Chia sẻ

Tre Làng

TỪ CHỨC VÀ TÍN NHIỆM

Mới đây, nhân dân cả nước rất phấn khởi và đồng tình trước việc UBTVQH quyết định thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, nếu không đạt yêu cầu thì phải miễn nhiệm, chuyển công tác khác…

Chuyện mới ở nước ta nhưng là cũ ở xứ người. Cụ thể, ở các nước khi xảy ra một vụ tai nạn hàng không, đường bộ, đường sắt… dù chưa thật sự nghiệm trọng thì bộ trưởng các ngành này đã tự nguyện từ chức. Xảy ra một ổ dịch bệnh nguy hiểm, một vụ tham nhũng, xâm hại trẻ em… thì có khi người đứng đầu cao nhất lĩnh vực này xin từ nhiệm. Rạch ròi giữa trách nhiệm và quyền hạn đến như vậy.

Ở ta, trước đây chỉ có một trường hợp dũng cảm từ nhiệm của một lãnh đạo ngành nông nghiệp và đến nay chưa thấy một trường hợp nào tương tự. Câu hỏi đặt ra có hai hướng đối lập nhau: một là do không để xảy ra vấn đề nào nghiêm trọng đến mức phải từ chức, hai là họ không muốn rời bỏ chiếc ghế của mình dù dư luận đang bức xúc từng ngày.

Cạnh đó vấn đề dư luận rất quan tâm và thực tế đã diễn ra là sau khi bị bãi nhiệm, chuyển công tác khác thì số cán bộ “có vấn đề ” lại được cân nhắc, bố trí ở vị trí cao hơn. Có cả trường hợp tiếp tục lãnh đạo cấp cao hơn ngay lĩnh vực, ngành nghề mình công tác trước đây. Dư luận lo lắng liệu trong thời gian tới vấn đề trên có lập lại?

Công tâm mà nói, thời gian qua, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bố trí cán bộ gắn với việc nâng cao rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, Đảng viên mà điển hình nhất là cuộc vận động “Xây dựng và chỉnh đốn Đảng”; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; gần đây nhất là nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”. Tuy nhiên nhân dân cả nước vẫn quan ngại nạn tham ô, tham nhũng, cửa quyền vẫn còn diễn biến phức tạp trong khi việc phát hiện, xử lý còn chậm và chưa thỏa đáng.

Trở lại vấn đề tín nhiệm và từ chức. Chuyện đã rõ ràng và minh bạch. Câu hỏi đặt ra là tín nhiệm ở mức nào, hình thức tín nhiệm ra sao là còn đủ uy tín công tác? Từ chức thế nào khi không còn sự tín nhiệm? Cán bộ có còn dũng khí để tự nguyện từ nhiệm khi còn rất nhiều quyền lợi gắn với nhiệm vụ đang đương nhiệm? Việc bố trí sử dụng các cán bộ này như thế nào sau khi khi miễn nhiệm để không xảy ra tình trạng như trước đây hoặc “hạ cánh an toàn” bằng con đường nghỉ hưu? Việc rất cần là công khai các trường hợp từ nhiệm để nhân dân cả nước biết.

Triệu Mỹ Ngọc

11 nhận xét:

  1. Văn hóa từ chức đã có trong lịch sử dân tộc (cáo quan ở ẩn, không chịu ra làm quan để giữ tiết tháo) như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Thời kỳ sau này, Tổng Bí thư Trường Chinh cũng đã có lúc từ chức.
    vậy tại sao bây giờ chúng ta lại không khuyến khích hành động đó cơ chứ? từ chức chính là thể hiện trách nhiệm của bản thân với quốc gia đất nước.

    Trả lờiXóa
  2. thực tế mà nói thì người tài thực sự thì sẽ luôn được xã hội trọng dụng, không nhũng phải có tài mà còn phải có đức nữa. Họ làm được việc, xử lý công việc công minh, chính trực thì sẽ được mọi người tìn nhiệm mà bổ nhiệm thôi. những kẻ mà đã "ngu si, đốt nát" mà thích trèo cao rồi thì cũng có ngày phải "ngã ngửa" đau điếng thôi

    Trả lờiXóa
  3. xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc làm cho người dân phải phẫn nộ, những kẻ học hành không ra gì, tất nhiên là cùng với cái đầu rỗng tuếch rồi nhưng sao họ lẫn trèo cao được, trong khi những người thực sự có năng lực thì không được xã hội trọng dụng. liệu rằng xã hội có tiến bộ nổi khi thực trạng này cứ tiếp tục diễn biến như vậy.

    Trả lờiXóa
  4. Việc bỏ phiếu tín nhiệm dân chủ là rất đúng và nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân , phải làm như vậy mới đảm bảo tính công bằng chứ nếu không thì lại có những kẻ dùng vật chất để được ngồi lên ghế cao khi mà trong đầu lại có cái chữ gì , như vậy là không hợp lý ... Việc làm này quả thật là rất hay và hiệu quả

    Trả lờiXóa
  5. Chủ trương thì rất tốt nhưng không biết các vị mà cần phải từ chức có hiểu được không mới là quan trọng. Các vị ấy cứ tham quyền cố vị thì cũng rất khó, năng lực không có hoặc không còn đủ sức thì nên về nghỉ để cho người khác lên làm, thế mới phát triển đất nước được.

    Trả lờiXóa
  6. Đâu phải cứ từ chức là tốt. Người không từ chức cũng có hai loại. Một là loại hèn nhát cơ hội và mặt dày. Đó là những kẻ tham lam ích kỉ và chỉ nhằm tư lợi cho bản thân. Loại thứ hai là những người dũng cảm, muốn giải quyết mọi việc và lấy công chuộc tội. Cơ mà không rõ là loại nào nhiều hơn đây?

    Trả lờiXóa
  7. Những người không đủ năng lực, không được quốc hội tín nhiệm thì bị bãi miễn. Việc lấy phiếu tín nhiệm theo nhiều người nên chỉ có 2 mức là tín nhiệm và không tín nhiệm. Nếu như mức độ tín nhiệm thấp (số phiếu tín nhiệm dưới 50%) thì bị cách chức luôn. Làm thế cho nhanh, đúng tinh thần của nghị quyết trung ương bốn.

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh23:31 18/4/13

    tiến sĩ Nguyễn Đăng Doanh, nguyên viện trưởng viện quản lý kinh tế trung ương.)“…Điều đáng nói là không chỉ kinh tế mới có vấn đề nghiêm trọng… Đất nước đang rơi vào tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, xã hội, văn hóa, đạo đức, giáo dục y tế đến niềm tin, kỷ luật, kỷ cương, pháp luật, đạo đức…Trong xã hội đã xuất hiện những động lực làm giàu nhanh bằng các thủ đoạn bất chính, thông qua các mối quan hệ với một số người có chức có quyền… Các giá trị đạo đức của xã hội bị thách thức hay đảo lộn…Xã hội ngày càng phân hóa, khoảng cách giữa người dân và giới cầm quyền ngày càng xa cách. Tâm tư, nguyện vọng của người dân chưa có cơ chế thể hiện một cách trung thực và an toàn…”(tiến sĩ Nguyễn Đăng Doanh, nguyên viện trưởng viện quản lý kinh tế trung ương.)

    Trả lờiXóa
  9. Khi một vấn đề nghiêm trọng xảy ra, trách nhiệm nặng nhất luôn thuộc về người đứng đầu. Thực ra chẳng ai mong những chuyện không hay xảy ra. Nhưng không thể biết trước được điều gì. Nếu xảy ra vụ việc đáng tiếc mà vẫn được mọi người tín nhiệm thì nên ở lại tiếp tục cống hiến. Còn những người đã không còn được tín nhiệm, ở lại chỉ với mục đích là vơ vét, ăn bám thì nên tự từ chức sớm đi.

    Trả lờiXóa
  10. Mình nghĩ từ chức cũng nên trở thành một nét văn hóa - văn hóa từ chức. Cái đó ở những nước phát triển đã có từ lâu, nhưng đối với nước ta thì vẫn còn khá mới mẻ. Đó chính là vì nhân dân ta vẫn còn khá nặng nề vấn đề từ chức. Nhưng từ chức cũng giống như phê và tự phê, ai làm không tròn trách nhiệm của mình thì nên nhường vị trí đó cho người có năng lực hơn. Có như vậy, Nhà nước ta mới phát triển vững mạnh được.

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh13:07 20/4/13

    Đồng ý với bạn là từ chức cũng nên trở thành một nét văn hóa. Nhưng không thực hiện được . Các cán nhà ta không còn biết xấu hổ là gì nữa thì làm gì có việc từ chức . Dốt nát, bất lực gây nên thiệt hại nghiêm trọng cho đất nước , mà còn nói là "tôi không làm gì sai cả , đảng sai thì tôi làm ", dù không phù hợp với khả năng tôi vẫn .... cứ làm . Sai thì đảng chịu chớ "tôi không làm gì sai " Thật là vô liêm sỷ và lỳ lợm đến mức hết nới nổi .

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog