơn?

    Trả lờiXóa
  13. Nơi cấm đổ rác, thì nơi ấy thường xuyên có đổ rác, như vậy không nhẽ thầy cô trường này thường xuyên yêu "hờ" sinh viên lắm sao? Vậy là mới phát sinh thêm "tiêu cực" trong yêu đương rồi! Không hiểu sao tầm cỡ tiến sĩ mà ra một quy định trái pháp luật đến thế.

    Trả lờiXóa
  14. Luật này vui nhỉ? Càng cấm thì càng cứ. Duyên số nó ắt vồ lấy nhau, cấm làm sao được cơ chứ? Chả vi phạm pháp luật, nếu quy định cụ thể vì lý do đặc thù nào đó đã đành. Ôi giời, thầy yêu sinh viên giúp em học tốt có khi còn hay ý chứ

    Trả lờiXóa
  15. Bản chất vẫn là tư duy quản không được thì cấm, một thuộc tính quản lý ở Việt Nam. Sao không cấm luôn GV không dược dạy các trường có con em thân thuộc của mình hoặc cháu con của sếp học, cấm họ hàng làm chung công ty. Toàn đi bẻ ngọn chứ không chịu nhổ gốc.

    Trả lờiXóa
  16. Chỉ là nên cụ thể luật ra "Cấm các giảng viên đã có gia đình yêu sinh viên" Và cấm các sinh viên ko chồng mà chửa nhằm đảm bảo tính sư phạm trong giáo dục đại học thì nghe vẻ còn hợp lý chứ ko thì ảnh hưởng gì

    Trả lờiXóa
  17. Thực tế cũng có những trường hợp sinh viên yêu giảng viên rồi lợi dụng này nọ, sinh viên phá hoại hạnh phúc gia đình của gv. Những điều này ko phải ko có. Luật này đề ra có khi cũng được nhưng cần hướng dẫn thi hành luật trong từng trường hợp cụ thể. he he

    Trả lờiXóa
  18. Theo tôi thì chúng ta không nên có những quyết định ấy việc cấm sinh viên yêu giảng viên hoàn toàn sai pháp luật cũng như sai về đạo đức nếu hai người chứa vợ chưa cồng đủ tuổi yêu đương thì họ có quyền được yêu bất cứ ai miễn là không ảnh hưởng làm hại người khác, trên thực tế cũng có một số vụ việc giảng viên yêu sinh viên và kết quả không tốt nhưng chúng ta không thể dựa nào đó mà cấm giảng viên yêu sinh viên được.

    Trả lờiXóa
  19. Giảng viên yêu sinh viên thì có gì sai? Họ cũng chỉ là những con người bình thường, nảy sinh tình cảm với nhau thì dù là ông chủ tịch HĐQT của trường cũng không có quyền cấm đoán. Một quy định hết sức vô lý không những làm lành mạnh môi trường học tập hơn mà trái lại làm cho giảng viên, sinh viên trong trường thêm bức xúc, khó có thể thoải mái giảng dạy, học tập mà thôi.

    Trả lờiXóa
  20. Tình yêu thì không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh, điều kiện...nếu nó là tình yêu chân chính, không vụ lợi. Giảng viên với sinh viên thì đã sao nếu họ không phạm pháp, không làm gì vi phạm đạo đức để ảnh hưởng tới ai. Chỉ vì vị trí của họ mà có những dư luận không tốt thì đúng là nhỏ nhen, ghen ăn tức ở.

    Trả lờiXóa
  21. Trong tình yêu làm sao lại có thể cấm đoán được, tình cảm phải đến từ hai phía mới đem lại hạnh phúc cho nhau, có biết bao đôi lứa dù bị cấm này nọ nhưng vẫn quyết tâm đến với nhau và sống rất tốt đấy thôi.

    Trả lờiXóa
  22. Sao lại có kiểu cấm đoán vô lý như vậy cơ chứ, thật là buồn cười.

    Trả lờiXóa
  23. Quy định giáo viên - học sinh không được yêu nhau là quy định bình thường ở rất nhiều bang Mỹ và nhiều nước có tiếng là ' thoáng ' ở phương tây.

    Nó dây mơ rễ má với quy định người làm trong 1 công sở không có quan hệ yêu đương ở rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Nếu yêu thì chuyển việc, chuyển trường, có thế thôi.

    Các bác search lòng vòng google tiếng Anh 1 tí sẽ thấy.

    Nguyên nhân có lẽ vì thực tiễn cho thấy quan hệ yêu đương hay quan hệ lẫn lộn công tư bất phân kiểu này đã cho thấy là sinh ra nhiều tệ hại và tiêu cực khác. Nên doanh nghiệp, nhà trường cấm, thế thôi.

    Trả lờiXóa
  24. Ở đa số bang Mỹ nổi danh 'thoáng',giáo viên quan hệ tình cảm hoặc tình dục (romance or sexual relationship) với học trò, sv, bị coi là không có đạo đức (ethic) nghề nghiệp và không phải tinh thần chuyên nghiệp. Đó là luật bang. Không có luật doanh nghiệp này nhưng hầu hết doanh nghiệp, chợ búa, siêu thị, nhà hàng đều có quy định riêng về cấp trên không quan hệ tình cảm với cấp dưới ở cùng 1 nơi làm. Nếu nảy sinh tình cảm thì phải chuyển, thế thôi. Tại xứ ta quan hệ công tư nhập nhằng quen rồi nên thấy những vụ này cho là chuyện lạ, trong khi bên tây người ta làm từ đời nào.

    Trả lờiXóa
  25. Thực ra mình nghĩ đối với những giảng viên chưa có vợ/chồng thì họ có quyền tự do yêu đương bất kỳ ai thì không khuyến khích nhưng cũng không cần cấm giảng viên yêu sinh viên. Tuy nhiên đối với những giảng viên đã có gia đình thì cần xử lý thật nghiêm túc nếu bị phát hiện cặp với sinh viên, làm ảnh hưởng đến đạo đức của nhà giáo.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog