Chia sẻ

Tre Làng

UBND TP HÀ NỘI ĐÃ XỬ LÝ ĐÚNG TRONG VỤ "GỖ SƯA TRỊ GIÁ 20 TỈ".

LâmTrực@

Bài "Gỗ sưa dân trồng, chính quyền đòi bán" của PV An Tân đăng trên báo Lao Động đang là đề tài nóng.

Để sáng tỏ vụ này, các bạn nên tham khảo bài "Bí ẩn thương vụ gỗ sưa giá triệu đô" của VTC nói về vụ việc này. Có thể tóm tắt lại như sau:


Hơn 2,5m3 gỗ sưa với giá hơn 20 tỷ đồng đang trên đường được vận chuyển đi tiêu thụ thì bị cảnh sát bắt giữ. Số gỗ này có nguồn gốc từ thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ). Ông Vũ Văn Xuyện, Trưởng thôn Phụ Chính, Hòa Chính và Đinh Công Thường, Chi Hội trưởng Hội Người cao tuổi thôn Phụ Chính là người đứng tên bán với giá “khủng” 20,5 tỷ đồng. Đặc biệt, số gỗ trên được một đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc thu mua (mục đích thương mại).

Ông Xuyện cho biết, số gỗ này thu gom từ số cành gãy tự nhiên sau trận mưa bão đêm 12/9. Tuy nhiên, tại hiện trường, cơ quan công an đã phát hiện nhiều dấu vết bất thường. Một trong hai cây gỗ sưa cổ thụ trước chùa có dấu hiệu bị cưa cắt chứ không phải bị gãy do bão.  


Vụ việc được bắt đầu từ cuối tháng 7, thôn Phụ Chính đã quyết định cho khai thác cành sưa già, cỗi, nguy cơ gãy rụng để trả số nợ hơn 1 tỷ đồng trong công trình xây dựng đình Phụ Chính và nhiều công trình khác của thôn. Thôn đã lập Ban khai thác gỗ sưa với 22 thành viên và xây dựng kế hoạch đốn hạ sưa để trả nợ. Giữa tháng 9, sau một trận mưa lớn, một số cành bị gãy. Công việc khai thác gỗ sưa được thôn Phụ Chính gấp rút tiến hành.  


"Ban khai thác gỗ sưa" đã quyết định ra giá 26 tỷ cho 2,6m3 gỗ. Sau nhiều lần ngã giá, đến ngày 15/10, anh Nguyễn Văn Thái ở Đông Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh đồng ý mua lô gỗ sưa trên với giá 20,5 tỷ đồng. Nhưng khi nhận tiền, cả thôn bàng hoàng vì… chưa tính đến việc tìm nơi để cất giữ. Qua nhiều cuộc họp nóng, lãnh đạo thôn Phụ Chính đã ra quyết định mua két sắt, để trong chùa và cắt cử 22 thành viên uy tín cao trong làng, thay phiên nhau trông giữ ngày đêm. 


Sự việc vỡ lở, ông Xuyện cùng nhiều người khác trong “Ban khai thác gỗ sưa” thôn Phụ Chính hồn nhiên trả lời, không hề hay biết gỗ sưa thuộc nhóm gỗ 1A, pháp luật cấm buôn bán.


Ông Lê Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Hòa Chính thừa nhận, bản thân ông và lãnh đạo xã đã thiếu trách nhiệm để xảy ra sự việc đốn hạ cây sưa. 


Ông trưởng thôn Vũ Văn Xuyện cho biết, năm trước thôn cũng bán một súc gỗ sưa với giá 2 triệu/kg. Còn phi vụ bán vừa rồi, giá gỗ đã lên tới gần 8 triệu/kg. 


Với những tình tiết nêu trên, so sánh đối chiếu với các quy định của pháp Luật, thì việc đốn hạ cây sưa ở đây là vi phạm pháp luật.


Trở lại với bài báo của PV An Tân, cách viết của PV An Tân làm cho người đọc hiểu là UBND TP Hà Nội đang "cướp" của người dân, và như thế vô hình dung kích động người dân đối đầu với chính quyền. Đây là điều đại kỵ trong viết báo, bởi thực chất, UBND TP Hà Nội chỉ làm theo luật, và những số gỗ sưa kia chỉ thuộc sở hữu của những cá thể riêng lẻ chứ không thể lấy danh nghĩa "nhân dân" ở đây được. 


Bạn Chung Nguyen viết: "Không có cướp, tin tôi đi, chính quyền Thủ Đô không nghèo tới mức phải cướp 20 tỉ của các bạn. Nó nhỏ tới mức, nếu ném vào thu ngân sách thành phố, thì sẽ tuột xuống tận hàng số lẻ của lẻ".

Sưa là loại cây nhóm IA cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Chỉ thị 68/2007/CT-BNN cũng quy định:

2. Việc quản lý gỗ sưa có nguồn gốc từ rừng trồng
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện ngay việc thống kê về loài cây và diện tích trồng (đối với rừng trồng tập trung) các loài cây thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA (trong đó có loài cây gỗ sưa) của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được trồng qua các năm tại địa phương, lập sổ theo dõi, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Trước mắt tạm dừng việc khai thác loài cây gỗ sưa có nguồn gốc do tự gây trồng đến khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Có thể thấy người dân thôn Phụ Chính có trồng một vài cây sưa trên đường liên thôn, và điều này là không vi phạm pháp luật. Thế nhưng, khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại trên khu vực đất công lại là vi phạm pháp luật. Điều này là bình thường trong các bộ luật bảo vệ động thực vật quý hiếm. 

Riêng gỗ sưa, bất kể là trên đất công hay tư đều bị cấm khai thác, như trích dẫn chỉ thị của Bộ Nông nghiệp vào năm 2007 như đã trích dẫn bên trên.


PV An Tân trích dẫn và đã hiểu sai tinh thần Chỉ thị này. Đây là đoạn trên báo Lao Động:

Quá trình tận thu, người dân thôn Phụ Chính căn cứ vào văn bản số 3419 ngày 12.12.2007 của Bộ NNPTNT về việc khai thác, vận chuyển cất giữ gỗ rừng trồng nhóm 1A: “Trường hợp tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư cây trồng trong vườn, trồng phân tán thì chủ lâm sản tự quyết định việc khai thác”.
Với đoạn trích: “Trường hợp tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư cây trồng trong vườn, trồng phân tán thì chủ lâm sản tự quyết định việc khai thác", phải được hiểu là họ tự trồng trong khu vực thuộc sở hữu tư nhân chứ không phải khu vực công cộng.

Bạn Chung Nguyên cũng có stt rất hay, xin trích: "Hẳn các bạn còn nhớ một anh ở Thanh Hóa từng nuôi nhốt cả 1 đàn hổ trong nhà, tức là đất tư nhân, nhưng vẫn vi phạm pháp luật và bị đập lên xuống? Luật không phân biệt mục đích cao cả gì sất, nếu vi phạm luật thì sẽ bị xử theo luật. Đó là điều đương nhiên ở các xứ văn minh.

Tôi nghi ngờ tính hợp pháp của việc người dân bán gỗ sưa, một giao dịch 20 tỉ đồng tức 1 triệu đô la nhưng không hề có chứng từ gì cả, nếu là ở Tây, các bạn xác định rũ tù. Còn nếu việc chặt và bán cây được hạt kiểm lâm huyện Chương Mỹ cho phép, thì hạt kiểm lâm này phải chịu trách nhiệm, công an và UBND thành phố Hanoi không làm sai gì cả.

Có lý do để Nam Phi không mở kho cất trữ sừng tê giác khổng lồ của họ và bán ra thị trường, mặc dù nếu họ làm điều này, giá sừng tê sẽ trở về đúng như tuyên truyền, tức là bằng giá móng chân người. WWF ngăn cản nỗ lực bán ra thị trường số sừng tê này của Nam Phi, vì lo ngại nó có thể khuyến khích hành động săn bắn tê giác, và bản thân nó vi phạm quy định cấm buôn bán sừng tê giác của WWF.

Các bạn thấy đó, luật là luật, không phải cứ vin vào lý do tốt đẹp này nọ mà có thể vi phạm luật, bạn trồng cây không có nghĩa là bạn được quyền khai thác nó nếu việc khai thác là vi phạm luật (việc trồng thì không).

Số tiền trên, như mọi tang vật vi phạm, phải bị tich thu và sung công".

Như vậy, có thể khẳng định, cách xử lý của UBND TP Hà Nội trong vụ việc này là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật.


**************************

Đây là văn bản mà PV An Tân Trích dẫn:



Đây là bài trên báo Lao Động.

21 nhận xét:

  1. Dân giờ hổng có tin chính quyền nên việc một số cây bị cạo vỏ thì đối tượng tình nghi đầu tiên là chính quyền. Và những kẻ lợi dụng cái sai của chính quyền để kích động dân chửi ngày càng nhiều.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh17:11 19/4/15

    Dự là có bọn cố tình làm thế nhằm đẩy cao trào chặt hạ cây xanh tại Hà Nội tiếp tục lên đỉnh

    Trả lờiXóa
  3. Lại mấy anh báo chí phản ánh thực tế theo cái kiểu không có tính chất đóng góp mà giống cái kiểu kích động người khác hơn. Việc chặt cây sưa để bán là do người dân không nắm rõ pháp luật sao lại có thể đổ tội lỗi lên UBND Hà nội được

    Trả lờiXóa
  4. Vì tiền mà mấy ông trong xã từ chặt tỉa cành gỗ sưa, giờ các ông tự cho nhau quyền đốn nó luôn. Khi được hỏi thì lại trả lời là không biết khai thác gỗ sưa bị cấm. Gỗ sưa là một loại gỗ cực kỳ quý giá, có giá trị trong nhiều mặt. Chính vì thế mà gỗ sưa bị khai thác mạnh. Sự việc này đã bị bọn rận chủ bóp méo, để nói xấu Đảng, Nhà nước nhưng sự thật là vậy, các cơ quan chức năng đã làm tốt nhiệm vụ của mình.

    Trả lờiXóa
  5. Người dân thiếu ý thức trong việc bảo vệ gỗ quý cũng như việc coi thường quy đinh pháp luật. Khi bị lực lượng chức năng bắt giữ thì hồn nhiên nói không biết là gỗ sưa bị cấm khai thác. Bọn rận chủ thì bố láo, xuyên tạc bịa đặt đánh lạc hướng dư luận rằng chính quyền vi phạm. Nhưng sự thật thì là vậy. Cần có biện pháp xử lí nghiêm với những hành vi này để bảo những cá thể gỗ sưa lâu năm ít ỏi còn lại.

    Trả lờiXóa
  6. Gỗ sưa đã bị cấm khai thác từ lâu rồi mà các bác khai thác bán được thật là tài. Lại thêm chú lều báo viết bài đưa tin khiến người dân hiểu nhầm là UBND Thành Phố "cướp" của dân khiến cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Trước tiên cần xử lí chú lều báo này trước.

    Trả lờiXóa
  7. UBND Thành Phố Hà Nội đã xử lí đúng. Vấn đề là việc báo chí đưa tin không chính xác khiến người dân hiểu sai sự thật. Lại thêm cái bọn dân chú bóp méo xuyên tạc càng khiến người dân không tin vao chính quyền.

    Trả lờiXóa
  8. Dân giờ nhiều ngu ngơ lắm, chính quyền làm sai bị dân lên án đã đành, đằng này dù cho chính quyền làm đúng, ra sức làm những gì có lợi nhất cho dân cũng bị lũ kền kền nắn hướng dư luận là ăn cướp của dân. Nên tình hình kiện cáo ngày càng phức tạp và khó giải quyết.

    Trả lờiXóa
  9. những vụ việc làm đúng như thế này sẽ là một lần nữa kkhawngr định những gì chính quyền đang làm là vì những lợi icshcaur những người dân, họ không có những tư lơi riêng, và đây là một trong những vụ việc về cây, nên chăng, việc về cây của thủ đô nên học theo những gì đang diễn ra này

    Trả lờiXóa
  10. hi vọng qua vụ này có thể lấy làm bài học cho việc xử lí các vụ tiếp theo môt cách trọn vẹn, đặc biệt là vụ 6700 cây xanh, gây cho dư luạn thủ đô bao nhiêu là bức xúc đặc biệt khi mùa năng đang tới gân,f và đương nhiên, những gì giải quyết đẹp sẽ được lòng những người dân, đó sẽ tốt hơn nhiều

    Trả lờiXóa
  11. 3 cây sưa được trồng để lấy bóng mát trong sân UBND xã Tuân Chính, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có tuổi xấp xỉ 20 năm,3 cây sưa có trọng lượng lõi khoảng 110 - 120 kg/cây được bán với giá 1,320 tỉ đồng. ai muốn làm giầu thì nhanh khi còn trẻ trồng lấy chục cây gỗ sưa để sau này hưởng tuổi già nha, không thì cho con cháu xài chơi, làm giàu không khó đâu

    Trả lờiXóa
  12. "gỗ sưa giá trị nhất phải là gỗ sưa Hải Nam. Gỗ sưa Hải Nam đắt gấp 10 lần gỗ sưa Việt Nam.. Gỗ sưa Việt Nam không có hương thơm, nhưng hoa văn lại rất giống hệt gỗ sưa Hải Nam. Chính vì thế, người Trung Quốc thu mua gỗ sưa Việt Nam để làm giả" đây chính là nguyên nhân mà người trung quốc săn lùng gỗ sưa việt nam đấy các bác ạ

    Trả lờiXóa
  13. Do giá trị kinh tế lớn nên người dân thiếu ý thức bảo vệ gỗ quý. Việc trả lời vô trách nhiệm của chính quyền là không biết đó là cây gỗ quý thật đáng buồn cười. Nhưng chẳng lẽ họ không hiểu được vì sao nó được trả từng ấy tiền, chính vì nó quý nên nó mới được trả hơn 20 tỷ đồng. Việc xử lý của UBND Tp Hà Nội là đúng theo quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  14. Người dân do không hiểu biết pháp luật nên có hành động khai thác gỗ xưa để bán nhưng các phóng viên lại không hiểu rõ vụ việc lại xuyên tạc là chính quyền Hà Nội cướp tiền từ việc bán xưa đó là thông tin hoàn toàn sai lệch hỏi thử cứ viết báo kiểu này nữa thì làm gì còn ai tin và đọc báo nữa đây.

    Trả lờiXóa
  15. Rận chủ nào vào đây mà chửi khơi khơi vậy mấy cha

    Trả lờiXóa
  16. làm gì có nhân dân nào có quyền đứng tên bán gỗ xưa thuộc diện tích đất quy hoạch tại chùa địa phương đó chứ, kể cả có là dùng vào quỹ làng đi chăng nữa thì không biết số tiền lớn đó sẽ ra sao khi mà phải cắt cử tới 22 người ra trông giữ hằng đêm như vậy thì chả ra cái gì, cuối cùng thì tiền cũng hết vì những chi phí vớ vẩn thôi. Hơn nữa đây là thuộc của chung, không được phép buôn bán để tiêu xài cho hoạt động phung phí của làng

    Trả lờiXóa
  17. là một trưởng thôn cùng với những con người đứng đầu dân làng như vậy mà không biết rằng gỗ sưa là loại gỗ thuộc nhóm 1A không được phép buôn bán hay sao mà khi được hỏi lại trả lời hết sức ngây ngô như vậy. Sự việc này khiến chúng ta thấy cần phải xử lý nghiêm những vụ vi phạm công quỹ như này để tiền không bị chiu vào túi của những kẻ tham lam nữa

    Trả lờiXóa
  18. Nếu đã là loại gỗ quý cấm chặt thì chắc chẳng ai dám trồng nữa nhỉ. Theo luật thì trồng tại vườn nhà mình mà cũng không được chặt thì nghe có vẻ vô lý nhỉ. Mình không rõ vụ này lắm nhưng nếu như ở huyện này các cụ chặt bán vì mục đích của huyện thì chắc phải được chứ nhỉ. Có những cậy gỗ sưa được trồng nới công cộng bị chặt trộm thì lại không sao???????? Túm lại là khó hiểu

    Trả lờiXóa
  19. Nặc danh17:05 28/4/15

    Một loại gỗ giá trị như vậy thì không thể nói là các vị lãnh đạo huyện này không biết. Nhưng theo tôi nên sửa đổi lại luật cho phù hợp, quý thì quý nhưng để phục vụ cho lợi ích của quốc gia thì có vấn đề gì đâu nhỉ. Còn nếu như các cụ mà vì mục đích cá nhân, tiền bỏ túi mình thì mới là điều để nói. Họ trồng cây mà lại không được chặt cây. giả dụ cây bị mưa gió đổ thì sao?????

    Trả lờiXóa
  20. Có thể họ không biết thât thì sao nhỉ? Họ chỉ nghĩ đơn giản xã đang cần tiền và thấy cây gỗ này có giá trị và cũng trồng lâu chặt đem bán chỉ đơn giản là vậy. Tóm lại cái vụ này nếu các cụ mà bị xử phạt thì kể cũng tội cho các cụ. Nếu cần chỉ cho họ thấy luật quy định như vậy nhưng đây là lần đầu nên nhắc nhở.

    Trả lờiXóa
  21. vục việc chặt chộm gỗ xưa đó là những hành động xấu, vi phạm pháp luật, thiếu ý thức vì thế việc ủy ban nhân dân thành phố hà nội xử lỹ hành động vi phạm đó là điều đúng đắn để có thể răn đe những phần tử xấu, lười biếng không muốn làm mà chỉ muốn ăn, vụ việc xử lý đó thể hiện được tính cương trực, minh bạch công khai của pháp luật nhà nước ta đối với những hành vi vi phạm

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog