Chia sẻ

Tre Làng

MUỐN "TRƯNG DỤNG" PHẢI CÓ QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

Muốn 'trưng dụng', phải có quyết định của Bộ trưởng Công an

TP - Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 2/2, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp - Bộ Công an khẳng định, lực lượng CSGT muốn trưng dụng phương tiện giao thông và thông tin liên lạc phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Thiếu tướng Trần Thế Quân trả lời PV báo Tiền Phong. Ảnh: Như Ý

Cũng theo Thiếu tướng Trần Thế Quân, đối với các tài sản trưng dụng như ô tô, xe máy, điện thoại…, việc trưng dụng cần phải đảm bảo theo quy trình và bảo vệ quyền riêng tư theo quy định của luật pháp.

Việc trưng dụng tài sản được áp dụng trong một số tình huống, như: Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp; Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia; Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia; Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước. Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, lực lượng CSGT có thể huy động phương tiện của để đưa nạn nhân đi cấp cứu, giải phóng mặt đường, giải tỏa ách tắc…

Thiếu tướng Trần Thế Quân cho biết thêm, việc “trưng dụng” không chỉ quy định tại Thông tư 01/2016 của Bộ Công an mà còn được quy định tại Luật Giao thông Đường bộ, Luật Hình sự và một số văn bản luật khác. Quyền trưng dụng của CSGT theo Thông tư 01 căn cứ vào Luật Công an nhân dân (CAND) năm 2014 là phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, Luật CAND 2014 có sự phát triển và không mâu thuẫn với Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản (TMTDTS). Thông tư 01 chỉ nhắc lại quyền này, còn các quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, nguyên tắc thực hiện trưng dụng đã được quy định tại Luật TMTDTS.

Cũng theo ông Quân, người có tài sản bị trưng dụng phải chấp hành, nếu không sẽ bị cưỡng chế và bị phạt hành chính hoặc hình sự. Trường hợp sử dụng tài sản gây thiệt hại thì Nhà nước sẽ bồi thường. Khi trưng dụng, nếu xảy ra hư hại thì đều phải bồi thường, về vật chất lẫn tinh thần, nếu không đồng ý thì người dân có quyền kiện ra tòa. Trường hợp hình ảnh, thông tin bị mất thì phải thỏa thuận bồi thường, người dân không đồng ý thì khởi kiện.

“Đối với cán bộ CSGT, người thi công vụ nếu lạm dụng làm trái sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật” – Thiếu tướng Quân nói.

14 nhận xét:

  1. Như vậy việc trưng dụng phương tiện, tài sản và cả con người của CSGT cũng phải tuân thủ quy định, quy trình và đúng theo luật quy định, vậy nên mọi người có thể yên tâm rằng không có chuyện tự nhiên lại bị trưng dụng mất tài sản của mình cả.

    Trả lờiXóa
  2. Việc CSGT có thể trưng dụng tài sản cá nhân để phục vụ cho truy bắt tội phạm hay các trường hợp đặc biệt khác là một quyết định nhằm mở rộng quyền hạn cho lực lượng CSGT. Nhưng BCA cũng quy định rõ ràng CSGT không được lạm dụng quyền hạn này.Vì vậy, mọi người có thể tin tưởng rằng việc lạm dụng trưng dụng tài sản sẽ bị pháp luật trừng phạt.

    Trả lờiXóa
  3. Sản phẩm và phương tiện chịu sự quản lý của Bộ nào thì khi trưng dụng cần có quyết định của bộ đó là điều đúng nguyên tắc và trình tự rồi

    Trả lờiXóa
  4. thế mà mình cứ tưởng công an có quyền tự do trưng dụng đồ của người dân để phục vụ công việc hóa ra nó được quy định rõ ràng thế này, họ làm thế chắc cũng có lí của họ mình là dân cũng chỉ biết nghe theo, dựa vào đây mà phát hiện tố cáo những cán bộ công an lợi dụng chức danh của mình mà quá lạm dụng đồ dùng của mình một cách bừa bãi.

    Trả lờiXóa
  5. Luật này đã được nhiều nước áp dụng. Sớm muộn chúng ta cũng phải ban hành. Tuy nhiên luật này cần phải được nghiên cứu kĩ, luật đưa ra phải rõ ràng để nhân dân hiểu và chấp hành

    Trả lờiXóa
  6. Việc trưng dụng tài sản được áp dụng trong một số tình huống, như: Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp; Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia; Nếu mà sử dụng vào những trường hợp như vậy thì người dân sẵn sàng cho lực lượng cảnh sát giao thông mượn ngay.

    Trả lờiXóa
  7. Việc trưng dựng tài sản người dân để phục các chiến sĩ CSGT thự hiện nhiệm vụ quan trọng cần kíp là điều người dân chúng ta nên hiểu và chấp hành. Tôi hoàn toàn ủng hộ điều này.

    Trả lờiXóa
  8. Bộ Công an khẳng định, lực lượng CSGT muốn trưng dụng phương tiện giao thông và thông tin liên lạc phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an. Nếu như vậy thì người dân sẽ chấp hành . Vì sự an nguy xã hội thì người dân sẵn sàng cho lực lượng CSGT sử dụng ngay.

    Trả lờiXóa
  9. Việc trưng dụng tài sản để thực thi nhiệm vụ của công an là hoàn toàn đúng dắn, tôi rất hoan nghênh. Nhưng yêu cầu nếu trường hợp tôi bị trưng dụng tài sản thì phải có đấy đủ căn cứ pháp lý và phải làm dúng theo quy định của pháp luật. Hợp lý hợp tình, bồi thường thỏa đáng nếu co hư hỏng, thế mới được chứ!

    Trả lờiXóa
  10. Người có tài sản bị trưng dụng phải chấp hành, nếu không sẽ bị cưỡng chế và bị phạt hành chính hoặc hình sự. Trường hợp sử dụng tài sản gây thiệt hại thì Nhà nước sẽ bồi thường. Khi trưng dụng, nếu xảy ra hư hại thì đều phải bồi thường, về vật chất lẫn tinh thần, nếu không đồng ý thì người dân có quyền kiện ra tòa.

    Trả lờiXóa
  11. Việc trưng dụng cần phải đảm bảo theo quy trình và bảo vệ quyền riêng tư theo quy định của luật pháp. Việc CSGT có thể trưng dụng tài sản cá nhân để phục vụ cho truy bắt tội phạm hay các trường hợp đặc biệt khác là một quyết định nhằm mở rộng quyền hạn cho lực lượng CSGT. Nhưng BCA cũng quy định rõ ràng CSGT không được lạm dụng quyền hạn này.Vì vậy, mọi người có thể tin tưởng rằng việc lạm dụng trưng dụng tài sản sẽ bị pháp luật trừng phạt.

    Trả lờiXóa
  12. Người tử tế10:20 21/2/16

    Việc trưng dụng tài sản của người dân khi thực hiện nhiệm vụ của lực lượng chức năng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định và phải có quyết định của bộ trưởng BCA. Mặt khác khi trưng dụng mà làm hư hại tài sản của người dân thì người dân sẽ được bồi thường. Do đó người dân hoàn toàn có thể yên tâm về quy định này.

    Trả lờiXóa
  13. Việc CSGT trưng dụng phương tiện giao thông chúng ta cần tính toán kỹ lưỡng và phải lấy ý kiến của người dân vì việc trưng dụng phương tiện này rất phức tạp liên quan đến các quyền của công dân nên vấn đề này theo tôi chúng ta cần phải có thời gian thử nghiệm.

    Trả lờiXóa
  14. Luật này xét về mặt đảm bảo an ninh trật tự nói chung thì rất đáng áp dụng và trên thực tế các nước khác đang áp dụng rất tốt. Ở nước ta trước tiên là lực lượng an ninh, cảnh sát phải nghiêm chỉnh chấp hành luật, thực hiện quyền hạn của mình một cách đúng đắn thì người dân mới phục, mới tuân thủ, chứ đừng để những kẻ tự cho mình là dân oan rồi lợi dụng mà kêu gào, tổ chức chống đối, bạo động.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog