Chia sẻ

Tre Làng

OBAMA VÀ ROMMEY HÀI HƯỚC BÊN NHAU

LâmTrực@

Chính khách phương tây, ngoài bản lĩnh của một chính trị gia, họ còn là những người khá gần gũi với người dân. Nét hài hước mang đầy màu sắc xã hội có thể được bày tỏ ở mọi nơi, ngay cả trong tranh cử, và trong những cuộc gặp mặt đậm chất chính trị. Thế mới biết, quan chức của họ không hề xa dân như ta vẫn nghĩ.

Tổng thống Barack Obama và ứng viên tranh cử Mitt Romney đã có thời gian trêu ghẹo nhau vui vẻ trong bữa tiệc Al Smith đêm 18-10.

Al Smith là một bữa tiệc 'white-tie' (Nam mặc áo tuxido, thắt nơ trắng, như trong các buổi 'đại yến') tổ chức hằng năm để gây quĩ giúp trẻ em và các bà mẹ nghèo khó. Buổi tiệc luôn được tổ chức tại nhà hàng Waldorf-Astoria Hotel ở New York vào ngày Thứ Năm tuần thứ ba trong tháng 10. Hội Alfred E. Smith Memorial Foundation là người đứng ra tổ chức, hội được thành lập để vinh danh ông Al Smith cựu Thống Đốc New York 3 nhiệm kỳ, và là người Công Giáo đầu tiên ra tranh cử Tống Thống. Buổi tiệc đầu tiên diễn ra năm 1945, một năm sau khi Al Smith qua đời (ngày 4 tháng 10 năm 1944).

Kể từ khi có Richard Nixon và John Kennedy cùng được mời hồi năm 1960, thì bữa tiệc trở thành một tục lệ cho các ứng viên Tổng Thống xuất hiện. Gerald Ford và Jimmy Carter đã có mặt năm 1976. Carter và Ronald Regan, 1980. Michael Dukakis và George H.W. Bush, 1988. Al Gore và George W. Bush, 2000. John McCain và Barack Obama, 2008. Tục lệ là các ứng viên sẽ pha trò châm biếm mình và địch thủ một cách hài hước ý nhị. Đây thường là lần cuối cùng mà cả hai ứng viên xuất hiện với nhau trước ngày bầu cử. 1.600 khách mời dự tiệc, vốn là những nhân vật thành đạt trong giới truyền thông và Phố Wall, đã quyên góp được 5 triệu USD.

Hai ngày sau cuộc tranh luận truyền hình lần 2 đầy căng thẳng và quyết liệt, ông Obama và ông Romney đã chào nhau một cách nồng nhiệt tại buổi tiệc. Hai ông ngồi gần nhau trong bữa ăn, chỉ cách nhau bởi đức Hồng y Timothy Dolan, tổng giám mục của New York. Tuy nhiên, không khí nóng bỏng của chiến dịch tranh cử vẫn hiện diện trong bài phát biểu của hai ông.

Trong đại hội toàn quốc đảng Cộng Hòa, diễn viên Clint Eastwood đã chế nhạo Obama bằng cách pha trò nói chuyện với một chiêc ghế trống.

Năm nay cả hai ứng viên tổng thống Obama và Romney đều tôn trọng thông lệ là pha trò rất ý nhị mặc dầu kỳ tranh cử này đã trở thành 'tiêu cực' nhất trong lịch sử.

Nói móc đến sự giàu có cuả Romney, Obama nói: "Sáng sớm hôm nay tôi đã đi xuống phố để mua một ít món đồ ở các cửa hàng. Tôi hiểu rằng ông Romney cũng đi xuống phố nữa, để tìm mua một vài cửa hàng bán đồ."

Ngụ ý đến việc thất bại trong lần tranh luận thứ nhất, Obama cho biết: "Tôi thực sự cảm thấy khoẻ hẳn ra trong buổi tranh luận lần thứ hai, sau khi đã có một giấc ngủ dài trong lúc tranh luận lần thứ nhất."

Rồi ông thêm: "Xin mọi người giữ lấy chỗ ngồi, nếu không thì ông Clint Eastwood sẽ la mắng các ghế đó"

Đến phiên Romney, ông lấy Phó Tổng Thống Joe Biden ra pha trò: "Tôi thành thật hy vọng Tổng thống dẫn ông Joe Biden đi theo, ông ấy thì cái gì cũng cười được"

Joe Biden nổi tiếng là 'trống đánh xuôi kèn thổi ngược' với các nỗ lực tái tranh cử cuả Obama.

Đề cập đến các buổi tranh luận mà mỗi người lo nói một mình không ai chịu nghe ai, ông Romney cho biết để chuẩn bị thì cách hay nhất là: "tìm một hình nộm bằng rơm lớn nhất mà tha hồ sỉ vả nó, nàng Big Bird (nhân vật đà điểu trong Sesame Street) cũng chẳng thấy được nó đến"

Romney còn trêu Obama: "nhớ đừng uống rượu 65 ngày trước buổi tranh luận".

Bản thân Romney là người theo đạo Mormon, cấm uống rượu.

Nhưng hay nhất có lẽ là câu nói sau đây của Romney: "Tổng thống Obama và tôi đều có cái may mắn là luôn luôn có một người đứng hậu thuẫn sau lưng. Là một người mà mình có thể nương tựa và chỉ sự hiện diện mà thôi cũng đủ giúp cho mình đi tiếp một ngày đường nữa. Tôi thì có bà vợ xinh đẹp, còn tổng thống thì có... ông Bill Clinton".

(Obama đang dùng Bill Clinton để đỡ đòn, mong lật ngược thế cờ mà các cuộc thăm dò cho biết hy vọng thắng cử cuả ông đang trên đà xuống dốc)
Có một điểm chung là cả hai ông Ô và Rôm đều nói móc ngành báo chí.
Obama nhắc lại sự việc ông Chris Matthews đã từng khen ông không tiếc lời ngày xưa, nhưng bây giờ thì lại chê bai cách thậm tệ: "Tôi đặc biệt muốn xin lỗi ông Chris Matthews. Bốn năm trước tôi đã làm cho đôi giò cuả ông ta nhẩy cuống lên. Nhưng năm nay thì tôi đã làm cho ông ta đứng tim".
Còn Romney thì than phiền: "Công việc của tôi là trình bày một viễn kiến cho tương lai cuả đất nước, và công việc cuả họ (báo chí) là làm cho chắc chắn rằng không ai biết đến sự đó". Ông tiếp: "Nhiều nhà báo có cách nhìn riêng cuả họ, chẳng hạn bỗng nhiên một số thăm dò cho thấy tôi dẫn đầu thì các nhà báo chạy hàng 'tít' ra sao? Xin thưa họ chạy hàng 'tít' như thế này "Kết quả thăm dò cho thấy Obama dẫn đầu từ đằng sau."
Cũng vậy, để diễn tả buổi tiệc ngày hôm nay, ngày mai báo chí sẽ có những tiêu đề như thế này "Obama được giới Công Giáo vồn vã bắt tay. Romney dự tiệc với những tay giàu xụ".
Trong bối cảnh trào lộng truyền thống cuả bữa tiệc Al Smith, trước mặt Obama và đối thủ Romney, ĐHY Dolan đã đề cập đến tự do tôn giáo như sau:
"Những người tụ họp nơi đây tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn đến những người có đức tin và đồng thời cũng là những người Mỹ trung tín, đã yêu thương một đất nước coi trọng sự tự do tôn giáo là quyền tự do đầu tiên và đáng yêu nhất, và tin rằng đức tin không chỉ giới hạn trong một giờ thờ phượng cuả ngày Sa-bát, nhưng là ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ chúng ta làm, dám làm và dám ước mơ."
Đề cập đến ý nghĩa cuả bữa tiệc Al Smith, ĐHY nhắc lại những xác tín mà ông Al Smith đã từng nêu cao về một chính quyền công chính. Việc phải làm là "đứng đằng sau những người "mang chữ không" bằng cách hợp tác với các đoàn thể tư nhân và tôn giáo bởi vì "sau cùng cuả mọi việc thì vẫn là, chúng ta phải đặt niềm tin vào Thiên Chuá, chứ không phải là vào chính quyền hay chính trị."
Định nghĩa những người "mang chữ không" cuả thế giới, ĐHY liệt kê những người không có việc làm, không bảo hiểm, không được ước muốn, những bà mẹ không giá thú, những trẻ thơ không tội tình, những bào thai mỏng dòn không được sinh ra, những dân di cư không có giấy tờ, những người không có nhà cửa, không sức khoẻ, không cơm ăn áo mặc và không được học hành...
Tổng hợp từ Net

4 nhận xét:

  1. không thể phủ nhận những giá trị văn minh của Tây mà VN còn lâu mới theo kịp

    Trả lờiXóa
  2. Đề cập đến ý nghĩa cuả bữa tiệc Al Smith, ĐHY nhắc lại những xác tín mà ông Al Smith đã từng nêu cao về một chính quyền công chính. Việc phải làm là "đứng đằng sau những người "mang chữ không" bằng cách hợp tác với các đoàn thể tư nhân và tôn giáo bởi vì "sau cùng cuả mọi việc thì vẫn là, chúng ta phải đặt niềm tin vào Thiên Chuá, chứ không phải là vào chính quyền hay chính trị.

    Trả lờiXóa
  3. nếu mà obama không làm tổng thống nữa thì sao nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rồi thế giới sẽ ra sao trong 2 năm tới khi Obama ko làm tổng thống nữa đây

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog