Chia sẻ

Tre Làng

PHÁT HIỆN CHẤN ĐỘNG: ĐẶC NHIỆM MỸ SỐNG 45 NĂM Ở VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM?

TPO – Nước Mỹ đang bị sốc trước thông tin cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam John Hartley Robertson, người được cho là đã chết năm 1968, vừa được phát hiện vẫn sống ở vùng núi miền Bắc Việt Nam.

John Hartley Robertson, ảnh chụp năm 1966.
Bộ phim tài liệu Unclaimed (Không đòi hỏi) của nhà làm phim nổi tiếng Michael Jorgensen chính thức công chiếu từ ngày 30/4 tại Mỹ và Canada, nhưng trong những ngày qua đã bắt đầu gây sốc.

Theo thông tin trên báo chí Mỹ, Canada, nhà làm phim Michael Jorgenson phát hiện cựu binh Robertson, năm nay đã 76 tuổi, đang sống trong một ngôi làng nhỏ ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Robertson sinh tại Alabama, gia nhập lực lượng Mũ nồi xanh Mỹ và máy bay của anh bị bắn rơi tại vùng biên giới Lào năm 1968. Theo nhà làm phim Jorgenson và các đoạn phim rò rỉ với báo chí, cựu binh Robertson do sống quá lâu ở vùng núi Việt Nam nên không thể nói được tiếng Anh, nhưng vẫn nhớ ngày sinh của mình, nhớ tên vợ con mình ở Mỹ.

Trong phim, cựu binh Robertson cho biết ông bị bộ đội Việt Nam bắt giữ sau khi máy bay rơi, rồi được trả tự do và kết hôn, có con với nữ y tá người Việt đã chăm sóc mình.

Lính Mỹ trong một chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE.
Chuyện khó tin

Bộ phim tài liệu Unclaimed bắt đầu với câu chuyện một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là Tom Faunce, trong chuyến cứu trợ thiên tai tới Đông Nam Á cách đây nhiều năm (2008) đã tình cờ phát hiện ra Robertson.

Phát biểu trên báo chí Canada, nhà làm phim Jorgenson thừa nhận chính mình cũng hoài nghi khi cựu binh Tom Faunce năm 2012 tìm đến gặp mình và kể câu chuyện tình cờ gặp một cựu binh Mỹ khác tưởng đã chết, nhưng hiện vẫn còn sống ở Việt Nam là Robertson.

Tuy nhiên, nhà làm phim này đã tin sau khi trực tiếp sang Việt Nam để gặp người được cho là cựu binh Robertson và hi vọng có thể giúp Robertson tái ngộ với gia đình mình tại Mỹ.

Nhà làm phim cũng đã liên hệ với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, quân đội Mỹ, người thân của cựu binh Robertson tại Mỹ. Tuy nhiên, bằng chứng đáng tin cậy nhất là xét nghiệm DNA với con của Robertson thì vẫn chưa thực hiện được.

Theo cựu binh Tom Faunce, Robertson năm 2010 đã được lấy dấu vân tay tại Đại sứ quán Mỹ, nhưng điều này chưa đủ để chứng minh người này là John Hartley Robertson và cũng không thể bác bỏ.

Bộ phim tài liệu cung cấp những thước phim xúc động về nơi sinh của Robertson, cảnh một người lính Mỹ từng được Robertson huấn luyện năm 1960 vừa gặp lại ông tại Việt Nam và khẳng định đây đích thị là Robertson. Phim cũng chiếu cảnh về cuộc gặp đầy nước mắt giữa người chị gái duy nhất còn sống của Robertson là bà Jean Robertson-Holly, 80 tuổi. Cuộc hội ngộ diễn ra tháng 12/2012.

“Bà Jean nói … ‘Không có thắc mắc nào. Tôi chắc chắn đó là nó trên video, khi tôi ôm ghì đầu nó và nhìn vào mắt nó tôi không còn nghi ngờ gì về việc nó là em trai mình”, đạo diễn Jorgensen kể với báo chí.
Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE.
Kiểm chứng

Cũng theo đạo diễn việc xét nghiệm DNA giữa Robertson với bà Jean là không cần thiết vì bà khẳng định chắc chắn đó là em trai mình. Việc xét nghiệm DNA của Robertson với vợ và hai con ở Mỹ đã được đề nghị. Vợ con của Robertson đã đồng ý nhưng gần đây lại đột nhiên từ chối. Theo giải thích của nhà làm phim thì do ám ảnh chiến tranh và sự việc trôi qua quá lâu có thể hai con gái của Robertson nhất thời chưa muốn biết về người cha của mình.

Hugh Tran, sỹ quan cấp cao cảnh sát Mỹ gốc Việt ở Edmonton, đã tháp tùng nhà làm phim Jorgensen và cựu binh Tom Faunce sang Việt Nam gặp cựu binh Robertson để làm phiên dịch. Theo Hugh Tran, cựu binh Robertson nói giọng như một người Việt bản địa, không có dấu hiệu nào của một người Mỹ qua giọng nói. “Để nói với các bạn sự thật, sau khi tôi phỏng vấn ông ấy lần đầu tiên, tôi tin tới 90% rằng ông ấy là cựu binh Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam”, ông Tran chia sẻ. Tuy nhiên, ông Tran thừa nhận mình vẫn còn một chút hoài nghi.

Theo bộ phim, cựu binh Robertson đang sống ở Việt Nam và không muốn rời đi, ông chỉ có một ước nguyện được gặp gia đình Mỹ một lần trước khi chết.

Báo Tiền Phong sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc xung quanh sự kiện này sau khi có thông tin chính thức từ các nguồn liên quan …

Trí Đường

9 nhận xét:

  1. Nói vậy thì chắc ông Mỹ này chán cảnh súng sướng ở Mỹ và muốn tìm cảm giác bình yên hiếm có của Việt Nam rồi ! Hoặc cũng có thể hồi đó đang đi làm NV gặp cô gái dân tốc xinh xắn ở vùng tây bắc nên bỏ hết NV theo tiếng gọi trái tim ! hoặc một giả thiết nữa là tàn dư Mỹ để lại ! theo mình thì trường hợp 2 là khả năng lớn nhất ! kết hợp với trường hợp 1 ! còn trường hợp 3 thì hơi tiêu cực :)

    Trả lờiXóa
  2. Chưa sống thì chưa biết sông rồi thì chỉ muốn ở lại ! đến quê hương mình cũng không muốn trở lại ! Đúng là chỉ có Việt Nam mới có thể quấn hút con người ta đến như vậy ! phần nữa là chắc tại cô gái tây bắc xinh quá đây mà ! đúng là chuyện kì lạ của một người lính mỹ :)

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là trên đời lắm chuyện lạ trên đời ! trước thì thấy mấy ông Mỹ hồi trước thì bắn giết dân ta điên cuồng ! xong rồi hết chiến tranh giờ quay lại thì thấy hối hận rồi đi thăm viếng các mộ liệt sĩ ! đã thấy lạ rồi ! giờ lại thấy ông này mất tích mấy trục năm giờ lại thấy xuất hiện ! lại còn có bà vợ dân tộc vùng tây bắc ! theo mình thì chắc do mê gái nên bỏ quyên nhiệm vụ :))

    Trả lờiXóa
  4. Tại bên Mỹ người ta là 1 đất nước tự do dân chủ tiến bộ quá nên ông ta không thích mà chỉ thích sống ở Việt Nam, 1 đất nước không có nhân quyền, không có dân chủ đấy mà. Thật là nực cười khi Tây ba lô nhan nhản mà nhiều kẻ vẫn cứ ca ngợi, cổ vũ cho đất Mỹ, đất nước chuyên xâm lược đấy.

    Trả lờiXóa
  5. Đó là sự ám ảnh. chiến tranh chỉ mang lại đau thương. Người cựu binh đó có thể đã nhìn thấy sự dối trá của chính quyền mỹ thời đó và đã tự nguyện ở lại, không dám trở về như một sự trốn tránh và ăn năn. Thật đáng thương cho những con người đã bị bọn đế quốc lừa bịp đi bắn giết dân thường.

    Trả lờiXóa
  6. À hay, tôi thích vụ này rồi đấy, lính Mĩ ở lại sông 45 năm ở vùng núi Phía Bắc Việt Nam, chuyện này vừa lạ mà cũng vừa hay nữa, chắc là chả có ai lại đi làm nhiệm vụ trong nhiều năm như vậy đâu, chắc là chán sống ở Mĩ, muốn ở lại Việt Nam thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Tin này hót này. Tại sao một người Mỹ lại sống ở Việt Nam trong những năm chiến tranh đến bây giờ được. Chính quyên Việt Nam những năm trước rất là khắt khe trong việc cho người ngoại quốc ở Việt Nam, nhất là những năm bị cấm vận (giống Bắc triều bây giờ). Vậy tại sao ông ta lại ở VN lâu đến vậy. Tin này liệu có chính xác không/

    Trả lờiXóa
  8. Có lẽ hoàn cảnh chỉ chiếm một phần và chính ông ấy cũng muốn ở lại đất nước tươi đẹp này. Một cuộc sống bình dị, vui vẻ, không quan tâm đến chính trị, rời xa bom đạn. Đó có lẽ là một cuộc sống mà rất nhiều người lúc đó mơ ước. Và ông Robertson đã may mắn có được điều đó. Dù sao thì chiến tranh cũng đã qua đi. Chúc ông sống hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình.

    Trả lờiXóa
  9. Đúng là chỉ Việt Nam mới có sức hút như vậy nhỉ. Một phần chắc cũng vì ông ta mang ơn người Việt Nam đã cứu chữa cho ông ta qua cơn hiểm nghèo, đem cho ông ấy cuộc sống thứ hai, một phần cũng vì phải logf một cô gái Việt Nam và đã có gia đình ở đây. Mà chắc gì về Mỹ sống đã sướng hơn chứ, Việt Nam còn nhiều cái hay hơn ấy chứ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog