Chia sẻ

Tre Làng

BÍ ẨN TRONG VIỆC MUA SẮM VŨ KHÍ CỦA CAMPUCHIA

LâmTrực@

Các bạn đọc bài này rồi xem bài này nhé: http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2012/10/inh-lam-gi-ay.html

Ngày 30/10, một chuyến hàng quân sự đã cập cảng Kampongsom khiến giới báo chí Campuchia vô cùng ngạc nhiên. Họ ngạc nhiên vì đây là số lượng xe bọc thép chiến đấu nhiều nhất từng được Campuchia mua về và tiếp đến là giới chức quân sự nhất quyết không tiết lộ họ mua số xe bọc thép đó từ đâu.

Báo mạng “Phnom Penh Post” ra ngày 2/11 đưa tin cảng Kampong Som ở miền Nam Campuchia đã tiếp nhận khoảng hơn 100 chiếc xe tăng và khoảng 40 chiếc xe bọc thép chở quân (APC) loại từ 6 đến 8 bánh, cùng một số trang bị quân sự khác không rõ chủng loại.

Cùng thời gian đó, tờ “Bangkok Post” cũng cho đăng tin về chuyến hàng quân sự này và nhấn mạnh Campuchia đã mua nhiều xe tăng hơn trước đây và điều này khiến cho Thái Lan không làm ngơ.
Lô hàng 94 chiếc xe tăng T-55 được Campuchia mua hồi năm 2010 trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Thái Lan bùng phát mạnh mẽ.

Theo Ban tiếng Kh’me của đài VOA, chính quyền Campuchia mua số lượng hàng quân sự kì này từ Châu Âu, nhưng không nói rõ là từ quốc gia nào, hay hãng chế tạo nào đã ký hợp đồng mua bán với Campuchia. Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh của Campuchia đã xác nhận với đài VOA về số lượng xe quân sự chiến đấu bọc thép nhập vào hôm 30/10, theo ông đó là nhu cầu của vấn đề quốc phòng nhằm trang bị thêm khả năng chiến đấu cho quân đội, tuy nhiên ông cũng không đề cập chính xác nguồn gốc của hơn 100 chiếc xe tăng và 40 chiếc xe bọc thép mà Campuchia đã mua.

Ông Yim Sovann, người phát ngôn của đảng đối lập Sam Rainsy, có cái nhìn tương đối khác với báo chí, khi nói rằng: “Số lượng trang thiểt bị quân sự mới được nhập về cảng Kampong som là bất bình thường, và mặc dù Campuchia có căng thẳng với Thái Lan về vấn đề biên giới, song chính quyền nên dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp, chiến tranh không phải là lựa chọn tốt nhất”.

Cách đây hai năm, hồi tháng 9/2010, Campuchia đã mua từ các nước Đông Âu (các nguồn tin không chính thức cho là Ukraine) khoảng 100 chiếc xe tăng, khi chiến sự tại vùng biên giới Thái Lan bùng lên. Cũng trong năm 2010, Trung Quốc tặng 250 xe quân sự cho quân đội Campuchia, theo tờ Phnom Penh Post. Trong năm 2012, ngân sách nhà nước là 2,5 tỷ USD, nhưng chính quyền đã chi ra 350 triệu USD cho quốc phòng. Các giới chức tại Bộ Quốc phòng Campuchia cho rằng quân đội còn cần nhiều chi tiêu hơn nữa để nâng cao công tác huấn luyện, và khả năng phòng ngự chiến đấu trong tình huống sẵn sàng đáp ứng hiệu quả một khi nổ ra đối đầu quân sự.

Về phía Thái Lan, cuối tháng trước, Bangkok đã công bố kế hoạch mới về bố trí quân ở dọc biên giới Thái đối mặt với tuyến biên giới xứ chùa Tháp. Kế hoạch quân sự mới đã được các chuyên gia nước ngoài đánh giá rất cao. Khi họ được Bộ trưởng Quốc phòng Thái mời đến để giới thiệu và quan sát. Điểm chính của kế hoạch mới này là giao trách nhiệm cụ thể hơn cho các đơn vị quân sự chủ lực đóng tại địa phương giáp với tuyến biên giới Campuchia , theo đó họ được nâng cao khả năng phòng thủ với các trang bị hiện đại, bảo mật cao, chính xác, một khi phải chống lại cuộc tấn công từ Campuchia ở bất kỳ lúc nào.
Xe bọc thép chở quân BTR - 60 cũng là một mặt hàng được Cmapuchia mua sắm khá nhiều.

Trước đó hai tháng, vào tháng 7 Thủ tướng Thái Lan Yingluck và thủ tướng Hun Sen đã ký vào thỏa thuận tạm thời tái bố trí quân tại đền cổ Preah Vihear nhằm giảm bớt căng thẳng trong khu vực, đồng thời làm nền tảng cho quan hệ hòa bình giữa 2 nước. Được biết là bản kế hoạch mới của Bộ Quốc phòng Thái đã được chuẩn bị từ hồi đầu năm nay, và họ chờ 2 bên tạm thời tái bố trí quân xong mới thông báo chiến lược phòng thủ mới.

Như vậy, cả hai phía đều tự động tăng cường khả năng quân sự để phòng ngừa tình huống chiến đấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, đối với Thái chi tiêu quốc phòng không phải là gánh nặng, nhưng nếu Campuchia tiếp tục gia tăng ngân sách quốc phòng hàng năm thì lại là một vấn đề đau đầu cho chính quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog