Chia sẻ

Tre Làng

CẦN HÀNH ĐỘNG CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI AN NGUY CỦA QUỐC GIA

MoLang@

Quốc gia là không gian tồn tại chung của tất cả cộng đồng người Việt có chung một lợi ích. Vì vậy an nguy của nó không phải chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của giai cấp nào, đảng phái nào, nhóm lợi ích nào mà là của tôi, của bạn, của chúng ta. Sống trong một quốc gia, bạn và tôi cũng như mọi công dân đều mong muốn có một cuộc sống yên ổn. Yên ổn để ta làm ăn, yên ổn để các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào tạo thêm việc làm trong thời buổi khốn khó này. Bạn và tôi hay ông A, B, lão C nào đó đang giở mọi chiêu bài để cạnh tranh, lừa lọc, cướp giật của nhau chung quy lại cũng vì đồng tiền, bát gạo mà thôi. Chỉ có xã hội trong kinh thánh mới không có điều xấu xa.

Cuộc sống là một chuỗi quan hệ lệ thuộc tương tác lẫn nhau giữa tôi và bạn, giữa chúng ta với chính quyền, giữa tôi – bạn với thiên nhiên. Nếu sự tương tác đó cân bằng thì cuộc sống yên ổn và cùng phát triển. Bằng không ngược lại thì sẽ đổ vở, sẽ có thiệt hại, mà thiệt hại trước hết và nặng nề nhất là dân lành.

Khốn thay,lòng tham của con người là vô cùng, có quyền chức rồi muốn to hơn nữa, có nhiều tiền bạc rồi muốn nhiều hơn nữa, có cái này rồi lại muốn có cái kia. Vậy nên, phải giở mánh lới ra để tranh đoạt đẫn đên rối loạn chuẩn mực. Rối loạn ở mức thấp thì còn bảo nhau, rối loạn ở mức cao thì đánh nhau, rối loạn ở mức tột cùng thì lật đổ, chiến tranh đẫm máu. Tất cả đều thiệt hại. Vì vậy rất cần những hành động có trách nhiệm với an nguy của Quốc gia.

Đất nước vừa qua đang trong cơn khốn khó, kinh tế rối ren, sụp đổ từng mảng lớn, lạm phát thất nghiệp làm dân lành điêu đứng; đạo đức nghề nghiệp của nhiều ngành suy đồi như đổ lửa thêm dầu vào nỗi bất bình của dân chúng; không khí chính trị ngột ngạt bởi những hành động cố thủ, vá víu thiển cận. Đời sống chính trị và sự an nguy của dân tộc đang lên những cơn rùng mình trước động đất.

Trong cơn bỉ cực này, rất cần những hành động chính chắn, có trách nhiệm để giữ cho không gian tồn tại chung của chúng ta được bình yên. Trước hết đó là ứng xử giữa chính quyền với người dân. Đừng vì lợi ích nhóm, lợi ích bộ phận mà hãy lấy lợi ích của cả quốc gia làm đầu.

Về phía Đảng, đến giờ phút này không ai không nghĩ rằng Đảng không có sai lầm, khuyết điểm. Mà điều này đã được Đảng công khai tự đánh giá trước toàn dân. Vậy thì phải sửa đi, dân Việt Nam có truyền thống “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”. Nghị quyết 4 ra rồi mà không kỉ luật được một ai, không lôi được ai ra tòa, không thay thế được những con sâu mọt thì đừng đòi hỏi lòng tin ở nơi dân. Dù nhiều nghị quyết đã ra, rồi sẽ ra mà vẫn cố thủ trong ý thức hệ mù mờ, lỗi thời, vô lí mà không cải cách thì lại đối đầu với dân. Thời cơ đang có đấy, bắt đầu từ hiến pháp sửa đổi.

Với Nhà nước, sau những sai lầm, yếu kém trong quản lí đã cho thấy lỗi hệ thống có căn nguyên từ hiệu lực giám sát. Quyền lực nhà nước không được giám sát tốt thì dễ tha hóa, nhất là trong bối cảnh sở hữu toàn dân và người đại diện không có trách nhiệm với khối tài sản khổng lồ của nhân dân trao cho. Người đại diện tự tung tự tác vừa cho mình quyền lập pháp vừa hành pháp. Sẽ là hoang tưởng nếu quốc hội lại giám sát có hiệu quả với thành viên chính phủ và lãnh đạo chủ chốt chính quyền địa phương đang chiếm số đông trong quốc hội. Vậy thì hãy làm đi, trước hết và ít nhất là các vị bộ trưởng, người đứng đầu các cơ quan ngang bộ, các chủ tịch ủy ban địa phương hãy ra khỏi Quốc Hội để chịu sự giám sát của nhân dân. Cơ hội đang có cho sự thành tâm là hãy đưa vào Hiến Pháp sửa đổi lần này. Tại sao cái lí lẻ nó đúng hiển nhiên như vậy lại bị từ chối?

Với công dân, nếu chúng ta đứng trước cơ hội hoặc là sửa cái đã có cho tốt hơn, hoặc là lật nhào nó đi để làm mới chúng ta chọn cách nào? Đừng trốn tránh và ngụy biện khi trả lời câu hỏi này. Vừa qua và hiện nay, bên cạnh những thái độ trách nhiệm vì dân tộc, đã có hai xu hướng thái quá thiếu trách nhiệm với cộng đồng. Hoặc là, xu hướng cổ vũ cho một cuộc bạo động, lật đổ, phủ định sạch trơn những gì đã có. Những bức xúc của dân lành được khơi ra, thổi lên đến mức lấn át những cái được đã có rồi kêu gọi tập hợp lực lượng làm cách mạng xanh, cách mạng vàng, hoa nhài, hoa cúc… mà chẳng thấy được gương mặt đáng giá nào để mà gửi gắm cho sự đổi thay. Nghĩa là cứ làm, cứ đi, còn chưa biết đi về đâu. Đấy là lối trả thù cho hả hê mà thôi. Máu xương lại đổ xuống, bất ổn lại bắt đầu. Hoặc là, xu hướng cố lấy quyền bính để bảo vệ cho những tín điều đã được thực tiễn cuộc sống chứng minh là sai. Giả như câu chuyện đảng ở trên dân tộc, giả như câu chuyện có đến 90% đảng viên và công chức trong quốc hội lại có thể giám sát có hiệu quả với đảng và chính quyền theo lối tự mình giám sát mình. Giả như, tòa án có thể hoàn toàn công tâm khi đang ngồi chung với các thành viên chính phủ và xin ý kiến cấp ủy trước khi xét xử.

Sửa một thói quen đã khó, còn sửa cả một hệ thống chính trị càng khó hơn. Sửa một thói quen chỉ ảnh hưởng đến cá nhân nhưng sửa một hệ thống chính trị sẽ ảnh hưởng đến an nguy cả dân tộc. 

Vậy nên hành động phải có trách nhiệm.

3 nhận xét:

  1. chúng ta sinh ra và lớn lên các thế hệ thanh thiếu niên như mình và các bạn chúng ta được thừa hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc và hòa như ngyaf hôm này là nhờ sự lãnh đạo của đảng và đoàn kết dân tộc anh e trong khắp các miền của tổ quốc đã đấu tranh và hi sinh giành lại chính quyền từ tay giặc cướp nước. hên lúc nào hết chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ những gì mà cha ông ta đánh đổi bằng sương bằng máu để giành lấy.

    Trả lờiXóa
  2. lòng tham con người là vô đáy.khi chưa có cái này thì ước ao khi có rồi lại đòi cái khác.sự cám dỗ của đồng tiền tình dục đã giết chết hết bao nhiêu người

    Trả lờiXóa
  3. chúng ta những thế hệ trẻ của đất nước hãy bảo vệ đất nước mà cha ông chúng ta đã đánh đổi bằng sương máu

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog