Chia sẻ

Tre Làng

ĐẠI TÁ TÌNH BÁO- ANH HÙNG LIỆT SĨ PHẠM NGỌC THẢO.

HoangThinh@

Có lẽ không phải ai cũng biết nguyên mẫu chính trong bộ phim nổi tiếng Ván bài lật ngửa chính là Đại tá tình báo, anh hùng LLVT Phạm Ngọc Thảo.

Câu chuyện ly kỳ, bi tráng của một điệp viên như ông quả là hy hữu so với những đồng đội khác như Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Hoàng Minh Đạo, Đinh Thị Vân.. cùng hoạt động "hợp pháp" trong lòng đối phương.

***

Sinh năm 1922 tại Sài Gòn trong một gia đình đại địa chủ Công giáo gốc Vĩnh Long, cha có quốc tịch Pháp nhưng Phạm Ngọc Thảo đã không sang Pháp du học như các anh chị em khác mà ra Hà Nội theo học trường Kỹ sư Công chính ..

Khác hẳn hàng triệu nhiều người, chủ yếu là những người Công giáo, thành phần địa chủ, nạn nhân cải cách ruộng đất, các tù trưởng, nghĩa quân ở miền núi phía Bắc được Pháp trang bị vũ khí chống lại Việt Minh, hoặc những người đi lính và làm việc trong các công sở của Pháp, hoặc thuộc thành phần tư sản thành thị không có cảm tình với Việt Minh ở miền Bắc đã bỏ vào Nam theo dụ dỗ của Pháp, Mỹ và tuyên truyền của Nhà nước Vatican... thì Phạm Ngọc Thảo lại ra Bắc tham gia Việt Minh để trở thành người cộng sản trung kiên.

***

Phạm Ngọc Thảo hoạt động hoàn toàn cô đơn không có đồng đội khi được ông Duẩn giao nhiệm vụ luồn sâu vào hàng ngũ cao cấp của chính quyền Sài Gòn nhằm xoay chuyển thời cuộc, chuẩn bị cho sự nghiệp thống nhất đất nước. Ông hoàn toàn được tự do, độc lập trong hành động, không phải chịu bất cứ một chế định nào.

Có thể nói, với nhiệm vụ này, tầm quan trọng của Phạm Ngọc Thảo ngang với sức mạnh của một đạo quân. So với các điệp viên khác, ông là người có thể tác động trực tiếp đến chính quyền và quân đội Sài Gòn. Là 1 sỹ quan cao cấp trong Quân lực VNCH, ông đã trực tiếp đạo diễn và tham gia chỉ đạo hàng loạt vụ đảo chính làm rối loạn, gây mất ổn định trong chính quyền miền Nam Việt Nam giai đoạn những năm 1964-1965.

Trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong quân đội SG, PNT bị xem như đối tượng nguy hiểm và bị đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào, thậm chí, cả khi bị bắt và tra tấn đến chết, ông vẫn không chịu để lộ tung tích của mình. Mãi sau này, khi ông được truy phong, nhiều người mới biết ông là tình báo viên.

*****

Nếu như Phạm Xuân Ẩn làm việc và tiếp xúc chủ yếu với báo giới Mỹ thì ông Phạm Ngọc Thảo, vốn xuất thân là người Công giáo nên dễ dàng tiếp cận anh em Diệm Nhu và hiểu rõ, Ngô Đình Diệm cũng yêu nước theo cách của ông ta và rất muốn có được những trí thức có năng lực bên cạnh mình.

Theo ông Mười Hương thì "nếu không thừa nhận anh em Ngô Đình Diệm là những người yêu nước theo cách của họ, nếu không thừa nhận họ là những người có tinh thần dân tộc, muốn xây dựng một chế độ quốc gia không cộng sản, thì Phạm Ngọc Thảo khó mà dám chơi ván bài lật ngửa"

Góc nhìn của Phạm Ngọc Thảo trùng với cụ Hồ ở chỗ ấy, nên ông đã tạo được sự tin cậy và được cả gia đình họ Ngô bảo vệ , tạo vỏ bọc khá an toàn. Ngô Đình Diệm, người chống cộng một cách điên cuồng, tàn bạo đến nỗi CIA cũng phải ngán nhưng trong thâm tâm Ngô Đình Diệm vẫn phải nể phục Hồ Chí Minh và chưa bao giờ dám xúc phạm đến Người.

Cùng với tư tưởng được cho là "mới lạ" ấy, kết hợp với tinh thần quả cảm, đầy cơ mưu, Phạm Ngọc Thảo đã được cả những người ở phía bên kia yêu mến và ngưỡng mộ ngay cả khi đã biết ông là người của cộng sản.

Và nếu như Phạm Xuân Ẩn hoạt động trong vai một ký giả "chính trị sa lông", chịu nguy hiểm trong môi trường quí tộc thì Phạm Ngọc Thảo, ngoài những bài báo nổi tiếng về chiến lược chiến thuật quân sự khiến báo chí Mỹ và giới quân sự Sài Gòn phải xôn xao, còn là một chiến binh quả cảm, thông minh, đầy năng động xả thân công khai để không ít lần trở thành đối thủ của đồng đội mình khi làm tới chức Tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa (đã suýt chết vì 2 quả lựu đạn do 2 sinh viên mưu sát.)

Ông cũng khéo léo tìm các thả hàng ngàn tù chính trị cộng sản và ngầm liên lạc với bà Nguyễn Thị Định tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa Bến Tre, tiền đề của phong trào Đồng khởi sau này.

Còn giới quân sự Sài Gòn thì nể phục ông vì tay không mà làm nên cuộc chính biến khiến cho Nguyễn Khánh nắm trong tay cả một quân đội hùng hậu cũng phải chạỵ tóe khói!

***

Trả lời báo Thanh niên, tướng Kỳ nói rằng: "Cái ông Phạm Ngọc Thảo này rất lạ. Hồi đó nhiều người nghĩ ổng là cộng sản, nhưng lạ là không ai làm gì được ổng. Ổng nói nhỏ nhẹ và rất thuyết phục, ai cũng nghe. Năm 1965, tôi mà không ngăn cản thì ổng đã làm Thủ tướng rồi".

Thế nhưng, tài năng và đức độ của ông lại trở thành cái gai trong mắt Nguyễn Văn Thiệu. Sau khi lên nắm quyền, nhận ra Phạm Ngọc Thảo chính là mối đe dọa đến vị trí quyền lực của mình, Thiệu đã quyết tìm mọi cách tiêu diệt, kết án tử hình vắng mặt ông với tội danh là một trong những tướng lĩnh tham gia đảo chính chứ không hề mảy may nghi ngờ ông là cộng sản.

Khi biết đã bị lộ, cấp trên lệnh cho ông rút lên cứ nhưng Phạm Ngọc Thảo đã tự nguyện ở lại để đối mặt với kẻ thù. Đó chính là nguyên nhân cho sự hy sinh anh dũng trong thầm lặng có phần bi thảm của ông khiến báo chí phải quan tâm mổ xẻ suốt 1 thời gian dài và đặt câu hỏi, ai đã giết Phạm Ngọc Thảo, ai đã bán đứng Phạm Ngọc Thảo?

***
Theo tài liệu chính thức của BTC:

- "Ông bị an ninh chính quyền Sài Gòn bắt đem đi thủ tiêu vào ngày 15/7 nhưng ông chỉ bị thương nặng, được các linh mục và nữ tu đem về một tu viện chăm sóc, sau đó nhà cầm quyền truy lùng tung tích và bắt ông đưa về cơ quan an ninh quân đội vào ngày 16/7. Tại đây, Nguyễn Ngọc Loan và thuộc hạ đã tra tấn và bóp hạ bộ ông cho đến chết ngay trong đêm hôm đó. Báo chí và dư luận ở Sài Gòn trước giải phóng cũng nói như vậy. Chính cha Lãm đã trực tiếp gặp Nguyễn Ngọc Loan để hỏi cho ra nhẽ. Tướng Loan chối, bảo rằng không có chuyện đó, rằng ông Thảo chết là do bị thương quá nặng, thậm chí ông ta còn nói mình không liên quan đến chuyện bắt bớ ông Thảo. Vị linh mục nói ông đã đem lời tướng Loan kể lại cho đàn em và bạn bè Phạm Ngọc Thảo, nhưng không ai tin, "người ta sẵn sàng tin là tướng Loan nói thật, nhưng đó là sự thật ghi trên các phúc trình, báo cáo, biên bản của bác sĩ".

Theo wiki :

- "Sau khi nhậm chức, tướng Thiệu quyết định tìm bắt và giết Phạm Ngọc Thảo để trừ hậu họa. Tướng Lâm Văn Phát đã ra trình diện và chỉ bị cách chức, nhưng đại tá Phạm Ngọc Thảo phải trốn nhiều nơi, cuối cùng đến trốn trong Đan viện Phước Lý ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, Biên Hòa. 

Cuối cùng nơi trú ẩn này cũng bị lộ. Lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 7 năm 1965, khi ông vừa ra khỏi Đan viện Phước Lý thì bị an ninh quân đội mai phục sẵn bắt rồi đưa về một suối nhỏ gần Tam Hiệp, Biên Hòa, định thủ tiêu.

Tuy nhiên Phạm Ngọc Thảo không chết mà chỉ bị ngất vì viên đạn chỉ trúng cằm. Tỉnh dậy, ông cố lết về một nhà thờ. Ông được linh mục Cường, cha tuyên úy của Dòng Nữ tu Đa Minh, Tam Hiệp cứu chữa. Sau đó ông chủ động xin chuyển tới chỗ khác phòng khi An ninh quân đội tới truy tìm, nhưng bị phát giác và ông lại bị an ninh quân đội bắt về Cục an ninh quân đội, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn. Ông bị tra tấn dã man thắt cổ chết, vào đêm 17 tháng 7 năm 1965. Khi đó ông mới 43 tuổi."

Còn theo tác giả Phạm Văn Liễu, một người của "phía bên kia":

- "Phạm Ngọc Thảo" là một khuôn mặt gây nhiều dư luận trái ngược nhau tại Việt Nam. Sau âm mưu đảo chánh ngày 20-5-1965, Albert Thảo thoát thân được khoảng hai tháng rồi bị bắt ở Thủ Đức ngày 15-7-1965. Tướng Thiệu ngầm cho lệnh một cận vệ mang Thảo ra bờ sông Biên Hòa xử tử. Nhưng Albert Thảo chưa chết ngay, mò mẫm tìm về Thủ Đức thì bị sa lưới cảnh sát tỉnh Biên Hòa. Khi được tin, tôi cho lệnh giải lao Albert Thảo sang Nha An Ninh Quân Đội khai thác, vì dẫu sao Albert Thảo là một Đại Tá. Đêm đó, Albert Thảo chết tại Nha An Ninh Quân Đội"
....................

Những người ở "phía bên kia" vẫn thắc mắc vì sao khi biết đã bị lộ mà Phạm Ngọc Thảo không chịu rút vào R. Họ không hiểu những người cộng sản ở chỗ, rằng khi đã vì dân vì nước, vì sự nghiệp thống nhất đất nước thì cái chết nào cũng đều không đáng sợ! Và Đại tá tình báo cộng sản Phạm Ngọc Thảo đã hy sinh ở tuổi còn rất trẻ, mới 43 ...

Nói về ông, chỉ có câu này là chính xác nhất:

"Giữa một rừng gươm giáo hiểm ác, ông như một nghệ sĩ xiếc đi trên dây, bên phải thì địch muốn giết, bên trái thì ta cũng muốn giết. Ông hiên ngang lật ngửa ván bài và “chơi” tới tận cùng"!

Đó chính là đặc thù hy hữu trên mặt trận tình báo của Liệt sĩ đại tá , Anh hùng LLVT Phạm Ngọc Thảo.

18 nhận xét:

  1. Cần thêm những bài báo như này để chúng ta có thể hiểu hơn được về những khó khăn gian khổ, sự hy sinh vì đất nước của những người chiến sĩ cộng sản để chúng ta có ngày hôm nay. Người có thể chết, nhưng tiếng thơm và tinh thần bất khuất thì còn lại mãi.

    Trả lờiXóa
  2. Nước Việt Nam có ngày giành được độc lập, giành lại được quyền giành chính quyền và lãnh đạo, chính là nhờ những sự hi sinh thầm lặng của những tình báo viên ra vào nơi máu lửa. Sự anh dũng, tinh thần bất khuất của các tình báo viên Việt Nam mãi gắn với những dấu vết vàng son của dân tộc.

    Trả lờiXóa
  3. ông quả là một nhà tình báo tài giỏi, người chiến sĩ cộng sản kiên trung cũng đầy dũng cảm, tôi rất khâm phục ông. qua những gì được nói trên đây đã cho thấy phần nào công lao, vai trò của ông đối với cách mạng kh được tiếp xúc, thân quen với những kẻ đứng đầu quân địch để có thể đưa những thông tin kịp thời, chính xác về tình hình cho Đảng kịp thời có những quyết định phù hợp nhất

    Trả lờiXóa
  4. ông quả là một nhà tình báo tài giỏi, người chiến sĩ cộng sản kiên trung cũng đầy dũng cảm, tôi rất khâm phục ông. qua những gì được nói trên đây đã cho thấy phần nào công lao, vai trò của ông đối với cách mạng kh được tiếp xúc, thân quen với những kẻ đứng đầu quân địch để có thể đưa những thông tin kịp thời, chính xác về tình hình cho Đảng kịp thời có những quyết định phù hợp nhất

    Trả lờiXóa
  5. Cách mạng của chúng ta có thành công không chỉ là sự lãnh đạo tài tình của Bác, của đảng mà còn công sức rất lớn của những người chiến đấu trên mặt trận thầm lặng, họ phải che giấu đi thân phận thực của mình chui sâu vào trong nội bộ của địch. Dùng đến sự mưu trí và dũng cảm để chiến đấu với kẻ thù. Những cái tên như Phạm Xuân Ẩn, vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Dũng chỉ cần nhắc đến thôi cũng là cho kẻ địch kinh hoàng bạt vía.

    Trả lờiXóa
  6. Cuộc chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước có thành công cũng là nhờ một phần rất lớn công lao của những anh hùng như vậy, những người không trực tiếp cầm súng tiêu diệt kẻ thù trên chiến trường, nhưng lại là người luôn chịu những gì nguy hiểm nhất về mình, hoạt động ngay trong lòng địch, cần kề cái chết bên mình, nhưng luôn một lòng vì sự thành công của cách mạng, mơ về ngày thống nhất đất nước.

    Trả lờiXóa
  7. Liệt sĩ đại tá , Anh hùng LLVT Phạm Ngọc Thảo là một chiến sĩ cộng sản vô cùng dũng cảm, gan dạ, thông minh. Ông xứng đáng là một người con ưu tú của dân tộc, một vị anh hùng sống mãi với thời gian.

    Trả lờiXóa
  8. Sự nghiệp giải phóng đất nước của dân tộc ta là một quá trình đầy gian nan, khổ cực. Những anh hùng như Liệt sĩ đại tá Phạm Ngọc Thảo đã góp phần quan trọng vào chiến thắng sau này của dân tộc. Họ đã không quản nguy hiểm, đi vào hàng ngũ địch, vận dụng tài năng của mình để cứu nước. Những con người ấy sẽ sống mãi trong tâm trí mỗi con người Việt Nam

    Trả lờiXóa
  9. Sự hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ tình báo đã góp phần không nhỏ đối với thắng lợi sau này của ta. Với lòng dũng cảm, tài năng của mình, họ đã xâm nhập vào hàng ngũ địch, khai thác thông tin, làm rối loạn tổ chức của địch, giúp Đảng có những quyết sách kịp thời.

    Trả lờiXóa
  10. Cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước có thành công cũng là nhờ một phần rất lớn công lao của những chiến sĩ tình báo, những người không trực tiếp cầm súng tiêu diệt kẻ thù trên chiến trường, nhưng lại là người luôn chịu những gì nguy hiểm nhất về mình, hoạt động ngay trong lòng địch, cần kề cái chết bên mình. Họ sẽ sông mãi với những kí ức vàng son của dân tộc.

    Trả lờiXóa
  11. Để có được hòa bình hôm nay, các chiến sĩ cộng sản đặc biệt là chiến sĩ tình báo đã chịu bao khó khăn khổ cực, sống trong hàng ngũ địch để khai thác thông tin, giúp Đảng có thể đưa ra những chỉ thị kịp thời. Đối với họ, Người có thể chết, nhưng tiếng thơm và tinh thần bất khuất thì còn lại mãi.

    Trả lờiXóa
  12. Ông một con người anh hùng LLVT, là một con người tài giỏi như vậy mà chúng ta bây giờ hỏi nhiều người vẫn không hề biết tới cái tên Phạm Ngọc Thảo. Mình nghĩ chúng ta cần phải có những việc làm để biết đến lịch sử nhiều hơn, biết đến những con người từng có công với đất nước.

    Trả lờiXóa
  13. THầm biết ơn những người chiến sỹ, những người đã hy sinh cả cuộc đời của mình để vì mục đích đó là đất nước được độc lập, người dân được đoàn tụ, thống nhất đất nước. Chúng ta luôn tự hào rằng đất nước có những người anh hùng như vậy, để rồi người dân chúng ta nhớ mãi mà thôi.

    Trả lờiXóa
  14. Đất nước rất cần những con người anh hùng như vậy cho dù thời nào đi chăng nữa. Người dân đất nước sẽ nhớ về lịch sử với những người anh hùng của dân tộc, những người hy sinh tuổi thanh xuân của mình để phục vụ cho cách mạng.

    Trả lờiXóa
  15. Đất nước mình luôn cần những con người luôn sẵn sàng cống hiến hết mình vì tổ quốc. Có những người như thế thì đất nước mới phát triển một cách nhanh chóng và không sợ sự đe dọa của bất kì quốc gia nào luôn.

    Trả lờiXóa
  16. Cảm thấy nể phục và tự hào dân tộc Việt Nam có những người con bản lĩnh, gan dạ, tài giỏi, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

    Trả lờiXóa
  17. Đọc những bài báo như này mới hiểu được công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đât nước, dân ta đã phải mất đi rất nhiều người con ưu tú. Nó thôi thúc ta làm việc tốt hơn để xây dựng đất nước.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog