Chia sẻ

Tre Làng

MỘT QUYẾT ĐỊNH THIẾU THẬN TRỌNG CÓ THỂ ĐẨY XA NGƯỜI DÂN VỚI CHÍNH QUYỀN

KhanhKim@

Mấy hôm nay dư luận xôn xao về việc tỉnh An Giang, xử phạt hành chính 5 triệu đồng, đối với hai cán bộ vì lên Facebook nhận xét Chủ tịch tỉnh này “Nhìn cái mặt kênh kiệu...”. Và cũng nhanh nhảu không kém, 2 đơn vị chủ quản đã yêu cầu các cán bộ kể trên, viết tưởng trình và xử lý kỷ luật.

Một ông quan đầu tỉnh, bị kỷ luật khiển trách vì thể hiện yếu kém trong điều hành, quản lý nhà nước về vấn đề đất đai là chuyện bình thường và khi có khuyết điểm mà người dân nhận xét cũng là chuyện rất bình thường. 

Vậy, tại sao cơ quan chức năng tỉnh An giang nhanh chóng vào cuộc để phạt và kỉ luật người dân lên tiếng phê bình lãnh đạo tỉnh mình nhanh đến như vậy?

Điều lạ lùng là An giang lại đè người dân của mình ra để kỉ luật trong khi họ nhận xét hoàn toàn phù hợp với những gì báo chí phản ánh và hoàn toàn phù hợp với kết luận của Thanh tra Chính phủ, đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang và đã có kết luận khiển trách chứ họ đâu có vu khống hay bịa đặt?

Người dân không bịa đặt hay vu khống mà đè cổ họ ra để kỷ luật, xử phạt nhằm "răn đe" người khác có hành vi tương tự, nói thẳng ra là sai. Điều này nếu không chấn chỉnh sẽ dễ trở thành tiền lệ tiêu cực. Nguy hiểm hơn là làm cho những người có tâm huyết với đất nước không dám lên tiếng. Ngược lại, người lãnh đạo tỉnh luôn tưởng mình đúng và ảo tưởng sức mạnh vào tâm đức trí tuệ củ mình. Khi ấy, thảm họa với đất nước sẽ là hiện hữu.


Trong một diễn biến khác, khi người bị kỉ luật chưa lên tiếng thì người ta lại nhanh nhảu đưa ra công văn chấn chỉnh, nghiêm cấm cán bộ công chức...trên FB. Hành vi ấy có phải để bịt miệng người dân và có nhân văn, dân chủ?

Theo ông Dương Trung Quốc Đại biểu Quốc hội khi được hỏi về sự lạ này đã chia sẻ: "Người lãnh đạo phải biết lắng nghe, phải chấp nhận những nhận xét gai góc, thậm chí sai lệch về mình. Việc đầu tiên trong trường hợp đó là hãy soi vào mình. Công chúng - những người đọc cái đó - sẽ phán xét đúng hay sai như thế nào".

Trái ngược với điều này, cơ quan chức năng tỉnh An Giang trong khi giải thích cho hành động của mình đã viện dẫn một số quy định của pháp luật cho rằng “việc hai cán bộ nhận xét khuôn mặt Chủ tịch tỉnh An Giang “kênh kiệu” là vi phạm việc truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin nhằm xúc phạm uy tín danh dự người khác…”.

Thật là lạ khi người dân mới chỉ nhận xét "nhìn cái mặt kênh kiệu" đã là “xúc phạm uy tín danh dự người khác”. Đó là kết luận hồ đồ, thiếu nhân văn và là quy kết thiếu tính pháp lý. Đánh giá khuôn mặt là chuyện rất bình thường nhưng lại cho đây là một sự “xúc phạm,uy tín danh dự người khác”liệu có thỏa đáng?

Tôi nghĩ, thay vì vội vàng phạt người nêu ra nhận xét này, ông Chủ tịch An giang nên thể hiện trách nhiệm của mình với nhân dân bằng việc làm cụ thể với cương vị là Phó chủ tịch tỉnh. Đó mới là cách làm khôn ngoan. 

Ông nên nhớ, chính cái án phạt của ông dành cho người dân dám phê phán, nhận xét về ông đã chứng minh "cái mặt kệnh kiệu" của ông và làm cho người dân, thậm chí là báo chí xa ông. Dù xa dân bằng cách làm đó, nhưng ông vô tình trở thành mục tiêu săm soi của người dân đấy.

Bác Hồ lúc còn sống đã nói về khái niệm “dân chủ” rất đơn giản mà dễ hiểu. Dân chủ là làm sao để cho dân được “mở cái miệng” của mình ra. Vậy sao khi người dân mở miệng thì ông lại dán án phạt vào miệng họ? Như thế thì đâu còn gọi là dân chủ?.

Cá nhân tôi cho rằng, việc kỉ luật người nhận xét về ông Chủ tịch An giang trên Facebook là quá vội vàng, phản cảm, và chắc chắn không nhận được sự đồng thuận của xã hội.

Là người lãnh đạo thì cần bình tĩnh lắng nghe ý kiến của người dân, kể cả ý kiến trái chiều. Đừng vì cá nhân mà nóng giận mất khôn. 

Riêng các cơ quan tham mưu, cũng rất không nên vì cái tình với Chủ tịch tỉnh mà nịnh bợ cực đoan tới mức bất chấp pháp luật và đạo lý để đưa ra những quyết định đẩy xa người dân với chính quyền.

Một quyết định hành chính thiếu thận trọng, khách quan có thể dẫn tới những hiệu ứng ngược, phản tác dụng.

Ngày 21 tháng 11 năm 2015

P/s: Ảnh có thể không liên quan, nhưng đó là câu hỏi thường thấy về những chuyện không bình thường.

49 nhận xét:

  1. Phòng giáo dục phát công văn chưa đúng vì giáo viên cũng là người họ được quyền dùng Facebook hya bất cứ mạng xã hội nào khác cũng như có quyền tự do ngôn luận trong bất cứ sự việc gì, thấy một sự việc họ có quyền bình luận khen chê động viên.. Tại sao cấm, việc phòng giáo dục chỉ có thể ĐỀ NGHỊ nhân viên trong ngành không nên nói xúc phạm làm ảnh hưởng danh dự người khác thông qua facebook, hay các vấn đề chính trị, nhưng tất cả mọi việc làm và xử lý đã có pháp luật và dư luận ở đó để phân định rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Nếu gặp đúng cũng im lặng, sai cũng im lặng, vậy là bức tượng chứ đâu phải con người!. Ông chủ tịch tỉnh này làm sai thì phải chịu khiển trách, người ta nói cũng đúng thôi, không những vậy giờ ai cũng có thể lập được một tài khoản mạng xã hội, lấy cắp thông tin, đi bêu xấu người khác gây hiểu nhầm hay những tài khoản này rất dễ bị hack, sự việc này chưa rõ mà đã có quyết định xử phạt người ta thì dân họ lại càng bức xúc thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Ở công ty tôi mấy Sếp thường dặn dò: Trong 100 nhân viên thì may ra có 30 người quý mình, có 40 người lúc ghét lúc thương, có 30 người sẽ luôn ghét mình, nói xấu mình. Do vậy, bị nhân viên cấp dưới ghét, nói xấu là việc rất bình thường! Không có gì phải căm hận, trả đũa! Nhìn ra thế giới, các Tổng thống Mỹ còn bị dân gọi con lừa, là con bò, bị dân chửi là ngu, là dối trá…làm hình nộm thú kéo nhau tới tận trụ sở (Nhà trắng) để bêu xấu Tổng thống ra toàn thế giới…Nhưng, Tổng thống Mỹ vẫn bình tâm vì cho rằng sự phán xét là quyền của người dân! Làm người quản lý thì phải cầu thị, lắng nghe ý kiến, chỉ trích từ mọi phía (dù tốt hay xấu). Nay, chỉ với một bình luật trên trang cá nhân như thế mà An Giang ra tay trừng phạt kiểu đó thì lãnh đạo Tỉnh này hóa ra chỉ thích được khen thôi, trình của một nhà quản lý hãy còn non lắm!

    Trả lờiXóa
  4. Như vậy có nghĩa là người dân chỉ phải khen, khen và khen không được phép chê bất kỳ điều gì. Ông bị hói cũng phải nói tóc ông dày, mặt ông như lưỡi cày phải biểu mặt ông trái xoan, răng ông hô phải biểu trắng và đều tăm tắp, mắt ông dán nhấm phải biểu mắt bồ câu... Ôi thời đại nào rồi mà còn ép dân phải nịnh quan thế này??? Thế mà miệng thì lúc nào cũng nói người dân phải nói thẳng nói thật. Mà đây đéo phải nói xấu, nói đúng sự thật được kiểm chứng cơ mà. Thế này thì chỉ tổ mất thêm uy tín với dân thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc còn sống đã nói về khái niệm “dân chủ” rất đơn giản mà dễ hiểu. Dân chủ là làm sao để cho dân được “mở cái miệng” của mình ra. Trong trường hợp này người dân đơn thuần chỉ sử dụng sự dân chủ ấy khi phê bình cán bộ không hoàn thành chức trách của mình. Cho dù lời lẽ có thể chưa đúng mực, nhưng có vậy mà các ông lãnh đạo đã lôi dân ra phạt, khác nào răn đe quyền tự do dân chủ của người dân. Một hành động hấp tấp ấy có thể là muốn che đậy sự yếu kém của cán bộ, hoặc tính phản dân chủ, độc tài bịt miệng người dân, nhưng chắc chắn đó là cơ sở để bọn phản động, rận chủ dùng lời lẽ xuyên tạc, kích động quần chúng, gây ảnh hưởng an ninh quốc gia, bôi nhọ cả hệ thống chính quyền. Các ông quan đừng nên chỉ lo cho mình, mà hãy nghĩ cho dân, cho nước 1 chút.

    Trả lờiXóa
  6. Nội dung vụ việc nó là thế này Cô giáo Lê Thị Thùy Trang đọc báo và thấy nội dung: “Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm chủ tịch UBND tỉnh An Giang” thì liền đăng lại nội dung này lên Facebook của mình và bình luận: “Ông chủ tịch này cái mặt kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang”, tiếp đó là có nhiều người vào bình luận tỏ ý đồng thuận với bà Trang, trong đó có ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc, là nhân viên Điện lực An Giang. Vợ ông Phúc - bà Phan Thị Kim Nga, Phó Văn phòng Sở Công Thương - được cho là sử dụng tài khoản Facebook của chồng cũng like. Nghe việc mà buồn cười. Nên đây là một bài học kinh nghiệm cho chúng ta, với sếp là luôn phải khen, mà không khen được thì ngậm im mồm lại, người ta là bề trên, bao nhiêu tiền nong chạy chọt vào ngồi trên cái ghế đó, thì cũng phải hạnh họe cho nó bõ cái công xưa kia luồn cúi chứ. Nghe không các cán bộ nhà nước.

    Trả lờiXóa
  7. Người ta vậy nói vậy có gì sai. Yêu ghét là quyền của mỗi con người, tôi không thích bản mặt của anh hoặc tôi rất thích bản mặt của anh cho dù anh là ai. Liệu điều các anh chi ấy nói có làm cho số đông đồng tình không. Không đồng tình thì các anh chị ấy là sai, nhưng cũng bao nhiêu người vào tỏ ý đồng tình trong đó có 2 cán bộ nhà nước cho nên ông chủ tịch cũng nên xem lại mình có đáng bị nói như vậy không. Phải tôn trọng ý kiến người khác chứ cứ đem chế tài ra phạt cả thì xã hội này loạn cả lên ý chứ.

    Trả lờiXóa
  8. Hay cho câu:"Người lãnh đạo phải biết lắng nghe, phải chấp nhận những nhận xét gai góc, thậm chí sai lệch về mình. Việc đầu tiên trong trường hợp đó là hãy soi vào mình. Công chúng - những người đọc cái đó - sẽ phán xét đúng hay sai như thế nào". VN có quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến của cá nhân về những vấn đề trong xã hội. Nếu xử phạt người nhận xét trên FB sao lại không đi xử phạt, bắt mấy cái thằng ở Blogger có những bài viết xuyên tạc đi, cứ để cho nó tự do xuyên tạc, chửi bới chính quyền như vậy!

    Trả lờiXóa
  9. Cha quan đầu tỉnh này nếu hàng năm họp chi bộ để phê bình kiểm điểm để phân loại nếu như thế này thì đéo có đảng viên trong chi bộ dám góp ý. Đụ má nó vậy mà được biểu dương là nghiêm túc học tập theo gương Bác Hồ đó nghe.

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh20:00 21/11/15

    Tôi chỉ chê ông Dương Trung Quốc dùng từ Trấn Áp thôi.
    Khong nên lạm dụng từ này ở đây. Bởi vì kỉ luật không phải là trấn áp.

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh21:47 21/11/15

    BÀI TRÊN TIỀN PHONG ĐÂY:
    Sau khi xem xét văn bản của Phòng GD&ĐT về việc cấm giáo viên, học sinh bình luận, thích, chia sẻ…trên Facebook, Phó Chủ tịch UBND TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã quyết định thu hồi văn bản gây tranh cãi này.

    Trả lờiXóa
  12. Nặc danh21:47 21/11/15

    Chiều ngày 21/11, ông Trần Quốc Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) cho biết, đã quyết định thu hồi văn bản do Phòng GD&ĐT TP Châu Đốc ban hành, cấm giáo viên, học sinh bình luận, thích, chia sẻ…trên Facebook gây tranh cãi trong những ngày qua.
    Theo ông Tuấn, văn bản của Phòng GD&ĐT TP Châu Đốc “chưa chuẩn” nên cần phải rút kinh nghiệm.
    “Sau khi xem xét văn bản của Phòng GD&ĐT TP liên quan đến việc “cấm” giáo viên, học sinh bình luận, thích, chia sẻ …trên Facebook, UBND TP thấy văn bản này có nhiều từ ngữ liên quan đến pháp luật “chưa chuẩn” nên quyết định thu hồi, rút kinh nghiệm. Việc thu hồi văn bản này tôi cũng đã báo cáo với đồng chí Chủ tịch UBND TP.

    Văn bản của Phòng GD&ĐT TP là không cần thiết, vì chỉ cần áp dụng 2 văn bản của Sở TT&TT và UBND TP là đủ, không cần thêm bất cứ văn bản nào nữa. Nơi nào ra quyết định thì nơi đó thu hồi”, ông Tuấn cho biết.

    Vị Phó chủ tịch TP Châu Đốc thông tin thêm: văn bản của Phòng GD&ĐT TP chỉ muốn tăng cường kỷ cương, nâng cao hiệu quả giảng dạy, không để giáo viên làm việc riêng trong giờ hành chính, tuy nhiên văn bản có câu chữ quá nặng nề nên phải thu hồi ngay.

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh21:48 21/11/15

    Như đã thông tin trước đó, sau khi nhận được văn bản của Sở TT&TT tỉnh An Giang về việc chấn chỉnh lại cán bộ, công chức khi sử dụng mạng xã hội và cung cấp thông tin trên mạng, UBND TP Châu Đốc đã có văn bản gửi các ban ngành, trong đó có Phòng GD&ĐT TP.

    Sau khi nhận được văn bản này, Phòng GD&ĐT Châu Đốc đề nghị Hiệu trưởng các trường triển khai đến tất cả giáo viên, nhân viên và học sinh khi tham gia mạng xã hội, nghiêm cấm các cá nhân bình luận, chia sẻ, thích và đăng nội dung có liên quan đến các chính sách, chính trị, tôn giáo…làm ảnh hưởng đến cá nhân người khác.

    Ngoài ra văn bản cũng nêu rõ, không cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng giờ hành chính để lên mạng xã hội phục vụ nhu cầu giải trí cá nhân.

    Chia sẻ với PV, bà Nguyễn Thị Hồng Loan - Trưởng phòng GD&ĐT Châu Đốc cho biết, văn bản này chỉ muốn các cán bộ, giáo viên và học sinh khi sử dụng Facebook theo chiều hướng tốt đẹp, chứ không nên tiêu cực.

    Trả lờiXóa
  14. Nặc danh21:48 21/11/15

    “Tôi chỉ muốn các cán bộ, giáo viên và học sinh khi sử dụng mạng xã hội biết đâu là “điểm dừng”, nên ra văn bản nhắc nhở toàn ngành. Tuy nhiên, khi xem lại thì thấy có nhiều điểm chưa đúng, còn sai sót”, bà Loan nhìn nhận.

    Được biết, tuần tới Phòng GD&ĐT TP Châu Đốc sẽ tổ chức họp để nghe chỉ đạo từ lãnh đạo UBND TP về vấn đề này.

    Theo Hoài Thanh (VietNamNet)

    Trả lờiXóa
  15. Vụ việc này còn kéo theo những sự việc khác chẳng hạn như việc có cán bộ trong đoàn thanh tra là người không đủ chuẩn - lẽ ra phải bị loại khỏi ngành từ năm 2013.Đó là trường hợp của ông Lê Giang khi ông này thi rớt công chức mà vẫn nghiễm nhiên được bố trí làm cán bộ thanh tra của Sở TTTT. Trong toàn bộ vụ việc xử lý các cán bộ “chê” chủ tịch tỉnh trên facebook, ông Lê Giang là cán bộ lập biên bản và là thành viên chủ chốt của đoàn. Rõ ràng có quá nhiều "sạn" trong vụ việc như vậy sẽ khiến quần chúng nhân dân mất niềm tin ở chính quyền.

    Trả lờiXóa
  16. Càng làm cán bộ thì càng phải biết rằng trách nhiệm của mình sẽ tăng theo độ cao của vị trí cán bộ. Việc phải nghe hay đón nhận những nhận xét không hay về mình cũng là một phần. Cách xử trí của An Giang làm cho người dân thất vọng và phẫn nộ, cho thấy một sự quan liêu trong cách quản lý của chính quyền.

    Trả lờiXóa
  17. Cũng may là có báo chí và truyền thông vào cuộc. Không thì mấy ông dân đen lỡ mồm "nhận xét mặt quan kênh kiệu" sẽ còn bị củ hành chán. Vụ này ầm ỹ lên thì thanh danh của ông chủ tịch tỉnh An Giang sẽ đổ xuống cống. Ông này chả bằng được một cái móng chân của các vị chủ tịch Đà Nẵng.

    Trả lờiXóa
  18. Nếu như không có vết nhơ nào thì người dân họ cần gì phải lên trên mạng rồi chửi đằng sau lưng làm gì. Sống tốt thì sẽ được người khác nhớ tới thôi. Cứ như những Bí Thư tỉnh ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh thì có ai dám cãi lại không? Người dân họ còn tung hô không hết nữa là. Càng che càng lấp thì càng lộ ra cái sai đấy.

    Trả lờiXóa
  19. Nặc danh22:50 21/11/15

    Câu này cũng hay quá: “việc hai cán bộ nhận xét khuôn mặt Chủ tịch tỉnh An Giang “kênh kiệu” là vi phạm việc truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin nhằm xúc phạm uy tín danh dự người khác…”. Liên quan quá ta, các vị có biết thế nào mới là xúc phạm uy tín, danh dự của người khác hay không? Nếu chiếu theo Bộ Luật hình sự, Điều 121 thì:
    Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác ở đây có thể được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
    Mức độ nghiêm trọng cụ thể của hành vi phụ thuộc vào thái độ, nhận thức, mục đích của người phạm tội (mong muốn làm nhục người khác) cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại (bị ảnh hưởng về tâm lý ) …
    => Nếu đối chiếu với những gì 2 cán bộ đó làm thì việc áp dụng việc "ngăn chặn" câu nói của 2 anh là điều hoàn toàn vô lý. Đó mới chỉ là sai luật thôi đấy.

    Trả lờiXóa
  20. Thiết nghĩ vấn đề này cần phải làm rõ, chưa việc gì mà đã tiến hành xử lý đối với 2 cán bộ này rồi. Thật là thiếu trách nhiệm cũng như thiếu tính chuyên nghiệp trong xử lý công việc liên quan đến nội bộ cơ quan. Việc nói chữ "kênh kiệu" theo tôi thấy là một điều hết sức bình thường, đó chỉ mang tính là một lời nhận xét về người với người, chẳng phải mang tính "xúc phạm danh dự" như những gì cơ quan chức năng tỉnh ủy An Giang đã làm.

    Trả lờiXóa
  21. Nào, giờ để xem người dân sẽ phản ứng như thế nào về hành động xử lý của ông Vương Bình Thạnh nhé. "Ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, các cá nhân viết ý kiến về ông trên Facebook là quá đáng, nhưng vị lãnh đạo này sẵn sàng tha thứ để họ sửa sai." --> Vậy thế nào là quá đáng vậy ông Thạnh? Tôi biết ở đâu cũng có kỷ luật của nó, nhưng có cần thiết phải làm căng đến mức vậy không? Xã hội Việt Nam thể hiện tính "thượng tôn pháp luật" ở đâu?

    Trả lờiXóa
  22. theo thông tin mà tôi nắm được thì Ngày 20/7, Công an tỉnh An Giang có báo cáo số 608 về việc các cá nhân này có hành vi xúc phạm uy tín người khác trên Facebook. Ngày 15/9, Đảng ủy khối Dân chính đảng tỉnh An Giang có công văn gửi cơ quan chức năng về việc yêu cầu xử lý, chấn chỉnh cán bộ, Đảng viên lợi dụng việc sử dụng Facebook.---> Có thể thấy rằng hầu như đã có sự tham gia của toàn bộ bộ máy chính quyền từ công an cho đến cơ quan hành chính nhà nước. Nếu đã là cán bộ tốt thì nhân dân sẽ biết và đánh giá, cũng chẳng cần phải sợ đến mức bị người khác "bóc mẽ" ra như vậy. Làm vậy khác nào làm "quan cách mạng" đâu.

    Trả lờiXóa
  23. Hungyen363623:48 21/11/15

    Làm lãnh đạo phải lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân chứ sao lại đi xử phạt người ta, làm thế này thì còn ai dám góp ý nữa

    Trả lờiXóa
  24. Hoabinh03020023:50 21/11/15

    Thật là vô lý, câu nói này mà cũng coi là xúc phạm uy tín sao, tỉnh này làm ăn kiểu gì vậy, nếu thế chắc cả nước ta có hàng chục nghìn người bị xử phạt hết

    Trả lờiXóa
  25. Hoabinh023423:52 21/11/15

    Vô lý nhất là quyết định cấm giáo viên dùng fb, thời đại nào rồi mà cấm đoán như vậy, giáo viên cũng là người bình thường thôi mà

    Trả lờiXóa
  26. Thaibinh02340023:55 21/11/15

    Ở cương vị lãnh đạo cao như vậy đáng ra phải lắng nghe ý kiến đóng góp của nhan dân trên tinh thần cầu thị, chứ xử phạt kiểu vô lý vậy sao người ta phục

    Trả lờiXóa
  27. Thaibinhquetoi23423:57 21/11/15

    Người dan có thể đóng góp ý kiến đối với lãnh đạo dươi nhiều hình thức, làm thế này bao giờ nước ta mới đổi mới tiến lên được đây

    Trả lờiXóa
  28. khi các văn bản đó được đưa ra thì có 2 thằng ngu. Thằng ngu đầu tiên là thằng giúp việc, soạn thảo ra văn bản đó, thường thì gọi là tham mưu. Thằng ngu thứ 2 là thằng ký ban hành văn bản đó. Xin phép được đợi phạt 5tr từ mấy thím ạ. Và cũng xin cười vào cái mặt của mấy thím vì người ta mới chỉ nói trông kênh kiệu mà dám quy kết người ta xúc phạm danh dự à.
    Học hành, công tác đến cái chức vụ đó làm gì vậy, khi mà đầu óc thì không bằng nỗi đứa trẻ. Ngu mà còn bày đặt chống chế à. Không cho dân nói liệu các ông có dám khẳng định là ngồi ở đó mà điều hành, lãnh đạo địa phương không vậy.
    đừng đưa ra những thứ ngu xuẩn để mà đẩy nhân dân ra xa chính quyền.

    Trả lờiXóa
  29. Không có luật nào ban hành mà ông Hiền đã lấy "căn cứ" để xử phạt người khác.Như vậy QĐ này phải được huỷ bỏ, tại Khoản 3, Điều 18 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính, cụ thể: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền”. Việc người dân bày tỏ quan điểm của mình đó là một cách giúp ông phấn đấu, để tự hoàn thiện mình, xử lý mọi việc một cách khôn khéo. Đằng này lại vơ lấy mà xử phạt thế còn gọi gì là dân chủ nữa. Phong cách làm việc độc đoán của ông rất khó có thể hoàn thành tốt những công việc quan trọng.

    Trả lờiXóa
  30. Xấu xa người ta chê cho mà sửa lại còn có ý kiến như thế nữa à, giờ là thời đại của mạng xã hội bùng nổ mà, nên là cái gì cũng bê lên đấy mà trải lòng, nói đúng, nói sai, nói ẩn ý, các thứ các kiểu, nhưng nói chung là nếu đã nói ra trên facebook thì có hàng trăm đứa giật mình mà thôi. Ảo vừa thôi, sống thật với mình đi ạ. Nếu muốn người ta khen mình tốt thì cố gắng làm nhiều việc tốt vào.

    Trả lờiXóa
  31. Thường thì cái gì khen thì cũng thích, thế nên mới đẻ ra nhiều cái thành phần suốt ngày nịnh hót bợ đỡ, mà cái thể loại đấy thì thể loại đấy được yêu quý nên sống thọ lắm, còn những người thẳng thật chê bai kia thì chẳng mấy mà out sớm đâu. Gìờ muốn sống thẳng sống thật một tí cũng khó, cũng khổ quá thể.

    Trả lờiXóa
  32. Điều lạ lùng là An giang lại đè người dân của mình ra để kỉ luật trong khi họ nhận xét hoàn toàn phù hợp với những gì báo chí phản ánh và hoàn toàn phù hợp với kết luận của Thanh tra Chính phủ, đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang và đã có kết luận khiển trách chứ họ đâu có vu khống hay bịa đặt? Rõ ràng là 2 cơ quan này đã sai rồi.

    Trả lờiXóa
  33. Một ông quan đầu tỉnh, bị kỷ luật khiển trách vì thể hiện yếu kém trong điều hành, quản lý nhà nước về vấn đề đất đai là chuyện bình thường và khi có khuyết điểm mà người dân nhận xét cũng là chuyện rất bình thường. Vậy 2 cơ quản chủ quản lấy cái nguyên cớ gì xử phạt 2 người kia 5 triệu đồng nhỉ?

    Trả lờiXóa
  34. Cá nhân tôi cho rằng, việc kỉ luật người nhận xét về ông Chủ tịch An giang trên Facebook là quá vội vàng, phản cảm, và chắc chắn không nhận được sự đồng thuận của xã hội. Đồng ý với quan điểm này. Thật là không thể tin được.

    Trả lờiXóa
  35. không những chỉ có cái mặt kênh kiệu mà còn có cái"cứng cổ cương còng".Hình ảnh chẳng khác chi vua chúa ngày xưa chứ không có cái tố chất của một lãnh đạo cấp tỉnh ngày nay....

    Trả lờiXóa
  36. Trước khi họp báo, cứ tưởng chỉ có Sở TT-TT, chủ tịch AG sai. Sau khi họp báo rồi thấy gần như cả hệ thống chính quyền AG tệ hại. Đầu tiên là Phó chủ tịch, sau đó là các cơ quan ban Đảng. Thanh tra Sở TT-TT là con tốt thí chịu trận cho chóp bu. Ớn nhứt là nhờ người khác đứng ra xin lỗi giùm. Thực sự, lãnh đạo AG chưa thực sự cầu thị, thành tâm mà chẳng qua do áp lực từ cấp trên, từ dư luận. "Ừ, thì tôi cũng đã xin lỗi rồi đấy". Cái kiểu ngượng ngùng như thế, tôi e rằng gia đình chị Trang, anh Phúc và chị Nga khó sống ở cái địa phương này đây.

    Trả lờiXóa
  37. Tuy chủ tịch tỉnh nói là: Không chỉ đạo vụ này nhưng để cấp dưới lộng quyền như vậy thì không lãnh đạo cấp dưới sao?. Ông không chỉ đạo cũng chẳng lãnh đạo, để cho cấp dưới "tác oai, tác quái', nịnh bợ cấp trên (phòng GD là cơ quan "trồng người" cũng ra quyết định vi phạm pháp luật)?. Vậy ông làm gì hàng ngày vậy?.

    Trả lờiXóa
  38. Qua buổi họp báo vừa rồi thì PCT Hiệp cũng có Mặt kênh kiệu và được thể hiện dưới hình thức khác thôi.Tôi ủng hộ giải pháp kỷ luật những cán bộ đã ra quyết đinh làm Xúc phạm đến uy tín của 3 công dân.

    Trả lờiXóa
  39. những người hành xử sai làm mất niềm tin của nhân dân vào chính quyền, có phải là nghe lời thế lực thù địch và kẻ xấu xúi giục không ? đừng cái gì cũng quy chụp cho người dân! ( sao cứ mãi coi thường DÂN TRÍ nhĩ???) cần xem lại ở đây ai là kẻ cần GIÁO DỤC LẠI?!

    Trả lờiXóa
  40. Nếu chính quyền tỉnh An Giang mà sử sự được như bài báo nêu, thì mới thuyết phục được người dân và tất nhiên mọi chuyện sẽ êm đẹp trong mắt người dân, chứ đừng xem lãnh đạo như vua chúa rồi nửa đánh nửa xoa sẽ không thỏa đáng chút nào. Chỉ vì 1 câu bình luận phải tốn quá nhiều công sức, giấy mực, phiền toái đủ điều...

    Trả lờiXóa
  41. Quan nhất thời dân vạn đại, các cụ xưa nói rồi. Thói quen cửa quyền càng xưa hơn . Trước khi học làm quan phải phải hoc nhân cách tôn trọng dân. Cơ quan công quyền hết việc làm nên phải nghỉ ra nịnh cấp trên không theo luật và làm những quyết định "câm " cán bộ công nhân viên dưới quyền vào mạng FB. Đáng buồn vì công chức nhà nước học nhiều, nhưng lại ít hiểu biết. Các cụ xưa còn nói:" Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe" xin các quan hãy nghe, rồi hãy làm.

    Trả lờiXóa
  42. con người ai trong quá trình làm việc cũng có lời ca , tuy nhiên 3 công chức kia xe nhận được giấy khen và đi thật xa khỏi thành phố để làm công tác vì đây là chính sách luân chuyển cán bộ của đảng và nhà nước và nhiệm vụ đó một năm hai năm mươi năm và có thể lâu hơn nữa mà không có ngày về

    Trả lờiXóa
  43. Quan nhất thời dân vạn đại, các cụ xưa nói rồi. Thói quen cửa quyền càng xưa hơn . Trước khi học làm quan phải phải hoc nhân cách tôn trọng dân. Cơ quan công quyền hết việc làm nên phải nghỉ ra nịnh cấp trên không theo luật và làm những quyết định "câm " cán bộ công nhân viên dưới quyền vào mạng FB. Đáng buồn vì công chức nhà nước học nhiều, nhưng lại ít hiểu biết. Các cụ xưa còn nói:" Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe" xin các quan hãy nghe, rồi hãy làm.

    Trả lờiXóa
  44. theo tôi, vụ này chỉ có một bên đúng và một bên sai. Nếu UBND An giang đúng thì cứ giữ nguyên quyết định xử phạt trước đó ; nếu 3 công dân kia đúng thì UBND tỉnh An giang phải xử lý từ người ký quyết định trở xuống theo pháp luật chứ không phải chỉ rút quyết định và xin lỗi là xong đâu. Có như vậy mới đảm bảo sự công bằng trước Pháp luật

    Trả lờiXóa
  45. Hungyen363622:19 27/11/15

    Người ta vậy nói vậy có gì sai. Yêu ghét là quyền của mỗi con người, tôi không thích bản mặt của anh hoặc tôi rất thích bản mặt của anh cho dù anh là ai. Liệu điều các anh chi ấy nói có làm cho số đông đồng tình không. Không đồng tình thì các anh chị ấy là sai, nhưng cũng bao nhiêu người vào tỏ ý đồng tình trong đó có 2 cán bộ nhà nước cho nên ông chủ tịch cũng nên xem lại mình có đáng bị nói như vậy không.

    Trả lờiXóa
  46. Hoabinh023422:23 27/11/15

    Một ông quan đầu tỉnh, bị kỷ luật khiển trách vì thể hiện yếu kém trong điều hành, quản lý nhà nước về vấn đề đất đai là chuyện bình thường và khi có khuyết điểm mà người dân nhận xét cũng là chuyện rất bình thường. Vậy 2 cơ quản chủ quản lấy cái nguyên cớ gì xử phạt 2 người kia 5 triệu đồng nhỉ?

    Trả lờiXóa
  47. Hoabinh03020022:27 27/11/15

    Điều lạ lùng là An giang lại đè người dân của mình ra để kỉ luật trong khi họ nhận xét hoàn toàn phù hợp với những gì báo chí phản ánh và hoàn toàn phù hợp với kết luận của Thanh tra Chính phủ, đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang và đã có kết luận khiển trách chứ họ đâu có vu khống hay bịa đặt? Rõ ràng là 2 cơ quan này đã sai rồi.

    Trả lờiXóa
  48. Thaibinhquetoi23422:34 27/11/15

    Xấu xa người ta chê cho mà sửa lại còn có ý kiến như thế nữa à, giờ là thời đại của mạng xã hội bùng nổ mà, nên là cái gì cũng bê lên đấy mà trải lòng, nói đúng, nói sai, nói ẩn ý, các thứ các kiểu, nhưng nói chung là nếu đã nói ra trên facebook thì có hàng trăm người giật mình

    Trả lờiXóa
  49. Thaibinh02340022:41 27/11/15

    Nếu chính quyền An Giang mà xử lý thỏa đáng sự việc thì sẽ không bao giờ có những việc lùm xùm thế này. Chỉ vì một câu bình luận mà huy động đến bao nhiêu lực lượng vào cuộc, tốn quá nhiều giấy mực, tiền bạc và công sức

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog