Chia sẻ

Tre Làng

THỐNG KÊ SAI LỆCH DO "BỆNH THÀNH TÍCH"

Thống kê sai lệch do ‘bệnh thành tích’

Trọng Phú

(PL)- Tại phiên thảo luận hội trường về dự án Luật Thống kê (sửa đổi) ngày 4-11, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỏ ra băn khoăn trước các số liệu thống kê vênh nhau. Có ĐBQH còn đề nghị cần cơ quan độc lập kiểm định lại các số liệu thống kê.

“Rất nhiều số liệu điều tra, công bố nhưng người dân vẫn băn khoăn. Ví dụ, chỉ tiêu về trách nhiệm, chỉ tiêu về GDP, số liệu các doanh nghiệp đăng ký hoạt động, nộp thuế... Hoặc số liệu thống kê chưa chính xác nhưng vẫn phải dùng” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Bùi Sỹ Lợi nói.

Từ đó ông Lợi đề nghị cần có hội đồng độc lập đánh giá, thẩm định số liệu thống kê. Nhiều ĐBQH khác cũng đề nghị cần đưa những phương pháp, nguyên tắc chuẩn vào luật để tính toán số liệu thống kê nhằm tránh “bệnh chạy theo thành tích, làm đẹp con số”.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh khẳng định số liệu thống kê chưa chính xác. Tuy nhiên, nó không phải bị bóp méo mà do phương pháp tính toán và số liệu đầu vào không chính xác vì còn chạy theo bệnh thành tích. “Mỗi bộ, ngành chỉ có một, hai cán bộ thống kê, cán bộ còn kiêm nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn thì ông có, ông không. Vì vậy, số liệu chính xác có mức độ. Nếu các ĐBQH nói mình là ngành chuyên môn, số liệu của mình khách quan hơn thì tôi không đồng ý. Chính ông làm ra thành tích đó thường không khách quan và thường số liệu bao giờ cũng thấy đẹp hơn nên phải thẩm định lại” - ông Vinh nói.

Bộ trưởng Vinh cho rằng chính nhiều ĐBQH cũng kê khai chưa đúng thì nói gì người dân. Vì vậy, đầu vào không chính xác thì đừng nói số liệu thống kê sẽ chính xác. “Băn khoăn là ở chỗ đó. Ở nước ngoài vi phạm về thuế và vi phạm về thống kê họ xử lý rất nặng. Vì vậy, tôi cho rằng cần có chế tài mạnh về trách nhiệm của người cung cấp số liệu, tính toán thống kê như xử lý hành chính, xử lý hình sự…” - ông Vinh đề nghị.

7 nhận xét:

  1. túm lại là bây giờ cần phải quy trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm sai lệch này phải không mấy ông. Đúng là nghe thông tin hoang mang thật, cảm giác như đất nước đang tận thế ý. các ông làm gì thì làm, dù có khó khăn thì phải đúng sự thật, miễn là vậy thì tất cả đều tin tưởng tuyệt đối.Bởi vì, đất nước thì phải có lúc thăng lúc trầm, không ai đòi hỏi nó phải thăng thường xuyên cả, nhưng hãy làm với trách nhiệm lơn nhất và sự trung thực tuyệt đối.

    Trả lờiXóa
  2. Rõ ràng thống kê không đúng, số liệu sai thiếu chính xác gây hậu quả không nhỏ cho xã hội và sẽ có rất nhiều hệ lụy. Và số liệu đã công bố rất vênh nhau, gây cho nhân dân nhiều khó khăn, nghi hoặc. Số liệu quá đẹp? Đó là do đã phấn đấu hoàn thành suất sắc nhiệm vụ? hay là do ham thành tích? Rất cần xem xét lại việc thống kê. Mong rằng các lãnh đạo sẽ xem xét thật kĩ đưa ra những quyết định đúng dắn. Khắc phục nhược điểm hiện nay phát huy được sức bật nội lưc đẩy lùi thành tích.

    Trả lờiXóa
  3. Đồng ý với quan điểm của ông Vinh:"cần có chế tài mạnh về trách nhiệm của người cung cấp số liệu, tính toán thống kê như xử lý hành chính, xử lý hình sự". Những số liệu, tài iệu cần phải chính xác. Các cán bộ thông kê cần làm việc khách quan, chính xác, khác phục những nhược điểm và chống bệnh thành tích.

    Trả lờiXóa
  4. "Ở nước ngoài vi phạm về thuế và vi phạm về thống kê họ xử lý rất nặng. Vì vậy, tôi cho rằng cần có chế tài mạnh về trách nhiệm của người cung cấp số liệu, tính toán thống kê như xử lý hành chính, xử lý hình sự…" --> chuẩn cmnl. Cái này có thể được coi là cố tình cung cấp thông tin sai sự thật. Thông tin sai ở một quy mô nhỏ như chồng nói dối vợ đi uống bia thì còn chấp nhận được chứ liên quan đến kinh tế vĩ mô của cả đất nước, hay thông tin quân sự chẳng hạn thì hậu quả sẽ như thế nào? Phải quy ra trách nhiệm hình sự thì mới không có chuyện khai man.

    Trả lờiXóa
  5. Ở Việt Nam bất kỳ một công ty nào khi có đợt kiểm tra của cơ quan thuế đều xoắn xuýt cả lên làm giả mọi giấy tờ, sổ sách, thống kê thiếu tính chính xác mục đích để che giấu, trốn thuế, đặc biệt là bệnh thành tích. Ở quốc gia khác chế tài xử phạt khi làm sai lệch thống kê thì đều bị pháp luật xử phạt một cách mạnh tay. Còn Việt Nam tình trạng lách luật diễn ra rất phổ biến. Thiết nghĩ cần có chế tài xử phạt về trách nhiệm của người cung cấp, xử lý số liệu thống kê, cũng như xử lý hành chính, hình sự. Những số liệu cần phải được thống kê một cách chính xác, khách quan, chống bệnh thành tích. Mỗi người thực hiện từng nhiệm vụ cần có tinh thần trách nhiệm cao, để không còn tình trạng như trên.

    Trả lờiXóa
  6. Mỗi cơ quan cần làm đúng trách nhiệm từng ngày, chứ nếu cứ làm đẹp từng ngày như thế mà số liệu ảo, thì bao giờ mới có thể hoàn thành nhiệm vụ đề ra? Bao giờ mới đưa đất nước hoàn thành nhiệm vụ của công cuộc Đổi mới, bao giờ mới lấy lại lòng tin yêu của người dân vào bộ phận Chính quyền, cơ quan chức năng? Chúng ta cần học tập những điều tiến bộ, chứ không phải để cho những điều tiến bộ bị thụt lùi đi. Buồn lắm...

    Trả lờiXóa
  7. Bệnh thành tích hay gọi theo ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay là "sống ảo", đó là căn bệnh mà nhiều người Việt Nam đã và đang mắc phải. Đó là một hiện tượng phỏ biến trong xã hội ngày nay, nó hiện hữu ở mọi góc cạnh của cuộc sống hiện đại từ giáo dục, đào tạo cho đến các doanh nghiệp. Ngày xưa cái thời mà tôi đi học mỗi một lớp chỉ có 3 - 4 bạn là được học sinh giỏi, những bạn đó nổi trội hơn hẳn so với lớp về tất cả các môn học, còn học sinh giỏi bây giờ thì thế nào, một lớp có 50 em thì có tới 49 em đạt HSG. CÁc em bây giờ được ăn sữa bột, được mặc quần áo đẹp nên các em toàn những người thông minh. Quay trở lại với vấn đề trên ta có thể thấy nếu như chúng ta tin tưởng vào những con số đó thì thực sự nó trở thành sức ì rất lớn đối với sự phát triển của đất nước ta, chúng ta khó có thể nhận thấy những yêu kém của chúng ta đang mắc phải và không có tinh thần phấn đấu.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog